SKKN Phương pháp tổ chức giờ học phụ đạo Vật lí 11 tạo hứng thú học tập cho học viên trung tâm GDTX Mường Khương

SKKN Phương pháp tổ chức giờ học phụ đạo Vật lí 11 tạo hứng thú học tập cho học viên trung tâm GDTX Mường Khương

Phân công trưởng nhóm, thư ký nhóm là trưởng tàu và phó tàu. Các thành viên còn lại của nhóm là các toa tàu. Trưởng tàu là những học viên có ý thức tự giác trong học tập, có khả năng nhận thức kiến thức bộ môn trung bình khá hoặc khá trở lên

 Trong giờ phụ đạo hướng dẫn các học viên là trưởng tàu phân công nhiệm vụ cụ thể về kiến thức phải vận dụng cho từng thành viên trong nhóm.

 Giáo viên theo dõi hoạt động của từng nhóm và trưởng nhóm trong học kỳ, năm học. Thay đổi trưởng nhóm giữa các nhóm cho nhau.

Lớp 11A: 4 đoàn tàu:

Đoàn tàu 1: Chấu Seo Sèng ( trưởng tàu);Vàng Seo Páo; Cò Thị Cháng; Sùng Khái Sinh; Trần Thị Nhật Lệ;

 Đoàn tàu 2: Vàng Xuân Ao ( trưởng tàu) ;Cư Chẩn; Sùng Seo Tủa; Vàng Tỉn Chử;

Đoàn tàu 3: Hồ Chẩn Tuấn ( trưởng tàu); Sùng Mang; Lù Thị Mây; Vàng Diu Thương;

Đoàn tàu 4: Vùi Thị Lan ( trưởng tàu); Phu Văn Sứn; Tráng Văn Tẩn; Nguyễn Hữu Thắng; Thào Seo Pao; Vàng Seo Thênh.

Lớp 11B: chia làm 3 đoàn tàu:

 Đoàn tàu 1: Tráng Củi Thanh ( trưởng tàu);Sùng Seo Chẩn; Vàng Khái Diu; Tẩn Thị Lan; Lù Văn Trường

 Đoàn tàu 2: Hoàng Tỏa( trưởng tàu); Lục Thị Hường; Thào Chỉ Hoa; Lèng Văn Lợi; Thào Thị Mú; Thền Nề Tủ

 Đoàn tàu 3: Nùng Thiên Nga (trưởng tàu);Lưu Văn Dũng; Phàn Khái Pao; Lồ Dìn Sửu; Lù Cồ Tiến

 

doc 16 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 434Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp tổ chức giờ học phụ đạo Vật lí 11 tạo hứng thú học tập cho học viên trung tâm GDTX Mường Khương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức nếu tạo được hứng thú ngay từ đầu tiết học sẽ tạo không khí thoải mái, đơn giản và thúc đẩy học viên tự giác thực hiện các hoạt động tìm hiểu kiến thức đem lại kết quả mong muốn.
Đối tượng người học của GDTX là đa dạng, đủ mọi lứa tuổi, thành phần từ các em nhỏ, thanh thiếu niên đến người lao động. Đối tượng đó có sự khác nhau về tuổi đời, nghề nghiệp, điều kiện sống, điều kiện lao động và cả khả năng học tập. Số người lớn theo học các hình thức, nội dung của GDTX ngày càng đông đảo. Vấn đề đặt ra là cán bộ quản lý, giáo viên của các nhà trường trong GDTX phải có hiểu biết sâu sắc về phương pháp dạy học người lớn. Có như thế mới làm tốt được công việc của mình. Trong thời gian vừa qua việc đổi mới phương pháp dạy học đã được đẩy mạnh ở tất cả các ngành học, cấp học và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, nhất là trong GDTX. Phương pháp dạy học người lớn ở các TT HTCĐ còn ít được đổi mới. Giáo viên chủ yếu thuyết trình, dạy chay, độc thoại, phương pháp dạy học còn chưa phù hợp với người lớn. Nếu mục đích của học là chiếm lĩnh khái niệm, thì mục đích của dạy lại là điều khiển tối ưu quá trình chiếm lĩnh. Mỗi người giáo viên cần nắm vững được mục đích trên mới thực hiện đầy đủ vai trò của người dạy học.
 Trước hết chúng ta hãy bàn đến những đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện của người lớn đi học, họ là những người lao động, những người đã trưởng thành và có chức năng, vị trí xã hội nhất định, xét về quá trình học tập thì đa phần họ là những người được học nhưng chưa đầy đủ, còn bị thiệt thòi do nhiều lý do, nay cần phải học tập để nâng cao hiểu biết những kiến thức chuyên môn và những kỹ năng mới. Đặc điểm lớn nhất của người lớn đi học là những người trưởng thành về mặt xã hội, có gia đình. Họ có những quan niệm, cách làm, nếp sống được hình thành tương đối vững chắc, là những người có đủ tư cách giải quyết những việc thuộc chức năng của mình, có tư duy, có nhận thức, có nhân cách, họ có thể xác định thái độ đúng trong học tập, có ý chí nỗ lực học tập và khả năng tập trung lâu bền. Song người lớn đi học cũng có những hạn chế về khả năng nhận thức. Người lớn đi học không có nhiều thời gian dành cho việc học tập. 
Trên đây là những yếu tố tác động đến quá trình đi học của người lớn. Trong quá trình giảng dạy cho đối tượng người lớn chúng ta cần nắm chắc nguyên tắc dạy học sau đây: Giáo viên cần tập trung vào các vấn đề thiết thực, chú ý nhấn mạnh nội dung đang học có thể vận dụng vào đâu, để làm gì; Luôn liên hệ bài giảng và các tài liệu sẵn có với các kinh nghiệm sẵn có của người học; Chú trọng liên hệ việc học, dạy với mục tiêu của giáo dục thường xuyên; Động viên những suy nghĩ, thắc mắc và tìm ra sự thách thức của nội dung, hình thức và các quan điểm; Giáo viên cần lắng nghe, tôn trọng các quan điểm của người học để cùng họ bàn luận, tìm cách khắc phục những chỗ khó trong quá trình dạy và học; Cần khuyến khích các học viên trao đổi với nhau trong tổ, nhóm, lớp và tự nghiên cứu tìm tòi các tài liệu; Các thầy giáo, cô giáo cần đối xử bình đẳng, trân trọng đối với các học viên vì bản thân họ là những người giàu kinh nghiệm sống.
	Phương pháp dạy học người lớn đã được thể hiện ở khoản 4, điều 45 Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học”. Gần đây, tại Nghị quyết Đại hội Đảng X (2006) một lần nữa khẳng định chủ trương “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều”. Các phương pháp dạy học người lớn cần được chú ý, đó là phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp động não kích thích mọi người nói được ý nghĩ trước một nội dung; phương pháp tình huống, nghiên cứu điển hình; phương pháp tranh luận; phương pháp dùng phiếu thăm dò.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thuận lợi:
	Đa số các học viên tham gia đầy đủ các giờ học phụ đạo môn Vật lý, một số ít HV đã hỏi giáo viên khi chưa hiểu vấn đế kiến thức.
	Đa số HV thật thà dám thể hiện rõ vấn đề mình chưa nắm được.
	HV đã nhiều tuổi hoặc trên độ tuổi phổ thông nên ý thức tự giác tương đối tốt.
2.2. Khó khăn:
Học viên học yếu môn Vật lý tập trung ở một số vấn đề: Đổi đơn vị chưa chính xác; Nhiều học viên không biến đổi toán học được đề suy ra biểu thức tìm các đại lượng còn thiếu; Học viên không nắm được hiện tượng nên không giải thích được kiến thức liên quan
Một số HV đi học theo nguyện vọng của gia đình nên động lực để cố gắng trong học tập còn chưa cao.
Nhiều gia đình học viên chưa thực sự quan tâm đến việc học của HV, chưa thường xuyên động viên nhắc nhở HV nên thời gian, hiệu quả học không nhiều.
2.3. Nguyên nhân: 
Do các học viên đã quên kiến thức đổi đơn vị, công thức biến đổi toán học từ các lớp dưới, một phân là do đầu vào của các em thấp. Ngoài ra do sự tự ti từ đầu là kiến thức khó, biến đổi dài dòng, môn học khó. Một số học viên chưa tích cực trong việc học hỏi bạn bè thầy cô, còn giấu dốt nên càng ngày kiến thức bị hổng càng nhiều.
Đa số các học viên là lao động chính trong gia đình phải gánh vác việc gia đình, hoặc tham gia công tác xã ( học viên cán bộ nhiều tuổi) nên không có thời gian giành cho việc học và ôn tập, hoặc có thời gian nhưng không đủ do nhiều tuổi, nghỉ học lâu nên khả năng nhận thức chậm. 
Nhiều HV có hoàn cảnh gia đình thuận lợi nên chưa thực sự cố gắng.
Cũng có học viên cho rằng giờ phụ đạo là cho học viên học dốt nên không tích cực trong giờ.
Khi bản thân HV có mặt bằng kiến thức đầu vào thấp, hổng kiến thức từ lớp dưới sẽ gặp khó khăn khi tiếp thu kiến thức cấp học mới, đặc biệt không được sự quan tâm khích lệ từ phía phụ huynh, không hiểu được tầm quan trọng của việc học thì sẽ không có được thái độ tích cực cũng như hứng thú trong tiết học nói chung cũng như tiết học Vật lý nói riêng.
Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây không chỉ là phối kết hợp cùng các môn học khác, các đoàn thể trong trung tâm, phụ huynh học viên mà mỗi môn đặc biệt là môn Vật lý cần phải tìm được các phương pháp phù hợp hiệu quả để lôi cuốn được HV trong giờ học góp phần nâng cao kết quả dạy học nói chung.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
	Để học viên có hứng thú trong giờ học, giáo viên cần tìm một số cách để học viên cảm thấy kiến thức đơn giản, dễ nhớ hơn. Vì vậy trước tiên cần phải hướng dẫn học viên một số biện pháp giúp học viên nhớ kiến thức dễ hơn.
3.1. Nhóm biện pháp giúp học viên nhớ kiến thức.
* Nội dung các biện pháp:
3.1.1. Gắn đơn vị , tên các đại lượng vật lí với chữ cái đầu của tên học viên
	Giáo viên quy định cho học viên nhớ tên, ký hiệu đại lượng, đơn vị của đại lượng vật lý theo tên chữ cái đầu của tên học viên.
	Các học viên trong lớp ghi nhớ chéo nhau
Học viên Ao - Đơn vị cường độ dòng điện A ( Am pe)
Học viên Tủa, Tẩn, Thênh, Thương - Đơn vị cảm ứng từ T ( Tesla )
Học viên Chẩn, Cháng, Chử - Đơn vị điện tích C ( Cu lông)
Học viên Ngân, Nga - Đơn vị lực N ( Niutơn)
Học viên Hoa, Hường – Đơn vị độ tự cảm của cuộn dây H ( Hen ri)
3.1.2. Nhớ công thức vật lý qua thơ:
- Cung cấp cho học viên một số câu thơ gắn với công thức vật lý, hoặc cho học viên tự tìm thêm từ để nhớ theo ý hiểu của bản thân. 
Ví dụ một số công thức trong chương trình vật lý 11 có thể gắn vào các công thức sau:
Công thức tính điện tích: q = I.t: Quậy ít thôi
Định luật khúc xạ ánh sáng:
 	n1.Sin i = n2.sin r : Anh 1 sợ ai, anh 2 sợ rắn
Công thức tính từ thông: : Phi sang nhật bản cùng nhỏ bạn
Công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch: A = U.I.t: Anh uống ít thôi 
* Tác dụng, hiệu quả của nhóm biện pháp: 
- Việc nhớ các câu thơ gắn với các công thức vật lý , nhớ đơn vị hoặc tên các đại lượng vật lý theo chữ cái tên của HV là cách HV thường xuyên sử dụng đến và qua đó giúp học viên nhớ kiến thức nhanh và dễ dàng hơn mà không phải nhớ một cách máy móc.
	- Cách nhớ kiến thức này còn giúp HV giảm bớt cảm giác khó, công thức phức tạp khi học môn học
	- Đa số HV đều tích cực, thoải mái khi sử dụng các câu thơ và gọi tên HV, đơn vị chéo nhau trong lớp.
3.2. Nhóm biện pháp giúp học viên có hứng thú học.
3.2.1. Chia nhóm học viên, mỗi nhóm là 1 đoàn tàu
* Nội dung biện pháp:
	Phân công trưởng nhóm, thư ký nhóm là trưởng tàu và phó tàu. Các thành viên còn lại của nhóm là các toa tàu. Trưởng tàu là những học viên có ý thức tự giác trong học tập, có khả năng nhận thức kiến thức bộ môn trung bình khá hoặc khá trở lên
	Trong giờ phụ đạo hướng dẫn các học viên là trưởng tàu phân công nhiệm vụ cụ thể về kiến thức phải vận dụng cho từng thành viên trong nhóm.
	Giáo viên theo dõi hoạt động của từng nhóm và trưởng nhóm trong học kỳ, năm học. Thay đổi trưởng nhóm giữa các nhóm cho nhau.
Lớp 11A: 4 đoàn tàu: 
Đoàn tàu 1: Chấu Seo Sèng ( trưởng tàu);Vàng Seo Páo; Cò Thị Cháng; Sùng Khái Sinh; Trần Thị Nhật Lệ; 
	Đoàn tàu 2: Vàng Xuân Ao ( trưởng tàu) ;Cư Chẩn; Sùng Seo Tủa; Vàng Tỉn Chử; 
Đoàn tàu 3: Hồ Chẩn Tuấn ( trưởng tàu); Sùng Mang; Lù Thị Mây; Vàng Diu Thương; 
Đoàn tàu 4: Vùi Thị Lan ( trưởng tàu); Phu Văn Sứn; Tráng Văn Tẩn; Nguyễn Hữu Thắng; Thào Seo Pao; Vàng Seo Thênh.
Lớp 11B: chia làm 3 đoàn tàu:
	Đoàn tàu 1: Tráng Củi Thanh ( trưởng tàu);Sùng Seo Chẩn; Vàng Khái Diu; Tẩn Thị Lan; Lù Văn Trường
	Đoàn tàu 2: Hoàng Tỏa( trưởng tàu); Lục Thị Hường; Thào Chỉ Hoa; Lèng Văn Lợi; Thào Thị Mú; Thền Nề Tủ
	Đoàn tàu 3: Nùng Thiên Nga (trưởng tàu);Lưu Văn Dũng; Phàn Khái Pao; Lồ Dìn Sửu; Lù Cồ Tiến
*Tác dụng, hiệu quả biện pháp:
	- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, tập thể cho HV. Tạo cho HV cách làm nhóm trưởng, điều hành hướng dẫn các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả theo nhóm.	
	- Đặt tên các nhóm là doàn tàu giúp HV hoạt động theo nhóm tìm hiểu vận dụng kiến thức thoải mái hơn, không gây áp lực cho HV từ đó tạo hứng thú làm việc cho HV.
