SKKN Ôn tập “Thành phần nhân văn của môi trường và môi trường đới nóng, hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng” Địa lí Lớp 7

SKKN Ôn tập “Thành phần nhân văn của môi trường và môi trường đới nóng, hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng” Địa lí Lớp 7

5.Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1.Tính mới của sáng kiến:

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn địa lí, tôi nhận thấy nội dung bài “ôn tập"

là một trong những bài tương đối khó vì nó đòi hỏi sự hệ thống và khắc sâu kiến

thức cho học sinh. Một số bộ môn khác nội dung ôn tập được thể hiện qua việc

giải quyết các câu hỏi hay bài tập có sẵn trong bàiôn tập ở sách giáo khoa,

nhưng đối với môn địa lí thì lại không được thuận lợi như vậy, giáo viên tự tìm

ra nội dung cần hệ thống khắc sâu chứ không có một tài liệu nào hướng dẫn cả.

Đây cũng là một thử thách lớn đối với giáo viên và học sinh khi bước vào tiết ôn

tập. Đặc biệt là địa lí lớp 7 vì nội dung thiên về thành phần nhân văn của môi

trường, các môi trường địa lí và các châu lục trên thế giới- đây là những kiến

thức rất trìu tượng đối với học sinh. Chính vì thế, tiết ôn tập lại càng khó khăn

hơn cho giáo viên, nhất là nội dung ôn tập chỉ giới hạn trong một tiết học.

Trong khi đó,chương trình địa lí THCS ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 đều có bài

ôn tập trước khi kiểm tra giữa kì và kiểm tra cuối học kì.2

Làm sao để các em nắm vững kiến thức đã học một cách hệ thống, từ đó vận

dụng tốt và đạt kết quả cao trong bài kiểm tra giữa kì hay kiểm tra cuối học kì ?

Với trăn trở trên, năm học 2020 – 2021 tôi đã thực hiện giảng dạy bài Ôn tập

“ Thành phần nhân văn của môi trường và môi trường đới nóng, hoạt động

kinh tế của con người ở đới nóng ” địa lí lớp 7 rất thành công

pdf 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 472Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ôn tập “Thành phần nhân văn của môi trường và môi trường đới nóng, hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng” Địa lí Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long. 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
Họ và tên Ngày 
tháng 
năm sinh 
Nơi công 
tác (hoặc 
nơi thường 
trú) 
Chức 
danh 
Trình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc tạo 
ra sáng 
kiến 
1 
HOÀNG 
THỊ 
PHƯỢNG 
02/09/1977 Trường tiểu 
học - trung 
học cơ sở 
Thanh Phú, 
thị xã Bình 
Long, tỉnh 
Bình Phước 
Giáo 
viên 
ĐHSP 100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Ôn tập “Thành phần nhân 
văn của môi trường và môi trường đới nóng, hoạt động kinh tế của con người ở 
đới nóng ” địa lí lớp 7. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra 
sáng kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (môn địa lí ). 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:ngày 8 tháng 10 năm 2020. 
5.Mô tả bản chất của sáng kiến: 
5.1.Tính mới của sáng kiến: 
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn địa lí, tôi nhận thấy nội dung bài “ôn tập" 
là một trong những bài tương đối khó vì nó đòi hỏi sự hệ thống và khắc sâu kiến 
thức cho học sinh. Một số bộ môn khác nội dung ôn tập được thể hiện qua việc 
giải quyết các câu hỏi hay bài tập có sẵn trong bàiôn tập ở sách giáo khoa, 
nhưng đối với môn địa lí thì lại không được thuận lợi như vậy, giáo viên tự tìm 
ra nội dung cần hệ thống khắc sâu chứ không có một tài liệu nào hướng dẫn cả. 
Đây cũng là một thử thách lớn đối với giáo viên và học sinh khi bước vào tiết ôn 
tập. Đặc biệt là địa lí lớp 7 vì nội dung thiên về thành phần nhân văn của môi 
trường, các môi trường địa lí và các châu lục trên thế giới- đây là những kiến 
thức rất trìu tượng đối với học sinh. Chính vì thế, tiết ôn tập lại càng khó khăn 
hơn cho giáo viên, nhất là nội dung ôn tập chỉ giới hạn trong một tiết học. 
Trong khi đó,chương trình địa lí THCS ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 đều có bài 
ôn tập trước khi kiểm tra giữa kì và kiểm tra cuối học kì. 
2 
Làm sao để các em nắm vững kiến thức đã học một cách hệ thống, từ đó vận 
dụng tốt và đạt kết quả cao trong bài kiểm tra giữa kì hay kiểm tra cuối học kì ? 
 Với trăn trở trên, năm học 2020 – 2021 tôi đã thực hiện giảng dạy bài Ôn tập 
“ Thành phần nhân văn của môi trường và môi trường đới nóng, hoạt động 
kinh tế của con người ở đới nóng ” địa lí lớp 7 rất thành công. 
 Để thực hiện đề tài này tôi đã dùng các phương pháp như tiến hành dạy thử 
nghiệm ở trên lớp bằng cách sử dụng máy vi tính (laptop), ti vi, đánh giá học 
sinh thông qua kết quả làm bài kiểm tra giữa kì sau bài ôn tập. 
5.2. Nội dung sáng kiến: 
Trong quá trình giảng dạy kết hợp với dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy đa số 
các tiết ôn tập, giáo viên chủ yếu tập trung hệ thống lại kiến thức cơ bản bằng 
kênh chữ là chính (giáo viên hỏi, học sinh tự nhớ lại nội dung đã học để trả lời), 
chứ chưa chú trọng đến việc dùng tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ... (kênh hình) và 
bài tập để khắc sâu kiến thức. 
Bên cạnh đó, thực tế ở trường TH - THCS Thanh Phú, nơi tôi đang trực tiếp 
giảng dạy thì học sinh rất ít em tự giác học bài cũ, chứ chưa nói gì đến việc nắm 
vững kiến thức một cách hệ thống, thậm chí nhiều em thường xuyên không 
thuộc bài, nhất là ở tiết ôn tậpđa số là cô hỏi rồi cô lại là người trả lời, kết quả 
đáng buồn là bài kiểm tra giữa kì sau đó, có khoảng gần 50% học sinh điểm 
dưới trung bình.Qua nhiều năm giảng dạy thì đến nay,tôi đã khắc phục được tình 
trạng trên, nhờ tổ chức thành công bài ôn tập. 
Sau khi dạy xong phần thành phần nhân văn của môi trường và môi trường đới 
nóng, hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng - địa lí lớp 7, tôi tiến hành ôn 
tậptheo hai bước. 
Bước 1: Ôn tập nội dung đã học thông qua hình ảnh, lược đồ, biểu đồ...(kênh 
hình). 
 Giáo viên chuyển ý vào mục 1. Thành phần nhân văn của môi trường: 
 a. Dân số: 
Tôi chiếu hình 1.1. Tháp tuổi nhưng che từ “ tháp tuổi ”. 
Hình 1.1 – Tháp tuổi
Tôi yêu cầu học sinh:Quan sát hình 1.1 -> cho biết dân số được biểu thị như thế 
nào ? Dựa vào hình 1.1, em biết được những gì về dân số ? 
3 
Học sinh trả lời -> học sinh khác nhận xét bổ sung ->giáo viên kết hợp hiệu ứng, 
mở ra từ “tháp tuổi” và chốt kiến thức: Dân sốđược biểu thị bằng tháp tuổi. Dựa 
vào tháp tuổi biết được số dân, nhóm tuổi, độ tuổi, giới tính của dân số trong 
một thời điểm nhất định ở một địa phương. 
Giáo viên ghi điểm kiểm tra thường xuyên cho học sinh khi trả lời đúng. 
Tôi chiếu hình 1.2. Biểu đồ dân số thế giới từ đầu công nguyên và dự báo đến 
năm 2050 và yêu cầu học sinh: Nhận xét tình hình tăng dân số thế giới từ đầu 
thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX ? 
Hình 1.2-Biểu đồ dân số thế giới từ đầu công nguyên và dự báo đến năm 2050
Học sinh trả lời ->học sinh khác nhận xét, bổ sung ->giáo viên chốt kiến thức: 
 Dân số thế giới tăng nhanh: thế kỉ XIX-> thế kỉ XX. 
 Bùng nổ dân số: những năm 50 của thế kỉ XX. 
Tôi chuyển ý sang ->b. Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới: 
Giáo viên chiếu hình 2.1- Lược đồ phân bố dân cư trên thế giới và hỏi học sinh: 
Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư trên thế giới ? Kể tên và xác định trên 
lược đồ hai khu vực dân cư tập trung đông nhất ? 
Löôïc ñoà phaân boá daân cö theá giôùi. 
Hình 2.1 – Lược đồ phân bố dân cư thế giới 
4 
Học sinh trả lời -> giáo viên chốt kiến thức: Dân cư phân bố không đều, tập 
trung đông ở Nam Á, Đông Á. 
 Sau đó, tôi chiếu hình 2.2 - Học sinh thuộc ba chủng tộc làm việc ở phòng 
thí nghiệm. 
Tôi hỏi các em: Trên thế giới có mấy chủng tộc, đó là những chủng tộc nào ? 
 Học sinh sẽ biết: Ba chủng tộc, kể tên được các chủng tộc trên thế giới. 
Giáo viên chuyển ý sang -> c. Quần cư. Đô thị hóa: 
Tôi chiếu hình 3.1-Quang cảnh nông thôn, hình 3.2 - Quang cảnh đô thị, hoạt 
động kinh tế ở nông thôn, hoạt động kinh tế ở đô thị. 
Hoạt động kinh tế ở nông thôn Hoạt động kinh tế ở đô thị
5 
 Tôi hỏi các em: Có mấy loại quần cư ? Sự khác nhau giữa các loại quần cư 
này là gì ? 
 Học sinh trả lời -> giáo viên chốt kiến thức: Có hai loại quần cư là quần cư 
nông thôn và quần cư đô thị. Sự khác nhau giữa hai loại quần cư này. 
 Giáo viên ghi điểm kiểm tra thường xuyên cho học sinh trả lời đúng. 
 Sau đó, giáo viên chiếu hình 3.3 - Lược đồ các siêu đô thị trên thế giới có từ 
8 triệu dân trở lên ( năm 2000). 
Hình 3.3- Lược đồ các siêu đô thị trên thế giới có từ 8 triệu dân trở lên (2000)
Tôi hỏi các em: Tình hình đô thị hóa trên thế giới diễn ra như thế nào ? Châu 
lục nào có nhiều siêu đô thị trên 8 triệu dân nhất ? 
Học sinh trả lời -> học sinh nhận xét, bổ sung -> giáo viên chốt kiến thức kết 
hợp hiệu ứng dùng các đường màu xanh khoanh phạm vi các siêu đô thị trên 8 
triệu dân trở lên tương ứng từng châu lục để học sinh dễ so sánh được số siêu đô 
thị ở từng châu lục và ghi điểm kiểm tra thường xuyên cho học sinh trả lời 
