SKKN Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp đóng vai và khai thác kênh hình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp THPT

SKKN Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp đóng vai và khai thác kênh hình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp THPT

Phương thức khai thác kênh hình trong dạy học môn GDCD

Trong quá trình dạy học môn GDCD cấp THPT, chúng tôi thường khai thác kênh hình như sau:

Thứ nhất là xác định sử dụng ở hoạt động nào trong tiến trình dạy học như khởi động hoặc hình thành kiến thức mới hoặc luyện tập, vận dụng.

Thứ hai là kết hợp sự lựa chọn phù hợp giữa việc sử dụng loại kênh hình: bảng biểu hay video clip. và nội dung kiến thức.

Thứ ba là xác định mục tiêu sử dụng: kiến tạo hay minh hoạ, khắc hoạ. Thứ tư là tiến hành thực hiện khai thác kênh hình.

Thứ năm là đánh giá hoạt động cùng việc khai thác kiến thức bằng hệ thống câu hỏi thích hợp.

Trong vài năm gần đây, để thích ứng dạy học trong đại dịch Covid -19, đặc biệt với những giờ dạy học trực tuyến, không chỉ là của giáo viên mà ngay cả học sinh đã khai thác tối đa tác dụng kênh hình. Tuỳ từng giờ dạy học đảm bảo các trình tự dạy học trong mỗi hoạt động như: chuyển giao nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ, báo cáo và thảo luận, kết luận và nhận định, cả GV và HS vận dụng đạt hiệu quả cao.

 