	- HV trong các nhóm thi đua, hoàn thiện nhiệm vụ được giao trong giờ học, tạo hiệu quả trong giờ.
	- HV yếu có cơ hội học hỏi HV khá hơn, phù hợp với khả năng của HV ( bạn giúp bạn)
3.2.2. Cho học viên chơi trò chơi môn học:
* Nội dung biện pháp:
	Sử dụng Violet, powerpoint thiết kế các bài tập : trắc nghiệm, kéo thả ô chữ, bài tập ô chữ. Có cài đặt hiệu ứng vỗ tay( học viên trả lời đúng), mặt lạ ( học viên trả lời sai) tạo khí thế, hứng thú cho HV trong giờ học.
 Bài tập 1: Bài tập trắc nghiệm chọn một phương án đúng (sử dụng phần mềm violet ):
1. Thông số đặc trưng của nguồn điện là:
A. Suất điện động	B. Suất điện động và điện trở trong
C. Khả năng thực hiện công	D. Lượng điện tích chứa trong nguồn điện.
2. Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây
A. Jun (J)	B. Oát (W)	C. Niutơn(N)	D. Culông(C)
Bài tập 2: Các đoàn tàu cùng hoàn thành một bài tập trên bảng, mỗi đoàn tàu cử lần lượt từng thành viên lên điền từng câu hỏi trong bài. Đoàn tàu nào hoàn thành trong thời gian ngắn hơn được điểm cao hơn.
 	Nối các ý của cột A với các ý tương ứng của cột B để được kiến thức đúng:
 Cột A	Cột B
1. Biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng	a. Cường độ dòng điện
2. Đơn vị của công lực điện 	b. B = 2.10-7.
3. Tên nhà Bác học Anđrê-Mari Ampe 	c. Jun(J)
được đặt làm đơn vị của
4. Cảm ứng từ tại một điểm trong	 d. ion âm, ion dương, electron
 từ trường được xác định:
5. Hạt tải điện trong môi trường chất khí là 	e. n1.sin i = n2.sin r 
* Tác dụng, hiệu quả của biện pháp:
	- Làm giảm bớt suy nghĩ về môn học khó, phức tạp của HV đối với môn Vật lý.
	- HV đỡ mặc cảm về khả năng nhận thức kém của bản thân và giờ phụ đạo yếu kém.
	- HV được tìm hiểu, vận dụng kiến thức một cách tự giác và sáng tạo.
	- Khi HV trả lời đúng bài tập có tiếng vỗ tay động viên khích lệ hoặc biểu tượng mặt lạ khóc khi trả lời sai sé làm các HV thích thú hơn, muốn làm thêm bài tập hơn.
3.2.3. Kể chuyện về các nhà Vật lý :
* Nội dung biện pháp:
	- GV sưu tầm các câu truyện kể trực tiếp cho HV nghe, hoặc chiếu cho HV xem tư liệu về các nhà vật lý có kiến thức nằm trong chương trình lớp 11 như:
Anđrê-Mari Ampe: 
Nhà bác học vĩ đại Pháp Anđrê-Mari Ampe, có biệt danh là “Niu tơn của điện học”, sinh năm 1775 trong một làng gần Liông. Với một trí nhớ đặc biệt kỳ diệu, năm 13 tuổi Ampe đã đọc hết 20 cuốn của bộ Bách khoa từ điển của Điđơrô, và đến khi 50 tuổi vẫn có thể nhắc lại thuộc lòng những trích dẫn lớn. Nhưng điều đáng ngạc nhiên nhất là những năng khiếu của ông trong lĩnh vực toán học
Năm 1793 cha ông phải lên đoạn đầu đài vì bị tố cáo có thiện cảm với giới quý tộc. Tất cả tài sản bị sung công và gia đình không còn nguồn sống nào cả.
Cậu con trai rất khốn khổ, suốt một năm trời không hoạt động gì. Tuy vậy, cuộc sống vẫn đặt ra cho ông những yêu cầu. Ông còn phải nuôi mẹ và hai em gái, nên đã cố gắng tìm được một chỗ dạy lớp đặc biệt ở Liông.
Một ngày kia, khi đi dạo trở về băng qua một con suối nhỏ, Ampe gặp một cô gái trẻ đẹp, đó là Giuli Carôn, chàng yêu ngay cô gái ấy. Nhưng người thiếu nữ trẻ cũng nghèo quá nên đám cưới của họ mãi ba năm sau mới tổ chức được, đó là năm 1799, khi Anđrê thành công, chiếm được một ghế giáo sư ở Bua (Bourg), một thành phố cách Liông 20km.