đúng. 
Giáo viên chuyển ý sang -> 2. Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của 
con người ở đới nóng: 
 a. Môi trường đới nóng: 
Giáo viên chiếu hình 5.1- Lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng. 
Tôi yêu cầu các em: Xác định vị trí của đới nóng ? Kể tên và xác định vị trí 
của các kiểu môi trường trong đới nóng ? 
6 
Một em lên xác định được trên lược đồ vị trí của đới nóng (từ chí tuyến Bắc -> 
chí tuyến Nam). Vị trí 4 kiểu môi trường trong đới nóng (môi trường xích đạo 
ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang 
mạc)-> Học sinh khác nhận xét, bổ sung -> giáo viên chốt kiến thức và ghi điểm 
kiểm tra thường xuyên cho học sinh trả lời đúng. 
 Sau đó, giáo viên chiếu ba biểu đồ khí hậu 1, 2, 3 nhưng che tên môi trường. 
1 MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI2
0 C
3 MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA 
Học sinh quan sát biểu đồ, giáo viên lần lượt gọi 3 học sinh ( học sinh 1, 2, 3 trả 
lời câu hỏi tương ứng biểu đồ 1, 2, 3): 
7 
Dựa vào biểu đồ khí hậu 1, 2, 3 ->cho biết tên môi trường và đặc điểm khí hậu 
của môi trường đó ? 
Học sinh trả lời -> học sinh khác nhận xét, bổ sung -> giáo viên chốt kiến thức 
kết hợp hiệu ứng mở ra các từ “MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO”, “MÔI TRƯỜNG 
NHIỆT ĐỚI”, “MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA”,ghi điểm kiểm tra 
thường xuyên cho học sinh trả lời đúng. 
 Môi trường xích đạo ẩm. 
 Khí hậu Môi trường nhiệt đới. 
 Môi trường nhiệt đới gió mùa. 
Giáo viên chiếu lần lượt hình ảnh thảm thực vật: 1.MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO, 
2. MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI, 3. MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA 
nhưng che tên thảm thực vật. 
1 MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM 
2 MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI 
3 MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA 
 Học sinh quan sát hình 1, 2, 3 ->cho biết đặc điểm thảm thực vật tương ứng của 
môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa ? 
8 
 Học sinh trả lời -> học sinh khác nhận xét, bổ sung -> giáo viên kết hợp 
hiệu ứng, lần lượt mở ra các từ “Hình 5.3-Rừng rậm xanh quanh năm, Hình 5.4- 
Lát cắt rừng rậm xanh quanh năm ”; “ Hình 6.3-Xa van ở Kê-ni-a vào mùa mưa, 
Hình 6.4-Xa van ở Cộng hòa Trung Phi vào mùa mưa”, “ Hình 7.5-Rừng cao su 
vào mùa mưa, Hình 7.6-Rừng cao su vào mùa khô ”, chốt kiến thức và ghi điểm 
kiểm tra thường xuyên cho học sinh trả lời đúng. 
 Môi trường xích đạo ẩm. 
 Thực vật Môi trường nhiệt đới. 
 Môi trường nhiệt đới gió mùa. 
 Giáo viên chuyển ý sang -> b. Dân số: 
Tôi chiếu hình 2.1 - Lược đồ phân bố dân cư thế giới và yêu cầu học sinh:nhận 
xét về dân số ở đới nóng ? 
Löôïc ñoà phaân boá daân cö theá giôùi. 
Hình 2.1 – Lược đồ phân bố dân cư thế giới 
 Học sinh trả lời -> học sinh khác nhận xét, bổ sung -> giáo viên chốt kiến 
thức: Dân số ở đới nóng đông ( gần 50% dân số thế giới tập trung ở đới nóng), 
những nơi tập trung đông là Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Đông Nam Bra-xin, 
Tây Phi. 
Sau đó tôi chiếu biểu đồ hình 10.1-Biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và lương 
thực ở châu Phi từ năm 1975 đến năm 1990. 
1975 1980 1985 1990
80
100
110
120
130
140
150
160
90
%
Năm
Gia tăng dân số tự nhiên
Sản lượng lương thực
Bình quân lương thực theo đầu
người
Hình 10.1-Biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và lương
thực châu Phi từ năm 1975 đến năm 1990
Năm 1975 = 100%
Tôi giải thích kí hiệu trên biểu đồ: Có ba đại lượng biểu thị ba màu khác nhau, 
lấy mốc năm 1975 quy thành 100% ->vì ba đại lượng có giá trị không đồng 
nhất. 
9 
Học sinh trả lời các câu hỏi sau: 
Đặc điểm củatỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên? 
Sản lượng lương thực từ năm 1975 đến năm 1990 có gì thay đổi? 
Bình quân lương thực đầu người như thế nào ?Nguyên nhân ?Biện pháp khắc 
phục ? 
Học sinh trả lời -> học sinh khác nhận xét, bổ sung -> giáo viên chốt lại kiến 
thức và ghi điểm kiểm tra thường xuyên cho học sinh trả lời đúng. 
Cả sản lượng lương thực và dân sốđều tăng nhưngsản lượng lương thực tăng 
không kịp với đà tăng dân số. Bình quân lương thực đầu ngườigiảm từ 100% 
xuống còn 80%, do dân số tăng nhanh hơn nhiều so với việc tăng sản lượng 
lương thực. Để bình quân lương thực đầu người tăng lên, cần giảm tốc độ gia 
tăng dân số tự nhiên, nâng mức tăng sản lượng lương thực lên. 
 Sau đó, tôi chiếu bảng số liệu sau: 
Năm Dân số ( triệu người ) Diện tích rừng ( triệu ha ) 
1980 360 240,2 
1990 442 208,6 
Học sinh đọc bảng số liệu -> nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích 
rừng ở khu vực Đông Nam Á ? 
Từ bảng số liệu học sinh nhận xét được: Từ năm 1980 đến năm1990, dân số 
tăng từ 360 triệu người lên 442 triệu người. Còn diện tích rừng giảm từ 240,2 
triệu ha xuống còn 208,6 triệu ha. 
Tôi hỏi các em: Vì sao diện tích rừng ngày càng giảm ? 
 Sau khi học sinh trả lời, tôi chốt lại kiến thức: Dân số càng tăng thì diện tích 
rừng càng giảm, do con người đã sử dụng đất để xây dựng thêm đường giao 
thông, canh tác. Dùng đất và gỗđể làm nhà, xây bệnh viện, trường học  chặt 
cây rừng để làm củi, chất đốt cho sinh hoạt và sản xuất, tất cả là nhằm đáp ứng 
nhu cầu của cuộc sống. Chính vì thế, sự gia tăng dân số nhanh đãđẩy mạnh tốc 
độ khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, 
đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch  tác động xấu về nhiều mặt. 
Nhất là ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị suy giảm. 
 Từ phân tích trên học sinh nhận biết được: Dân số và sức ép dân số tới tài 
nguyên, môi trường ở đới nóng. Cần giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế 
và nâng cao đời sống của người dân. 
Bước 2: Tôi sẽ khắc sâu kiến thức thông qua việc làm các bài tập. 
 Học sinh cả lớp trả lời bằng hình thức giơ kết quả ghi ở bảng con -> giáo 
viên quan sát chốt kiến thức và ghi điểm kiểm tra thường xuyên cho những em 
trả lời đúng. 
Câu 1. Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây: 
Tên nước Diện tích ( km2) Dân số ( triệu người) 
Việt Nam 329314 78,7 
Trung Quốc 9597000 1273,3 
In-đô-nê-xi-a 1919000 206,1 
Giáo viên hướng dẫn học sinh: Để tính mật độ dân số ( người/km2) trước hết các 
10 
em phải đổi số liệu dân số của các nước từ đơn vị triệu người ra đơn vị là người, 
sau đó lấy số liệu dân số vừa mới đổi chia cho diện tích. 
Đáp án: 
Mật độ dân số Việt Nam là 
 78 700 000 : 329314 (người/km2) = 239người/km2. 
Mật độ dân số Trung Quốc là 
 1273 300 000: 9597000(người/km2) = 132,7người/km2. 
Mật độ dân số In-đô-nê-xi-a là 
 206 100 000: 1919000(người/km2) = 107,4người/km2. 
Câu 2.Chọn ý đúng các câu sau: 
Câu 2.1. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số 
thế giới đạt từ 
a. 2,0%. 
b. 2,1%. 
c. 2,2%. 
d. 2,3%. 
Đáp án: b. 2,1%. 
Câu 2.2.Chủng tộc Môn-gô-lô-it sinh sống chủ yếu ở châu 
a. Á. 
b. Âu. 
c. Phi. 
d. Mĩ. 
Đáp án: a. Á. 
Câu 2.3.Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là 
a. chênh lệch nhiệt độ năm lớn. 
b. khí hậu nóng và ẩm quanh năm. 
c. chênh lệch nhiệt độ ngày đêm nhỏ. 
d. lượng mưa trung bình năm từ 1 000 mm đến 1 500 mm. 
Đáp án: b. khí hậu nóng và ẩm quanh năm. 
Câu 2.4. Môi trường nhiệt đới nằm ở vị trí từ 
a. chí tuyến về vòng cực ở hai bán cầu. 
b. xích đạo đến chí tuyến ở hai bán cầu. 
c. xích đạo về hai vòng cực ở hai bán cầu. 
d. khoảng 50B và 5oN đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. 
Đáp án: d. khoảng 50B và 5oN đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. 
Câu 2.5. Việc phân chia dân cư trên thế giới thành ba chủng tộc không phải 
dựa vào 
a. tóc. 
b. màu da. 
c. tiếng nói. 
d. mắt, mũi. 
Đáp án: c. tiếng nói. 
Câu 2.6. Điểm nào sau đây không đúng với quần cư đô thị ? 
a. Mật độ dân số thường thấp. 
11 
b. Số người hoạt động dịch vụ đông. 
c. Dân số có xu hướng ngày càng tăng. 
d. Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp. 
Đáp án: a. Mật độ dân số thường thấp. 
Câu 2.7. Kiểu môi trường nào sau đây không thuộc đới nóng ? 
a. Ôn đới. 
b. Nhiệt đới. 
c. Hoang mạc. 
d. Xích đạo ẩm. 
Đáp án: a. Ôn đới. 
Câu 2.8. Điểm nào sau đây không đúng với môi trường xích đạo ẩm ? 
a. Mưa quanh năm. 
b. Mưa chủ yếu do tuyết tan. 
c. Càng gần xích đạo mưa càng nhiều. 
d. Lượng mưa từ 1500 mm đến 2500 mm. 
Đáp án: b. Mưa chủ yếu do tuyết tan. 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Sáng kiến này áp dụng được nhiều khối lớp 6,7,8,9..., không chỉ áp dụng tại 
trường TH - THCS Thanh Phú mà có thể áp dụng được ở trường: THCS An 
Lộc, THCS An Lộc B, TH - THCS Thanh Lương, TH - THCS An Phú... và áp 
dụng rộng rãi cho tất cả các trường THCS trong toàn tỉnh. 
6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có. 
7.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 Giáo viên sưu tầm các hình ảnh, lược đồ, biểu đồ...(kênh hình) phù hợp, liên 
quan đến nội dung các bài đã học, để học sinh quan sát nhớ lại kiến thức qua 
phần mềm trình chiếu powerpoint. Trong khi hướng dẫn học sinh hệ thống lại 
kiến thức đã học qua kênh hình, giáo viên có thể thêm phần hiệu ứng để giúp 
các em khắc sâu kiến thức hơn.Đồng thời, học sinh ôn tập thông qua việc làm 
một số bài tập ở cuối tiết học. Trường phải được trang bị hệ thống máy chiếu 
hoặc màn hình ti vi có kết nối máy tính (laptop), để phục vụ cho công tác giảng 
dạy. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả: 
 Học xong bài ôn tập, tôi đã cho các em làm bài kiểm tra giữa kì vào tuần 10. 
 Kết quả của học sinh thu được rất khả quan như sau: 
Lớp 
Tổng số 
học sinh 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
 SL % SL % SL % SL % 
7A 41 18 43,9 17 41,5 6 14,6 
7B 43 18 41,7 16 37,2 5 11,6 4 9,3 
Khối 7 84 
36 42,9 33 39,3 11 13,1 4 4,7 
12 
 Trong tiết ôn tập, tôi thấy: Học sinh rất hứng thú học tập, dễ nhớlại kiến thức 
bài học qua hình ảnh, lược đồ, biểu đồ, ... (kênh hình). Ngoài ra, các em còn 
được vận dụng và khắc sâu kiến thức đã học trên cơ sở làm bài tập ở cuối tiết 
học. 
Qua sáng kiến này, tôi nhận thấy giáo viên khi dạy bộ môn địa lí, cung cấp kiến 
thức mới cho học sinh từ việc kết hợp giữa kênh chữ và khai thác kiến thức trên 
lược đồ, biểu đồ, hình ảnh... (kênh hình) thì đến khi ôn tập chúng ta có thể sử 
dụng một số kênh hình đó để giúp học sinh dễ nhớ lại nội dung đã học, vận dụng 
làm bài tập một cách nhuần nhuyễn. Mặt khác, để khuyến khích học sinh hào 
hứng học tập và tạo không khí lớp học sôi nổi, tôi kết hợp ghi điểm kiểm tra 
thường xuyên cho những em có câu trả lời đúng. 
9.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử ( nếu có): 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Thanh Phú, ngày 17 tháng 01 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Hoàng Thị Phượng 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_on_tap_thanh_phan_nhan_van_cua_moi_truong_va_moi_truong.pdf