SKKN Nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại Trường Mầm non Thanh Phú

SKKN Nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại Trường Mầm non Thanh Phú

5. Mô tả bản chất sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

“ Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, học hành là ngoan”.2

Vâng, chúng ta đã và đang dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, thế hệ

mầm non tương lai của dất nước, ưu tiên chăm sóc cho trẻ ngay từ những năm đầu

đời là vô cùng quan trọng mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng được quyền đón nhận.

Sự phát triển về thể lực của trẻ trong những năm đầu đời vô cùng quan trọng,

nó phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.Đó cũng là giai

đoạn quan trọng nhất của một đứa trẻ.Từ những nhận thức “sức khỏe của trẻ em

hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”.Sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát

tiển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của trẻ trong

tương lai. Có sức khỏe là có tất cả, vì vậy để thế hệ trẻ mầm non được phát triển

một cách toàn diện về mọi mặt thì công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong trường

mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì phần lớn thời gian trẻ được ở trường

cùng với cô, đó như ngôi nhà thứ hai của trẻ mà cô giáo là người mẹ thứ hai, người

trực tiếp chăm sóc trẻ từng miếng ăn, giấc ngủ

pdf 14 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1536Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại Trường Mầm non Thanh Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long. 
Chúng tôi ghi tên dưới đây: 
TT Họ và tên 
Ngày, 
tháng, 
năm sinh 
Nơi công 
tác 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ 
(%) 
đóng 
góp 
1 NGUYỄN THỊ 
PHƯƠNG 
28/02/1981 
Trường 
mầm non 
Thanh Phú 
Hiệu 
trưởng 
Đại học 
sư phạm 
mầm non 
50% 
2 
ĐINH THỊ NGỌC 
THÀNH 
10/10/1983 
Trường 
mầm non 
Thanh Phú 
Phó 
HT 
CĐSP 
Mầm Non 
50% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Nâng cao chất lượng bữa ăn và 
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại trường mầm non Thanh Phú” cấp thị 
xã năm học 2020-2021. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đồng thời là tác giả tạo ra sáng kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục. 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 25/9/2020. 
5. Mô tả bản chất sáng kiến: 
5.1. Tính mới của sáng kiến: 
“ Trẻ em như búp trên cành 
Biết ăn ngủ, học hành là ngoan”. 
2 
 Vâng, chúng ta đã và đang dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, thế hệ 
mầm non tương lai của dất nước, ưu tiên chăm sóc cho trẻ ngay từ những năm đầu 
đời là vô cùng quan trọng mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng được quyền đón nhận. 
Sự phát triển về thể lực của trẻ trong những năm đầu đời vô cùng quan trọng, 
nó phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.Đó cũng là giai 
đoạn quan trọng nhất của một đứa trẻ.Từ những nhận thức “sức khỏe của trẻ em 
hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”.Sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát 
tiển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của trẻ trong 
tương lai. Có sức khỏe là có tất cả, vì vậy để thế hệ trẻ mầm non được phát triển 
một cách toàn diện về mọi mặt thì công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong trường 
mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì phần lớn thời gian trẻ được ở trường 
cùng với cô, đó như ngôi nhà thứ hai của trẻ mà cô giáo là người mẹ thứ hai, người 
trực tiếp chăm sóc trẻ từng miếng ăn, giấc ngủ. 
Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ 
lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng và giáo 
dục dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết, chính 
vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng 
quan trọng. 
Việc tổ chức cho trẻ ăn ở các lớp như thế nào để nâng cao được chất lượng 
bữa ăn của trẻ là trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường và của cả tập thể giáo 
viên, nhân viên trong nhà trường. Chức năng, nhiệm vụ của trường mầm non là 
chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng, 
Chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng trong việc ăn uống hàng ngày của trẻ, đó 
là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người 
và ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, hoạt động và học tập của 
trẻ. Vậy cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cân đối hài hòa giữa 
chất và lượng. Giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. 
Ngoài việc ăn uống đủ chất, đủ lượng cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn 
3 
thực phẩm. Bởi việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề được nhiều 
người quan tâm nhất trong các trường mầm non. Vì trẻ còn nhỏ cơ thể trẻ còn non 
yếu nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà 
còn ảnh hưởng đến tinh thần và trí tuệ sau này của trẻ. 
Để có bữa ăn ngon đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng một cách an toàn, hợp lý 
không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho các cháu trong trường mầm non. Xuất 
phát từ thực tế trên, bản thân tôi là một người quản lý, phụ trách việc tổ chức công 
tác bán trú của nhà trường tôi hiểu rõ về việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhất là 
nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong độ tuổi mầm non là rất quan trọng. Vì 
vậy tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh 
dưỡng cho trẻ tại trường mầm non Thanh Phú” để nghiên cứu. 
5.2. Nội dung của sáng kiến: 
Để bữa ăn của trẻ được phong phú, đầy đủ dinh dưỡng, và trẻ em thì luôn yêu 
thích cái đẹp, mới lạ, với các món ăn cũng vậy, không những ngon mà phải đẹp 
mắt, bài trí ngộ nghĩnh để kích thích vị giác của trẻ. Hiểu được tâm lý đó của trẻ, 
bản thân tôi cùng với Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với các cô tổ nuôi luôn cố 
gắng suy nghĩ làm thế nào để có một bữa ăn ngon hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng 
cho trẻ. Là người quản lý phụ trách công tác bán trú của nhà trường, bản thân tôi 
nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm sóc bữa ăn cho trẻ, cùng với tinh 
thần trách nhiệm cao tôi thường xuyên theo dõi các bữa ăn của các cháu, xem thức 
ăn có hợp khẩu vị với trẻ không, để có biện pháp điều chỉnh và chỉ đạo kịp thời. 
Sau đây là môt số biện pháp thực hiện trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho 
trẻ tại trường mầm non mà chúng tôi đã thực hiện. 
Biện pháp thứ nhất: Bồi dưỡng cho giáo viên và nhân viên cấp dưỡng: 
Nhà trường luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo 
viên, nhân viên cấp dưỡng về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh 
phòng bệnh, phòng dịch, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Là một CBQL, bản 
4 
thân tôi luôn cố gắng tự bồi dưỡng, cập nhật các văn bản chỉ đạo của ngành để có 
thêm những kiến thức cơ bản. 
* Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên cấp dưỡng: 
Tổ chức cho các nhân viên cấp dưỡng tham gia cac lớp tập huấn kiến thức vệ 
sinh an toàn thực phẩm do Trung tâm Y tế tổ chức để có thêm kiến thức về ATTP. 