Vợ và con (nhà văn sĩ tương lai Giăn-Giăc Ampe) ở lại Liông. Ampe đã khổ tâm rất nhiều vì sự chia cách này. Thường thường ông phải đi bộ đoạn đường Bua-Liông để thăm gia đình, mà vì hoàn cảnh khó khăn ông không thể chu tất được.
Chính tại Bua, ông đã viết công trình đầu tiên của mình về phép tính xác suất. Tác phẩm đã tạo nên nhiều sự bàn luận. Ampe nhận được một ghế dạy ở Liông. Hạnh phúc tưởng như đón chào Ampe: Ông về lại với vợ con. Nhưng, hỡi ôi! Vợ ông lâm bệnh và mất năm 1803. Ampe kiệt sức và chán nản, ông đi Pari. Tại đây ông được phong làm giáo sư Đại học bách khoa. Năm 1808, ông làm tổng thanh tra đại học. Tình trạng vật chất của ông bây giờ đảm bảo hơn và ông lao cả thể xác và tâm hồn vào những khảo cứu khoa học
Ở tuổi 45 thiên hướng thật sự của ông phát triển trong lĩnh vực vật lý, điện học và từ học. Ông nghiên cứu tác dụng của dòng điện đối với kim nam châm, đạt kết quả nêu lên những định luật về điện động lực học, một phát minh đã làm cho tên tuổi ông trở thành bất tử. Ông đã sáng chế điện kế, máy điện báo đầu tiên và nam châm điện; ông đã thực hiện những thí nghiệm chủ yếu trong căn nhà nhỏ nơi ông ở với em gái và các con.
Nhà bác học đã làm giàu thuật ngữ điện học khi tạo ra một số từ, ngày nay trong vật lí, courant (dòng điện) (lúc ấy người ta nói conflit- xung đột), tension (điện thế, hiệu điện thế)
Sức khỏe nhà bác học yếu dần. Luôn luôn bận rộn nghiên cứu khoa học, ông không còn thời giờ để tự săn sóc. Năm 1836, ông đi thanh tra một trường học ở Macxây và mất bất ngờ tại đây, thọ 61 tuổi. Một con người rụt rè, vô tư với tính đãng trí đã trở thành đặc điểm riêng, nhưng lại có lòng tốt hiếm có, đã qua đời trong nửa quên lãng, nhưng tên ông sẽ còn mãi mãi với khoa học
Bạn đã biết từ Ampe, tên gọi đơn vị đo cường độ dòng điện, nói lên sự biết ơn của đời sau đối với ông.
Ampe được an táng ở Macxây. Năm 1869, hài cốt được đưa về Pari và đặt bên cạnh ngôi mộ của Giăn-Giăc, con trai của ông. Năm 1888 một đài tưởng niệm lớn được xây dựng ở Liông để tôn vinh ông.
Michael Faraday (1791–1867) – Thiên tài tự học là chính
Tên tuổi của Michael Faraday vô cùng nổi danh trên toàn thế giới và được đánh giá là một trong những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Nhưng ít ai biết ông không được học hành hay qua trường lớp đào tạo nào cả mà hầu hết kiến thức ông có được đều là do tự tìm tòi khám phá.
Michael Faraday sinh trưởng trong một gia đinh nghèo tại thành phố London vì thế không có điều kiện để được đi học. Thay vào đó, khi mới tròn 14 tuổi, Faraday đã phải đi làm công việc phụ đóng sách tại một tiệm sách trong hơn 7 năm trời. Trong thời gian tại đây, ông bắt đầu đọc những cuốn sách được giao để đóng và tìm thấy sự say mê thích thú dành cho môn khoa học. Ông đã xin làm phụ tá cho một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất London thời bấy giờ, Humphrey Davy, nhưng bị từ chối vì không có một bằng cấp chính quy hay bất kỳ kinh nghiệm thực tế nào.
Tuy nhiên, bằng nỗ lực và cố gắng, ông đã giành được công việc này sau đó và đã thể hiện khả năng xuất sắc của mình với hàng loạt những phát minh được ra đời như động cơ điện, máy phát điện, lò đốt Bunsen cùng những phát hiện quan trọng khác, tạo nên một cuộc cách mạng trong khoa học và ghi danh ông như là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử
	- Cho học viên chơi trò chơi hoặc trả lời các câu hỏi có nội dung về các nhà bác học:
	Ví dụ 1. Tên của nhà bác học Anđrê-Mari Ampe được đặt làm đơn vị của đại lượng vật lý nào sau đây:
	A. Hiệu điện thế	B. Cường độ dòng điện
	C. Công suất	D. Lực
	Ví dụ 2: Nhà bác học nào sau đây là người đầu tiên khám phá ra hiện tượng cảm ứng điện từ.
	A. Niutơn	B. Fara đây	C. Ampe	D. Acsimet.
* Tác dụng, hiệu quả giải pháp: 
	- Giúp HV nắm được thêm về quá trình, lịch sử phát minh ra một định luật, đại lượng Vật lý cũng như tiểu sử của nhà bác học liên quan.
	- Là nội dung kiến thức thực tế một phần là tấm gương nêu lên cho HV học tập, một phần là nội dung giúp HV nhớ sâu khái niệm, đại lương, đơn vị , hiện tượng vật lý hơn.
3.2.4. Gắn vật lý với các hiện tượng thực tế trong cuộc sống 
* Nội dung biện pháp:
	- GV sưu tầm các hiện tượng trong cuộc sống thực tế thường gặp, dùng kiến thức Vật lý giải thích được.
	- GV có thể định hướng cho HV cách giải thích, hoặc dùng lời giải thích hiện tượng làm nội dung kích thích trí tò mò của HV đối với giờ học.
	- Hướng dẫn HV vận dụng kiến thức vào thực tế để khắc phục một số vấn đề thường gặp hiệu quả.
Ví dụ 1: Sét – nguyên nhân gây ra sét, cách tránh sét trong cuộc sống:
Nguyên nhân: Trong cơn mưa dông do có gió mạnh xáo trộn các đám mây, làm cho các đám mây tích điện. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng trăm triệu von. Dòng điện cũng đạt tới vài vạn ampe, nhiệt độ ở giữa nơi phóng điện cũng đạt tới vài vạn độC. Người ta đã từng ví, cơn dông như một nhà máy điện có công suất khoảng vài trăm MW với điện thế lên tới hàng tỷ V, nguồn điện của một tia sét xuất hiện trong cơn dông có thể dùng để thắp sáng bóng đèn 100W trong vòng 3 tháng. 
Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là “sấm” (vận tốc của ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Nếu có đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh. Với cường độ mạnh như vậy, dông sét là một trong số những hiểm họa thiên tai vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng con người và gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản vật chất.
Cách tránh sét: Nghe bản tin dự báo thời tiết để lên kế hoạch làm việc dự phòng. Khi đi làm ở khu vực nào đó, để ý trước các nơi có thể trú mưa và tránh sét an toàn. Phải tính được thời gian từ chỗ làm việc đến nơi an toàn để chủ động đi về nơi đó khi thấy có tín hiệu dông.
Thường thì cơn dông kéo đến rất nhanh trong vòng 15 phút và di chuyển với vận tốc 40km/giờ. Khi đang ở nơi không an toàn thì cần phải để ý đến các dấu hiệu của dông như mây đen, không khí lạnh, gió.
Thực hiện nguyên tắc nhìn – nghe: Khi sét xảy ra, thường thấy tia chớp lóe lên ở điểm nào đó trên bầu trời, sau đó là tiếng sấm kèm theo. Nếu khoảng thời gian giữa lúc có chớp đến lúc nghe thấy sấm càng ngắn, thì sét sẽ xuất hiện ở vị trí càng gần ta, tức là mức độ nguy hiểm tăng. Khi đó cần nhanh chóng tìm cách tránh sét.
Khi ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết. Nên rút phích cắm các thiết bị điện khi dông tố bắt đầu.
Các đường dây điện thoại hay dây điện, vì nối với lưới bên ngoài, nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây nà

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_to_chuc_gio_hoc_phu_dao_vat_li_11_tao_hung.doc
  • docbao cáo tóm tắt hiệu quả SK.doc
  • docBIA SKKN.doc
  • docĐơn yêu câu công nhân SK.doc