SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học các chủ đề môn Giáo dục công dân 12 bằng kỹ thuật sơ đồ tư duy

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học các chủ đề môn Giáo dục công dân 12 bằng kỹ thuật sơ đồ tư duy

Thứ nhất, cần tích cực khai thác và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn GDCD để nâng cao tính tích cực, chủ động, khả năng sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức, từ đó nâng cao chất lượng của các giờ học GDCD.

Thứ hai, bản thân mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự sáng tạo và cả nghệ thuật hội họa.

Thứ ba, khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học GDCD phải hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho học sinh, nhất là việc chuẩn bị kỹ bài ở nhà, giáo viên phải có sự kiểm tra, đánh giá, tuyên dương những nhóm, những em làm tốt, có sự sáng tạo; giúp đỡ các em học yếu, kém, động viên và chỉ dẫn các em để khuyến khích và phát huy niềm yêu thích bộ môn ở từng em.

Thứ tư, khi sử dụng sơ đồ tư duy vào từng nội dung, từng bài học một cách phù hợp, đảm bảo nguyên tắc vừa sức, tránh tình trạng ôm đồm, sử dụng một cách bừa bãi gây nhàm chán cho học sinh.

 

docx 58 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học các chủ đề môn Giáo dục công dân 12 bằng kỹ thuật sơ đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an trọng. Cuối mỗi học kì tôi đều làm phiếu thăm dò, kết quả mang lại rất khả quan: 90% học sinh thích thú khi được làm việc theo phương pháp này, 10% không tỏ thái độ gì. Kết quả học tập cũng có nhiều thay đổi: khoảng 85% số học sinh tôi dạy khi được hỏi có thể trả lời nhanh và rất chính xác về những kiến thức mà các em đã được học trong chương trình, 10% suy nghĩ và có thể trả lời được, 5% lúng túng và còn phải xem lại sách vở. 
Trong khi đó, giờ học GDCD chuẩn bị cho học sinh thi TN là
giờ học mà ở đó giáo viên phải hướng dẫn các em củng cố, khắc sâu, hệ thống
hóa được kiến thức một cách đầy đủ nhất. Đó cũng là những giờ học cần giáo
viên hướng dẫn cho các em phương pháp học tập hiệu quả nhất, ghi nhớ bài dễ
nhất, nhanh nhất. Đồng thời qua những giờ ôn tập, giáo viên phải rèn luyện cho
các em những kĩ năng tư duy để các em có thể thành thục trong việc làm bài trắc 
nghiệm khách quan. Tất cả những nhiệm vụ trên đều hướng đến một
mục đích duy nhất là giúp các em đạt điểm cao ở môn GDCD (theo cam kết chất
lượng GD là 7,89 trở lên), góp phần nâng cao tỉ lệ đậu tốt nghiệp của nhà trường 
đồng thời tích hợp rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh; giúp các em bản lĩnh, tự tin khi rời ghế nhà trường.
II. Các giải pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề môn GDCD
12 bằng kỹ thuật sơ đồ tư duy
2.1. Sử dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ
Thông thường thời lượng kiểm tra bài cũ trong một tiết học chỉ khoảng từ 3 đến 5 phút, vì vậy giáo viên không nên đưa ra những câu hỏi quá khó như phân tích hoặc chứng minh.... Tuy nhiên, nếu giáo viên chỉ yêu cầu học sinh lên trả lời câu hỏi, sau đó tùy vào mức độ thuộc bài của học sinh đến đâu sẽ cho điểm đến đó thì điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng “học vẹt”. Do đó, trong phần kiểm tra bài cũ, giáo viên không chỉ kiểm tra phần nhớ bài mà phải chú trọng đến cả phần hiểu bài nữa. Cách làm này sẽ đánh giá được chính xác học sinh, giúp học sinh hiểu bài, nhớ lâu kiến thức và nâng cao được chất lượng dạy học, giúp các em có thể làm những bài tập trắc nghiệm khách quan một cách tốt nhất. Sơ đồ tư duy sẽ giúp chúng ta đánh giá được cả phần nhớ và phần hiểu của học sinh.
Khi sử dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ, tôi thường sử dụng sơ đồ ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra mối quan hệ giữa các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm.
Ví dụ: Khi kiểm tra bài cũ bài 1: “Pháp luật và đời sống”, mục 1.b: các đặc trưng của pháp luật, tôi sử dụng máy chiếu chiếu sơ đồ tư duy với những điểm còn khuyết thiếu và yêu cầu học sinh lên bảng hoàn thành sơ đồ tư duy mà tôi đưa ra.
PL là những quy tắc..
Được áp dụng
Tính quy phạm phổ biến
Các đặc trưng của PL 
PL do.ban hành. Bắt buộc đối với..., ai cũng phải xử sự theo..
Tính quyền lưc và bắt buộc chung
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Các văn bản PL phải đòi hỏi diễn đạt ......
Tôi đã dùng sơ đồ này cho hai học sinh lên hoàn thành. Sau khi hoàn thành xong, cho các em về chỗ, tôi mời học sinh bên dưới đứng lên nhận xét câu trả lời của từng bạn. Rất nhanh, các em đã hoàn thành được sơ đồ tư duy và nhớ lại kiến thức đã học rất tốt.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ và phần hiểu của học sinh. Giáo viên đưa ra nội dung câu hỏi thông qua từ khóa, yêu cầu học sinh lên vẽ sơ đồ tư duy thông qua từ khóa của nội dung câu hỏi, một là vẽ sơ đồ tư duy đã được học, hai là vẽ sơ đồ đã chuẩn bị để học nôi dung mới tùy theo lực học của từng lớp, từng đối tượng học sinh mà giáo viên đưa ra yêu cầu. Việc kiểm tra bài cũ bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh không chỉ nhớ kiến thức một cách máy móc mà còn phải hiểu, bắt buộc phải học thì mới có thể làm được. Sau khi hoàn thành các em trình bày nội dung đã vẽ cho giáo viên và cả lớp.
Học sinh lớp 12C2 trường THPT Nghi Lộc 4 trong giờ kiểm tra bài cũ bằng sơ đồ tư duy
2.2. Sử dụng sơ đồ tư duy để học sinh chuẩn bị bài mới
	Với đặc thù môn GDCD một tuần chỉ có một tiết học (Ngoại trừ một số ít trường có tăng thêm tiết tự chọn ở một số lớp), nội dung các tiết học lại khá dài. Vì thế, để các em có thể tiếp cận nhanh, hiểu và ghi nhớ được nội dung thì việc vận dụng sơ đồ tư duy để HS chuẩn bị bài mới là vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, giáo viên cho hoc sinh về nhà lập sơ đồ tư duy vào vở bài tập dưới sự gợi ý của giáo viên. Học sinh được hướng dẫn học tập độc lập, sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển tư duy lôgic, tiếp cận với kiến thức mới dễ dàng hơn. Qua đó rất thuận lợi cho việc nắm kiến thức bài mới giáo viên sẽ dạy.
Sơ đồ tư duy là sơ đồ mở nên không yêu cầu các em, phải có cùng 1 kiểu sơ đồ, tùy khả năng sáng tạo của mỗi học sinh. Khi các em chuẩn bị bài trước bằng sơ đồ sẽ giúp các em định hình được kiến thức sẽ học từ đó việc tiếp cận kiến thức sẽ dễ dàng hơn.
Lưu ý: Nội dung vẽ cần ngắn gọn; Viết phải có tổ chức; Không ghi lại cả đoạn văn dài dòng; Không ghi chép quá nhiều ý vụn vặt; Tránh vẽ quá cầu kỳ mất thời gian.
Học sinh lớp 12A2 trường THPT 1-5 tóm tắt Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
2.3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bài mới
Để việc dạy học GDCD có chất lượng, không bị nhàm chán, tiết học GDCD không trở nên khô khan thì người giáo viên phải có cách thiết kế bài dạy một cách hợp lý, phải linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp và phương tiện dạy học. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học GDCD không chỉ là một gợi ý cho cách trình bày mà còn làm cho bài dạy trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, tạo nên sự hứng thú cho học sinh trong quá trình học. Tùy thuộc vào từng bài dạy, từng đơn vị kiến thức, sẽ có những sơ đồ tư duy khác nhau. 
Ở một số bài mới, tôi không ghi tiêu mục theo cách cũ mà vẽ chủ đề chính của bài lên bảng. Sau đó, tôi cho các em ngồi theo nhóm, thảo luận sơ đồ tư duy của mỗi học sinh đã chuẩn bị trước ở nhà, đối chiếu với sơ đồ tư duy của các bạn trong nhóm. Tôi đặt câu hỏi chủ đề nội dung chính hôm nay có mấy nhánh chính số 1 và gọi học sinh lên bảng vẽ nối tiếp chủ đề chia thành các nhánh lớn lên bảng và có ghi chú thích lên từng nhánh lớn. Sau khi học sinh ghi xong nhánh chính số 1, tôi tiếp tục đặt câu hỏi ở nhánh thứ nhất có mấy nhánh nhỏ cấp số 2 Cứ như vậy, học sinh sẽ tìm hiểu kiến thức và hoàn thành sơ đồ tư duy dễ dàng. 
Để minh họa cho sơ đồ tư duy tôi thường minh họa bằng hình ảnh, đoạn video để học sinh rõ hơn về các cấp số 1, cấp số 2
Chẳng hạn, khi dạy bài 4: “Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội”, mục 1: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, để học sinh nắm được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Sau khi giới thiệu xong nội dung kiến thức cần nắm trong bài học, tôi tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, dựa vào nội dung trong sách giáo khoa, các bài tập tình huống mà giáo viên đưa ra. Sau khi các em hoàn thiện phần bài làm của mình, tôi sẽ cho các em trình bày sơ đồ tư duy của mình lên bảng (cũng có lớp nếu các em đã chuẩn bị miếng bìa to và nhóm trình bày vào đó thì cho các em lên bảng treo và trình bày phần chuẩn bị của mình). Các em sẽ đóng góp ý kiến, tôi chỉ đóng vai trò là người cố vấn và sửa những lỗi về mặt kiến thức. Cuối cùng tôi cùng học sinh hoàn thiện được một sơ đồ tư duy kiến thức theo ý muốn của mình.
Khi các em hoàn thiện và nắm được sơ đồ tư duy về bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, tôi đã cho các em giải quyết các bài tập trắc nghiệm lần lượt theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao đối với mục 1 của bài 4. Kết quả cho thấy, hầu hết các em đều trả lời rất nhanh và chính xác các câu hỏi ở 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp. Câu hỏi mức độ vận dụng cao khoảng hơn 50% số học sinh (chủ yếu là học sinh khá, giỏi) trả lời được. Đặc biệt, các em đều rất thích và rất hứng thú khi học theo phương pháp này.
Giáo viên có thể giao cho học sinh vẽ sơ đồ thiếu nội dung kiến thức cụ thể hoặc đầy đủ lượng kiến thức của bài học vừa được dạy, cho học sinh hoạt động cá nhân hoặc nhóm. Tuy nhiên, các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm bài học.
Ví dụ:  Sauk hi dạy xong chủ đề: “Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội”, đây là bài học trong 4 tiết nên việc củng cố lại kiến thức để các em khắc sâu, đồng thời có sự kết nối giữa các tiết học là điều cần thiết. Sau khi học sinh đã tự thiết kế cho mình một sơ đồ tư duy xong thì tôi củng cố kiến thức bài học cho học sinh với sơ đồ tư duy mà tôi đã chuẩn bị sẵn. 
Qua việc củng cố bài học theo hình thức này học sinh sẽ nhớ lâu, nhớ kỹ nội dung bài học và phát huy được tính sáng tạo, tư duy của mình, các em sẽ yêu thích môn GDCD hơn.
Sản phẩm của nhóm 4-lớp 12A8 trường THPT 1-5 học sinh sau khi hoàn thành
2.5. Sử dụng sơ đồ tư duy để ra bài tập về nhà
Sau mỗi tiết học, để học sinh có thể nắm bài và học bài tốt hơn, tôi thường ra bài tập về nhà phù hợp với thời gian, trình độ của học sinh. So với một số yêu cầu trên lớp, bài tập về nhà cũng cần khó hơn, mang tính khái quát, tổng hợp hơn và cần có sự đầu tư lớn hơn nhất là những em theo khối C; D. Qua một số bài tập này, giáo viên sẽ thấy được tính sáng tạo cũng như sự tích cực trong việc tìm hiểu thông tin, tìm kiếm tài liệu của học sinh. 
Chẳng hạn, để dạy tốt bài 5: “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo” tôi giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm kiếm nội dung của bài học theo các câu hỏi cuối mỗi mục trong bài. Mặt khác, yêu cầu học sinh sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học. Đồng thời, tự mình vẽ sơ đồ tư duy theo ý hiểu và sự tìm hiểu của mình.
HS lớp 12C3 trường THPT Nghi Lộc 4 tóm tắt nội dung bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Khi dạy học, tôi cũng chuẩn bị sẵn một sơ đồ tư duy để giới thiệu và nhấn mạnh kiến thức để học sinh nắm chắc, nhớ sâu kiến thức bài học.
Sơ đồ tư duy quyền bình đẳng giữa các dân tộc 
2.6. Sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập kiến thức
Việc ôn tập, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức theo từng phần, từng mục, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_cac_chu_de_mon_giao_duc_cong.docx