SKKN Phổ biến pháp luật thông qua hoạt động ngoại khóa của nhóm chuyên môn trường THPT Tân Kỳ 3

SKKN Phổ biến pháp luật thông qua hoạt động ngoại khóa của nhóm chuyên môn trường THPT Tân Kỳ 3

2.1. Phân loại các trang thông tin điện tử.

Tại điều Điều 20 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng thì trang thông tin điện tử được phân loại như sau:

1. Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử.

2. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.

3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.

4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.

5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứngdụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”.

 

docx 47 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 101Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phổ biến pháp luật thông qua hoạt động ngoại khóa của nhóm chuyên môn trường THPT Tân Kỳ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường thiệt hại.
Điều 34 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Cụ thể:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”
Đối với hành vi sử dụng mạng xã hội để đưa những thông tin xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “làm nhục người khác” hoặc “tội vu khống”. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
Phạm tội 02 lần trở lên;
Đối với 02 người trở lên;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lê ̣tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lê ̣tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Làm nạn nhân tự sát.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Điều 156. Tội vu khống
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ
đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
Có tổ chức;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Đối với 02 người trở lên;
Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lê ̣tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm
đến 07 năm:
Vì động cơ đê hèn;
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lê ̣tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Làm nạn nhân tự sát.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
* Thứ hai: hành vi sử dụng mạng xã hội để xúc phạm đến danh nhân, anh hùng dân tộc.
Hành vi này có thể phạm vào tội Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015. Cụ thể:
Điều 117.Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Thứ ba: tùy từng mức độ nguy hiểm của hành vi, đối tượng bị xâm phạm và hậu quả của hành vi mà người vi phạm quy định về cung cấp, truyền đưa, phát tán thông tin có thể bị xử lý hành chính, nặng hơn còn thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện) quy định:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”(Trích).
Một số hành vi vi phạm quy định về cung cấp, truyền đưa, phát tán thông tin trên mạng xã hội còn có thể bị xử lý hình sự.
Việc phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.
Người sử dụng dịch vụ mạng xã hội được phép cung cấp nguồn thông tin thông qua hình thức dẫn link liên kết đến một trang thông tin điện tử khác nhưng phải chịu trách nhiệm về các thông tin mà mình phát tán qua đường link liên kết mà mình thiết lập. Vì vậy, chỉ nên cung cấp nguồn thông tin (dẫn link liên kết) dẫn đến các trang thông tin điện tử hợp pháp, các Website, các nội dung lành mạnh.
Luật viễn thông quy định người sử dụng dịch vụ viễn thông phải “chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin truyền, đưa, lưu trữ trên mạng viễn thông” (Điều 16 trích).
Đối với việc sử dụng những bài viết của người khác, liên quan đến vấn đề bản quyền tác giả và là tài sản trí tuệ của người khác, người sử dụng cần phải xin phép và phải được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
Các văn bản sau đây sẽ không được bảo hộ quyền tác giả:
Bài viết từ các trang báo (trang thông tin điện tử): Căn cứ Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ thì các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin mà không có tính sáng tạo.
Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác.
Về việc tạo trang thông tin điện tử cá nhân
Pháp luật quy định rõ về các loại trang thông tin điện tử trong đó có trang thông tin điện tử cá nhân. Theo đó trang thông tin điện tử cá nhân là do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua mạng xã hội. Như vậy, các tài khoản được thiết lập thông qua các mạng xã hội như Facebook đều là trang thông tin điện tử cá nhân.
Người sử dụng dịch vụ mạng xã hội được quyền tạo lập trang thông tin điện tử cá nhân và phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về nguyên tắc hoạt động theo quy định của pháp luật.
Phân loại các trang thông tin điện tử.
Tại điều Điều 20 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng thì trang thông tin điện tử được phân loại như sau:
Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử.
Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.
Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứngdụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”.
Quy định hoạt động của trang thông tin điện tử cá nhân
Vì là trang thông tin cá nhân nên người sử dụng được phép đăng tải những thông tin của chính mình nhưng không được đại diện cho tổ chức, cá nhân khác và không được cung cấp thông tin tổng hợp: “Cá nhân có quyền chia sẻ những thông tin không vi phạm các quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP trên trang thông tin điện tử cá nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các thông tin được đăng tải, chia sẻ; không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_pho_bien_phap_luat_thong_qua_hoat_dong_ngoai_khoa_cua_n.docx
  • pdfBùi Xuân Thành,Nguyễn Thị Hoa-THPT Tân Kỳ 3-GDCD.docx.pdf