SKKN Phát triển năng lực hợp tác nhóm thông qua việc tổ chức các trò chơi trong dạy học chủ đề "Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy" GDQP-AN Lớp 10 THPT

SKKN Phát triển năng lực hợp tác nhóm thông qua việc tổ chức các trò chơi trong dạy học chủ đề "Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy" GDQP-AN Lớp 10 THPT

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Mục đích thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường phổ thông nhằm đánh giá hiệu quả của việc tổ chức trò chơi trong các tiết dạy chủ đề “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy”, GDQP-AN lớp 10 – THPT để phát triển năng lực hợp tác nhóm.

Nội dung thực nghiệm sư phạm

Dùng 4 trò chơi đã thiết kế và có vận dụng phần mềm ClassPoint để tổ chức trò chơi cho HS trong các tiết dạy học giúp HS được làm việc nhiều hơn, khơi dậy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình học tập và tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái, vui vẻ, hứng thú. Từ đó phát triển năng lực hợp tác nhóm cho HS THPT.

Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi chọn tiến hành thực nghiệm sư phạm lớp 10A4 và 10C3 – trường THPT Đô Lương 2. Đặc điểm của 2 lớp:

- Sĩ số 2 lớp là 85 HS gồm 45 nữ và 40 nam; Lực học của các em khá đồng đều.

- Kết quả tổng kết học kỳ 1 năm học 2021-2022 môn GDQP-AN: Khá, giỏi: 38 HS; Trung bình: 46 HS, yếu 1 em.

 

docx 84 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 53Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực hợp tác nhóm thông qua việc tổ chức các trò chơi trong dạy học chủ đề "Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy" GDQP-AN Lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ký của mình lên viết đáp án của đội mình lên tờ giấy Ao được giáo viên dán sẵn trên bảng.
Tiến hành trò chơi.
Nhận xét, rút kinh nghiệm và tổng kết trò chơi.
+ Hết thời gian GV cho các đội chơi tự đánh giá lẫn nhau, sau đó GV trình
chiếu đáp án lên màn hình để đánh giá, kết luận nội dung bài học và cho điểm các đội chơi theo phiếu chấm điểm đội chơi.
+ Mỗi câu trả lời đúng ghi được 0,5 điểm.
Trong quá trình học sinh chơi, GV là người giám sát, theo dõi, ghi điểm. Đáp án trò chơi:
Câu hỏi
Đáp án
1. Ma túy được sử dụng dưới những hình thức nào?
Hút, hít; tiêm, chích; uống, ngậm
2. Ma túy gây tổn hại như tế nào cho hệ tiêu hóa?
Không muốn ăn, tiết dịch hệ tiêu hóa kém; buồn nôn, đau bung, đại tiện lúc lỏng, lúc táo.
3. Ma túy gây tổn hại như tế nào cho hệ hô hấp?
Viêm đường hô hấp trên và dưới.
4. Ma túy gây tổn hại như tế nào cho hệ tuần hoàn?
Rối loạn nhịp tim, huyết áp; xơ cứng mạch máu, nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch.
5. Ma túy gây ra những bệnh nào về da?
Rối loạn cảm giác trên da sinh ra các bệnh ghể lở hắc lào, viêm da do sợ tắm rửa.
6. Ma túy gây tổn hại như tế nào cho gan, thận (Cơ quan thải độc)?
Làm cho gan, thận suy yếu dẫn đến áp xe gan, suy gan, viêm gan, suy thận.
7. Ma túy gây tổn hại như tế nào cho hệ thần kinh?
Gây kích thích hoặc ức chế từng phần ở bán cầu đại não.
8. Khi nghiện ma túy toàn thân người nghiện sẽ sẽ xẩy ra tình trạng gì?
Suy nhược cơ thể, gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, da tái xạm, đi xiêu vẹo, rối loạn nhịp sinh học, suy giảm sức lao động.
9. Bệnh tâm thần đặc biệt do nghiện ma túy gây ra có hội chứng gì?
Hội chứng loạn thần kinh sớm (Ảo giác, hoang tưởng, kích động) và hội chứng loạn thần kinh muộn (Rối loạn nhận thức, cảm xúc, tâm tính).
10. Ma túy gây tổn hại như tế nào cho kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình?
Tiêu tốn tài sản, sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ hạnh phúc gia đình.
11. Ma túy gây tổn hại như tế nào cho nền kinh tế quốc dân?
Tiêu tốn nguồn lực trong dân, tiêu tốn ngân sách nhà nước; suy giảm lực lượng lao động; đầu tư từ nước ngoài suy giảm.
12. Ma túy gây tổn hại như tế nào cho trật tự, an toàn xã hội?
Làm gia tăng tội phạm, gây bất ổn an ninh trật tự, gây tâm lý hoang mang, bất bình trong nhân dân.

