Phương pháp đàm thoại:
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi tạo thành một chuỗi kiến thức. Học sinh trả lời các câu hỏi đó giúp các em hệ thống lại kiến thức đã học theo trình tự lôgic.
- Khi đưa ra hệ thống câu hỏi, giáo viên cần lưu ý những điểm sau:
+ Câu hỏi đưa ra không khó hiểu đối với học sinh.
+ Cần chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi theo trình tự bài học
+ Không nên hỏi quá nhiều câu hỏi đối với mọt học sinh.
- Giáo viên nên sử dụng phương pháp này trong những phần chốt kiến thức và không nên lạm dụng quá nhiều vấn đáp trong dạy học.
Ví dụ: Khi dạy Dấu hiệu chia hết cho 5, đây là phương pháp dược áp dụng khá chủ yếu trong phần hướng dẫn hình thành kiếm thức mới.
d. Phương pháp luyện tập:
- Luyện tập là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết.
- Một số yêu cầu cơ bản:
Luyện tập phải nhằm mục đích, yêu cầu nhất định: nắm lí thuyết rồi mới luyện tập và luyện tập dưới nhiều dạg khác nhau nhằm rèn luyện năng lực vận dụng tri thức vào nhiều hoàn cảnh khác nhau cũng như giữ vững được hứng thú học tập. Luyện tập phải kiên trì, nhẫn nại, phải tập trung chú ý, phải theo dõi kiểm tra, có ý thức khắc phục khó kkhăn, nhất là học sinh cấp tiểu học.
Ví dụ: Trong bài học về Dấu hiệu chia hết cho 5, khi làm các bài tập phần luyện tập, GV cần kết hợp sử dụng các câu hỏi gợi mở, lưu ý HS nhằm nhấn mạnh trọng tâm kiến thức bài học, để HS biết vận dụng từ lý thuyết sang làm bài tập thực hành.
đổi chuyên môn. Chúng tôi thấy rằng: - Học sinh tiếp thu kiến thức về các bài học dấu hiệu chia hết cho các số không khó khăn ngay cả học sinh trung bình, yếu cũng có thể vận dụng dấu hiệu tìm ra các số chia hết. Ví dụ như: a) Tìm số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5. b) Tìm số chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9. * Giải pháp giúp học sinh: Để giúp học sinh giải quyết được khó khăn trên: - Học sinh phải nắm chắc các dấu hiệu chia hết cho các số 2, 3, 5, 9. - Hướng dẫn học sinh đưa ra các kết luận cụ thể về dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5; Dấu hiệu chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9: + Dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5 là: Các số có chữ số tận cùng là 0. + Dấu hiệu chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9 là: Các số có chữ số tận cùng là 0 và số đó có tổng các chữ số chia hết cho 9. - Tuy nhiên, trong thực tế một số học học sinh còn vướng mắc khó khăn khi phải tìm số cùng chia hết cho nhiều số. Do đó, kết quả tiếp thu và vận dụng lí thuyết vào làm bài tập chưa thực sự làm cho thầy cô và phụ huynh hài lòng với tất cả HS. 2. Giải pháp để đổi mới PPDH Để đổi mới PPDH đạt kết quả cao cần có một số điều kiện sau: a. Về giáo viên: - Cần thay đổi nhận thức về dạy học, phân biệt được sự khác nhau giữa việc dạy học tích cực với dạy học thụ động; nhận thức được vai trò quan trọng và sự cần thiết của việc dạy học tích cực, sẵn sàng đổi mới PPDH, có ý thức trong việc vận dụng PPDH tích cực vào thực tiễn dạy học, đặc biệt phải coi trọng việc dạy tới cá thể HS để mọi HS đều nắm chắc lí thuyết và vận dụng để giải quyết được bài tập khi gặp phải. - Người giáo viên phải nắm vững về chuyên môn, tức là nắm vững được nội dung, mục tiêu của từng tiết dạy, môn dạy. Trong điều kiện hiện nay, mỗi giáo viên cần phải tự học để bổ sung những mảng kiến thức mà mình còn thiếu. b. Về học sinh: - Cần có đủ sách giáo khoa và các phương tiện học tập cho môn học. - Học sinh có tinh thần tự học tập. - Lập những nhóm học đôi bạn cùng tiến. 3. Một số phương pháp dạy học có thể áp dụng trong các tiết dạy: a. Phương pháp dạy học theo nhóm: Việc tổ chức cho học sinh học theo nhóm là quan trọng. Nó giúp học sinh có nhiều cơ hội để diễn đạt và khám phá lí tưởng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết. Học sinh có cơ hội để học hỏi bạn bè, phát huy vai trò trách nhiệm. Ví dụ: Khi dạy bài Dấu hiệu chia hết cho 5, GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để so sánh dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hết cho 5 hay khi luyện tập, ở bài tập 2. b. Phương pháp trò chơi học tập: - Là phương pháp lấy các trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh. Trò chơi học tập làm không khí lớp học thoải mái, dễ chịu hơn, học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở và tiếp thu tự giác, tích cực hơn. Ví dụ: Trong bài dấu hiệu chia hết cho 5, để tạo không khí hào hứng, tránh cảm giác nặng nề trong giờ học toán, GV có thể tổ chức trò chơi học tập ở bài tập 4. c. Phương pháp đàm thoại: - Giáo viên đưa ra các câu hỏi tạo thành một chuỗi kiến thức. Học sinh trả lời các câu hỏi đó giúp các em hệ thống lại kiến thức đã học theo trình tự lôgic. - Khi đưa ra hệ thống câu hỏi, giáo viên cần lưu ý những điểm sau: + Câu hỏi đưa ra không khó hiểu đối với học sinh. + Cần chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi theo trình tự bài học + Không nên hỏi quá nhiều câu hỏi đối với mọt học sinh. - Giáo viên nên sử dụng phương pháp này trong những phần chốt kiến thức và không nên lạm dụng quá nhiều vấn đáp trong dạy học. Ví dụ: Khi dạy Dấu hiệu chia hết cho 5, đây là phương pháp dược áp dụng khá chủ yếu trong phần hướng dẫn hình thành kiếm thức mới. d. Phương pháp luyện tập: - Luyện tập là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. - Một số yêu cầu cơ bản: Luyện tập phải nhằm mục đích, yêu cầu nhất định: nắm lí thuyết rồi mới luyện tập và luyện tập dưới nhiều dạg khác nhau nhằm rèn luyện năng lực vận dụng tri thức vào nhiều hoàn cảnh khác nhau cũng như giữ vững được hứng thú học tập. Luyện tập phải kiên trì, nhẫn nại, phải tập trung chú ý, phải theo dõi kiểm tra, có ý thức khắc phục khó kkhăn, nhất là học sinh cấp tiểu học. Ví dụ: Trong bài học về Dấu hiệu chia hết cho 5, khi làm các bài tập phần luyện tập, GV cần kết hợp sử dụng các câu hỏi gợi mở, lưu ý HS nhằm nhấn mạnh trọng tâm kiến thức bài học, để HS biết vận dụng từ lý thuyết sang làm bài tập thực hành. 4. Vận dụng bài dạy “Dấu hiệu chia hết ’’ giáo viên cần: * Giúp học sinh nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3: - Dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2. - Dấu hiệu chia hết cho 5: Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. - Dấu hiệu chia hết cho 9: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9. - Dấu hiệu chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3. Ta có thể phân dấu hiệu chia hết thành hai nhóm: a. Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. Hai dấu hiệu này giống nhau ở yếu tố là đều căn cứ vào chữ số tận cùng của nó. b. Dấu hiệu chia hết cho 3 và 9. Hai dấu hiệu này có cùng yếu tố là căn cứ vào tổng các chữ số của số đó. - Nắm vững nội dung của các dấu hiệu chia hết và sử dụng thành thạo phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với học sinh. Cần có sự chuẩn bị trước bài dạy để có khả năng dẫn dắt học sinh biết cách sử dụng các dấu hiệu một cách chặt chẽ, logic. - Cần nắm và hiểu rõ nội dung trình bày của sách giáo khoa để từ đó định hướng, dẫn dắt các em nắm vững kiến thức. - Cần vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học mới bằng hình thức sử dụng phiếu giao việc theo sự chỉ dẫn của giáo viên để học sinh tự phát hiện và tìm ra kiến thức mới. Từ đó giúp các em nắm vững nội dung các dấu hiệu chia hết để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào việc giải các bài tập có liên quan. * Trong quá trình hình thành kiến thức mới cho học sinh cần đi theo các bước sau: - Phát hiện các số chia hết cho 2 (hoặc 5, 9, 3) từ các bảng chia đã học tìm ra đặc điểm của các chia hết cho 2 (hoặc 5, 9, 3) trong các bảng vừa nêu. - Tìm các số khác nhau có đặc điểm giống nhau với các số bị chia trong các bảng chia nêu trên cho học sinh so sánh, đối chiếu để tìm ra điểm chung của các số chia hết cho 2 (hoặc 5, 9, 3). - Lấy bất kỳ một số nào đó có cùng đặc điểm với các số chia hết cho 2 (hoặc 5, 9, 3) dưới dạng điều kiện đủ chính là câu ghi nhớ trong sách giáo khoa. * Khi các em nắm vững kiến thức và thuộc cách nhận biết các dấu hiệu các bài tập trong sách Toán 4 cho các em làm những bài tập mở rộng thêm các dấu hiệu, phát triển các bài tập từ các dấu hiệu đã học . Việc áp dụng các kiến thức đã học và phát triển kiến thức được thực hiện một cách linh hoạt trong từng tiết học bằng cách đan xen củng cố kiến thức đồng thời cũng nâng cao ở cuối mỗi tiết tìm hiểu kiến thức mới. Kết luận: Dạy học dạng bài về dấu hiệu chia hết có thể nói là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa đối với học sinh, đó chính là cầu nối giữa các kiến thức toán học trong nhà trường với thực tế đời sống. Để giúp HS nhận biết dấu hiệu được tốt, khi dạy các tiết ôn luyện, ngoài việc củng cố, khắc sâu những kiến thức mà các em đã được học ở tiết chính thì GV cần tăng cường cho HS được luyện tập thực hàmh nhiều dưới các dạng bài tập khác nhau nhằm tạo cho các em có thói quen và hình thành kĩ năng làm bài. C. VẬN DỤNG VÀO BÀI DẠY CỤ THỂ: Toán DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 I. Mục tiêu: - Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5. - Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5. - Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5. II. Chuẩn bị: - Máy chiếu, phiếu bài tập, băng giấy, vở bài tập, sách giáo khoa, bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2? Cho ví dụ. - Nêu ví dụ về số không chia hết cho 2? Giải thích vì sao số đó không chia hết cho 2? - GV nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài. * Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 5 - Gv treo bảng phụ ghi sẵn phép tính. - Hãy nhận xét về các phép tính trên? - Nhận xét số chia của các phép tính này như thế nào? - Yêu cầu h/s đọc các số bị chia và nêu chữ số tận cùng của các số đó. - Nhận xét về các số bị chia chia hết cho 5? - Nêu dấu hiệu về số chia hết cho 5. - Gv kết luận về dấu hiệu chia hết cho 5 (treo bảng phụ) - Gv treo bảng phụ ghi sẵn phép tính. - Hãy nhận xét về các phép tính trên? - Nhận xét số chia của các phép tính này? - Nhận xét về chữ số tận cùng của các số không chia hết cho 5? - Vậy những số như thế nào thì không chia hết cho 5? * Chú ý: Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5. * Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 - Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2. - Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 5. - Hãy so sánh gì dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5? - Nêu dấu hiệu nhận biết số chia hết cho cả 2 và 5? - Các số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5. * Thực hành Bài 1: Nêu yêu cầu? - Bài tập có mấy yêu cầu? - Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên trình bày bảng lớp. - Giải thích tại sao em biết là số chia hết, không chia hết cho 5? - Nhận xét, uốn nắn cách giải thích cho HS Bài 2: Đọc yêu cầu bài: - Số cần điền vào các phần a, b, c phải thỏa mãn mấy yêu cầu? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và làm vào phiếu học tập. - Hãy giải thích bài làm của nhóm mình. - Gv nhận xét. Bài 3: Gọi HS đọc bài tập 3 - Các số em lập ra phải thỏa mãn mấy yêu cầu? - Yêu cầu hs làm bài cá nhân vào vở. - Gọi HS nêu cách làm? - GV nhận xét. Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4 - Gv nêu cách chơi và luật chơi: Tìm nhà cho thỏ. + Tổ chức cho HS chơi thi. - Gv nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố - dặn dò: - Hs nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5; Dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5. - Gv nhận xét tiết học. Dặn hs về chuẩn bị tiết sau. - Học sinh đọc phép tính. 20 : 5 = 4 30 : 5 = 6 15 : 5 = 3 40 : 5 = 8 35 : 5 = 7 25 : 5 = 5 - Các phép tính trên đều chia hết. - Số chia của
Tài liệu đính kèm: