5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Môn Toán lớp 1 trong Chương trình GDPT 2018 góp phần hình thành và
phát triển năng lực toán học: Thực hiện các thao tác tư duy ở mức đơn giản; nêu
và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn các
phép tính và công thức số học để trình bày, nói hoặc viết được các nội dung; ý
tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp
ngôn ngữ thông thường (tách-gộp/ thêm-bớt), sử dụng các công cụ phương tiện
học toán đơn giản.
Là năm học đầu tiên thực hiện chương trình dạy học theo hướng phát triển2
phẩm chất - năng lực cho học sinh, là nền móng , là cơ sở vững chắc về năng lực
học Toán cho các cấp học tiếp theo.
Để đạt được điều đó chúng ta cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học, giúp
các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh
được tham gia vào quá trình học tập, giáo viên tổ chức hoạt động học tập
giúp học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện
về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu. Giáo viên quan
tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học
sinh để xây dựng kế hoạch bài học.Kết quả làm việc của từng nhóm đóng góp
tích cực vào kết quả chung của bài học. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt
động nhóm là nâng cao hiệu quả học tập của học sinh giúp hoc sinh tự lĩnh hội
kiến thức một cách nhanh nhất, chính xác nhất và vận dụng tốt nhất kiến thức đó
vào cuộc sống.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra “ Nâng cao hiệu quả
hoạt động nhóm khi dạy môn toán cho học sinh lớp1”làm đề tài sáng kiến của
mình
nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập, giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng kế hoạch bài học.Kết quả làm việc của từng nhóm đóng góp tích cực vào kết quả chung của bài học. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm là nâng cao hiệu quả học tập của học sinh giúp hoc sinh tự lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, chính xác nhất và vận dụng tốt nhất kiến thức đó vào cuộc sống. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra “ Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm khi dạy môn toán cho học sinh lớp1”làm đề tài sáng kiến của mình. 5.2. Nội dung sáng kiến: 5.2.1 Thực trạng Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi * Về phía giáo viên: - Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của PGD& ĐT Thị xã Bình Long, của BGH nhà trường và các cấp lãnh đạo địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong giảng dạy và sinh hoạt. - Bản thân được bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn về nội dung, chương trình đổi mới giáo dục phổ thông với nhiều hình thức nên giáo viên thuận lợi khi áp dụng. - Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác dạy học tương đối đầy đủ. Môi trường cảnh quan sạch đẹp, thân thiện. - Chương trình lớp 1 năm học 2020-2021 là một chương trình mở vì vậy giáo viên lớp 1 sẽ phát huy được tính tự chủ và linh hoạt trong hoạt động chuyên môn và quá trình giảng dạy. - Nhà trường giao quyền chủ động cho giáo viên căn cứ vào đặc điểm tình hình của học sinh từng lớp để điều chỉnh nội dung truyền tải cũng như phương pháp giảng dạy. 3 * Về phía phụ huynh: Quan tâm đến việc trang trí lớp học, sách vở, đồ dùng học tập cho các em đến trường; Quan tâm đến chương trình mới- Chương trình GDPT 2018. * Về phía học sinh: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập. Thực hiện tốt nội quy