SKKN Nâng cao chất lượng, kết quả thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân cho học sinh trường Trung học Phổ thông Kỳ Sơn thông qua công tác quản lý và tổ chức dạy học

SKKN Nâng cao chất lượng, kết quả thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân cho học sinh trường Trung học Phổ thông Kỳ Sơn thông qua công tác quản lý và tổ chức dạy học

- Mục đích:

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học thực hiện tốt quá trình chuyển đổi số, đổi mới phương pháp dạy học, khai thác các nguồn học liệu mở, học liệu điện tử. Đặc biệt ứng dụng phần mềm AZOTA để kiểm tra, đánh giá, ôn tập trực tuyến cho học sinh theo tuần. Thông qua việc ứng dụng phần mềm AZOTA không những phân tích khoảng điểm mà còn giúp giáo viên thống kê số lượng câu hỏi học sinh làm đúng, làm sai từ đó chỉ ra được trong cùng 1 khoảng điểm nhưng từng lớp, từng học sinh hổng kiến thức ở những nội dung nào một cách chi tiết để giáo viên có cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học sát đối tượng một cách có hiệu quả nhất, sát đối tượng nhất.

Tiện lợi cho các em trong việc làm đề hàng tuần

Thuận lợi cho cán bộ quản lý trong việc thống kê số lượng học sinh thi trên mạng.

Thuận lợi cho các bộ quản lý trong việc tổng hợp, phân tích.

- Cách tiến hành:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ đạo các nhóm chuyên môn triển khai thực hiện. Thành lập tổ hỗ trợ việc ứng dụng CNTT.

Bước 2: Chỉ đạo bộ phận chuyên môn, công nghệ thông tin tìm kiếm và nghiên cứu kĩ các phần mềm trực tuyến phù hợp trong công tác dạy học và kiểm tra đánh giá để tập huấn việc ứng dụng phần mềm cho các giáo viên, phân quyền cho nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, tạo lớp học trực tuyến, tạo tài khoản cho học sinh.

Bước 3: Chỉ đạo các nhóm chuyên môn xây dựng nội dung dạy học, kiểm tra đánh giá, ngân hàng câu hỏi dựa trên nội dung dạy học bộ môn, cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT năm 2021 và đề minh họa năm 2022 để chuyên môn nhà trường chỉ đạo thực hiện hàng tuần theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và kế hoạch chuyên môn.

Bước 4: Các nhóm chuyên môn họp rút kinh nghiệm, hỗ trợ giáo viên và học sinh trong việc ứng dụng CNTT, tổng hợp và phân tích những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để có kế hoạch hỗ trợ hiệu quả hơn.

 

