Khai thác kiến thức từ biểu đồ :
Biểu đồ là một phương tiện để cụ thể hóa các mối quan hệ về số liệu bằng hình vẽ. Biểu đồ có nhiều loại, nhưng SGK lớp 5 đề cập đến biểu đồ hình cột.
Về phía giáo viên:
Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ biểu đồ giáo viên cần :
- Xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm được qua biểu đồ. Soạn một hệ thống câu hỏi phù hợp để tạo điều kiện cho học sinh khai thác kiến thức mới từ biểu đồ. Các loại câu hỏi được thể hiện dưới hình thức tự luận, test (câu đúng sai, câu nhiều lựa chọn, câu điền khuyết,.)
Về phía học sinh : Học sinh có kĩ năng đọc từng loại biểu đồ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với biểu đồ hình cột theo các bước sau
Bước 1 : Nắm được mục đích làm việc với biểu đồ
Bước 2 : Đọc tên biểu đồ để biết được nội dung của biểu đồ.
Bước 3 : Hiểu các giá trị được biểu hiện ở 2 trục : trục dọc và trục ngang.
Bước 4 : Đọc các số tương ứng trên 2 trục
Bước 5 : So sánh độ cao của các cột và rút ra kết luận.
Ví dụ : Khi dạy bài 14 : Giao thông vận tải (trang 96/ SGK)
Giáo viên xác định những kiến thức trong bài mà học sinh cần khai thác qua biểu đồ :
+ Nhận biết được những loại hình giao thông vận tải ở nước ta
+ So sánh khối lượng hàng hóa vận chuyển của từng loại hình giao thông vận tải.
- Sau đó tôi soạn hệ thống câu hỏi gợi ý học sinh làm việc với biểu đồ:
Câu 1 : Trục dọc, trục ngang biểu hiện gì ? Các số liệu được biểu thị bằng đơn vị nào ?
Câu 2 : Em hãy điền số thích hợp vào bảng sau:
Loại hình vận tải Khối lượng hàng hóa vận chuyển(triệu tấn )
Đường sắt
Đường bộ
Đường sông
Đường biển
Câu 3 : Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng :
Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa là :
Đường sắt
Đường bộ
Đường sông
Đường biển
Học sinh làm việc với bieu đồ dựa vào hệ thống cu hỏi dẫn dắt của giáo viên, các em đã rút ra được : loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa là “đường bộ”.
rung hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn nên sông ngòi miền Trung ngắn và dốc.) f. Rèn luyện kĩ năng tìm và chỉ vị trí địa lí của các đối tượng trên bản đồ: Để rèn các kĩ năng này giáo viên cần đưa ra các bài tập cụ thể yêu cầu học sinh dựa vào bản đồ để xác định vị trí của một đối tượng nào đó. Ví dụ: Dựa vào Lược đồ công nghiệp Việt Nam (H.3,SGK trang 94), em hãy cho biết các ngành công nghiệp khai thác dầu, than, a-pa-tít có ở những đâu ? Học sinh đã nắm vững các kí hiệu khoáng sản nên tìm ra nhanh chóng: Ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ có ở Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng. Ngành công nghiệp khai thác than có ở Quảng Ninh. Ngành công nghiệp khai thác a-pa-tít có ở Cam Đường (Lào Cai), Hoặc : Em hãy tìm và chỉ các nhà máy thủy điện có ở nước ta trên bản đồ. Học sinh sẽ dựa vào kí hiệu và tìm ra nhanh chóng các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Trị An, Y-a-ly, Cần lưu ý: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách chỉ vị trí một đối tượng trên bản đồ cho đúng quy định. Chẳng hạn khi chỉ vị trí một dòng sông học sinh phải chỉ xuôi theo dòng chảy từ thượng nguồn đến hạ nguồn chứ không chỉ theo hướng ngược lại hoặc chỉ vào một điểm trên sông. Khi chỉ vị trí của một thành phố, thị xã, thì phải chỉ vào kí hiệu thể hiện thành phố, thị xã chứ không chỉ vào chữ ghi tên thành phố, thị xã. Khi chỉ về một vùng lãnh thổ (một tỉnh, một khu vực, một quốc gia...) thì phải chỉ theo đường biên giới khép kín của vùng lãnh thổ khu vực đó. Khi chỉ bản đồ nên dùng que chỉ dài có đầu nhỏ để chỉ đúng vào các chi tiết của đối tượng Địa lí và nên đứng bên phải bản đồ. g. Rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản: Một trong những điều kiện để học sinh học tốt và có hứng thú trong môn Địa lí là các em phải