nề nếp của trường cũng như của lớp. b. Khó khăn: * Về phía giáo viên: Là năm học đầu tiên đổi mới chương trình, nội dung và hình thức dạy học nên còn lúng túng trong việc xác định các phẩm chất – năng lực học sinh cần đạt trong học tập và hoạt động giáo dục. * Về phía phụ huynh: - Phần lớn phụ huynh học sinh là nông dân, kinh tế gia đình còn khó khăn nên sự quan tâm đến việc học tập của các em chưa cao - 90% phụ huynh không có phương pháp sư phạm, dạy con em theo ý chủ quan của mình, chưa hiểu được bản chất của chương trình và sách giáo khoa mới ( bộ sách Chân trời sáng tạo) nên việc hướng dẫn cho con, em còn lúng túng. * Về phía học sinh: - Đa số học sinh chưa qua lớp mẫu giáo, đặc biệt là học sinh dân tộc vì thế việc giao tiếp bằng Tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế. - Sự tiếp thu bài mới giữa các em không đều. Một số em học sinh dân tộc chưa hiểu hết được về Tiếng Việt, chưa biết cách cầm bút, chưa biết đếm số, viết số, chưa nhận được mặt số. - Mặt khác do khung thời gian năm học 2020-2021 tất cả các trường đều được tổ chức dạy học chính thức sau khai giảng 05/9/2020, không có thời gian làm quen nề nếp, chưa ổn định được tâm lí cho HS lớp 1. ( Các năm học trước có 02 tuần ổn định, tăng cường Tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1). * Ngoài ra qua nghiên cứu, tôi nhận thấy đối với các môn học khác như: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt thì học sinh thảo luận nhóm có phần sôi nổi hơn, nhưng riêng ở môn toán thì hiệu quả thảo luận không đạt được như mong muốn vì việc tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức của môn Toán đối với HS lớp 1 còn nhiều khó khăn. Hầu hết các em chỉ suy nghĩ rồi ghi kết quả của mình mà thiếu sự hợp tác trong nhóm. Ngôn từ giao tiếp còn ít nên khi thảo luận chia sẻ ý kiến với nhóm còn hạn chế. Ý thức tự giác, tự quản trong mỗi nhóm chưa cao. Nhóm trưởng chưa biết cách điều hành được các bạn trong nhóm tập trung thảo luận tốt. Các thành viên trong nhóm chưa tích cực lắng nghe ý kiến của nhau. 4 Trong nhóm có nhiều trình độ, học sinh trên chuẩn làm việc tích cực hơn còn những học sinh chậm thì ngại nói, tham gia một cách thụ động, thậm chí có lúc không làm việc trong nhóm mà làm việc riêng. Nội dung kiến thức của từng hoạt động, từng bài học không khuôn mẫu, không giống nhau nên nhóm trưởng khó điều hành mà cần phải có sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên nên chiếm nhiều thời gian. Từ những thực trạng nêu ở trên đã làm tôi suy nghĩ, tìm hiểu cũng như đề ra biện pháp cụ thể để thay đổi thực trạng đó. 5.2.2. Các giải pháp: 5.2.1 Chọn và phát huy vai trò của nhóm trưởng: Nhóm trưởng có một vai trò hết sức quan trọng để tiết học thành công hay không. Bởi nhóm trưởng được coi như “cô giáo, thầy giáo nhỏ”. điều hành các bạn hoạt động nhóm. Xác định được mục tiêu của hoạt động nhóm. Phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các thành viên trong nhóm; Biết tự mình làm thế nào để huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm. Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp phải. Biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, biết sử dụng và bảo quản tài liệu học tập. Biết tổ chức và quản lí công việc. Biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi không tự giải quyết được công việc. Chính vì thế tôi đã chọn các nhóm trưởng ngay từ đầu năm học để bồi dưỡng về khả năng tổ chức, tính chỉ huy, tính tự quản để điều hành nhóm. 5.2.2: Chú ý đến việc chia nhóm, sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh Có nhiều cách chia nhóm khác nhau, như: Chia nhóm ngẫu nhiên, chia theo vị trí ngồi, chia theo danh sách, chia theo đặc điểm chung, chia theo năng lực, chia theo kinh nghiệm, chia theo giới tính, chia theo cùng sở thích, chia qua tình huống, qua trò chơi... Việc chia nhóm nếu không có kinh nghiệm sẽ tốn khá nhiều thời gian. Khi chia nhóm cần chú ý đến số lượng và trình độ, năng lực của HS. Không chia nhóm này quá đông, nhóm kia quá ít hoặc nhóm này tập trung nhiều HS trên chuẩn, nhóm kia nhiều học chưa chưa đạt chuẩn, Để khắc phục về mặt thời gian, cũng như điều kiên về cơ sở vật chất như bàn ghế cồng kềnh chưa thuận tiện cho việc dạy học nhóm, tôi thường tổ chức cho các em hoạt động theo nhóm đôi; nhóm trong bàn (nhóm 2) hoặc nhóm 4 (bàn trên quay xuống bàn dưới). 5 Thông qua hoạt động nhóm, các em được rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp. Các em được hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học tập, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập. Tổ chức học tập theo nhóm còn giúp các em nhút nhát, khả năng giao tiếp, diễn đạt kém có điều kiện được rèn luyện, tập luyện từ đó khẳng định bản thân trong môi trường hoạt động nhóm. 5.2. 3 Phát huy năng lực các thành viên trong nhóm. Muốn hoạt động nhóm có hiệu quả thì các thành viên trong nhóm không được tiếp thu thụ động mà phải chủ động làm việc độc lập với tài liệu, thao tác với đồ vật, quan sát trực tiếp, phân tích, so sánh và tương tác với các bạn cùng nhóm và với giáo viên. Các nhóm học hiệu quả bởi các thành viên có ý thức tự giác: các em có ý thức tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”, tự giác trong quá trình đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, các em phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể để việc học nhóm, tổ phát huy được tác dụng. Vì vậy, học sinh phải phát huy được kĩ năng nghe- đọc - hiểu yêu cầu , kĩ năng làm việc cá nhân, kĩ năng sử dụng đồ dùng học tập, kĩ năng làm việc hợp tác theo cặp, theo nhóm; các thành viên phối hợp với nhau để hoàn thành tốt công việc của nhóm. Từ đó các thành viên trong nhóm đã mạnh dạn, linh hoạt và sáng tạo hơn trong học tập, tư duy độc lập, hợp tác nhóm để phát hiện chiếm lĩnh kiến thức bài học. 5.2.4 Giao nhiệm vụ và giới hạn thảo luận Trước khi tiến hành thảo luận, GV phải giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng nhóm, phải có hướng dẫn cụ thể và định hướng cách thức thảo luận và trình bày. Thời gian thảo luận cần được giới hạn và phải tương ứng với nội dung, yêu cầu của vấn đề đặt ra. Thời gian giới hạn phải đủ để sinh viên suy nghĩ, trao đổi. Nếu thời gian quá ít, thảo luận nhóm sẽ sơ sài, không đi vào cốt lõi vấn đề, có thể mang tính đối phó. Nếu thời gian quá dài sẽ tạo sự lơ đãng, phân tán và làm loãng không khí thảo luận. 5.2.5 Lựa chọn vấn đề thảo luận 6 Trong một môn học có nhiều nội dung, mỗi nội dung có nhiều vấn đề. Giáo viên trước hết phải biết chia nhỏ các nội dung cơ bản thành nhiều vấn đề thảo luận và phân bổ một cách hợp lý qua mỗi tiết học. Nội dung thảo luận nên tập trung vào vấn đề chính của bài học. Lưu ý nội dung thảo luận không quá đơn giản nhưng cũng không nên quá khó đối với học sinh. Tốt nhất nên lựa chọn được vấn đề thảo luận hấp dẫn, dễ chia sẻ, dễ huy động được nhiều ý kiến khác nhau, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài : Các số đến 40/ SGK 105 Ở bài tập 1: Tôi tổ chức cho các em thảo luận theo nhóm đôi. Các em sẽ thảo luận về việc phân tích số, điền số , hoàn thành sơ đồ tách gộp và viết phép tính tương ứng. Từ đó các em sẽ rút ra được mối quan hệ giữa phép cộng và trừ. Giúp các em sẽ khắc sâu kiến thức hơn. 28 37 30 20 8 20 + 8 = 28 ........................... ......................... 28 – 8 = 20 ........................... ........................ Ví dụ : Bài Em làm được những gì ? (Bài 5/72) 7 Tôi tổ chức cho các em thảo luận theo nhóm đôi . Tôi cho các em chơi trò chơi “Kết bạn” để thành lập nhóm 2. Các em sẽ tìm phép tính có kết quả bằng nhau (có nghĩa là tìm 1 phép tính ở đầu con rắn kết hợp với 1 phép tính ở đuôi con rắn để có kết quả bằng nhau :10 -3 kết với 2 +5 . Thông qua trò chơi, HS sẽ cảm thấy trò chơi mà mình vừa được tham gia rất gần gũi với bản thân, không chỉ thế trò chơi còn kích thích tính tò mò, khơi dậy hứng thú trong học tập giúp các em muốn tiếp tục được trải nghiệm kiến thức mới, tăng hiệu quả hoạt động trong nhóm. Ví dụ : Bài Số 10 ( Tiết 2) tôi cũng tổ chức cho các em thảo luận nhóm đôi. Các em quan sát đếm và ghi số lượng các sự vật tương ứng. Thảo luận xem nhóm sự vật nào nhiều nhất, nhóm sự vật nào ít nhất. Đối với dạng bài khó hơn thì tôi thường tổ chức cho các em thảo luận nhóm 4 . Ví dụ: Toán lớp 1 - Bài Em làm được những gì? Bài 6/SGK trang 51 8 Tìm tiếp các cặp số gộp lại được 10 Tiến hành thảo luận nhóm lớn dưới sự điều hành của nhóm trưởng. Lưu ý ở đây nhóm trưởng phải như là người giáo viên thứ hai giúp các thành viên trong nhóm hiểu và tìm tiếp các cặp số bằng 10: + Học sinh thứ nhất : khoanh tròn và nói 7 và 3 + Học sinh thứ 2 : khoanh tròn và nói 5 và 5 Cứ làm như thế cho đến hết.Từ đó các bạn mới có cơ sở hình thành các phép tính có kết quả bằng 10. Sau đó nhóm trưởng điều hành thực hiện các yêu cầu tiếp theo. Đối với dạng bài phức tạp hơn thì tôi thường tổ chức cho các em thảo luận nhóm lớn ( 6 hoc sinh/ nhóm) Ví dụ: - Bài: Các số đến 100 Bài tập 10/SGK trang 114 9 Khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm phải đảm bảo các bước sau: - Giáo viên chia nhóm - Giao nhiệm vụ cho các nhóm - Giới hạn thời gian để các nhóm làm việc. - Các nhóm thảo luận. - Trình bày kết quả thảo luận. - Học sinh nhận xét – Giáo viên nhận xét. - Giáo viên chốt kết quả thảo luận đúng – Tuyên dương 5.2.6 Tạo bầu không khí thân thiện giữa giáo viên và học sinh Quá trình hướng dẫn học sinh học theo nhóm giáo viên cần xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện trong lớp học, giúp các em hạnh phúc và có hứng thú học tập. Khen ngợi kịp thời những hành vi tốt của học sinh. Biểu dương và khen thưởng học sinh có hành vi tốt. Đặt ra những nội quy cụ thể của lớp học để các em làm theo. Không sử dụng các biện pháp tiêu cực khi học sinh chưa có ý thức học tập tốt . Giáo viên cần đứng ở vị trí thuận lợi để dễ dàng quan sát các nhóm học sinh hoặc khẩn trương đi tới các nhóm học sinh có yêu cầu hỗ trợ, giúp đỡ một cách kịp thời. Khi phát hiện nhóm nào đó thực hiện sai lệnh, giáo viên tới hướng dẫn 10 để điều chỉnh lại hoạt động và chỉ nên nói nhỏ đủ nghe trong nhóm đó. Giáo viên không dành thời gian làm việc ở một nhóm quá lâu, không đứng một chỗ trên khu vực bàn giáo viên hoặc bục giảng; cần rèn luyện kĩ năng phối hợp khi di chuyển để vừa hướng dẫn học tập cho một nhóm, vừa kết hợp quan sát, đánh giá và thúc đẩy các nhóm khác làm việc Đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là các lớp 1, các em vẫn chưa ý thức