docx 66 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 832Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp đóng vai và khai thác kênh hình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 huống cho HS:
“H vô tình nhìn thấy T chở L (2 bạn học cùng lớp) đi ra từ cổng bệnh viện. Do bố L ốm phải nằm viện nên T cùng L vào viện thăm bố. Vốn không ưa L, nên sáng hôm sau đến lớp H đã nói xấu L và T với một nhóm bạn. Việc nói xấu đã được mấy bạn hùa vào rất nhiệt tình. Đúng lúc đó thì T đi vào và nghe được đã vung tay đánh H.”
Tình huống này HS có thể thực hiện theo quy trình chuẩn bị trước ở nhà và có thể diễn trực tiếp hoặc chọn bối cảnh để diễn và quay video.
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ. Sau khi kết thúc tiết học trước, GV chia lớp làm 2 nhóm, giao tình huống cho HS về nhà chuẩn bị trước về kịch bản, luyện tập thể hiện các vai diễn (có sự liên lạc, chia sẻ thông tin với GV)
+ Bước 2: Chuẩn bị trước đóng vai. HS tìm tòi, phát hiện vấn đề và xây dựng kịch bản. Căn cứ vào nội dung tình huống được phân công, HS tìm tòi, phát hiện vấn đề, thảo luận đưa ra và lựa cách xử sự, tiến hành xây dựng kịch bản.
+ Bước 3: Tập luyện thể hiện kịch bản.
+ Bước 4: Thể hiện vai diễn và kịch bản trước lớp theo thứ tự được phân công hoặc theo tự nguyện, xung phong, các nhóm sẽ lần lượt lên thể hiện kịch bản đóng vai. Nếu kịch bản được diễn ở bối cảnh khác ngoài lớp học và được quay thành các video thì đại diện nhóm sẽ trình chiếu sản phẩm của nhóm mình.
+ Bước 5:
- HS thảo luận các câu hỏi sau phần diễn :
Em nhận xét như thế nào về hành động của H và nhóm bạn?
Nếu em là T em sẽ làm gì?
Nếu em là L em sẽ xử sự như thế nào?
Từ kết quả thảo luận làm rõ khái niệm và nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của công dân. Từ đó HS rèn luyện được cách ứng xử, giải quyết vấn đề khi gặp các tình huống tương tự.
GV nhận xét về vở diễn, về các vai diễn, cách phát hiện và giải quyết vấn đề của HS, chốt kiến thức.
Ví dụ 3: Dạy học mục 1a. Quyền học tập của công dân - Bài 8 “ Pháp luật với sự phát triển của công dân” - GDCD12
GV có thể tổ chức cho HS đóng vai tình huống sau: Sau khi tốt nghiệp THCS cả hai chị em Hiền và Tú cùng có nguyện vọng vào học lớp 10 THPT, Nhưng vì gia đình khó khăn nên bố Hiền quyết định Tú là con trai nên cần tiếp tục đi học. Còn Hiền là con gái có học cao cũng chỉ làm ruộng và đi lấy chồng như những đứa con gái làng này nên ở nhà để đỡ đần cho cha mẹ, chờ lấy chồng.
Câu hỏi sau phần diễn:
Em có tán thành ý kiến của bố Hiền không? Vì sao?
Nếu em là Hiền trong tình huống em sẽ phải làm gì?
Cũng ở nội dung này có thể đóng vai tình huống sau: Tuấn vừa tốt nghiệp THPT. Anh rất muốn được học lên, nhưng vì gia đình khó khăn nên anh phải kiếm việc làm để sống và phụ giúp gia đình nuôi hai em đi học phổ thông. Tuấn rất buồn vì cho rằng cánh của nhà trường đã đóng lại với anh.
Câu hỏi sau phần diễn:
Em có đồng ý với suy nghĩ của anh Tuấn không? Tại sao?
Nếu trong hoàn cảnh tương tự em sẽ làm gì?
Các tình huống trên GV có thể cho HS thực hiện theo quy trình dạy học đóng vai trong trực tiếp diễn ra trong cùng một tiết học.
PPĐV còn có thể thực hiện ở rất nhiều bài ở chương trình GDCD 12 như bài 2 “ Thực hiện pháp luật” phần 2c: Các loại vi phạm pháp luật; Chủ đề “Công dân bình đẳng trước pháp luật” phần: Công dân bình đẳng trong lao động, công dân bình đẳng trong kinh doanh; Bài 6 “Công dân với các quyền tự do cơ bản”...
Đánh giá kết quả thực hiện: Trong hoạt động hình thành kiến thức mới, phương pháp đóng vai có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, phát triển năng lực cho học sinh. giờ dạy bớt khô khan, cứng nhắc, đồng thời làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, tạo hứng thú học tập ở HS, làm cho việc học trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Với phương pháp đóng vai đã góp phần phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm... cho HS. Mặt khác nó vừa giúp khơi gợi óc sáng tạo, hứng thú học tập khiến giờ
học trở nên hấp dẫn, không nặng nề, vừa bộc lộ năng khiếu ở học sinh. Qua việc đóng vai các em thể hiện ý kiến, quan điểm của mình, hào hứng với nhiệm vụ và vai diễn, trao đổi ý kiến, cách xử lý tình huống với các bạn. Điều đó giúp các em tăng thêm khả năng giao tiếp, xử lí tình huống, phát hiện và lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề cho bản thân.
Sử dụng phương pháp đóng vai trong hoạt động luyện tập, vận dụng môn GDCD
Mục tiêu: Luyện tập và nâng cao kiến thức cho học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên khi kết thúc bài học và tạo hứng thú cho bài học mới ở tiết sau. Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Cách tiến hành:
GV lựa chọn các tình huống để HS có thể thực hiện việc chuẩn bị và diễn trong phần luyện tập, vận dụng của tiết học. Yêu cầu tình huống được xây dựng phải thể hiện được các vấn đề, giúp HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết. Tình huống không quá phức tạp và dài.
Đóng vai ở hoạt động này được tiến hành theo quy trình chuẩn bị và đóng vai trực tiếp tại lớp. Thông qua đóng vai các em được luyện tập vận dụng các kiến thức của bài học vào trong việc xử lí các tình huống.
*Ví dụ:
Ví dụ 1: Sử dụng đóng vai trong phần luyện tập vận dụng bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội -GDCD12
Mục tiêu: HS luyện tập vận dụng được kiến thức đã học trong phần bình đẳng trong hôn nhân và gia đình để xử lí các tình huống thực tiễn.
Cách tiến hành:
GV lựa chọn tình huống:
Gia đình ông A có 4 đứa con gái. Ông A thường xuyên uống rượu. Ông có tư tưởng trọng nam khinh nữ nên bắt vợ sinh thêm để kiếm con trai nối dõi tông đường. Ông cho rằng con gái là con người ta nên không cần học nhiều. Ông bắt các con nghỉ học đi làm để kiếm tiền. Vợ và con ông không đồng ý.
GV chia lớp thành 2 nhóm và giao tình huống, các em chuẩn bị nhanh trong 3 phút, thời gian diễn là 2 phút.
GV quan sát hỗ trợ các nhóm, chọn một nhóm diễn.
Yêu cầu trong phần diễn của các nhóm, HS sử dụng kiến thức đã lĩnh hội trong tiết học vận dụng để xử lí tình huống. HS sáng tạo trong lời thoại và cách xử lí tình huống, giải quyết vấn đề trong quá trình diễn.
HS quan sát và nhận xét phần diễn của các bạn, cách xử lí của các nhân vật. GV nhận xét và chốt kiến thức.
Ví dụ 2: Sử dụng đóng vai trong phần luyện tập vận dụng bài 6 “ Công dân với các quyền tự do cơ bản” - GDCD 12
GV có thể cho HS đóng vai tình huống sau: Hà, An và Hoàng là HS lớp 12. Do thường vi phạm nội quy của lớp nên bị Ban cán sự lớp và thầy cô nhắc nhở. Bất mãn nên 3 bạn đã lập hội nhóm trên Fabook nói xấu các bạn và thầy cô, đăng tải những bài viết xuyên tạc về các bạn trong lớp. Hành vi của bạn này đã nhận được sự cổ xúy của một số bạn học sinh trong trường. Bên cạnh đó, có nhiều bạn đã lên án và yêu cầu các bạn đó không đươc làm như thế.
Câu hỏi sau phần diễn:
Những người bị các bạn đó nói xấu, xuyên tạc cần làm gì?
Bài học rút ra của em khi thực hiện quyền tự do ngôn luân?
Ví dụ 3: Sử dụng đóng vai trong phần luyện tập vận dụng bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa – GDCD11
- GV lựa chọn tình huống: Lan, Nga và Hoa là bạn thân của nhau. Nga đang kinh doanh mặt hàng quần áo. Do bị cửa hàng của chị Thanh thu hút khách nên Nga bán được ít. Lan vô tình nghe được kế hoạch Nga bàn với Hoa về việc lập trang fabook để nói xấu, bóc phốt cửa hàng chị Thanh. Lan băn khoăn không biết nên làm gì để ngăn cản việc làm của hai người bạn của mình.
Câu hỏi sau phần diễn:
Nếu em là Lan em sẽ làm gì?
*Đánh giá kết quả thực hiện
Sử dụng phương pháp đóng vai trong hoạt động luyện tập, vận dụng học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ, luyện tập, vận dụng được các kiến thức của bài học vào để giải quyết các vấn đề trong tình huống và trong thực tiễn. Đồng thời đóng vai trong hoạt động luyện tập, vận dụng còn tạo hứng thú và chú ý cho học sinh, tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh, khích lệ sự thay đổi thái độ.
Thông qua hình thức đóng vai giải quyết tình huống đã đem đến những giờ học đầy thú vị bởi những kịch tính thắt nút mở nút đầy hài hước cũng như đầy cảm xúc mà các em thể hiện, thấy ở các em khả năng diễn xuất, các em được hóa thân, trải nghiệm tâm lý nhân vật, tích cực tham gia hoạt động. (Hình ảnh dạy học đóng vai phụ lục 1)
Hình ảnh sử dụng đồng thời đóng vai và kênh hình của học sinh lớp 10A2 trường THPT Diễn Châu 4 trong tiết học: Công dân với tình yêu, Hôn nhân và Gia đình
Giải pháp 2: Phát triển năng lực giao tiếp và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua thông qua việc khai thác kênh hình trong dạy học môn GDCD cấp THPT.
Việc sử dụng kênh hình rất phổ dụng, nhất là với sự thích ứng trong thời gian dịch Covid, đặc biệt hơn có thể xem là tiền đề cho chuyển đổi số trong dạy học và chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 sắp tới. Thông qua khai thác kênh hình góp phần phát triển năng lực giao tiếp và giải quyết vấn đề cho học sinh một cách hiệu quả.
Các loại kênh hình và vai trò của khai thác kênh hình trong dạy học môn GDCD.
Khai thác kênh hình không phải là vấn đề mới nhưng quan trọng ở chỗ là giáo viên làm thế nào bằng kênh hình - không ai khác bật lên tiếng nói của chính nó, để học sinh hiểu được dụng ý của vấn đề khai thác.
Kênh hình rất phong phú, đa dạng như tranh ảnh, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, video clip đoạn phim, âm nhạc, bài hát, nguồn từ youtube, goohle...Chẳng hạn, hình ảnh và video-clip có chức năng cơ bản là tích hợp và cơ động; hình ảnh trước hết là để thông báo thông tin, sau đó là để minh họa, giải thích, mô tả trực quan. Từ đó HS sẽ quan sát hình ảnh, xử lý tài liệu và trao đổi với nhau về thông tin hình ảnh đó.
GV lựa chọn kênh hình phải có tính đặc sắc, có chọn lọc, tạo được sự chú ý, hứng thú của học sinh. Chúng tôi thường khai thác với mục đích đó là kiến tạo, minh hoạ hoặc khắc hoạ góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực quan sát, phân tích, tìm tòi, so sánh, giao tiếp, giải quyết vấn đề cũng như những phẩm chất khác.
Phương thức khai thác kênh hình trong dạy học môn GDCD
Trong quá trình dạy học môn GDCD cấp THPT, chúng tôi thường khai thác kênh hình như sau:
Thứ nhất là xác định sử dụng ở hoạt động nào trong tiến trình dạy họ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_giao_tiep_nang_luc_giai_quyet_van_d.docx
  • pdfSKKN Nguyễn Thị Thanh Bình - THPT Diễn Châu 4, Nguyễn Thị Hằng - THPT Lê Viết Thuật. Lĩnh vực GDCD.pdf