Tổ chức bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng từ khâu tiếp phẩm đến khâu chia 
ăn đúng quy trình, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng cho cô cấp dưỡng vào đầu 
năm học và có bài kiểm tra về các kiến thức đã học. 
Tổ chức cho cấp dưỡng được tham quan bếp ăn của trường bạn, trao đổi thực 
đơn giữa các trường trong thị xã. 
Nhà trường tổ chức cho đội ngũ cấp dưỡng sưu tầm các món ăn mới sau đó tổ 
chứcchuyên đề dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hành chế biến các 
món đã đăng ký để tập thể trường đánh giá, trao đổi, thảo luận về cách chọn mua 
thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi chế biến thực phẩm, rau củ, quả, 
kỹ thuật chế biến thực phẩm, cách bảo quản thực phẩm. 
* Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: 
Thường xuyên chỉ đạo giáo viên nghiêm túc thực hiện cho trẻ ăn đúng quy 
trình, quan tâm sát sao đến bữa ăn của trẻ để phán ánh kịp thời chất lượng bữa ăn 
đó với BGH để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. 
Chuẩn bị bàn ăn sạch sẽ, gọn gàng, bài trí đẹp, hấp dẫn trẻ, đủ chỗ ngồi cho 
trẻ, trên bàn phải có đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay. Thìa, bát phải đủ so với 
số lượng trẻ. 
Khi cho trẻ ăn giáo viên phải đeo khẩu trang, tóc cột gọn gàng, có mũ chụp 
tóc đảm bảo vệ sinh, cô cần chú ý đến những trẻ biếng ăn để động viên cháu ăn hết 
suất. 
Thông qua giờ ăn, các cô giáo giới thiệu cho trẻ biết hôm nay có những món 
gì thông qua đó kết hợp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. 
Ví dụ: Ăn thịt thì trẻ biết được thịt cung cấp cho cơ thể chất gì? 
5 
Chú ý đến sức khỏe của trẻ để bổ sung chế độ ăn phù hợp cho từng trẻ. Rèn 
cho trẻ thói quen tự chăm sóc bản thân bằng cách tuyên truyền trực tiếp trong bữa 
ăn. 
Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các cô giáo cần phải giải thích cho trẻ thấy 
được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng 
hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy còm ốm yếu. 
Vệ sinh môi trường: Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ trẻ em, vì vậy vệ 
sinh phòng lớp sạch sẽ, không có mùi hôi khai, sàn nhà khô ráo, hàng tuần tổng vệ 
sinh các phòng, lau các cửa, khơi thông cống rãnh, cũng góp phần giúp cho trẻ 
khỏe mạnh. 
Các cô cấp dưỡng vệ sinh nhà bếp trước và sau khi chế biến 
Biện pháp thứ hai: Xây dựng thực đơn đa dạng, phong phú và phù hợp 
với tình hình địa phương. 
Nhà trường sử dụng tính khẩu phần ăn của trẻ trên phần mềm Nutrikids. 
Thay đổi thực đơn phù hợp theo mùa, theo tháng nhằm đáp ứng nhu cầu về 
năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. 
Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, chúng ta cần phối hợp nhiều loại thực 
phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp, bên cạnh đó thay đổi kết hợp giữa các 
loại thực phẩm để tạo ra các món ăn khác nhau có sức hấp dẫn đối với trẻ, đảm bảo 
6 
năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất 
dinh dưỡng cần thiết cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong ăn 
uống để phòng tránh bệnh tật. 
Chọn những món ăn đa dạng, được chế biến từ nhiều loại thực phẩm trong 
nhóm thực phẩm kể trên và được thay đổi từng bữa, từng ngày. Khi xây dựng thực 
đơn tôi luôn cố gắng cho trẻ được ăn đầy đủ các loại thức ăn khác nhau trong 4 
nhóm thực phẩm mỗi ngày. 
Có chế độ ăn phù hợp với những trẻ bị suy dinh dưỡng: Giáo viên kết hợp phụ 
huynh bổ sung thêm bữa ăn phụ cho những trẻ suy dinh dưỡng như: Phụ huynh có 
thể mang them sữa dinh dưỡng, trứng gà luộc cho trẻ ăn thêm trên lớp. 
Đối với những trẻ dư cân, béo phì giáo viên tang cường thêm lượng vận động 
cho trẻ trong các giờ hoạt động. khích lệ trẻ phụ giúp cô một số việc nhẹ nhàng trên 
lớp như: Xếp bàn chế chuẩn bị cho giờ ăn, phụ cô thu dọn đồ dùng đồ chơi. Bữa ăn 
cho trẻ tăng cường ăn nhiều rau xanh, giảm bớt lượng thịt, cá 
Một khẩu phần cân đối và hợp lý cần: 
+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu 
cơ thể. 
+ Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp (Cân đối giữa các 
chất dinh dưỡng: Protid, lipid, gluxit, vitamin và khoáng chất, giữa thức ăn nguồn 
gốc động vật và thực vật. 
+ Phối hợp đa dạng các loại thực phẩm, màu sắc đẹp nhằm kích thích trẻ có 
hứng thú trong ăn uống. Tận dụng tối đa những nguồn thực phẩm có sẵn ở địa 
phương đảmbảo sạch, an toàn. 
7 
Các cô cấp dưỡng đang tiếp phẩm 
Chuẩn bị giờ ăn cho các con Giờ ăn của các con. 
Biện pháp thứ ba : Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ bằng quy hoạch mô 
hình trồng rau sạch: 
Để có nguồn rau xanh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất 
lượng bữa ăn của trẻ. Nhà trường đã kết hợp với Đoàn thanh niên triển khai mô 
hình trồng rau xanh tại trường với nhiều loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc như: Rau 
mồng tơi, rau muống, rau đay, mướp.. trẻ được cùng cô chăm sóc vườn rau vì thế 
khi ăn trẻrất thích.Cũng vì thế khẩu phần ăn hàng ngày của các cháu được đảm bảo 
và tăng dầncảvề số lượng lẫn chất lượng. 
8 
Mô hình vườn rau của trường, rau sạch do các con và cô cùng trồng. 
Biện pháp thứ tư: Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh: 
Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh của trường và của lớp để phổ 
biến một số kiến thức nuôi dạy con theo khoa học tới các bậc phụ huynh, thông báo 
tình hình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường đã và đang gặp những thuận lợi, khó 
9 
khăn gì để cùng với phụ huynh tìm cách tháo gỡ, phụ huynh nắm được tình hình 
sức khoẻ của con em mình để có kế hoạch cùng nhà trường chăm sóc. Thông báo 
tình hình sức khoẻ của từng trẻ tại bảng tuyên truyền của lớp để phụ huynh nắm 
được kiến thức và kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại nhà. Đồng thời kết 
hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp thường xuyên tổ chức kiểm tra đột 
xuất, giám sát chặt chẽ công tác bán trú từ khâu tiếp phẩm đến khâu cho trẻ ăn trên 
lớp đảm khách quan, không để thất thoát khẩu phần ăn của trẻ. Trẻ được ăn đúng, 
đủ khẩu phần. 
Thường xuyên thay đổi nội dung các góc tuyên truyền từ nhà trường đến các 
lớp đảm bảo phong phú về nội dung, đẹp về hình thức. Công khai thực đơn và chế 
độ ăn hàng ngày của trẻ trên bảng công khai tài chính của nhà trường. 
Bảng công khai tài chính được cập nhật hàng ngày cho cha mẹ biết hôm nay ở 
trường con ăn gì? 
Biện pháp thứ năm: Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: 
 Đây là khâu đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định đến chất lượng 
bữa ăn do đó tác động không nhỏ đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. 
 Chọn nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng. 
Chọn nhà cung cấp thục phẩm có uy tín, có hợp đồng cung cấp thực phẩm với 
đầy đủ các giấy tờ liên quan, giá cả hợp lý. 
10 
Thực hiện nghiêm túc quy trình tổ chức bán trú, các quy định về VSATTP: có 
lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng thực hiện đúng lịch. Đối với dụng cụ 
dao thớt khi chế biến thực phẩm sống và chín để riêng, đối với mùa hè các dụng cụ 
thường xuyên được phơi nắng. Vệ sinh nhà bếp sử dụng nước nóng già để lau sàn 
để diệt vi khuẩn và bốc hơi nhanh giúp cho sàn nhà luôn khô sạch. Đồ dùng dụng 
cụ các thiết bị trong nhà bếp phải gọn gàng, ngăn nắp, khoa học và luôn được khử 
trùng để thuận tiện cho việc chế biến. Thực phẩm được chế biến theo quy trình một 
chiều, thức ăn sống không để gần thức ăn chín, đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống 
sôi. Khâu chia thức ăn phải đúng nguyên tắc một chiều đồ dùng được sắp xếp đúng 
vị trí. 
Thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn. Mẫu lưu được đựng trong 
các ống thủy tinh có nắp đậy và có ghi rõ ngày, giờ lưu, trọng lượng theo quy định. 
Thực hiện tốt việc kiểm thực 3 bước theo qui định. 
Rác trong nhà bếp phải được phân loại, thùng rác có nắp đậy kín và phải xử lý 
trong ngày cho đảm bảo vệ sinh. Tránh nguồn vi khuẩn lây lan vào thức ăn. 
Bên cạnh đó, công tác quản lý bếp ăn bán trú cũng không kém phần quan 
trọng, từ khâu tiếp nhận thực phẩm có kiểm tra, giám sát chặt chẽ cả về số lượng và 
chất lượng đến cho trẻ ăn trên lớp của giáo viên đảm bảo đúng, đủ khẩu phần của 
trẻ không để xảy ra tình trạng bớt xén khẩu phần ăn của trẻ. 
11 
Thức ăn sau khi chia xong có nắp đậy để đảm bảo vệ sinh ATTP cho các con. 
Biện pháp thứ sáu: Thực hiện công tác quản lý theo dõi và khám sức khoẻ 
của trẻ đúng định kỳ: 
Kết hợp với Trung tâm y tế thị xã, trạm y tế xã Thanh Phú tổ chức khám sức 
khoẻ cho trẻ 2 lần/ năm học. 
Nhà trường tiến hành cân đo trẻ định kỳ 3 tháng 1 lần đối với trẻ mẫu giáo và 
1 tháng 1 lần dối với trẻ nhà trẻ, trẻ được theo dõi bằng Biểu đồ tang trưởng. 
Trẻ suy dinh dưỡng các thể được theo dõi riêng và có chế độ ăn phù hợp. 
Thông báo tình hình sức khoẻ của trẻ tại các lớp cho phụ huynh theo dõi để 
cùng phụ huynh có phương pháp chăm sóc trẻ phù hợp ở trường cũng như ở nhà. 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Giải pháp nêu trên đã được áp dụng tại Trường Mầm non Thanh Phú với sự 
tham gia của tất cả trẻ trong toàn trường. Kết quả cho thấy trẻ hứng thú hơn với 
bữa ăn, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất, tạo không khí vui vẻ, ấm cúng trong giờ ăn. 
Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm học, trẻ tăng cân đều. Sáng kiến này có 
khả năng áp dụng đại trà cho các trường mầm non trong toàn thị xã Bình Long. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
12 
Cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị, đồ dùng,  
Con người: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trường mầm non 
Thanh Phú. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
Để trẻ luôn khỏe mạnh phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, tình 
cảm quan hệ xã hội thì việc chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ theo khoa học là 
hết sức quan trọng và cần thiết trong đó việc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học được coi 
trọng, vì nó ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy mà việc tổ chức cho 
trẻ ăn bán trú tại trường là vô cùng cần thiết và hết sức quan trọng, nó bổ sung nguồn 
dinh dưỡng và cung cấp thêm năng lượng cho trẻ trong ngày giúp trẻ có đủ dưỡng 
chất cần thiết cho mọi hoạt động và sự phát triển của trẻ, giúp giảm tỷ lệ suy dinh 
dưỡng. Bởi vậy mà việc nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng 
cho trẻ ở độ tuổi mầm non là hết sức cần thiết. 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Thanh Phú, ngày 20 tháng 02 năm 2021 
 Người nộp đơn 
Đinh Thị Ngọc Thành 
 Người nộp đơn 
 Nguyễn Thị Phương 
13 
 XÁC NHẬN CỦA HĐSK CẤP TRƯỜNG 
 P.CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
 Võ Thị Ngọc Hương 
14 
 XÁC NHẬN CỦA HĐSK CẤP THỊ XÃ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_bua_an_va_phong_chong_suy_dinh_duong_cho.pdf