Giúp học sinh nắm được mục tiêu nhiệm vụ học tập; Tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập. Khi gặp khó khăn mới trao đổi với bạn (khi đó các nhóm học tập sẽ tương tác và hình thành thói quen tự học một cách tự nhiên theo nhu cầu của chính các em). Các bạn trong nhóm trao đổi bài kiểm tra cho nhau, nói cho nhau kết quả, cách làm của mình. Báo cáo kết quả học tập trước lớp cho các bạn và cô giáo. Khi được công nhận hoàn thành nhiệm vụ trước đó thì thực hiện nhiệm vụ học tập mới.
Ở các tiết dạy nhất là trong Mô hình dạy học VNEN, vị trí quan sát thật sự rất quan trọng và cần thiết. Vì thế, tôi đã chọn vị trí quan sát thật thích hợp để quan sát thái độ, cử chỉ nét mặt. Nếu phát hiện em nào gặp khó khăn, kịp thời có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ. Nếu nhiệm vụ học tập là vấn đề khó với đa số học sinh, tôi mới hướng dẫn chung với cả lớp. Mặc khác học sinh đã rất thuận lợi trong trao đổi, tương tác, theo việc kê bàn ghế bố trí phù hợp, kê theo nhóm, học sinh ngồi đối diện với nhau theo Mô hình mới giúp các em hợp tác, tương tác nhóm dễ dàng hơn. Với cách tổ chức dạy học như vậy, cách đánh giá học sinh cũng được chuyển trọng tâm từ đánh giá "kết thúc", đánh giá "tổng kết" sang đánh giá quá trình, đánh giá "tiến trình"; chuyển đánh giá "bằng điểm số"sang đánh giá "bằng nhận xét". Việc đánh giá quá trình phát triển, đánh giá sự tiến bộ mới là đánh giá thiết thực và hiệu quả nhất cho sự phát triển của mỗi học sinh. Điều này đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên quan sát, theo dõi cá nhân học sinh, nhóm học sinh trong quá trình học tập để có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp thời đối với từng việc làm, từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc của cả nhóm học sinh. Đồng thời tôi cố gắng quan sát từng học sinh đưa ra những nhận định, nhận xét về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của học sinh để kịp thời động viên, khuyến khích các em có động lực học tập. Đưa ra biện pháp hỗ trợ và điều chỉnh những kiến thức mà học sinh chưa đạt yêu cầu.
xử lí một số tình huống giáo dục học sinh. Ở lớp một số thầy cô có thói quen làm thay cho học sinh. c. Kết quả khảo sát Theo kết quả khảo sát của HS lớp 3B, trường TH Lý Tự Trọng năm học 2017 – 2018 nêu lên thực trạng về hoạt động tự học của học sinh có 81,8 % HS chọn hình thức học một mình, 33,3 % HS chọn nhóm bạn để cùng học tập và chỉ có 6.1 % HS chọn hình thức học với người thân. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, về kỹ năng tự học, có khoảng 27, 2 % - 54,5 % HS còn lúng túng khi sử dụng các kỹ năng tự học. Mức độ sử dụng thành thạo các kỹ năng tự học của HS còn quá thấp ( chỉ từ 6,1 – 12,1 %). Về ý kiến của GV bộ môn đối với thời gian tự học của HS, có khoảng 34,8 % - 38,9 % ý kiến GV cho rằng HS chỉ tự học một ngày từ 1 giờ đến 2 giờ và có 6,5 % - 15,7% ý kiến GVcho rằng HS tự học 3 giờ và trên 3 giờ mỗi ngày. Ý kiến của các HS về thời gian tự học cũng tương đối tương tự với các ý kiến của các GV về vấn đề này khi có 24,2% - 45,1% cho rằng các em chỉ tự học từ 1 giờ đến 2 giờ trong một ngày và có 9,1 % - 15, 2 % HS cho biết đã tự học 3 giờ và trên 3 giờ mỗi ngày. Qua kết quả khảo sát, có thể thấy rằng thực trạng về hoạt động tự học của HS vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Theo kết quả trên, tỉ lệ HS tự học từ 1 đến 2 giờ chiếm khá cao. Bên cạnh đó, nhiều HS vẫn còn lúng túng khi sử dụng các kỹ năng tự học. Nguyên nhân một phần là do các em chưa có ý thức tự giác trong quá trình học tập, một phần khác là do các em chưa được định hướng một cách cụ thể trong hoạt động tự học của bản thân. Do vậy, vai trò của người GV trong việc phát triển kỹ năng tự học của HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học là hết sức quan trọng. 3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Những giải pháp được nêu trong đề tài đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm, phương pháp, biện pháp để nâng cao năng lực tự học cho HS. Khi vận dụng biện pháp này, tôi thấy kĩ năng, năng lực tự học của học sinh được nâng lên rõ rệt. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp b.1. Tạo động lực và hứng thú để phát triển kỹ năng tự học cho HS Muốn học sinh có ý thức tự học thì trước hết các em phải yêu thích môn học đó. Vì vậy cần tạo cho HS niềm say mê môn học. Tôi đã dùng tiết dạy để giới thiệu về môn học, về những giá trị của môn học trong thực tiễn bằng những ví dụ minh họa cụ thể nhằm kích thích động cơ học tập ở các em. Trong quá trình dạy học, tôi đã lồng ghép một số kiến thức các môn học một cách tự nhiên ở hoạt động khởi động hoặc hoạt động kết thúc tiết học. Ví dụ: Ở môn Tự nhiên & Xã hội, có thể làm được điều này thông qua cách đặt vấn đề bằng những câu chuyện hay đơn giản chỉ là những câu hỏi thú vị như: Tại sao nước làm tắt lửa ?; Tại sao đồng hồ chạy từ trái sang phải? Câu hỏi vừa đặt ra tưởng chừng rất đơn giản nhưng để trả lời được câu hỏi này đòi hỏi HS cần phải có những hiểu biết nhất định. Hay như câu hỏi: “Băng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn? ”. Trên thực tế, đa số HS khi được hỏi thường trả lời là băng phẳng trơn hơn, nhưng sự thật lại không phải như vậy. Đó chính là điểm hấp dẫn, thú vị khi giáo viên đưa ra câu trả lời và giải thích. Hướng dẫn cho HS cách xây dựng kế hoạch học tập từ ban đầu. Ngay từ tiết học đầu tiên của môn học, tôi không dạy ngay mà giới thiệu sơ lược về chương trình, nội dung và phương pháp học một cách khái quát nhất để khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh và từ đó, tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù hợp. GV phải làm cho HS hiểu rõ: mọi kế hoạch phải được xây dựng dựa trên mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể và HS hoàn toàn có thể phấn đấu thực hiện được từng mục tiêu nếu có kế hoạch thời gian được xây dựng chi tiết. Chẳng hạn, trong quá trình giảng dạy mỗi chủ đề, tôi đã cung cấp cho HS nội dung và thời gian học và kiểm tra để HS nắm rõ. Đồng thời, có thể cho HS đánh dấu vào trong sách bài nào học ngày nào, đến tiết nào sẽ kiểm tra. Muốn HS tự xây dựng kế hoạch học tập thì GV phải là người cung cấp đầy đủ kế hoach dạy và học của các môn học. Hướng dẫn cho HS cách tìm và đọc sách hoặc tài liệu liên quan đến môn học. GV cần nhấn mạnh cho HS thấy rằng, kiến thức môn học không chỉ gói gọn trong nội dung Sách HD, trong bài giảng của cô mà đến từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, tôi đã tìm hiểu và giới thiệu cho HS những cuốn sách hay, những tài liệu bổ ích liên quan đến môn học như: Hàng vạn câu hỏi vì sao ? Cây ơi bạn đến từ đâu ? Những bài toán vui; Người dân tộc Khơ- mú sống như thế nào ?........ và khuyến khích các em tự tìm kiếm, tự phân tích và tổng hợp kiến thức. GV cũng có thể giới thiệu địa chỉ một số trang web, hoặc các trang diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập để HS tham khảo thêm. Ví dụ: Để được tư vấn trực tiếp về các phương pháp tự học hãy truy cập vào website: hanoiacademy.com.vn hoặc gọi vào hotline: 0986.94.0909 để được giúp đỡ hoặc tìm kiếm những thông tin hữu ích khác qua mạng Inrnet của trường hoặc tại gia đình. Dạy cho HS cách ghi chép và nghe giảng vì đây là những kỹ năng học tập vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của HS. Dù được học ở bất kì chương trình nào, cấp học nào đi nữa thì khi các em đã có đủ khả năng ghi chép thì hãy rèn luyện cho các em ghi chép lại một vài điều cảm thấy bổ ích, thích thú đối với bản thân qua các giờ học. Điều này phải được thực hiện một cách tự nguyện nhờ vào quá trình rèn luyện của GV. Trình độ nghe và ghi chép của học sinh ở mỗi môn học khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào đặc thù của từng môn học và phương pháp giảng dạy của từng giáo viên. Vì thế tôi đã phối hợp với các giáo viên bộ môn để rèn cho HS kĩ năng này. Khi học tập HS thường mang lối học thụ động, quen tách việc nghe và ghi chép ra khỏi nhau, thậm chí nhiều HS chỉ chờ GV đọc mới có thể ghi chép được nội dung bài học, nếu ngược lại thì bỏ trống vở. Điều này khiến HS có tâm lí ức chế, ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận kiến thức. Để khắc phục vấn đề này, tôi xây dựng cho HS thói quen ghi chép, bên cạnh nội dung của bài học có chừa khoảng trắng cho HS ghi chép hoặc ghi vào sổ tay những vấn đề mà GV mở rộng hoặc những điều các em thấy thích thú trong giờ học. Đối với các vấn đề mà HS còn chưa rõ, có thể đánh dấu để hỏi lại GV hoặc tìm hiểu thêm. Rèn luyện cho HS cách ghi chép nhanh bằng các hình thức gạch chân, bằng sơ đồ hình vẽ đơn giản những ý chính. Đối với các vấn đề quan trọng, tôi nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần để HS tiếp thu đễ dàng hơn. Hướng dẫn cho HS cách học bài. GV nên giới thiệu và hướng dẫn cho HS tự học theo nhiều hình thức khác nhau. Huớng dẫn HS cách phân tích, tổng hợp, vận dụng tri thức vào từng tình huống thực tiễn, học cách nhận xét, đánh giá, so sánh đối chiếu các kiến thức khác Cách tự học này sẽ giúp cho HS có thể học được cách rèn luyện được năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng và phát triển tư duy sáng tạo trong việc tìm ra những hướng tiếp cận mới đối với các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.. Ở cuối mỗi tiết hoc, tôi thường giao nhiệm vụ cụ thể cho HS ở tiết học tiếp theo. Để phát huy tối đa năng lực tự học và thúc đẩy HS tận dụng hết thời gian tự học, GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS. Ví dụ: Khi học bài: Gam (PPCT tiết 65). Giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như: Mỗi nhóm sẽ có cân đồng hồ, cân đĩa, một số loại thực phẩm như đường, muối, rau;để thực hành cân. Môn Tiếng Việt: Học chủ đề về quê hương, cuối tiết yêu cầu HS sưu tầm trước một số bài hát về quê hương. Việc tự học sẽ diễn ra rất tự nhiên. Các nhóm sẽ phân công nhiệm cho nhau để tìm kiếm bài hát từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Sau khi đã tiếp nhận được kiến thức cũ, các em có thể tìm hiểu kiến thức mới. Có như thế, các em mới định hướng được cụ thể các nhiệm vụ mình cần làm tiếp theo. Khi có sự chuẩn bị trước ở nhà, việc học trên lớp sẽ trở nên có hiệu quả hơn rất nhiều. Vấn đề tự học ở HS là một vấn đề không hề đơn giản. Muốn hoạt động học tập đạt kết quả cao, đòi hỏi HS phải tự giác, không ngừng tìm tòi học hỏi. Ngoài ra, sự định hướng của người thầy đóng vai trò quyết định thúc đẩy sự thành công trong việc chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Vì đây là một loại hoạt động, một loại lao động đặc biệt đòi hỏi HS phải có hứng thú trong học tập, tự học. Có hứng thú học tập, tự học sẽ giúp HS khắc phục được những áp lực, sự mệt mỏi, đối phó trong quá trình học tập. Cũng có thể khi mới bắt tay vào tự học, học sinh chưa có hứng thú, hoặc ít hứng thú, nhưng chính trong quá trình tự học, với những khám phá mới, cách tiếp cận mới, học sinh từ chỗ ít hứng thú đến nhiều hứng thú, từ chỗ việc học chỉ là một loại hoạt động bình thường (là nghĩa vụ) dần dần trở thành một sự đam mê, tự giác, có sự thôi thúc từ bên trong như một nhu cầu tự thân của học sinh vậy. Ngoài ra, tôi tìm hiểu và nắm chắc một số văn bản qui định, thông tư đánh giá xếp loại học sinh để từ đó đưa ra các qui tắc thưởng phạt theo tinh thần tự chủ được gọi là “kỉ luật tích cực”. Điều này tạo động lực thúc đẩy rất tích cực cho việc hình thành năng lực tự học ở mỗi học sinh. b.2. Nhóm kĩ năng học sinh cần có khi tự học Kỹ năng tự học của HS được hiểu đó là những việc làm, hành động, thao tác cụ thể của các em trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Con đường tích lũy, thu thập cũng phải tuân theo những quy định phù hợp, tránh tùy tiện. Muốn được như vậy, HS phải được rèn luyện một số kỹ năng tự học quan trọng. Đó là kỹ năng định hướng, tìm kiếm thông tin, xác định tài liệu, tìm tài liệu, lựa chọn tài liệu, đọc tài liệu, ghi chép tài liệu, phân tích tài liệu, sử dụng tài liệu. Đứng trước các nguồn tư liệu, thông tin phong phú, đa dạng HS phải biết lựa chọn những tư liệu, thông tin phù hợp, cốt lõi nhất, gắn với yêu cầu học tập của mình, giúp cho việc học tập có kết quả hữu hiệu. Với thông tin trên mạng, HS cũng cần được trang bị tri thức nhất định (về đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước; về pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ) để không bị những thông tin xấu không đúng với bản chất của sự vật, hiện tượng làm rối nhiễu, sai lạc cách tiếp nhận của mình. Điều này là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, trong số các kỹ năng HS cần được rèn luyện, kỹ năng sử dụng CNTT là một kỹ năng quan trọng. Đồng thời, xuyên suốt các yêu cầu đối với hoạt động tự học nhằm đạt được một năng lực nhất định, HS cần có các phẩm chất, đức tính như cần cù, chăm chỉ, không ngại khó khăn, có ý thức vượt khó khăn, có nhu cầu tìm hiểu, khám phá cái mới của tri thức Kỹ năng tự học hiểu cụ thể hơn là khả năng thực hiện một hệ thống các thao tác tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học trên cơ sở vận dụng các kinh nghiệm có liên quan đến hoạt động đó. Có bao nhiêu loại hình học tập thì có bấy nhiêu loại hình kỹ năng chuyên biệt. Tiếp thu những quan điểm trên, tôi phân chia hoạt động tự học bao gồm các nhóm kỹ năng cơ bản sau: b.2.1. Kỹ năng định hướng Trước tiên, để quá trình tự học diễn ra thành công cần hình thành cho HS cơ sở định hướng của hành động. Đó là hệ thống định hướng và chỉ dẫn mà chủ thể có thể sử dụng nó để thực hiện một hành động xác định nào đó. Nó có chức năng nhận thức đối tượng, vạch kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh hành động theo kế hoạch. Để có được cơ sở định hướng, HS phải trả lời được các câu hỏi: - Học nhằm mục đích gì ? Học vì yêu thích môn học, vì trách nhiệm với gia đình và xã hội, hay vì để được khen, được đánh giá cao. - Thái độ học tập ra sao ? Học với tinh thần, thái độ nghiêm túc hay hời hợt, qua loa. - Học như thế nào ? HS nên chọn phương pháp nào là phù hợp với bản thân. b.2.2. Kỹ năng lập kế hoạch học tập Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu HS xác định được mục tiêu, nội dung và phương pháp học. Cho nên tôi đã hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập. Trên cơ sở bộ khung đã được thiết lập đó, HS có thể tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng. Trong quá trình lập kế hoạch phải chú ý một số điểm sau: - Thứ nhất, phải xác định tính hướng đích của kế hoạch. Đó có thể là kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, thậm chí kế hoạch cho từng môn, cho từng chủ đề. Kế hoạch phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. - Thứ hai, khi lập kế hoạch, phải chọn đúng trọng tâm, cần xác định được cái gì là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. b.2.3. Kỹ năng thực hiện kế hoạch Muốn thực hiện thành công kế hoạch mình đã tạo lập, HS cần có một số kỹ năng sau: - Tiếp cận thông tin: lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghe giảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, làm thí nghiệmTrong hoạt động này rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh và linh hoạt. - Xử lí thông tin: việc xử lí thông tin trong quá trình tự học không bao giờ diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử dụng được. Quá trình này có thể được tiến hành thông qua các kỹ năng ghi chép, phân tích, đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh - Vận dụng tri thức, thông tin: thể hiện qua việc vận dụng thông tin tri thức khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí các tình huống, viết báo cáo, - Trao đổi, phổ biến thông tin: việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin tri thức thông qua các hình thức: thảo luận, thuyết trình, tranh luận là công việc cuối cùng của quá trình tiếp nhận tri thức. b.2.4. Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm Khi HS tự đánh giá được kết quả học tập của mình, các em sẽ tự đánh giá được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái gì mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục. Để có kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, học sinh cần: - Tự trả lời câu hỏi trong tài liệu hướng dẫn học tập bằng cách xác định yêu cầu của câu hỏi, dự kiến câu trả lời, tái hiện các kiến thức liên quan, tập trình bày câu trả lời trước nhóm hoặc trước lớp để tìm ra chỗ sai từ đó khắc phục. - Tự đặt câu hỏi để tự mình giải quyết hoặc thảo luận cùng bạn bè. - Làm các bài tập của thầy cô giao cho, hoặc các bài tập bản thân tự tìm kiếm sau đó tự mình kiểm tra đáp án để rút kinh nghiệm,. b.3. Hình thành năng lực tự học cho học sinh trong giờ học chính khóa Để làm được điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có hiểu biết cơ bản về nội dung chương trình của lớp học, cấp học; mạnh dạn đổi mới cách thiết kế và tổ chức lớp học trong đó các hoạt động thực hành cần được thực hiện thường xuyên. Đồng thời, chuyển quá trình dạy học một cách hình thức, áp đặt của của giáo viên thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của học sinh. Trong quá trình dạy học trên lớp, tôi thực hiện theo trình tự: Giúp học sinh nắm được mục tiêu nhiệm vụ học tập; Tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập. Khi gặp khó khăn mới trao đổi với bạn (khi đó các nhóm học tập sẽ tương tác và hình thành thói quen tự học một cách tự nhiên theo nhu cầu của chính các em). Các bạn trong nhóm trao đổi bài kiểm tra cho nhau, nói cho nhau kết quả, cách làm của mình. Báo cáo kết quả học tập trước lớp cho các bạn và cô giáo. Khi được công nhận hoàn thành nhiệm vụ trước đó thì thực hiện nhiệm vụ học tập mới. Ở các tiết dạy nhất là trong Mô hình dạy học VNEN, vị trí quan sát thật sự rất quan trọng và cần thiết. Vì thế, tôi đã chọn vị trí quan sát thật thích hợp để quan sát thái độ, cử chỉ nét mặt. Nếu phát hiện em nào gặp khó khăn, kịp thời có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ. Nếu nhiệm vụ học tập là vấn đề khó với đa số học sinh, tôi mới hướng dẫn chung với cả lớp. Mặc khác học sinh đã rất thuận lợi trong trao đổi, tương tác, theo việc kê bàn ghế bố trí phù hợp, kê theo nhóm, học sinh ngồi đối diện với nhau theo Mô hình mới giúp các em hợp tác, tương tác nhóm dễ dàng hơn. Với cách tổ chức dạy học như vậy, cách đánh giá học sinh cũng được chuyển trọng tâm từ đánh giá "kết thúc", đánh giá "tổng kết" sang đánh giá quá trình, đánh giá "tiến trình"; chuyển đánh giá "bằng điểm số"sang đánh giá "bằng nhận xét". Việc đánh giá quá trình phát triển, đánh giá sự tiến bộ mới là đánh giá thiết thực và hiệu quả nhất cho sự phát triển của mỗi học sinh. Điều này đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên quan sát, theo dõi cá nhân học sinh, nhóm học sinh trong quá trình học tập để có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp thời đối với từng việc làm, từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc của cả nhóm học sinh. Đồng thời tôi cố gắng quan sát từng học sinh đưa ra những nhận định, nhận xét về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của học sinh để kịp thời động viên, khuyến khích các em có động lực học tập. Đưa ra biện pháp hỗ trợ và điều chỉnh những kiến thức mà học sinh chưa đạt yêu cầu. Ví dụ: Trong giờ học toán đa số HS trong cùng một nhóm rất khó khăn trong việc thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số trong trường hợp số bị chia có chứa chữ số 0 ở hàng trăm. Trong trường hợp này tôi kịp thời gợi ý, hỗ trợ để các em giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng, không để lãng phí thời gian của cả nhóm. Từ đó, động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ. Hiện nay sách hướng dẫn theo chương trình VNEN được thiết kế khá phù hợp, các nội dung, nhiệm vụ học tập cho cá nhân, nhóm, cả lớp khá rõ ràng. Tuy nhiên sách giáo khoa theo chương trình hiện hành không như vậy. Điều này là một thuận lợi lớn cho mỗi giáo viên trong quá trình hình thành kĩ năng tự học cho HS. Vì thế, tôi luôn tâm huyết, đầu tư công sức để thiết kế các nhiệm vụ học tập thật linh hoạt, phù hợp với điều kiện của lớp để phát huy tối đa sở truờng và năng lực tự học của từng cá nhân, nhóm học sinh. b.4. Một số phương pháp tự học ở ngoài giờ học chính khóa. Mỗi khi làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ cũng phải hướng dẫn học sinh có kế hoạch, mục tiêu và phương pháp cụ thể, rõ ràng. Để áp dụng các phương pháp tự học hiệu quả ngoài giờ học chính khóa, cần phải tạo cho HS thói quen xây dựng kế hoạch học tập thật khoa học, xác định được khối kiến thức mà HS cần phải trau dồi, phân bổ thời gian cho từng loại kiến thức cụ thể nếu không muốn HS lãng phí thời gian cho một mớ kiến thức hỗn độn trong đầu. Khi đã có kế hoạch thì phải có mục tiêu, phương pháp cụ thể sẽ là động lực học tập thúc đẩy của HS. Bởi HS phải biết mình cần phải học vì cái gì, những loại kiến thức đó sẽ phục vụ vào công việc gì trong học tập cũng như trong cuộc sống của các em. Khi đó các em sẽ chủ động học và đề ra các phương pháp tự học để có đủ kiến thức thực hiện mục tiêu mà bản thân đã đề ra. Sau đây là một số phương pháp tự học ngoài giờ lên lớp: b.4.1. Sự kiên trì, nhẫn nại Việc học không đơn giản là việc ngồi vào bàn ghi ghi chép chép hay cầm quyển sách lên đọc.Để có được những kiến thức hay, bổ ích phải có phương pháp học khoa học, tuy nhiên phương pháp học của mỗi người mỗi khác, tôi không bao giờ áp dụng phương pháp của HS này vào HS khác rồi ép bản thân các em phải làm được như vậy. Hãy tìm ra phương pháp phù hợp với mỗi HS để việc học không gây khó khăn và chán nản cho các em. Tôi đã hướng dẫn học sinh phải kiên trì và nhẫn nại khi áp dụng các phương pháp tự học. Hãy thay đổi phương pháp tự học nếu thấy không mang lại hiệu quả. Dần dần HS sẽ tìm thấy hứng thú, có động lực đúng đắn và phù hợp với mình. b.4.2. Kỷ luật khi học Hãy luyện cho HS tính kỷ luật khi tự học trên lớp cũng như lúc tự học ở nhà. Khi học tôi hướng dẫn HS dành toàn bộ tâm trí, tập trung cao độ, không xao nhãng. Dù sử dụng các phương pháp tự học hợp với bản thân mà không kỷ luật khi học thì mọi cố gắng cũng sẽ thành công cốc mà thôi. Ngoài ra, kỷ luật khi học cũng là cách tốt nhất để rèn luyện cho HS tính kỉ luật cho bản thân sau này. b.4.3. Tìm kiếm tài liệu Khi dạy học khi thấy đa số HS đều quan tâm đến một vấn đề nào đó mà trong tài liệu học tập không cung cấp, tôi thường hướng dẫn các em tìm kiếm tài liệu từ sách, báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về nó. Mặc dù các em còn rất nhỏ nên kỹ năng tìm kiếm tài liệu nhanh và chính xác rất khó, nhưng khi rèn luyện cho các em kĩ năng này ngay từ bé dần dần kỹ năng này của HS cũng sẽ lên thôi. Nên động viên khuyến khích mỗi khi các em phát hiện
Tài liệu đính kèm: