SKKN Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội cho học sinh thông qua dạy học theo phương pháp dự án trong phần “Công dân với kinh tế” Giáo dục công dân Lớp 11

SKKN Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội cho học sinh thông qua dạy học theo phương pháp dự án trong phần “Công dân với kinh tế” Giáo dục công dân Lớp 11

Tiến trình tổ chức các Dự án trải nghiệm thực tế được chia ra làm 5 bước

- Bước 1: Xây dựng ý tưởng dự án và xác định chủ đề dự án: GV tạo điều kiện để

HS đề xuất ý tưởng dự án và xác định chủ đề dự án.

- Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án: GV hướng dẫn HS lập kế hoạch,

phân công công việc thực hiện dự án.

- Bước 3: Thực hiện dự án: Cá nhân và nhóm thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra.

- Bước 4: Trình bày sản phẩm dự án. HS giới thiệu, công bố sản phẩm dự án.

- Bước 5: Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá kết quả và quá trình thực hiện dự án; rút kinh nghiệm.

Trên cơ sở nguyên tắc và các giai đoạn thực hiện dự án, chúng tôi đã áp dụng vào các bài học chủ đề lựa chọn theo sự thống nhất để triển khai đến học sinh.

Ví dụ 1: Khi dạy học bài 2 “Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường” cụ thể là phần “Hàng hóa – Thị trường” để làm rõ yêu cầu cần đạt: - Nêu được một số khái niệm về hàng hóa, tiền tệ; Trình bày được hai thuộc tính của hàng hóa; nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ; chức năng của thị trường; Phân tích được các khái niệm, bản chất, chức năng của hàng hóa, tiền tệ, thị trường; Liên hệ vai trò của thị trường đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Nhận biết được giá

trị và giá cả của hàng hóa; Phân tích được tình hình sản xuất và tiêu thụ một số hàng hó ở địa phương. Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa. Thấy được tầm quan trọng của thị trường đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

 

docx 45 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 543Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội cho học sinh thông qua dạy học theo phương pháp dự án trong phần “Công dân với kinh tế” Giáo dục công dân Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì vẫn còn một số giáo viên lúng túng trong đổi mới phương pháp, chưa thực sự tâm huyết, chưa đầu tư một cách nghiêm túc trong chuyên môn. Còn máy móc, rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, thậm chí năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được với nhu cầu của người học hiện nay.
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học mới, tích cực và có nhiều ưu điểm nổi trội nhưng trên thực tế việc áp dụng, tổ chức dạy học theo hình thức này trong môn GDCD chưa nhiều, chưa hiệu quả vì các lý do sau: giáo viên chưa biết lựa chọn nội dung, bài học phù hợp cho tổ chức dạy học theo dự án. Tại một lớp tập huấn khi được thảo luận về dạy học theo dự án các nhóm đều xây dựng giáo án về tiết ngoại khóa mà chưa mạnh dạn tổ chức vào các bài học cụ thể. Trong các dự án đã áp dụng tại một số trường, giáo viên còn mắc sai lầm khi chọn chủ đề của dự án. Các dự án như: Giải pháp cho sự phát triển kinh tế của Huyện, Đánh giá tình hình môi trường của Thị xã. , Phân tích tình hình cung cấp rau sạch tại xã là những chủ đề khó, rộng, chưa khả thi, chưa phù hợp với học sinh. Bên cạnh đó quá trình tiến hành thu thập tài liệu, báo cáo sản phẩm cũng chưa được giáo viên quan tâm đúng mức, có giáo viên sau khi kết thúc dự án, buổi báo cáo sản phẩm được tổ chức toàn khối ở sân trường, các nhóm, các lớp lần lượt lên thuyết trình kết quả làm việc của nhóm...
Việc chọn chủ đề, tổ chức thực hiện và tiến hành báo cáo sản phẩm đã được tiến hành như một số ví dụ nêu trên đang phản ánh một nhu cầu là giáo viên cần phải được trang bị một cách đầy đủ hơn về kiến thức, kĩ năng để tổ chức dạy học theo dự án.
Với mong muốn tìm ra một giải pháp, một hướng đi để thay đổi nhận thức của người dạy và người học đối với bộ môn GDCD, đồng thời khắc phục những hạn chế của thực trạng nêu trên, bản thân chúng tôi và các đồng nghiệp đã mạnh dạn thay đổi cách dạy và học môn GDCD tại trường mình công tác.
Trường THPT Lê Viết Thuật, trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh và trường THPT Nguyễn Duy Trinh là những ngôi trường với bề dày thành tích tiêu biểu của ngành giáo dục Nghệ An, là môi trường tốt, đáng tin cậy của phụ huynh, học sinh trên địa bàn. Để tiếp nối những truyền thống đáng tự hào của mái trường xứng danh anh hùng, thầy và trò luôn nỗ lực, phấn đấu thi đua dạy tốt, học tốt. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các tổ chuyên môn và giáo viên nhà trường quan tâm nhất trong những năm gần đây đó là đổi mới phương pháp dạy học. Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại đã được các tổ bộ môn triển khai một cách đồng bộ, có hiệu quả.
Nhóm GDCD là một nhóm trong tổ Xã hội sinh hoạt chuyên môn của nhà
trường. Đây là một thuận lợi để nhóm triển khai, thực nghiệm và áp dụng việc đổi
mới phương pháp dạy học. Mặc dù nhóm có ít thành viên nhưng tất cả đều có chung nhiệt huyết, sự đam mê, ham học hỏi và ý thức tự học, nâng cao trình độ. Trong hai năm học gần đây, nhóm GDCD của các trường nói riêng và bộ môn GDCD nói chung đã mạnh dạn đi đầu trong việc đổi mới phương pháp, linh hoạt trong tổ chức dạy học. Một trong những thành công của tổ bộ môn được đồng nghiệp và học sinh đánh giá cao đó là việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án.
Với kinh nghiệm nhiều năm công tác, được dự giờ nhiều đồng nghiệp, được tham gia nhiều lớp, nhiều chương trình tập huấn, chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp dự án và đã thu được một số kết quả nhất định. Học sinh đã tiếp cận được với cách học chủ động, tích cực, sáng tạobiết lập kế hoạch, hợp tác trong làm việc nhóm và hình thành nên một số kỹ năng cơ bản thiết thực. Với phương pháp này người giáo viên chỉ đóng vai trò là hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động trải nghiệm của học sinh từ đó có những ý kiến chỉ đạo, định hướng kịp thời giúp học sinh hoàn thành công việc được giao.
Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh thông qua dạy học theo phương pháp Dự án trong phần “Công dân với kinh tế”
Lựa chọn các chủ đề kinh tế phù hợp để xây dựng Dự án nhằm phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội cho học sinh
Như ta đã biết, mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu và nhược điểm
riêng, phương pháp dạy học dự án cũng không phải là ngoại lệ.
Dạy học theo dự án là một hình thức tổ chức, phương pháp dạy học tích cực, mang tính phức hợp, liên môn cao. Trong dạy học theo dự án, giáo viên và học sinh không chỉ áp dụng một phương pháp riêng biệt mà cùng một lúc thực hiện nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học khác nhau như: Thảo luận nhóm, nghiên cứu, điều tra, giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống
Với tính tổng hợp, đa dạng, đặc thù như trên chúng ta không thể áp dụng phương pháp này vào bất cứ bài học nào theo ý muốn chủ quan, mà chúng ta phải lựa chọn dựa trên kiến thức, đặc điểm của mỗi bài học từ đó áp dụng phương pháp cho phù hợp.
Trong phần “Công dân với kinh tế” theo cấu trúc chương trình có 7 bài: Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế.
Bài 2: Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường.
Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Theo hướng dẫn của công văn 4040 bài 3, bài 4, bài 5 thành một chủ đề: Các quy luật kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý
của Nhà nước.
Với mục tiêu của các bài học này là học sinh hiểu được một số phạm trù, quy luật kinh tế cơ bản, phương hướng phát triển kinh tế cá nhân, gia đình, xã hội; Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng, phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh các kỹ năng, năng lực như biết vận dụng được kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề về phát triển kinh tế trong đời sống xã hội; có kỹ năng nhận xét, đánh giá và hình thành năng lực tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
Học sinh trường THPT Lê Viết Thuật báo cáo Dự án
Trong quá trình thực hiện dạy học theo Dự án việc lựa chọn chủ đề, bài học phù hợp là một giai đoạn quan trọng và khó khăn. Đầu tiên, giáo viên sẽ tiến hành chọn bài học có khả năng thực hiện dự án. Dựa trên nội dung của các bài học trong phần “Công dân với kinh tế”, chúng tôi tiến hành lựa chọn các bài để tiến hành dạy học hình thức Dự án dựa vào các tiêu chí sau:
Bài học gần gũi, có tính thực tiễn cao;
Bài học phù hợp với năng lực của HS Trường THPT;
Nội dung bài học có thể sử dụng kiến thức tích hợp liên môn;
Bài học có thể ứng dụng vào thực tiễn các trường THPT.
Tiếp theo, GV sẽ gợi ý một số vấn đề của bài học liên quan đến thực tiễn và kích thích sự tò mò của học trò. Sau đó, giáo viên và nhóm chuyên môn sẽ cùng nhau thảo luận vấn đề và lựa chọn ý tưởng có liên quan đến nội dung của bài học. Một ý tưởng tốt sẽ dẫn đến một dự án tốt. GV cũng cần xây dựng bộ câu hỏi định hướng để thu hút HS bao gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung
Với yêu cầu trên và trên cơ sở cấu trúc bài học, chúng tôi đã lựa chọn một số
bài và chủ đề phù hợp để tổ chức dạy học theo phương pháp dự án cụ thể: Bài 2: Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường ở phần Hàng hóa – Thị trường; Bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa;
Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
Những bài học này đều có một điểm chung là kiến thức mở, phong phú, sát thực tế với đời sống học sinh nên việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án là phù hợp. Các em có thể thực hiện dự án theo nhóm điều tra, tìm hiểu tình hình hàng hóa, thị trường, cung – cầu, các thành phần kinh tế trên địa bàntừ đó có cách nhìn đầy đủ, chính xác hơn về các kiến thức đã học áp dụng vào thực tế, vai trò, bản chất, ảnh hưởng của từng thành phần kinh tế, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Thông qua các chủ đề, bài học được tổ chức theo phương pháp dự án bằng các hình thức khác nhau như trải nghiệm, nghiên cứu thông tinhọc sinh đã phát huy được phẩm chất năng lực của mình. Đặc biệt, với các hoạt động kinh tế sẽ hình thành cho học sinh năng lực tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.
Sau khi tiến hành dạy học dự án ở bài học trên, tôi nhận thấy rằng, việc lựa chọn nội dung bài học, đơn vị kiến thức tương ứng, phù hợp với phương pháp sẽ làm tăng hiệu quả, tính hấp dẫn và sự thiết thực của bộ môn. Các em sẽ yêu thích và chủ động hơn trong học tập, không khí học tập cũng thay đổi tích cực.
Tuy nhiên, thông qua việc lựa chọn chủ đề chúng tôi rút ra kinh nghiệm để tổ chức dạy học dự án cần lưu ý lựa chọn những chủ đề với thời lượng hợp lí, đồng thời số lượng dự án học tập trong một học kỳ đối với mỗi lớp cũng nên phù hợp, tránh sự quá tải cho học sinh. Điều này cần sự thống nhất về kế hoạch giáo dục của nhóm bộ môn. Vì vậy, với tư cách là nhóm trưởng, tổ trưởng bộ môn, trong các
buổi sinh hoạt chuyên môn chúng tôi đã lựa chọn các chủ đề trên cho phù hợp với đối tượng học sinh ở địa bàn thành phố.
Tóm lại, dạy học dự án có nhiều ưu điểm nổi trội với bộ môn GDCD, để đạt được điều đó người giáo viên cần cân nhắc, lựa chọn nội dung đúng, phù hợp để biến những giờ học khô cứng, tẻ nhạt thành những giờ học sinh động, hấp dẫn và hiệu quả cao.
Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội
thông qua thực hiện các Dự án trải nghiệm thực tế
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ GD-ĐT đã đề cập việc tổ chức hoạt động trải nghiệm và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển năng lực của học sinh. Thông qua hoạt động, HS vận dụng các nội dung giáo dục vào thực tiễn, gắn lí thuyết với thực hành, tạo sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành năng lực thực tiễn (quan sát, phân tích,tổng hợp..), năng lực tư duy cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Trong phần “Công dân với kinh tế” với các bài học và chủ đề chúng tôi lựa chọn ở trên để tổ chức dạy học theo phương pháp dự án, các Dự án trải nghiệm thực tế được tiến hành xây dựng có kế hoạch cụ thể. Đây là hoạt động t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_tim_hieu_va_tham_gia_cac_hoat_dong.docx
  • pdfLÊ THỊ THU HÀ, NGUYỄN THỊ HƯƠNG, HOÀNG THỊ KIM LIÊN-THPT Lê Viết Thuật, DTNT, Nguyễn Duy Trinh.pdf