GV hoàn thành việc cho điểm các đội chơi theo phiếu chấm điểm đội chơi và công bố đội chơi thắng cuộc, trao thưởng.
Kinh nghiệm của bản thân sau khi tổ chức trò chơi này cho HS:
Chọn HS tham gia đội chơi ở từng dãy lớp một cách ngẫu nhiên để tránh sự ỷ lại, phát huy năng lực hợp tác nhóm.
Để sử dụng trò chơi này, GV phải linh hoạt trong quá trình tổ chức vì mỗi em có sự nhận thức khác nhau.
Sau khi trình chiếu đáp án trò chơi thì GV chỉ định HS bất kì rút ra nội dung kiến thức bài học và lấy điểm để tránh sự ỷ lại, trông chờ bạn khác.
TRÒ CHƠI “NHÓM CHUYÊN GIA”
Sử dụng trò chơi khi dạy Tiết PPCT 33 mục III: “Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy” trong chủ đề “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy”.
Thiết kế trò chơi:
Mục đích: Để HS tích cực tìm tòi; phát hiện kiến thức cần thiết về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy; HS chủ động tham gia vào bài học; phát triển các kĩ năng xử lí tình huống, mạnh dạn, tự tin trước đám đông, các năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống
Nội dung: Thuộc mục III. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy, của chủ đề “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy” tiết 3.
Chuẩn bị:
+ GV chuẩn bị phiếu học tập là 4 tờ A3 cho các nhóm HS.
+ GV chuẩn bị đáp án trò chơi trên phần mềm PowerPoint.
+ HS chuẩn bị bút, sách, vở, điện thoại thông minh.
Phiếu chấm điểm đội chơi:
Đội chơi: Lớp:.....................
STT
TIÊU CHÍ
ĐIỂM TỐI ĐA
ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC
1
Số lượng thành viên tham gia trò chơi đầy đủ.
0,5


2
Tổ chức làm việc nhóm: phân công nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc, kế hoạch làm việc

0,5


3
Các thành viên tham gia tích cực vào hoạt động nhóm.
0,5


4
Tạo không khí vui vẻ và hòa đồng giữa các thành viên trong nhóm.
0,5


5
Nhóm báo cáo:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.
+ Trả lời được các câu hỏi của GV, nhóm khác.

1,0

Nhóm không báo cáo:
+ Lắng nghe và chú ý các nhóm báo cáo.
+ Đưa ra được câu hỏi cho nhóm báo cáo, GV.

1,0

6
Mức độ hoàn thành trò chơi.
6,0

7
Tổng
10

* Cách tiến hành tổ chức trò chơi:
GV ứng dụng phần mềm ClassPoint dạng câu hỏi Image Upload (Cho phép người học tải và upload ảnh nào lên màn hình chiếu).
Chia lớp học làm 4 nhóm. Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký của nhóm mình.
GV giới thiệu tên trò chơi là “NHÓM CHUYÊN GIA”
GV hướng dẫn cách chơi:
GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3, yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành nhiệm vụ của mình trong 8 phút.
Nhóm 1: Trình bày quá trình nghiện ma túy ?
Nhóm 2: Trình bày những nguyên nhân khách quan dẫn đến nghiện ma túy ? Nhóm 3: Trình bày những nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghiện ma túy ?
Nhóm 4: Dấu hiệu nào có thể nhận biết HS nghiện ma túy?
Tiến hành trò chơi: Các nhóm sau khi nhận nhiệm vụ thì tổ chức thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nhận xét và tổng kết trò chơi.
+ Sau 8 phút các nhóm trưởng chụp ảnh sản phẩm mình vào điện thoại có kết nối mạng internet. Học sinh truy cập vào link ClassPoint.app/join sau đó dùng mã
lớp (Class code) ở góc trên bên phải do giáo viên cung cấp nhập vào phần Class Code > Nhập tên của nhóm vào phần Your Name > Nhấn Join.
+ Học sinh upload ảnh vừa chụp sản phẩm của mình lên bài giảng PowerPoint.
+ Hết thời gian GV trình chiếu ảnh sản phẩm của từng nhóm lên màn hình, đồng thời từng nhóm cử đại diện đứng lên trình bày sản phẩm của nhóm mình khi được GV trình chiếu. Các nhóm khác chất vấn, đánh giá, nhận xét các sản phẩm của nhóm trình bày.
+ GV trình chiếu đáp án và yêu cầu các nhóm theo dõi rút ra kiến thức bài
học.
+ GV hoàn thành việc cho điểm các đội chơi theo phiếu chấm điểm đội chơi
và công bố đội chơi thắng cuộc, trao thưởng.
* Kinh nghiệm của bản thân sau khi tổ chức trò chơi này cho HS:
Trò chơi này yêu cầu HS phải nghiên cứu kĩ SGK, tư duy để tìm ra nội dung chính, tóm lược một cách chính xác và trình bày một cách logic. Do đó trong quá trình theo dõi HS trình bày sản phẩm lên giấy, GV có thể gợi ý cho HS sử dụng sơ đồ tư duy. Trong quá trình chất vấn các nhóm đang trình bày GV có thể gợi ý cho các nhóm khác các đặt vấn đề liên quan đến thực tiễn.
Hoạt động luyện tập, vận dụng
TRÒ CHƠI “ĐỐI ĐẦU”
Sử dụng trò chơi khi dạy Tiết PPCT 34 Mục IV. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy, trong chủ đề “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy”.
* Thiết kế trò chơi:
Mục đích của trò chơi: Tạo sân chơi học tập, giúp HS củng cố lại kiến thức về tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy nhưng không căng thẳng và mệt mỏi sau khi học xong toàn bài học, rèn trí nhớ và khả năng tư duy giúp các em khắc sâu kiến thức.
Nội dung: Thuộc toàn bộ chủ đề “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy”.
Chuẩn bị:
+ GV chuẩn bị Giáo án, SGK và tài liệụ tham khảo, máy tính, tivi hoặc máy chiếu.
+ GV thiết kế toàn bộ hệ thống câu hỏi trên phần mềm ClassPoint dạng câu hỏi
Multiple Choice và chế độ đối kháng Competition mode.
+ HS chuẩn bị bút, sách, vở, điện thoại thông minh.
Cách tiến hành tổ chức trò chơi:
Chia lớp thành 12-15 đội chơi, mỗi đội 2 - 3 HS.
GV giới thiệu tên trò chơi là “ĐỐI ĐẦU”
GV hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi: Mỗi đội chuẩn bị một điện thoại có kết nối mạng internet. Học sinh truy cập vào link ClassPoint.app/join sau đó dùng mã lớp (Class code) ở góc trên bên phải do giáo viên cung cấp nhập vào phần Class Code > Nhập tên của nhóm vào phần Your Name > Nhấn Join. GV sẽ trình chiếu từng câu hỏi ở dạng trắc nghiệm, các nhóm thảo luận nhanh trong vòng 30 giây chọn đáp án và gửi.
Tiến hành trò chơi: Sau khi các đội đã đăng nhập thành công và đã sãn sàng thì GV sẽ tiễn hành trò chơi. Sau mỗi câu hỏi GV sẽ cho hiện bảng kết quả bao gồm đáp án đúng, số lượng đội chọn từng đáp án. Có thể chọn một đội chơi bất kỳ để giải thích tại sao lại chọn đáp án của mình như thế. Rồi chuyển câu hỏi tiêp theo.
Nhận xét và tổng kết trò chơi.
+ Sau khi hết hệ thống câu hỏi, GV sẽ trình chiếu vị thứ của từng đội chơi, công bố đội chơi thắng cuộc, trao thưởng.
+ GV hệ thống lại những kiến thức cơ bản cần nắm của chủ đề.
Kinh nghiệm của bản thân sau khi tổ chức trò chơi này cho HS:
+ Cứ mỗi câu hỏi đội nào trả lời đúng nhất và nhanh nhất trong tời gian quy định sẽ được điểm cao nhất ở câu hỏi đó, do đó trong quá trình chơi HS không những nắm vững kiến thức đã học mà còn phải trao đổi, thảo luận tìm ra đáp án một cách nhanh nhất.
+ Sau mỗi câu hỏi GV nên dừng lại một chút để giải thích thêm cho đáp án của câu hỏi đó.
+ Trong quá trình điều hành trò chơi GV nên động viên khích lệ các đội chơi, đặc biệt là những đội chơi cuối bảng để tạo không khí thi đua sôi nổi, hấp dẫn cho trò chơi.
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Mục đích thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường phổ thông nhằm đánh giá hiệu quả của việc tổ chức trò chơi trong các tiết dạy chủ đề “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy”, GDQP-AN lớp 10 – THPT để phát triển năng lực hợp tác nhóm.
Nội dung thực nghiệm sư phạm
Dùng 4 trò chơi đã thiết kế và có vận dụng phần mềm ClassPoint để tổ chức trò chơi cho HS trong các tiết dạy học giúp HS được làm việc nhiều hơn, khơi dậy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình học tập và tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái, vui vẻ, hứng thú. Từ đó phát triển năng lực hợp tác nhóm cho HS THPT.
Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi chọn tiến hành thực nghiệm sư phạm lớp 10A4 và 10C3 – trường THPT Đô Lương 2. Đặc điểm của 2 lớp:

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_hop_tac_nhom_thong_qua_viec_to_chuc.docx
  • pdfBùi Đức Hiệp - Chu Thị Hồng. Trường THPT Đô Lương 2 - Giáo dục quốc phòng An ninh.pdf