nhiều về việc học, nhiều em vẫn thích chơi hơn thích học. Một số em vẫn tranh nói chuyện riêng, làm việc riêng, rủ rê các bạn khác cùng nói chuyện do đó nhóm trưởng phải luôn để các bạn trong tình trạng đang bận “làm việc”. Giáo viên chủ nhiệm luôn tạo cho các em tính tự giác cao, đặc biệt tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong công việc đòi hỏi rất lớn. Bởi nhiệm vụ của nhóm có hoàn thành hay không và hoàn thành ở mức nào phụ thuộc rất lớn vào sự tự giác hoạt động của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình các nhóm làm việc giáo viên đến các nhóm nhắc nhở, chia sẻ động viên kịp thời đối với các nhóm. Giáo viên có thể gợi ý những vướng mắc mà các em gặp phải.Tuyệt đối giáo viên không nên đưa trực tiếp kết quả mà cần đặt những câu hỏi gợi ý có vấn đề để học sinh tự tháo gỡ. 5. 2.7 Hệ thống hóa kiến thức bài học Khâu quan trọng trong bài học là hệ thống hóa kiến thức được hình thành trong bài học. Thông thường giáo viên tổ chức hoạt động này trong mục “Hình thành kiến thức” hoặc “Luyện tập”. Trong bài học người giáo viên bắt buộc phải hệ thống hóa kiến thức. Bài học có thể là một chủ đề dạy học gồm các tiết học với các nội dung đòi hỏi người giáo viên phải chọn thời điểm thích hợp để hệ thống hóa kiến thức đảm bảo sao cho đạt được mục tiêu của bài học, đó là bài học phải đạt được mục tiêu của chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông quy định. Để tổ chức hệ thống hóa bài học, giáo viên nên: Thảo luận chung toàn lớp về những kiến thức mới được hình thành ở hoạt động “hình thành kiến thức” với những vấn đề mà các em phát hiện ra ban đầu ở hoạt động “khởi động” nêu vấn đề. Trên cơ sở đó giáo viên có những nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, hoặc từng cá nhân học sinh. Đây chính là thời điểm hay nhất để giúp giáo viên có sự nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm sự tổ chức hoạt động của mình. 5.2.8 : Dạy học kết hợp với trò chơi Toán học trong hoạt động nhóm - Đối với học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp , việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và bổ ích. Tổ chức vui chơi đều có tính chất vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của học sinh có tác dụng giúp học sinh thay đổi tư thế, chống mệt 11 mỏi, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học , phát triển hứng thú và thói quen tập trung, tạo tính độc lập ham hiểu biết và khả năng suy luận cho học sinh. Trò chơi toán học có nội dung toán học nhằm giúp học sinh “ Học mà chơi, choi mà học”. Thực tế cũng cho thấy hình thức tổ chức trò chơi toán học được học sinh hưởng ứng tích cực tham gia, nhất là đối với học sinh chưa hoàn thành cũng như các em còn chưa mạnh dạn, chưa tự tin trong học tập. Căn cứ vào nội dung kiến thức và trình độ học sinh, giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp. - Để tổ chức trò chơi cần lưu ý các bước sau: + Bước 1: Chuẩn bị. + Bước 2: Công bố luật chơi. + Bước 3: Tiến hành chơi. + Bước 4: Nhận xét, khuyến khích tuyên dương. * Sau đây là một trong những trò chơi mà tôi đã áp dụng trong tiết dạy Toán của mình. Ví dụ bài: Thực hành và trải nghiệm Sông nước miền Tây Trò chơi 1: Đi chợ nổi ( Bài 3/ SGK trang 52) Đối với trò chơi này, Giáo viên làm những lá thăm có ghi số bất kì ( trong phạm vi 10) đại diện các nhóm lên bắt thăm và nhận một cái rổ. 12 Các nhóm đi chợ: Đọc số lượng trái cây ghi trong phiếu thăm ( gồm hai loại trái cây), cả nhóm sẽ thảo luận mua gì rồi