docx 71 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng, kết quả thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân cho học sinh trường Trung học Phổ thông Kỳ Sơn thông qua công tác quản lý và tổ chức dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh; đối với học sinh yếu kém thì giáo viên vừa dạy kèm vừa luyện đề để các em có kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp.
Cách tiến hành:
Bước 1: Nhà trường lên kế hoạch khảo sát
Theo kế hoạch chung của nhà trường cơ sở đề tham khảo của kỳ thi, tất cả các môn ôn thi, trong đó có môn GDCD đều xây dựng kế hoạch ôn tập và bám sát vào bộ đề thi thử của Bộ.
Nhà trường đã tổ chức thi khảo sát theo cụm Con Cuông- Kỳ Sơn Bước 2: Thi khảo sát
Tiến hành thi khảo sát theo Cụm Con Cuông - Kỳ Sơn Ngày thi: 19 - 20/03/2022
Bước 3: Phân tích kết quả và phân loại học sinh
Phân tích kết quả từng môn thi, từng phổ điểm và đưa ra các biện pháp phù hợp sát đối tượng học sinh.
Bước 4: Phân theo từng mức độ và dạy vào ban đêm theo từng phổ điểm và có các cách thức, phương pháp dạy phù hợp.
Để tạo điều kiện cho học sinh đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới, nhà trường tiến hành phân loại học sinh theo sức học và nguyện vọng. Theo đó, buổi sáng các em học tại lớp cũ bình thường, buổi chiều phân chia lại các lớp theo học lực để tiến hành ôn tập theo năng lực của từng lớp, theo trình độ từng học sinh.
Ngay từ đầu học kỳ II, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên bộ môn xem xét đúng khả năng của từng học sinh để có hình thức tổ chức ôn tập sát đối tượng, giúp các em nắm vững kiến thức, kỹ năng của chương trình theo yêu cầu hiểu, biết và vận dụng.
Kết quả:
Cách làm này được nhà trường tổng kết, đánh giá và cho thấy hiệu quả trong nhiều năm qua. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường đại học tăng nhanh. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 3 năm học gần đây của trường luôn đạt 97%. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng đáng kể. Tính riêng năm 2021, toàn trường có trên 30 học sinh thi đỗ các trường tốp đầu như Đại học Y, Kinh tế, Bách khoa Hà Nội, Học viện Phòng không - Không quân...
Những năm qua, nhà trường thực hiện phân luồng học sinh ngay từ lớp 10 và cho thấy hiệu quả rõ nét. Theo đó, ngay từ khi vào trường, học sinh được phân loại và đăng ký học theo các khối thi, tùy vào năng lực, sở trường, trình độ của mình. Trong quá trình học, học sinh có thể thay đổi nguyện vọng, nhưng đến đầu lớp 12 sẽ ổn định để các em yên tâm học tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia.
Đến giữa năm học lớp 12, qua các lần thi thử, nhà trường cũng phân loại đầu yếu và đầu mạnh để có sự hỗ trợ, động viên kịp thời. Đối với những học sinh học quá yếu, nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT, được phân loại học bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức cơ bản để không trượt tốt nghiệp. Đối với những học sinh khá, giỏi, có động cơ phấn đấu, được khuyến khích đăng ký học lớp chất lượng cao, được giảng dạy, hướng dẫn, động viên nhằm đạt kết quả cao nhất, thi đỗ vào những trường Đại học uy tín, được Quỹ học bổng Vừ A Dếnh khen thưởng... Các lớp học này được tổ chức vào buổi chiều để không làm xáo trộn lịch học chính khóa của học sinh.
Cùng với chương trình giảng dạy và ôn tập theo chỉ đạo, kế hoạch của Bộ, của Sở GD&ĐT, nhà trường còn tổ chức nhiều lần thi thử theo các đề thi của Sở, của trường, liên trường, theo cụm để đánh giá thực tế chất lượng học sinh. Đồng thời, qua mỗi lần thi, giúp các em có thêm kinh nghiệm làm bài, sự tự tin, đánh giá đúng thực lực của bản thân, từ đó có sự cố gắng, phấn đấu, để khi diễn ra kỳ thi thật, đạt được kết quả cao nhất.
Sản phẩm minh họa:
Kết quả thi trên azota môn GDCD tuần 28.
Hướng dẫn các em khi phân loại các phổ điểm:
5-6 điểm: HS TB-TB khá, dạng HS này học kiến thức cơ bản SGK; giáo viên giảng lại lý thuyết, yêu cầu học sinh vẽ các bài theo sơ đồ tư duy và làm đề theo dạng đề minh họa.
6-8 điểm: HS khá: yêu cầu học sinh vẽ các bài theo sơ đồ tư duy; giáo viên giao đề, chữa đề và giải thích cho các em các nội dung còn thiếu.
8-10 điểm: HS giỏi: tích cực ôn luyện các dạng bài, làm các đề thi thử, dành thời gian ôn luyện lâu, dài và hợp lý.
Bám sát cấu trúc đề minh họa, hệ thống lại kiến thức cơ bản, hướng dẫn học sinh cách nhận biết nhận dạng câu hỏi
Mục tiêu:
Xác định đúng trọng tâm nội dung thi, tiếp cận nội dung đề thi, hình thức đề thi, cấu trúc đề thi
Giúp học sinh không học những nội dung mà không có trong đề thi Giúp học sinh nắm vững, khắc sâu được nội dung cần thiết
Giúp học sinh nhận dạng được đề thi, câu hỏi và cách làm
Cách tiến hành:
Bước 1: Bám sát cấu trúc đề minh họa:
So với đề thi năm 2021, đề thi tham khảo môn GDCD của Bộ GD&ĐT năm nay về cơ bản giữ ổn định như năm trước về mặt cấu trúc đề, tỷ lệ, mức độ nhận thức (50% NB - 25%TH - 15%VD - 10% VDC, đề đi sau vào các vấn đề trọng tâm và không ra vào các phần tinh giản theo Công văn 4040.
Kiến thức lớp 11 trung toàn bộ của học kỳ 1 lớp 11 (Bài 2, 3, 5) và lớp 12 kiến thức đã phủ quát cả kỳ 1 và kỳ 2 (19 câu kỳ 1/ 17 câu kỳ 2) Tỉ lệ các câu ở mức độ nhận biết, thông hiểu đã tăng lên, đảm bảo trên 70% câu hỏi dễ và trung bình để học sinh xét tốt nghiệp.
Theo đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân thì nội dung thi chủ yếu sẽ nằm trong phần kiến thức lớp 11 và lớp 12 theo tỉ lệ là 90% kiến thức lớp 12 (36 câu) và 10% kiến thức lớp 11 (4 câu). Như vậy cấu trúc này không thay đổi so với năm trước.
Nhìn vào ma trận này chúng ta có thể thấy đề năm nay đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu kép đó là để xét công nhận tốt nghiệp và cơ sở để các trường có tổ hợp có thể làm căn cứ để xét tuyển đại học. Đề này nếu học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm thì hoàn toàn có thể được từ 8 điểm trở lên.
Ma trận đề
Lớp
NB
TH
VD
VDC
Tổng
Bài 1: Pháp luật và đời sống
1

1

2
Bài 2: Thực hiện pháp luật
3
2
1
1
7
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
1



1
Bài 4: Một số lĩnh vực đời sống xã hội
3


1
4
Bài 5: Bình đẳng các dân tộc
1
1
1

3
Bài 6: Các quyền tự do cơ bản
3
2
1
1
7
Bài 7: Các quyền dân chủ
3
2
1
1
7
Bài 8: Pháp luật với sự Phát triển CD
2
1
1

4
Bài 9: Pháp luật với sự phát triển đất nước
1



1
Lớp 11





Bài 1: Sản xuất CCVC





Bài 2: Hàng hóa
1
1


2
Bài 3: Quy luật giá trị

1


1
Bài 4: Cạnh tranh.





Bài 5: Cung cầu
1



1
Số câu
20
10
6
4
40
Tỷ lệ
50%
25%
15%
10%
100%

Phân tích ma trận theo bài
Bài
NB
TH
VD
VDC
Bài 1
87

119

Bài 2
89,92,99
102,110
120
116
Bài 3
86



Bài 4
82,88,90


113
Bài 5
93
106
115

Bài 6
81,85,98
105,108
111
114
Bài 7
91,94,100
101,109
117
112
Bài 8
83,97
104
118

Bài 9
96



Lớp 11
84,95
103,107


Số câu
20
10
6
4
Tỷ lệ
50
25
15
10
Bƣớc 2: Hệ thống lại kiến thức
+ Về nội dung ôn tập: Với cấu trúc này, giáo viên cần có kế hoạch điều chỉnh nội dung ôn tập, tăng cường các nội dung bài 1 và 5. Cần điều chỉnh thời lượng ôn tập sao cho tương xứng với tỷ lệ các cấp độ nhận thức. Tăng cường các dạng câu hỏi nhận biết và thông hiểu.
+ Về mức độ nhận thức: Phần nhận biết và và thông hiểu chiếm trên 75% vì vậy giáo viên cân tăng cường thời gian ôn tập nội này. Đặc biệt chú trọng tới các đơn vị kiến thức theo công văn 4040, tăng cường củng cố kiến thức cơ bản để học sinh làm tốt phần kiến thức nhận biết và thông hiểu. Đặc biệt lưu ý tỷ lệ các mức độ nhận thức ở các bài. Thông thường đề tham khảo ra như nào, thì sau này đề chính thức tỷ lệ các mức độ nhận thức ở các bài cũng gần sát như vậy vì vậy giáo viên cần chú ý
Bƣớc 3: Hƣớng dẫn cách học sinh nhận biết, nhận diện câu hỏi và cách làm bài thi
Ma trận đề thi tham khảo và ma trận đề thi chính thức nó cũng gần như nhau, không có nhiều khác biệt. Những phần đã giảm tải cũng giống như các môn học khác thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có đưa ra một số hướng dẫn ôn thi, trong đó có một số nội dung kiến thức được giảm tải, các em không ôn những phần này.
Đặc biệt là các bài 2, 4, 6, 7, 8 những phần về ý nghĩa của quyền, các nhóm quyền thì thường các câu hỏi không rơi vào nhóm này, ở phần về trách nhiệm công dân cũng vậy, cho nên các em học sinh có thể hạn chế khoanh vùng kiến thức.
Trong ôn tập kiến thức môn Giáo dục công dân, học sinh cần tập trung ôn phần khái niệm và nội dung của các quyền là đã đầy đủ, đặc biệt là các bài có nhiều câu hỏi như bài 2, bài 6 và bài 7 ở lớp 12.
Các em cần chú ý vào một số chuyên đề “Thực hiện pháp luật”, đây là chuyên đề có nhiều câu hỏi nhất trong đề thi chính thức năm 2021 và đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022, trong chuyên đề này, chúng ta chú ý hơn vào một số chuyên đề: Khi nào vi phạm hành chính chuyển thành vi phạm hình sự, phân biệt những việc làm vi phạm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật. Các hình thức thực hiện pháp luật. Những dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Đối với chuyên đề Công dân với các quyền tự do cơ bản, học sinh cần nắm vững và phân biệt quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe; quyền tự do ngôn luận với quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Chuyên đề Công dân với các quyền dân chủ, thí sinh cần nắm vững và phân biệt được ba nhóm quyền: Những biểu hiện vi phạm quyền bầu cử, ứng cử, trường hợp không được quyền bầu cử;
Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội: ở phạm vi cả nước, ở phạm vi cơ sở, phân biệt những việc "dân biết", "dân bàn", "dân làm", "dân kiểm tra";
Phân biệt quyền khiếu nại và tố cáo.
Các em cần ôn và nắm thật vững kiến thức, hiểu sâu xa vấn đề ở những phần
này".
Thường là những câu hỏi vận dụng cao rất khó và sẽ lấy mất điểm của học
sinh. Nhưng nhiều bạn lại vô tình để mất điểm vào những câu hỏi rất dễ ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Do tâm lí chủ quan cho rằng câu hỏi này dễ nên chỉ đọc lướt qua và lựa chọn nhanh dẫn đến sự lựa chọn sai. Đối với câu hỏi dễ, học sinh phải đọc kỹ câu hỏi và đáp án trước khi điền vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Ví dụ câu hỏi về khái niệm: Có 4 hình thức thực hiện pháp luật như sử dụng, thi hành, tuân thủ, áp dụng. Có những đề bài rất ngắn nên học sinh đọc lướt qua dẫn đến nhầm giữa tuân thủ pháp luật với thi hành pháp luật.
Phần này rất đơn giản nhưng nếu không chú ý rất dễ bị nhầm. Thi hành pháp luật là cá nhân, cơ quan, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. Còn tuân thủ pháp luật lại là: Cá nhân, cơ quan, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm. Nhiều em nhầm lẫn giữa hai khái niệm đó dẫn đến mất đi

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_chat_luong_ket_qua_thi_tot_nghiep_mon_giao_duc.docx
  • pdfNguyễn Thị Tý - Lê Văn Tảo -THPT KỲ SƠN - Giáo dục công dân.pdf