SKKN Những biện pháp giúp học sinh vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường phù hợp với địa hình, địa vật

SKKN Những biện pháp giúp học sinh vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường phù hợp với địa hình, địa vật

Để xây dựng được một phương án tập cụ thể cho nội dung này, giáo viên cần dành thời gian quan sát, chọn địa hình bãi tập và đưa ra phương án tập hợp lý. Phương án tập cơ bản cần xác định rõ những nội dung sau đây:

+ Thời gian tác chiến: Chiến đấu vào thời gian nào? ( Cần lưu ý cho thời gian từng mùa trong năm theo đặc trưng vùng)

+ Vị trí đứng chân: Vị trí người học đang đứng? (Để người học xác định được vị trí của mình trong địa hình chiến đấu).

+ Phương hướng: Đâu là hướng Bắc, Nam, Đông, Tây. (Để người học hình dung được tổng thể địa hình tác chiến).

+ Vật chuẩn: Cần lấy những sự vật, cây cối độc lập, dễ quan sát. (Vật làm chuẩn để người chỉ huy chỉ đạo quá trình tác chiến).

+ Địa hình: Đặc điểm về làng mạc, đường xá, những đặc trưng khác trong khu vực tác chiến có thể ảnh hưởng đến việc chiến đấu.

+ Tình hình địch: Vị trí địch hiện tại, lực lượng, vũ khí trang bị, đặc điểm mục tiêu, quy luật hoạt động, thủ đoạn.

+ Nhiệm vụ của chiến sĩ ta: Vị trí của chiến sĩ ta, trang bị, hành động, nhiệm vụ, các lực lượng phối hợp (nếu có).

 

docx 19 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Những biện pháp giúp học sinh vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường phù hợp với địa hình, địa vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. Các em học sinh đều sinh ra và lớn lên trong thời bình, không biết được chiến trường là như thế nào. Vì vậy, để học sinh hiểu và bước đầu biết vận dụng thì trước hết phải cho người học hình dung được thực tế chiến trường. Tuy nhiên, ở đa số các trường THPT, khu vực dạy học môn GDQP-AN là sân trường nhưng có khi lại không được cố định do chia sẻ các hoạt động khác của nhà trường; địa hình, địa vật trên sân trường không thể sát với địa hình, địa vật để vận dụng; đồ dùng dạy học chưa đầy đủ, nên một số giáo viên cho rằng chỉ cần hướng dẫn học sinh biết và làm lại được động tác là đạt.
Mặt khác, khi học sinh chỉ biết mà chưa hiểu tư thế động tác sẽ tạo ra một tâm lý thời ơ. Nhiều học sinh đặt ra câu hỏi: Tại sao phải thực hiện những động tác cực khổ đến như vậy? Từ tâm lý đó, học sinh không tích cực khi tiếp thu và luyện tập. Việc không hiểu hết ý nghĩa, yêu cầu của các động tác còn làm cho người học khó phân biệt được những đặc điểm cơ bản của từng động tác. Từ đó, người học mau quên và dễ lẫn lộn các động tác. Như vậy, cuối cùng kết quả của công việc truyền đạt không cao và không bền vững. Học các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường người học phải hiểu tại sao thực hiện như vậy, hình thành được tư duy quân sự linh hoạt cho phù hợp thực tế.
Từ thực trạng trên,tôi xin đề xuất một số biện pháp giải quyết như sau:
Xây dựng phương án tập phù hợp và phổ biến cho học sinh nắm trước khi bắt đầu nội dung bài học.
Phân tích kĩ ý nghĩa, yêu cầu chung.
Phân tích và so sánh trường hợp vận dụng của các động tác.
Làm mẫu động tác bước làm nhanh (bước 1) sát với tình huống của động tác.
Tổ chức cho học sinh tập luyện tổng hợp trong khu vực bãi tập có địa vật đa dạng phù hợp với các động tác được mô phỏng bằng dây giăng.
Thường xuyên tổ chức hội thao, kiểm tra đánh giá sự tiếp thu của học sinh theo hướng yêu cầu hiểu và vận dụng động tác phù hợp.
Các giải pháp giúp học sinh vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường phù hợp với địa hình, địa vật.
Xây dựng phương án tập phù hợp và phổ biến cho học sinh nắm trước khi bắt đầu nội dung bài học.
Có một phương án tập cụ thể, gần gũi với địa hình thực tế: có địch, có ta gắn trong địa hình, địa vật cụ thể, có nhiệm vụ người chiến sĩ phải hoàn thành, cùng với những tác động qua lại của các điều kiện tác chiến xung quanh sẽ giúp học sinh hiểu được sự ác liệt của quá trình chiến đấu, đánh giá được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình vận động; giúp học sinh hiểu được tại sao giáo viên phải hướng dẫn động tác như vậy và tại sao họ phải thực hiện các yêu cầu của động tác trong hoàn cảnh đó. Từ đó, học sinh sẽ tư duy được những cách hành động thích hợp để ứng phó với các điều kiện tương tự của địa hình, địa vật khi vận dụng.
Để xây dựng được một phương án tập cụ thể cho nội dung này, giáo viên cần dành thời gian quan sát, chọn địa hình bãi tập và đưa ra phương án tập hợp lý. Phương án tập cơ bản cần xác định rõ những nội dung sau đây:
+ Thời gian tác chiến: Chiến đấu vào thời gian nào? ( Cần lưu ý cho thời gian từng mùa trong năm theo đặc trưng vùng)
+ Vị trí đứng chân: Vị trí người học đang đứng? (Để người học xác định được vị trí của mình trong địa hình chiến đấu).
+ Phương hướng: Đâu là hướng Bắc, Nam, Đông, Tây. (Để người học hình dung được tổng thể địa hình tác chiến).
+ Vật chuẩn: Cần lấy những sự vật, cây cối độc lập, dễ quan sát. (Vật làm chuẩn để người chỉ huy chỉ đạo quá trình tác chiến).
+ Địa hình: Đặc điểm về làng mạc, đường xá, những đặc trưng khác trong khu vực tác chiến có thể ảnh hưởng đến việc chiến đấu.
+ Tình hình địch: Vị trí địch hiện tại, lực lượng, vũ khí trang bị, đặc điểm mục tiêu, quy luật hoạt động, thủ đoạn.
+ Nhiệm vụ của chiến sĩ ta: Vị trí của chiến sĩ ta, trang bị, hành động, nhiệm vụ, các lực lượng phối hợp (nếu có).
Ví dụ: với không gian sân vận động trường, giáo viên lên lớp lúc 14h20 ngày 16/03/2022 tôi xây dựng phương án tập như sau:
Thời gian tác chiến là lúc 14h20 ngày 16/09/2021. Tại vị trí chúng ta đang đứng chân là phía Bắc của Trường.
Thẳng hướng tay trái tôi chỉ là sân bóng chuyền đất , kéo dài thẳng tiếp ra phía sau là hướng Tây, các hướng khác các em có thể xác định.
Vật chuẩn như sau: Về hướng Tây Nam thẳng theo hướng tay tôi chỉ là cây Xà cừ cao đó là vật chuẩn số 1, kéo sang hướng Nam cách vật chuẩn số 1 khoảng 150m thẳng theo hướng tay tôi chỉ là 3 cây xà cừ đó là vật chuẩn số 2.
Về địa hình: Xung quanh đây là khu dân cư có truyền thống đoàn kết, yêu nước; Về phía tây cách đây khoảng 200m, có đường QL1A, sau lưng có đường bê tông lien xóm nối giữa Khối Bắc và Xóm Bắc Hồng – Xã Diễn Hồng.
Về tình hình địch: Thẳng theo hướng tay tôi chỉ về phía Tây Nam cách đây khoảng 150m là lô cốt nơi địch đóng quân, lực lượng khoảng một trung đội bộ binh, được trang bị nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại. Chúng đã xây dựng nơi đây thành một cứ điểm kiên cố, bên trong đã bố trí nhiều công sự trận địa, bên ngoài đã xây bờ rào bao quanh và nhiều hầm che đỡ bằng bao cát để cảnh giới. Thủ đoạn của địch ở lô cốt, công sự: Bình thường, chúng tăng cường quan sát ra xa để phát hiện lực lượng ta tiến công, thỉnh thoảng dùng hỏa lực bắn mạnh về các hướng và bắn mạnh về hướng đội hình của ta. Khi phát hiện lực lượng ta tấn công, chúng dựa vào công sự, sử dụng vũ khí hiện có để tiêu diệt lực lượng ta từ xa đến gần. Khi có nguy cơ bị ta tiêu diệt, chúng lợi dụng địa hình có lợi, co cụm cố thủ chờ lực lượng bên trong ra ứng cứu hoặc rút chạy về phía trong rồi dùng hỏa lực mạnh của cấp trên bắn trùm lên trận địa để tiêu diệt lực lượng ta, sau đó quay trở ra triển khai lực lượng chiếm lại công sự đã mất.
Về ta: Chiến sĩ Nguyễn Văn A, nằm trong đội hình chiến đấu của cấp trên, được trang bị súng tiểu liên AK và một số vật chất đảm bảo chiến đấu đang vận động đến vị trí tôi đang đứng chân, đã nhận được lệnh của chỉ huy là nhanh chóng, bí mật vận động để tiếp cận lô cốt, dùng vũ khí tiêu diệt địch.
ĐƯỜNG LIÊN XÃ
Đ Ư Ờ N G
B Ê
T Ô N G
Vườn cây
CỔNG
 CHÍNH 
Sơ đồ địa hình sân vận động trường THPT
LÔ CỐT ĐỊCH
Sân bóng chuyền
Chú ý, tùy theo địa hình cụ thể của thao trường, bãi tập mà xây dựng phương án tập cho phù hợp. Phương án tập nên phổ biến cô đọng và nhanh để tiết kiệm thời gian cho bài học.
Phân tích kỹ ý nghĩa, yêu cầu chung.
Ý nghĩa, yêu cầu chung của bài giúp học sinh hiểu được việc thực hiện các động tác và phải làm gì khi vận động trên chiến trường của người chiến đấu. Từ đó, dễ dàng hiểu được ý nghĩa và yêu cầu cụ thể của từng động tác. Theo tôi để phân tích kỹ ý nghĩa, yêu cầu chung, người dạy cần giúp học sinh nắm được ít nhất ba vấn đề: cơ sở xuất phát (tại sao có nó?); nội dung bao hàm và biện pháp thực hiện.
Chẳng hạn, khi phân tích yêu cầu: “Luôn quan sát địch, địa hình và động đội, vận dụng các tư thế động tác vận động phù hợp”:
Cơ sở xuất phát: Do vũ khí của ta không mạnh bằng địch nên đòi hỏi phải đánh gần. Khi đánh gần phải quan sát địch, địa hình, đồng đội và vận dụng các tư thế phù hợp đảm bảo được tính bí mật, bất ngờ.
Nội dung bao hàm: Người chiến sĩ trên chiến trường cần biết: Địch đang ở đâu, có thể có vũ khí gì, hành động như thế nào? Địa hình cụ thể ? Đồng đội đang ở đâu, hành động của đồng đội có ý nghĩa gì để hiệp đồng ?
Biện pháp: Khi thực hiện các động tác, phải luôn quan sát hướng địch và xung quanh, hành động luôn cảnh giác; phải thấp và bé hơn địa vật che khuất, che đỡ; luôn phân tích tình hình địch, địa hình và hành động của đồng đội.
Phân tích và so sánh trường hợp vận dụng của các động tác.
Trường hợp vận dụng là điều kiện cụ thể của chiến trường để người chiến sĩ áp dụng tư thế động tác phù hợp. Tuy nhiên, do có nhiều động tác nên học sinh dễ bị lẫn lộn. Để khắc phục được điều này, khi lên lớp từng động tác, người dạy cần phân tích rõ, giáo viên cần lập bảng so sánh trường hợp vận dụng của các động tác với nhau như sau:
BẢNG SO SÁNH TRƯỜNG HỢP VẬN DỤNG CỦA CÁC ĐỘNG TÁC

TT

Động tác
Khoảng cách vận động đến địch

Chiều cao địa vật che khuất, che đỡ

Điều kiện khác

Yêu cầu hành động

1

Đi khom

Gần địch

Ngang tầm ngực
Trời mưa, sương mù địch khó phát hiện

Nhẹ	nhàng, thận trọng

2

Chạy khom

Gần địch

Ngang tầm ngực

Vượt từ địa hình này qua địa hình khác
Nhanh mạnh hoặc nhẹ nhàng thận trọng tùy theo tình hình địch

3

Bò cao

Gần địch

Ngang	tầm người ngồi
Địa hình dễ phát ra tiếng động hoặc cần dùng tay dò gỡ mìn

Nhẹ	nhàng, thận trọng

4

Lê
Gần địch
Ngang	tầm người ngồi
Địa hình cần thu nhỏ mục tiêu
Nhẹ	nhàng, thận trọng

5

Trườn

Gần địch

Ngang	tầm người nằm
Chui qua hàng rào, dây thép gai, dò gỡ mìn.

Nhẹ	nhàng, thận trọng

6

Vọt tiến

Gần địch

Vượt	qua	địa hình trống trải
Địch sơ hở hoặc đang tạm ngưng hỏa lực

Nhanh,	bất	ngờ, chớp thời cơ
Bảng so sánh cho học sinh nắm hoặc làm thành bảng lớn và đặt nơi dễ nhìn khi học sinh luyện tập tổng hợp các động tác.
Làm mẫu động tác bước làm nhanh sát với tình huống của động
tác.
Đây là các tư thế động tác vận động trên chiến trường nên khi làm mẫu,
giáo viên không thể chỉ thể hiện được động tác mà cần phải thể hiện nó trong một tình huống chiến đấu cụ thể khi đó học sinh mới hiểu hết được tại sao phải có những cử động, ý nghĩa từng cử động của động tác; khi gặp địa hình và từng huống khác nhau, học sinh sẽ linh hoạt sử dụng các động tác cho phù hợp. Khi làm mẫu động tác, giáo viên sẽ thực hiện từ 2 đến 3 bước: làm nhanh, làm chậm và làm tổng hợp, trong đó bước làm nhanh sẽ giúp học sinh quan sát, động tác mẫu mà học sinh quan sát chính là động tác mà học sinh cần đạt được khi vận dụng. Vì vậy, giáo viên phải thực hiện sát với tình huống chiến đấu của động tác.
Ví dụ nêu tình huống động tác Lê: Thời gian tác chiến lúc 14 giờ 30 ngày 25/03/2022, thẳng theo hướng tay tôi chỉ cách đây khoảng 100m có 01 ụ súng của địch, lực lượng khoảng 2 – 3 tên địch và 01 khẩu súng máy đang tổ
chức canh gác, cảnh giới, thỉnh thoảng chúng dùng hỏa lực bắn mạnh về phía đội hình chúng ta. Về phía ta, chiến sĩ A đang vận động tới vị trí tôi đang đứng chân, gặp địa hình, địa vật 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nhung_bien_phap_giup_hoc_sinh_van_dung_cac_tu_the_dong.docx
  • pdf15 -BÙI VĂN MẠNH-THPT DIỄN CHÂU 2-GDQP.pdf