viết sơ đồ tách- gộp số vào bảng. Hướng dẫn học sinh nói các câu : Ghe ơi, ghe ơi! Mua gì ? Mua gì? Ví dụ: Mua 3 trái xoài và 4 trái cà tím ( thăm của nhóm ghi số 7) Người bán giao hàng Các nhóm khác nhận xét - Giáo viên nhận xét – Chốt kết quả- Tuyên dương Trò chơi 2: “Truyền điện”: Ôn lại bảng tách-gộp 6 - Lần thứ nhất có thể cho các bạn chơi truyền điện nối tiếp đọc bảng gộp 6 nhằm mục đích ôn lại kiến thức cấu tạo số 6 Em thứ nhất đọc 6 gồm 5 và 1; em thứ 2 đọc 6 gồm 1 và 5 ; em thứ 3 đọc 6 gồm 4 và 2 - Lần thứ hai có thể cho các bạn đố nhau về bảng tách của 6 rồi tuyên dương nhằm mục đích tạo hứng thú trong trò chơi. Em thứ nhất đố 6 gồm 5 và mấy = ? ; em được đố trả lời 6 gồm 5 và , em đố khẳng định đúng rồi tuyên dương, cứ như thế chơi tiếp.. Sau mỗi trò chơi học sinh và giáo viên đều nhận xét, đánh giá về kết quả cũng như hành vi thái độ của các bạn khi tham gia trò chơi. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp này có thể áp dụng cho các môn học ở các lớp trong bậc Tiểu học và các lớp học ở bậc học cao hơn 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để áp dụng sáng kiến có hiệu quả ta cần tạo tâm thế tốt cho học sinh đến lớp, để các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Muốn vậy, người giáo viên không những có phương pháp và năng lực truyền thụ kiến thức tốt cho học sinh mà người giáo viên phải biết yêu nghề, mến trẻ, luôn quan tâm, gần gũi , động viên các em kịp thời. Bên cạnh đó đồ dùng dạy học luôn phải có trong các tiết dạy. Cơ sở vật chất phải đầy đủ, khoa học ( bàn ghế phải đúng kích cỡ thuận tiện cho việc di chuyển để thảo luận nhóm), việc đi học chuyên cần , chuẩn bị đồ dùng học tập, ... cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng để giúp học sinh học tốt. Ngoài ra cảnh quan, môi trường học tập là những điều kiện không thể thiếu trong việc áp dụng sáng kiến này. 8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: 13 8.1. Kết quả Thực hiện mục tiêu chung của ngành giáo dục là cải cách giáo dục: đổi mới nội dung chương trình và cả phương pháp giáo dục, đặc biệt là thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng đến phát triển năng lực, phẩm chất người học . Bản thân tôi cũng đã từng bước đổi mới các phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Bên cạnh việc phối hợp các phương pháp dạy học tôi đã đặc biệt chú ý đến phương pháp thảo luận nhóm - một phương pháp học tập hợp tác. Mục tiêu hoạt động là chung cho cả nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể. Trong nhóm nhỏ, mỗi cá nhân đều phải nỗ lực, không thể ỷ lại vào người khác; toàn nhóm phải phối hợp với nhau để cuối cùng đạt mục tiêu chung. Kết quả làm việc của mỗi nhóm được trình bày trước lớp sẽ tạo không khí thi đua giữa các nhóm, đóng góp tích cực vào kết quả chung của bài học. Khi áp dụng phương pháp này học sinh có ý thức chủ động, tích cực hơn khi tham gia các hoạt động học tập. Học sinh sáng tạo hơn trong cách giải quyết vấn đề. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững ở học sinh Học sinh được nhớ nội dung nhanh hơn do được giao lưu học hỏi lẫn nhau. Rèn luyện được một số kĩ năng: biết lắng nghe, phê phán, phân tích, phản biện. Các em trở nên mạnh dạn hơn trong giao tiếp, rèn kĩ năng diễn đạt. Giáo viên có thời gian quan sát, theo dõi hoạt động của từng học sinh, giúp các em giải quyết khó khăn trong quá trình học tập. Kết quả học tập các môn học rất khả quan. Cụ thể như sau: Thống kê kết quả đạt đư
Tài liệu đính kèm: