SKKN Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn GDCD Lớp 11

SKKN Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn GDCD Lớp 11

1.1.1. Nguyên tắc xây dựng thành công bài học trải nghiệm sáng tạo

- Gắn với các tình huống từ thực tiễn đời sống

Học tập trải nghiệm sáng tạo mang ý nghĩa rộng là các tình huống hay bối cảnh có ý nghĩa vận dụng kiến thức vào giải quyết và nó mang ý nghĩa một hoạt động xã hội.

Học tập trải nghiệm gắn với các tình huống từ thực tiễn cuộc sống đòi hỏi học sinh phải hòa mình vào thực tiễn để giải quyết vấn đề đó. Hơn nữa các nội dung học tập trải nghiệm phải mang tính xã hội có nghĩa là nói tới quy mô rộng lớn của học tập trải nghiệm hướng tới.

Với mục tiêu đào tạo ra những con người mới, thế hệ mới làm chủ nhân tương lai đất nước thì việc đưa học sinh gần hơn tới thực tế cuộc sống, xã hội sẽ làm nâng cao vốn hiểu biết từ đó có được kĩ năng sống và vốn kiến thức cần thiết.

- Gắn với những vấn đề cần giải quyết ở địa phương

Cần đảm bảo chủ đề học tập trải nghiệm phải gắn với những vấn đề cần giải quyết ở địa phương nơi tập thể sinh sống và học tập, hoặc những điểm nổi bật. Như các lĩnh vực: Ngành nghề sản xuất cơ bản đang tồn tại trong xã hội, lĩnh vực phục vụ cộng đồng, lĩnh vực khoa học – công nghệ, lĩnh vực thủ công nghiệp, gia đình

Căn cứ vào đó, giáo viên có thể xây dựng các chương trình học tập trải nghiệm như là: công nghiệp, nông nghiệp, nghề thủ công, công nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp, khoa học công nghệ- giáo dục – y tế, văn hóa nghệ thuật – du lịch , kinh tế, giao thông vận tải.

- Chủ đề trải nghiệm không không ngoài “tầm với” kiến thức của học sinh không nên xây dựng các chủ đề trải nghiệm vượt quá xa nội dung kiến thức của học sinh. Nội dung kiến thức phải trong khuôn khổ kiến thức học sinh đã được học, những kiến thức liên quan có thể tham khảo và kiến thức trong chương trình sách giáo khoa.

Như thế mới tạo cho học sinh được lòng tin với chính bản thân mình trong việc giải quyết vấn đề, từ đó năng lực người học sẽ dần được nâng cao.

 

docx 58 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 85Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy môn GDCD Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhóm và đưa ra cách giải quyết tình huống và các giải pháp tình huống đưa ra.
Với các tình huống này học sinh phải huy động kiến thức hay cách giải quyết của cả nhóm và lựa ra phương án giải quyết tốt nhất. Thông qua đó hình thành cho các em năng lực hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin, biết liên hệ thực tiễn, tham gia tìm hiểu về vai trò và nhiệm vụ của khoa học công nghệ trong sự phát triển của địa phương mình. Từ đó nêu và hiểu được trách nhiệm của học sinh trong việc tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ trong đời sống nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, giúp các em có các hành vi phù hợp..
Thông qua giải quyết tình huống, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh được hình thành: Các em hiểu được các vai trò và nhiệm vụ của khoa học công nghệ. Ngoài ra, giúp các em phân tích, đánh giá được các yếu tố tác động đến hoạt động khoa học công nghệ tại địa phương mình, có cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong thực tế. Mặt khác, thông qua cách giải quyết tình huống, học sinh tự đánh giá và đưa ra các quyết định của mình trong việc học tập, nâng cao trình độ, thái độ trong việc tiếp thu những thành tựu của khoa học công nghệ; đồng thời tích cực vận động mọi người thay đổi tư tưởng và hành động trong quá trình sản xuất và chuyên môn hóa, từ đó giúp địa phương mình ngày càng phát triển.
Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm: đây là phương pháp sử dụng rộng rãi nhằm giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm. Với phương pháp này phát huy được năng lực tự học, hợp tác, biết tìm kiếm và xử lí thông tin, học sinh tự tin hơn trong trình bày ý kiến của mình. Đồng thời, thông qua phương pháp này, học sinh tự nhận biết được trách nhiệm của mình nên từ đó giúp các em điều chỉnh được hành vi của bản thân, các em tự biết được mình nên làm gì khi tham gia vào hoạt động của cả nhóm. Đây là phương pháp mà đa số giáo viên trong trường vận dụng trong quá trình dạy học.
Ví dụ 1: Khi giảng mục 2a (Bài 5: Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa): Nội dung quan hệ cung cầu, giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm với 4 nội dung:
Nhóm 1:
Thông tin: Giả sử sắp đến ngày 20/10 năm nay nhu cầu hoa tươi sẽ tăng 20% so với năm ngoái.
Câu hỏi: Trước thông tin nghiên cứu thị trường trên, nhà cung cấp hoa tươi sẽ làm gì? Cung cầu tác động lẫn nhau như thế nào?
Nhóm 2: Tình huống
Đi học về, A thấy mẹ ngồi thẫn thờ bên xe chanh mới hái, A lo lắng hỏi mẹ: Mẹ ơi, mẹ làm sao vậy?
Mẹ buồn vì mùa chanh này con – mẹ A đáp.
A: Chanh năm nay được mùa, cây nào cũng trĩu quả, sao mẹ buồn? Mẹ: Chanh nhà ai cũng được mùa con ạ.
Câu hỏi: Theo em, tại sao mẹ bạn A lại không vui khi chanh được mùa? Cung cầu ảnh hưởng như thế nào đến giá cả thị trường?
Nhóm 3:
Thông tin: Giá một đôi giày trượt patin hiện tại là 1200000đồng/1 đôi, tăng gần 50% so với năm ngoái. Dự đoán đôi giày patin sẽ còn tăng cao hơn nữa do nhu cầu của học sinh hiện nay rất thích trượt patin vì vừa chơi được thể thao, vừa rất hợp thời trang. Hiện nay nhu cầu đã vượt qua nguồn cung.
Câu hỏi: Khi giá giày patin tăng sẽ tác động như thế nào đến lượng cung giày patin? Vậy, giá cả ảnh hưởng đến lượng cung như thế nào?
Nhóm 4:
Thông tin: Nhân dịp lễ 20/10 một số cửa hàng thực hiện giảm giá từ 30% - 70% một số mặt hàng như: quần áo, đồng hồ, giày dépcủa nữ
Câu hỏi: Thông tin trên tác động như thế nào đến người tiêu dùng? Giá cả ảnh hưởng như thế nào đến cầu?
Với các nội dung thảo luận như trên, có thể dự kiến sản phẩm của các nhóm như sau:
Nhóm 1:
Trước thông tin nghiên cứu thị trường trên, nhà cung cấp hoa tươi sẽ nhập nhiều hoa tươi về để bán.
Cung cầu tác động lẫn nhau:
+ Cầu tăng à SXKD mở rộng à Lượng cung hàng hóa tăng.
+ Cầu giảm à SXKD thu hẹp à lượng cung hàng hóa giảm.
Nhóm 2:
Sở dĩ mẹ bạn A không vui khi chanh được mùa vì khi chanh được mùa thì giá sẽ thấp, lợi nhuận sẽ ít.
Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:
+ Cung > cầu à giá cả thị trường < giá trị hàng hóa.
+ Cung giá trị hàng hóa.
+ Cung = cầu à giá cả thị trường = giá trị hàng hóa trong sản xuất.
Nhóm 3:
Khi giá giày patin tăng thì lượng cung giày patin sẽ tăng lên.
Giá cả ảnh hưởng đến lượng cung: Về phía cung: Khi giá tăng à mở rộng SX
à cung tăng và ngược lại
Nhóm 4:
Với thông tin trên tác động đến người tiêu dùng: nhiều người tiêu dùng sẽ đi mua các sản phẩm giảm giá
- Giá cả ảnh hưởng đến cầu: Khi giá cả giảm à cầu tăng và ngược lại.
Trong thực tế các trường hợp của cung – cầu vận động	không ăn khớp với
nhau.
Qua các nội dung thảo luận đó, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động
kinh tế xã hội cho học sinh được hình thành: Các em hiểu được nội dung và các biểu hiện của quan hệ cung cầu. Ngoài ra, giúp các em phân tích, đánh giá được sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong quan hệ cung cầu. Mặt khác, thông qua cách giải quyết các nội dung được giao, học sinh tự đánh giá và đưa ra các quyết định của mình trong cách giải quyết nội dung được giao; đồng thời biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng cung cầu trong thực tiễn, từ đó bản thân sẽ biết vận dụng mối quan hệ đó sao cho có lợi nhất.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm, mục 2: Chính sách giải quyết việc làm, giáo viên có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để giảng dạy nội dung này. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm với 2 nội dung sau
Nhóm 1,3: Em có nhận xét gì về tình hình việc làm ở nước ta hiện nay?Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm
Nhóm 2,4: Đảng và Nhà nước ta có những chính sách nào để thực hiện hiệu quả chính sách giải quyết việc làm?
HS sau 5 phút yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày nội dung đã thảo luận Các nhóm bổ sung, Gv nhận xét và rút ra kết luận ( 5 phút )
Dự kiến các nội dung học sinh có thể nêu ra được:
Tình hình việc làm ở nước ta
+ Chính sách việc làm của Chính phủ đã tạo ra nhiều việc làm mới. Tuy vậy tình trạng thiếu việc làm ở nước ta vẫn là vấn đề rất bức xúc cả ở thành thị và nông thôn.
+ Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn
+ Cơ cấu dân số vàng nhưng không ít những thách thức.
Mục tiêu chính sách giải quyết việc làm
+ Tập trung giải quyết việc làm cả ở nông thôn và thành thị
+ Phát triển nguồn nhân lực
+ Mở rộng thị trường lao động
+ Giảm tỷ lệ thất nghiệp
+ Tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề
Phương hướng cơ bản
+ Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo ra việc làm cho người lao động.
+ Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề, khôi phục và phát triển nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào thanh niên lập nghiệp.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo nghề, tăng thu nhập cho người lao động.
+ Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động
Học sinh trình bày sản phẩm sau khi thảo luận
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh được hình thành: Học sinh sẽ biết và hiểu về thực trang lao động việc làm của cả nước nói chung và Thanh Chương nói riêng; các em hiểu được những mực tiêu và phương hướng mà Đảng và Nhà nước đưa ra nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Thông qua đó, các em hiểu về truyền thống hăng say lao động của quê hương, đất nước mình. Chính điều này sẽ giúp cho các em phân tích, đánh giá được suy nghĩ và hành vi của mình khi bản thân là lực lượng lao động trong tương lai. Giúp các em hiểu được rằng, chỉ có lao động mới giúp thay đổi cuộc sống mình, quê hương làng xóm mình, từ đó các em sẽ tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội một cách tự nguyện và tích cực hơn. Đồng thời, thông qua đó học sinh sẽ thấy được sự chuyển biến trong quá trình phân công lao động, sắp xếp và tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương ở chính các xí nghiệp trên địa bàn mình.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, vai trò của người thầy không chỉ dừng lại ở việc dạy học sinh những kiến thức trên lớp, điều quan trọng là làm sao để các em vận dụng những kiến thức ấy vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Chính vì thế, việc lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp sẽ mang lại kết quả học tập tích cực cho học sinh, rèn luyện cho các em các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam
Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.
+ Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Khái niệm hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) dùng để chỉ các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ dạy học các môn học và được sử dụng cùng với khái niệm hoạt động dạy học các môn học. Như vậy, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp).
Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) gồm:
Hoạt động tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức theo các chủ đề giáo dục.
Hoạt đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_tim_hieu_va_tham_gia_cac_hoat_dong.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ HẢI. TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH. LĨNH VỰC GIÁO DỤC CÔNG DÂN.pdf