biết xác lập mối quan hê địa lí đơn giản giữa các yếu tố và thành phần địa lí như địa hình và khí hậu; địa hình, khí hậu, sông ngòi; thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người, ... trên cơ sở học sinh biết kết hợp những kiến thức bản đồ và kiến thức địa lí để so sánh và phân tích, ... Ví dụ: Sau khi trang bị các kiến thức về địa hình, khí hậu, học sinh sẽ giải thích được : Vì sao nước ta có khí hậu nóng, mưa nhiều ? Vì sao ở nước ta gió và mưa thay đổi theo mùa?... ( Vì nằm trong vành đai nhiệt đới, nóng ẩm và trong vùng có gió mùa nên đặc điểm của khí hậu nước ta là: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa). *.Giáo viên cần giúp học sinh nhận biết được: quả Địa cầu là mô hình của Trái Đất, biểu hiện hình dáng thực tế của Trái Đất được thu nhỏ lại. + Cần xác định cho học sinh nắm được 2 địa cực: địa cực phía trên gọi là cực Bắc, địa cực phía dưới gọi là cực Nam. + Xác định đường xích đạo là đường tròn lớn nhất cách đều 2 cực và phân chia bề mặt của quả địa cầu ra hai nửa bằng nhau, nửa bán cầu có cực Bắc là bán cầu Bắc, nửa bán cầu có cực Nam là bán cầu Nam. Trên quả cầu thể hiện 6 châu lục và 4 đại dương. Ví dụ : Tìm vị trí của nước ta trên quả địa cầu. Học sinh dựa vào các yếu tố : Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, ở khu vực Đông Nam Á, trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu. Hãy khi tìm vị trí các nước láng giềng của Việt Nam : Trung Quốc, Lào, Cam-Pu-Chia trên quả địa cầu. Học sinh dựa vào các yếu tố Trung Quốc nằm phía Bắc Việt Nam, Lào nằm phía Tây Việt Nam, Cam-Pu-Chia nằm ở phía Tây Nam nước Việt Nam nên các em tìm ra nhanh chóng. *.Các tranh ảnh dùng trong dạy học Địa lí có rất nhiều loại: tranh ảnh trong sách giáo khoa, tranh ảnh do giáo viên, học sinh sưu tầm. Khi hướng dẫn học sinh quan sát tranh, giáo viên phải đưa ra những yêu cầu cụ thể để học sinh quan sát , so sánh và rút ra kết luận. Ví dụ: Học sinh quan sát ảnh chụp ở hình 2 và hình 3, SGK trang 74 và nêu được: Hình 2: Cảnh đồng ruộng hạn hán đất đai nứt nẻ, cây lúa héo khô. Vì vậy hạn hán gây thiệt hại về lúa gạo, hoa màu, làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Hình 3: Cảnh lũ lụt, nước lũ dâng lên cao làm ngập nhà cửa, gây khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân ta. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp,biện pháp: Sau khi trang bị cho học sinh các kĩ năng về sử dụng các thiết bị dạy học, tôi tiến hành bước tiếp theo: hướng dẫn các em cách khai thác nội dung bài. * Khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ: Về phía giáo viên : Giáo viên cần xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm qua lược đồ, bản đồ sao cho phù hợp để học sinh có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học tự phát hiện ra kiến thức mới. Soạn một hệ thống câu hỏi dựa trên lược đồ trong sách giáo khoa và trình độ học sinh để dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức. Các câu hỏi thể hiện dưới nhiều hình thức : tự luận, câu đúng sai, câu nhiều lựa chọn, câu điền khuyết ... Giáo viên nghiên cứu kĩ các loại bản đồ, lược đồ cần để phục vụ từng bài dạy làm cơ sở hướng dẫn cho học sinh. Từ bản đồ giáo viên dẫn dắt học sinh tự thu nhận được các kiến thức địa lí. Đó cũng là một biện pháp tích cực đổi mới phương pháp dạy học của phân môn. Về phía học sinh : Học sinh phải biết vận dụng những kĩ năng địa lí đã có, tích cực hoạt động với những nội dung câu hỏi, bài tập mà giáo viên yêu cầu để tự chiếm lĩnh nội dung bài (theo định hướng của giáo viên). Ví dụ : Khi dạy bài 4 - Sông ngòi (trang 74 SGK) - Tôi xác định những kiến thức trong bài mà học sinh cần khai thác qua lược đồ như sau : + Nhận biết mạng lưới sông ngòi nước ta. + Nêu tên một số con sông ở ba miền Bắc, Trung và Nam. + Biết vị trí của 3 nhà máy thủy điện : Hòa Bình, Y-a-li, Trị An - Để giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tôi đã soạn hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh làm việc với lược đồ. Quan sát lược đồ hình 1(trang 75/SGK) : Câu 1 : Đánh dấu nhân vào ô trống ở ý đúng : Mạng lưới sông ngòi nước ta : Thưa thớt Dày đặc, phân bố tập trung ở miền Bắc và miền Nam Dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước Câu 2 : Điền tên một số con sông vào các bảng sau : Sông ở miền Trung .. Sông ở miền Bắc .. .. Sông ở miền Nam .. Câu 3 : Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để xác định nhà máy thủy điện đó nằm trên sông nào ? A. Tên nhà máy thủy điện B.Tên sông Đồng Nai Hòa Bình Xê Xan Y-a-ly Sông Đà Trị An Như vậy, qua bài tập này học sinh sẽ nắm được : Sông ngòi nước ta dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước và nêu được tên của các con sông ở miền Bắc, Trung Nam cũng như các nhà máy thủy điện của nước ta. * Khai thác kiến thức từ bảng số liệu: Về phía giáo viên : - Xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm qua bảng số liệu. - Soạn một hệ thống các câu hỏi dựa vào bảng số liệu và trình độ của học sinh để gợi ý cho học sinh tự khám phá ra kiến thức mới. Các câu hỏi được thể hiện dưới nhiều hình thức như ; tự luận, câu đúng sai, câu nhiều lựa chọn, câu điền khuyết,... Về phía học sinh : - Giáo viên bồi dưỡng cho học sinh năng lực so sánh, đối chiếu, phân tích các số liệu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với bảng số lieu để theo các bước sau Bước 1 : Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu. Bước 2 : Đọc tên bảng số liệu. Bước 3 : Xem tên cột, nắm được ý nghĩa đơn vị và thời điểm đi kèm với các số liệu ở từng cột. Bước 4 : Đối chiếu với các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu để rút ra nhận xét. Ví dụ : Khi dạy Bài 8 : Dân số nước ta (trang 83/SGK) - Giáo viên xác định những kiến thức trong bài mà học sinh cần khai thác qua bảng số liệu : + Nắm được số dân của nước ta. + So sánh số dân nước ta với số dân các nước trong khu vực Đông Nam Á. - Sau đó, tôi soạn hệ thống câu hỏi gợi ý học sinh làm việc với bảng số liệu như sau : Câu 1 : Đọc tên các cột trong bảng số liệu. Câu 2 : Các số liệu trong bảng được ghi vào thời gian nào ? Và được biểu thị theo đơn vị nào ? Câu 3 : Số dân Việt Nam năm 2004 là bao nhiêu ? Câu 4 : Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng: a/ Diện tích nước ta: b/ Dân số nước ta thuộc hàng: ¨ Rộng lớn. ¨ Đông dân. ¨ Nhỏ bé. ¨ Ít dân. ¨ Trung bình. ¨ Trung bình. Như vậy từ những câu hỏi gợi ý, câu lệnh rõ ràng mà học sinh đã hoạt động tích cực, biết khai thác kiến thức từ bảng số liệu. Học sinh theo các câu hỏi gợi ý đó làm việc một cách tích cực, tự giác và cuối cùng đưa ra kết luận : Nước ta có diện tích vào loại trung bình nhưng số dân lại thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới. * Khai thác kiến thức từ biểu đồ : Biểu đồ là một phương tiện để cụ thể hóa các mối quan hệ về số liệu bằng hình vẽ. Biểu đồ có nhiều loại, nhưng SGK lớp 5 đề cập đến biểu đồ hình cột. Về phía giáo viên: Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ biểu đồ giáo viên cần : - Xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm được qua biểu đồ. Soạn một hệ thống câu hỏi phù hợp để tạo điều kiện cho học sinh khai thác kiến thức mới từ biểu đồ. Các loại câu hỏi được thể hiện dưới hình thức tự luận, test (câu đúng sai, câu nhiều lựa chọn, câu điền khuyết,...) Về phía học sinh : Học sinh có kĩ năng đọc từng loại biểu đồ. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với biểu đồ hình cột theo các bước sau Bước 1 : Nắm được mục đích làm việc với biểu đồ Bước 2 : Đọc tên biểu đồ để biết được nội dung của biểu đồ. Bước 3 : Hiểu các giá trị được biểu hiện ở 2 trục : trục dọc và trục ngang. Bước 4 : Đọc các số tương ứng trên 2 trục Bước 5 : So sánh độ cao của các cột và rút ra kết luận. Ví dụ : Khi dạy bài 14 : Giao thông vận tải (trang 96/ SGK) Giáo viên xác định những kiến thức trong bài mà học sinh cần khai thác qua biểu đồ : + Nhận biết được những loại hình giao thông vận tải ở nước ta + So sánh khối lượng hàng hóa vận chuyển của từng loại hình giao thông vận tải. - Sau đó tôi soạn hệ thống câu hỏi gợi ý học sinh làm việc với biểu đồ: Câu 1 : Trục dọc, trục ngang biểu hiện gì ? Các số liệu được biểu thị bằng đơn vị nào ? Câu 2 : Em hãy điền số thích hợp vào bảng sau: Loại hình vận tải Khối lượng hàng hóa vận chuyển(triệu tấn ) Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển Câu 3 : Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng : Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa là : o Đường sắt o Đường bộ o Đường sông o Đường biển Học sinh làm việc với bieu đồ dựa vào hệ thống cu hỏi dẫn dắt của giáo viên, các em đã rút ra được : loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa là “đường bộ”. * Xác định phương pháp dạy học địa lí theo tinh thần dạy học tích cực : + Phương pháp hình thành các biểu tượng Địa lí: Ở lớp 4, phương pháp hình thành biểu tượng Địa lí tốt nhất là cho các em quan sát đối tượng tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình ... Giáo viên tiến hành cụ thể theo các bước như sau : Bước 1 : Căn cứ vào mục tiêu bài học, giáo viên sẽ lựa chọn đối tượng quan sát, phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương. Bước 2 : Xác định mục đích quan sát. Bước 3 : Tổ chức hướng dẫn cho học sinh quan sát được về đối tượng. Sau đó giáo viên cùng học sinh trao đổi thảo luận, xác định và hoàn thiện kết quả, nhằm giúp cho các em có biểu tượng đúng về đối tượng Ví dụ : Hình thành biểu tượng rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn cho học sinh lớp 5 qua bài “Đất và rừng” (SGK/ 79) - Đối tượng quan sát : tranh ảnh (hình 2, hình 3, trang 81/ SGK) - Những đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn mà học sinh có thể quan sát từ tranh ảnh là : + Rừng rậm nhiệt đới : Rừng có nhiều cây, có nhiều tầng, bậc. + Rừng ngập mặn : Cây mọc vượt lên mặt nước,cây có bộ rễ chùm nhô lên, chủ yếu là một số loại cây như đước, vẹt , sú. Hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh quan sát như sau : Câu 1 : Nhận xét đặc điểm rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Câu 2 : Đánh dấu X vào ô trống trước những ý em cho là đúng : Rừng rậm nhiệt đới là: o Rừng chỉ có một loại cây. o Rừng thưa, rụng lá về mùa khô. o Rừng rậm, có nhiều loại cây, có nhiều tầng, xanh quanh năm. Rừng ngập mặn là : o Rừng thay lá. o Rừng ở nơi đất thấp ven biển, có các loài cây ưa mặn: đước, vẹt, sú, o Rừng gồm các loài cây có lá nhỏ, nhọn như thông, tùng. Câu 3 : Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm : - Vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới là ........................ (đồi núi, ven biển) - Vùng phân bố của rừng ngập mặn là ...........................(đồi núi, ven biển nơi có thủy triều lên xuống hàng ngày) . Phương pháp hình thành khái niệm Địa lí: - Hình thành khái niệm Địa lí chung tiến hành theo các bước sau : Bước 1 : Hình thành những biểu tượng đúng bằng cách cho học sinh quan sát các đối tượng định hình thành khái niệm đồng thời tìm hiểu những hiểu biết sẵn có của học sinh về các đối tượng quan sát. Bước 2 : Đặt câu hỏi hoặc nêu tình huống có vấn đề để học sinh tìm ra những dấu hiệu chung, bản chất của đối tượng. Bước 3 : Cho học sinh đối chiếu, so sánh các đối tượng cùng loại để lĩnh hội đầy đủ và vững chắc các dấu hiệu chung bản chất của khái niệm. Bước 4 : Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả. - Hình thành khái niệm Địa lí riêng : là hình thành khái niệm chỉ những sự vật và hiện tượng Địa lí riêng biệt cụ thể. Mỗi khái niệm Địa lí riêng chỉ liên quan đến một đối tượng và phản ánh đặc điểm riêng của nó. VD: sông Hồng, nhà máy thủy điện Y-a-ly - Hình thành khái niệm địa lí tập hợp có thể được tiến hành theo các bước sau : Bước 1 : Giáo viên cần: + Xác định những dấu hiệu chung của đối tượng ở khu vực. + Lựa chọn nguồn tri thức có liên quan đến đối tượng. Trên cơ sở đó, xem xét những dấu hiệu nào của đối tượng có thể tổ chức cho học sinh tìm tòi, phát hiện, những dấu hiệu nào giáo viên phải cung cấp cho học sinh. Bước 2 : Tùy theo trình độ nhận thức của học sinh, giáo viên soạn một hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm hướng dẫn học sinh làm việc với các nguồn tri thức đã lựa chọn để phát hiện ra dấu hiệu của đối tượng. Bước 3 : Tổ chức cho học sinh làm việc với các nguồn tri thức theo hệ thống câu hỏi, bài tập đã chuẩn bị trước (theo hình thức cá nhân, nhóm, cả lớp tùy thuộc vào nội dung), để phát hiện ra dấu hiệu của đối tượng. Bước 4 : Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả phát hiện dấu hiệu của đối tượng thông qua các nguồn tri thức. Trên cơ sở đó giáo viên bổ sung những dấu hiệu mà học sinh không thể tự tìm ra được bằng lời mô tả sinh động của mình nhằm hoàn thiện khái niệm cho học sinh và yêu cầu học sinh nêu khái niệm. Ví dụ : Hình thành khái niệm Sông ngòi Việt Nam (Bài 4, trang 74/SGK) Vì học sinh đã hiểu sơ lược thế nào là sông ngòi ở lớp 3 nên khái niệm sông ngòi Việt Nam có thể được hình thành bằng cách bổ sung thêm những đặc điểm như sau : Hướng dẫn của giáo viên Kết quả tự phát hiện tri thức của HS - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp với lược đồ (hình 1) để nhận xét về mạng lưới sông ngòi nước ta (số lượng, phân bố, ...) Sông ngòi nước ta dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, ít sông lớn GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm với ảnh (hình 2,3) để nhận xét về lượng nước sông trong mùa lũ và mùa cạn. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Làm việc cả lớp + GV khai thác vốn hiểu biết của HS hoặc cho xem băng để các em nhận xét được nước sông vào mùa lũ rất đục + Từ đó GV nói nước sông đục vì chứa nhiều phù sa Sông ngòi nước ta có chứa nhiều phù sa. Từ kết quả tìm tòi trên, học sinh có thể nêu khái niệm về sông ngòi Việt Nam như sau : sông ngòi Việt Nam dày đặc, phn bố rộng khắp trên cả nước nhưng ít sông lớn,sơng có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. Sau khi trang bị cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, quả địa cầu cũng như cách thực hành trên bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ và xác định các phương pháp dạy học, tôi tiến hành các bước tiếp theo : Cách tổ chức lớp học. * Hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực: Như chúng ta đã biết, với phương pháp dạy học truyền thống thì hình thức tổ chức dạy học cả lớp là phổ biến. Còn với phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn thảo luận nhiều hơn thì giáo viên cần tổ chức linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong một tiết học như : dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm và dạy học toàn lớp, * Hình thức tổ chức dạy học cá nhân: Giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm việc theo phiếu học tập, tạo điều kiện để mỗi học sinh tự suy nghĩ, tìm tòi, thể hiện tài năng, sở trường của mình. Học tập cá nhân còn được tiến hành qua các hoạt động độc lập khác như viết, vẽ, sưu tầm tranh ảnh Ví dụ: Khi dạy bài 5: Vùng biển nước ta (SGK/ 77) Tôi cho học sinh làm việc cá nhân ở nội dung tìm hiểu “đặc điểm của vùng biển nước ta” như sau: PHIẾU BÀI TẬP: Họ và tên.Lớp: Em hãy đọc SGK và hoàn thành vào bảng sau: Đặc điểm của vùng biển nước ta Anh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất Ở vùng biển nước ta, nước không bao giờ đóng băng. Miền Bắc và miền Trung hay có bão. Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống. Sau thời gian làm việc, giáo viên kiểm tra kết quả, thu phiếu bài tập, nhận xét và chốt lại ý kiến * Hình thức tổ chức dạy học cả lớp : Hình thức tổ chức dạy học này thường được dùng phổ biến trong các trường hợp như: kiểm tra, đặt vấn đề vào bài mới, hướng dẫn cách học ở lớp và ở nhà. Hoặc giảng giải và minh họa những kiến thức mà học sinh không có khả năng tự học; thông báo, giao và giải thích nhiệm vụ học tập cho cá nhân, nhóm, lớp. * Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm : Đây là một phương pháp động viên được nhiều học sinh tham gia ý kiến, không chỉ rèn luyện cho học sinh ý thức trách nhiệm trước tập thể, thói quen bạo dạn hoạt bát mà còn có điều kiện bộc lộ khả năng nhận thức của bản thân mình. Người giáo viên cần xác định rõ ý nghĩa và tác dụng hình thức dạy học theo nhóm. Ý nghĩa của hình thức dạy học theo nhóm : Dạy học theo nhóm nhằm khai thác trí tuệ của tập thể và cũng là một hình thức rèn luyện học sinh thông qua tập thể. Học sinh được tổ chức trao đổi những điều hiểu biết của mình và đối chiếu với sự hiểu biết của bạn nên việc học tập sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Tác dụng của hình thức dạy học theo nhóm : - Học sinh biết cách trình bày ý kiến của mình đối với người khác. - Các em biết nghe và lựa chọn để tiếp nhận hiểu biết của bạn để bổ sung vào vốn hiểu biết của mình. Thông qua thảo luận, nâng cao được năng lực của cá nhân. Học sinh có điều kiện tập dợt cách thức chỉ huy người khác.Việc học theo nhóm còn có tác dụng xử lí trí tuệ tập thể theo phương châm : “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Tác dụng của hình thức học nhóm rất cao nhưng tổ chức như thế nào để đem lại hiệu quả đó là vấn đề cần quan tâm. Vì vậy khi tổ chức hình thức dạy học này cũng khá công phu, đòi hỏi giáo viên có sự chuẩn bị bài thật chu đáo, tiến hành một cách có khoa học. Sự chuẩn bị bài ở nhà : Đối với giáo viên : Nghiên cứu bài dạy và soạn bài : Muốn có bài dạy tốt giáo viên cần có sự nghiên cứu bài dạy một cách chu đáo để thấy được mục đích bài dạy là gì ? Từ đó chọn hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. Khi soạn bài, gio viên cần xác định được vấn đề , cách giải quyết vấn đề và dự kiến các tình huống có thể xảy ra để giải đáp cho học sinh. Khi soạn bài giáo viên cần thể hiện rõ trên giáo án mục đích, yêu cầu bài dạy, các phương tiện và các bước trên lớp. Nội dung bài soạn được chia theo nội dung, phương pháp rõ ràng. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Để có tiết dạy tốt, ngoài việc soạn bài giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về các đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy như bản đồ, lược đồ, quả địa cầu, phiếu bài tập, phiếu giao việc. Đối với bản đồ, hoặc lược đồ thì phải bảo đảm yêu cầu sau: + Bản đồ (hoặc lược đồ) đưa ra phải thực sự mẫu mực đạt yêu cầu chính xác (vì nhiều lược đồ giáo viên tự vẽ lấy) và to, rõ để mọi đối tượng học sinh đều quan sát được, đồng thời phải đẹp (có màu sắc) để gây ấn tượng cho học sinh. + Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bản đồ đưa ra, tập trình bày trước ở nhà để khi trình bày trước học sinh được mạch lạc hơn, chính xác và lôi cuốn người nghe. + Đối với quả địa cầu : Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hơn vì muốn tìm vị trí các nước (hay một đối tượng địa lí nào) trên quả địa cầu khó hơn nhiều so với trên bản đồ (lược đồ). Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài : Vào cuối tiết học (phần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà) tôi giao phiếu học tập ch
Tài liệu đính kèm: