SKKN Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trước khi học kỹ năng Nghe Tiếng Anh

SKKN Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trước khi học kỹ năng Nghe Tiếng Anh

Có thể nói rằng kỹ năng nghe có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ vì nó có tác động rất tích cực đến các kỹ năng khác như nói, đọc, viết, giúp luyện phát âm và mở mang vốn từ vựng. Thực tế cho thấy người học gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình nghe hiểu. Để khắc phục những khó khăn trên, người dạy cần tìm ra nguyên nhân để từ đó có cách giải quyết hợp lý trong môi trường giáo dục bậc tiểu học. Những giải pháp đưa ra trong bài viết này có thể phát huy hiệu quả nếu được áp dụng một cách đúng đắn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bản thân người dạy phải kiên trì, bền bỉ, lựa chọn phương pháp thích hợp phù hợp với trình độ, thực tế giảng dạy và đối tượng giảng dạy. Chính vì vậy giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong dạy học, phải luôn học hỏi, đúc kết kinh nghiệm, sáng tạo trong dạy học và tìm ra các phương pháp phù hợp cho người học.

doc 32 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2334Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trước khi học kỹ năng Nghe Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đào Tạo (GD&ĐT) tiếp tục thực hiện các Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 (sửa đổi Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020); Hoàn thiện các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, ưu tiên các định dạng hỗ trợ thi trên máy tính và thi trực tuyến; từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng đề thi ngoại ngữ quốc gia; Ban hành quy chế thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; Đa dạng hóa các chương trình, sách giáo khoa, học liệu và hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học tập ngoại ngữ của học sinh, sinh viên; quan tâm xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ; Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên ngoại ngữ phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm; rà soát, thống nhất chương trình, tài liệu, học liệu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng, cấp học; chú trọng phương thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến; thực hiện công tác khảo thí ngoại ngữ đảm bảo minh bạch, khách quan, công bằng. Như vậy, tiếng Anh ngày nay trong các trường phổ thông được quan tâm hơn bao giờ hết.
Điều quan trọng nhất hiện nay là môi trường học ngoại ngữ trong nhà trường nên hướng tới việc khuyến khích các em thực hành nhiều hơn và quan tâm hơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất. Học sinh phải được luyện tập nghe - nói trong những phòng riêng biệt, đầy đủ máy móc. Chỉ khi cơ sở vật chất đồng bộ, thầy cô mới có điều kiện đánh giá toàn diện trình độ của các em. Chính những người đang giảng dạy bộ môn tiếng Anh khẳng định rằng nhà trường chỉ có thể tạo ra môi trường dạy và học tiếng Anh năng động khi kết hợp được các yếu tố: Giáo viên giỏi, chương trình - sách giáo khoa tiên tiến, ưu tiên thực hành và cơ sở vật chất đảm bảo.   
Trong việc học ngoại ngữ, kỹ năng nghe là một kỹ năng quan trọng, đòi hỏi người học phải giỏi các kỹ năng nói, đọc, viết, có vốn từ vựng tốt... thì nghe mới tốt và ngược lại. Không có lý do gì khi xếp các kỹ năng với nhau: nghe, nói, đọc, viết thì kỹ năng nghe được xếp lên vị trí đầu tiên. Do đó, để học tốt kỹ năng này nhà trường cần trang bị đầy đủ các thiết bị như: máy tính kết nối mạng, CD player, loa, đài (cassatte), bảng tương tác, máy chiếu (projector)
Xuất phát từ nhu cầu học tập của học sinh, nhu cầu của người dạy đòi hỏi đổi mới không những về cơ sở vật chất mà còn về phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Do đó các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất; ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến nhu cầu của học sinh và giáo viên, tu sửa kịp thời trang thiết bị hư hỏng; giáo viên đứng lớp giảng dạy phải tự trau dồi về kiến thức qua các kênh thông tin, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy qua từng năm học, bài trừ những phương pháp không còn phù hợp, nghiên cứu đầu tư cho phương pháp mới, phát huy những phương pháp có hiệu quả đã sử dụng. Có như vậy mới thúc đẩy được sự hứng thú trong học sinh và nâng cao chất lượng của môn tiếng Anh.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Thuận lợi: 
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana, của Ban giám hiệu nhà trường trong việc bồi dưỡng chuyên môn và đầu tư cơ sở vật chất. 
 Giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh, có trình độ trên chuẩn. Giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm tòi các cách thức mới phù hợp trong quá trình dạy học... Giáo viên có trình độ đại học sư phạm Tiếng Anh, đạt trình độ B2 theo khung tham chiếu châu Âu; biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Đa số các em học sinh thích môn học tiếng Anh, thích khám phá, ham tìm hiểu và tích cực học môn tiếng Anh. Các em tích cực tham gia các cuộc thi của trường và nghành tổ chức những năm học trước, học sinh có khả năng tiếp thu tốt kiến thức, một số em có năng khiếu môn tiếng Anh.
Cha mẹ học sinh rất khuyến khích con em mình học tiếng Anh vì họ biết được tầm quan trọng của tiếng Anh trong việc học ở các cấp phổ thông cũng như tầm quan trọng của tiếng Anh trong quá trình hội nhập.
- Khó khăn:	
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đã có phòng học tiếng Anh riêng tuy nhiên trang thiết bị đã hỏng và chưa được đầu tư kịp thời để học sinh phát huy hết bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Sách giáo khoa thường xuyên thay đổi, học sinh phải làm quen với các phương pháp mới và cách thức học mới. Tranh ảnh dùng cho bộ sách không đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên. 
Học sinh còn mất tập trung và ồn ào trong khi học kỹ năng nghe; học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Đa số học sinh phát âm và nhấn trọng âm sai do các em bị ảnh hưởng giọng nói vùng miền. Mặc dù giáo viên đã hướng dẫn cách phát âm và nhấn trọng âm thường xuyên. Đây cũng là lý do mà các em học yếu kỹ năng nghe.
Do lớp học quá đông nên giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh. Thời lượng học kỹ năng nghe còn hạn chế nên các em chưa chú trọng tập trung học kỹ năng này khi ở nhà qua các hình thức: nghe nhạc tiếng Anh, nghe tiếng Anh qua việc xem phim hoạt hình, học nghe tiếng anh qua các kênh học online cho trẻ em.
  	Hệ thống bài tập luyện kỹ năng nghe chưa phong phú để cuốn hút học sinh.
Giáo viên dành nhiều thời gian cho việc dạy chưa chú trọng hướng dẫn học sinh tự học nghe tiếng Anh tại nhà. 
Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình. Đa số cha mẹ học sinh không biết và hiểu nhiều về tiếng Anh. Vì vậy, họ không thể chủ động trong việc hướng dẫn con học tiếng Anh và hướng dẫn con em mình sử dụng một số phần mềm tiện ích trong việc học nghe tiếng Anh ở nhà. Đa số phụ huynh học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên chưa đủ điều kiện trang bị máy tính, loa cho các em.
	 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Thông qua các biện pháp mà tôi đưa ra nhằm mục đích tạo hứng thú trong học tập đối với học sinh, không gây sự nhàm chán và mất tập trung trong khi học. Giúp các em phát triển kỹ năng nghe tốt hơn và tạo môi trường học tập thân thiện, vui tươi, từ đó các em học sinh yêu thích môn tiếng Anh hơn.
Giúp giáo viên nhận thức được rằng cần thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng kỹ năng và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giúp giáo viên dễ dàng bao quát và kiểm soát lớp học, quân tâm hơn đối với mỗi cá nhân học sinh. 
- Tích hợp dạy và học với nhiều nguồn tư liệu giúp học sinh mở rộng kiến thức và sự hiểu biết, động viên, khuyến khích học sinh học tiếng Anh qua mạng (IOE); học qua các kênh như mạng internet, nghe nhạc tiếng Anh rèn kỹ năng, các bài tập nghe trong sách tham khảo
- Kết hợp các giải pháp, biện pháp trong quá trình học tập nhằm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ đối với từng đối tượng học sinh, từ đó giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng các em học sinh khá, giỏi và phụ đạo các em học sinh yêu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên có cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
	Nghe (Listening) là một trong kỹ năng quan trọng trong môn tiếng Anh, kỹ năng này bổ trợ cho người học học tốt các kỹ năng khác như kỹ năng nói (speaking), đọc (reading) và viết (writing). Mỗi kỹ năng đều có tiến trình dạy và học riêng, kỹ năng nghe cũng chia làm 3 bước chính: trước, trong khi và sau khi nghe, sau đây là các bước dạy cơ bản của kỹ năng nghe: 
Trước khi nghe (Pre-listening):
-  Giới thiệu nội dung chủ điểm/tình huống;
-  Các câu hỏi đoán về nội dung sắp nghe;
- Các bài tập bổ trợ, các hoạt động gây hứng thú cho học sinh trước khi nghe.
- Các câu hỏi tạo trí tò mò, gây hứng thú về nội dung sắp nghe;
-  Ra yêu cầu bài nghe.
- Lưu ý: Giới thiệu một số từ mới hoặc cấu trúc ngữ pháp mới có liên quan đến việc hiểu nội dung bài nghe; tuy nhiên không nên giới thiệu hết mọi từ mới không quan trọng.
Trong khi nghe (While-listening):
 -  Ra câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu mục đích khi nghe;
-  Chia quá trình nghe thành từng bước nếu cần. Ví dụ, nghe lần thứ nhất: nghe ý chính, trả lời các câu hỏi đại ý; nghe lần thứ hai: nghe chi tiết nội dung; có thể cho học sinh nghe thêm lần thứ ba để tự tìm hết đáp án hay tự sửa lỗi trước khi giáo viên sửa lỗi và cho đáp án.
-  Lưu ý: Nên cho nghe hết cả nội dung bài, không dừng từng câu một (trừ trường hợp câu khó muốn cho học sinh tìm thông tin chi tiết chính xác)
 Sau khi nghe (Post-listening):
-  Các bài tập ứng dụng.
-  Cần phối hợp nhiều cách kiểm tra các đáp án như: để học sinh hỏi lẫn nhau, trao đổi đáp án và chữa chéo, hay một HS hỏi trước lớp và chọn người trả lời trước khi giáo viên cho đáp án cuối cùng.
 - Thực hành nói sau khi đã chữa bài cho học sinh, có thể tạo tình huống trong bài nghe cho các em thực hành nói bài đã nghe.
Đối với đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu và đưa ra các biện pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng trước khi nghe (Pre-listening) nhằm gây hứng thú cho học sinh tích cực tham gia bài học một cách hiểu quả, đặc biệt học sinh không ồn ào và mất tập trung khi nghe.
Các dạng bài nghe trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Anh 4:
+ Listen and tick;
+ Listen and complete;
+ Listen and write;
+ Listen and circle a, b or c;
+ Listen and number;
+ Listen and match;
+ Listen and tick Yes (Y) or No (N);
+ Listen and tick True (T) or False (F)
	Trong đề tài này tôi chỉ tập trung đưa ra các giải pháp cho phần Pre_listening activities nhằm tạo hứng thú và động lực học tập cho học sinh, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nghe tốt hơn. 
Biện pháp 1: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi nghe bằng các trò chơi (cho phần Pre-listening activities).
+ Mục đích: Sử dụng các trò chơi trước khi nghe nhằm các mục đích: một là tạo môi trường học tập vui vẻ, thư giãn; hai là tạo hứng thú và tăng động cơ học tập; ba là ôn lại kiến thức liên quan đến bài nghe giúp học sinh nghe chính xác thông tin trong bài. Như vậy, sử dụng trò chơi (games) trong khi dạy nghe mang lại lợi ích khá lớn đối với giáo viên và học sinh. Đây được coi như là một phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm mà tôi thường xuyên sử dụng. 
Games cũng là một trong các kỹ thuật đánh giá thường xuyên trên lớp đối với học sinh, vì vậy giáo viên nên thường xuyên sử dụng trò chơi khi dạy học.
Có rất nhiều trò chơi trong quá trình dạy học vì vậy giáo viên cần chắt lọc một số trò chơi phù hợp với từng bài nghe trong sách giáo khoa. Sau đây là một số trò chơi tôi thường áp dụng:
Trò chơi: Challenging (thách đấu).
+ Mục đích: ôn lại từ theo chủ điểm và rèn luyện kỹ năng nghe, nói.
+ Chuẩn bị: không cần chuẩn bị đồ dùng.
+ Cách chơi:
Giáo viên sẽ chia lớp thành 2 đội (hoặc hai học sinh) rồi đưa ra nội dung kiến thức bài học. Hai đội hội ý trong vòng 30 giây và lần lượt thách đấu với đội bạn. 
Đội nào thách đấu được nhiều số từ hơn thì được quyền nói trước. Nếu nói đủ và đúng số lượng từ đã thách đấu thì ghi sẽ được 1 điểm. 
Nếu nói sai 1 từ hay nói ra 1 từ không thuộc chủ điểm đó hoặc nói không đủ số lần thách đấu thì sẽ chịu thua cuộc và điểm sẽ thuộc về đội kia.
Cuộc chơi tiếp tục với những chủ đề khác nhau. Cuộc chơi sẽ dừng lại cho đến khi thời gian ấn định đã hết hay giáo viên đã kiểm tra xong chủ điểm các từ cần kiểm tra.
+ Kết thúc trò chơi: Tuyên dương đội nào ghi được nhiều điểm nhất.
Chú ý: Có thể áp dụng trò chơi này với từng cá nhân học sinh.
Sau đây là một giờ học nghe tôi áp dụng trò chơi “Challenging: thách đấu”
Ví dụ: Unit 13: Would you like some milk? – Lesson 1 part 3: listen and tick
Chủ điểm: Food and Drink
Cách chơi: như nêu trên.
Đội 1 thách đấu nêu được 6 từ vựng liên quan đến chủ điểm.
Đội 2 thách đấu 7 từ vựng liên quan đến chủ điểm.
Đội 1 tăng số từ lên 10 từ vựng.
Đội 2 tiếp tục tăng 12 từ vựng. Đội 1 tăng 15 từ vựng.
Cứ như vậy 2 đội thách đấu, số từ vựng được tăng lên.
Đội 1 nhường cho đội 2 nêu từ vựng, nếu không nêu đủ 12 từ vựng thì đội 1 dành chiến thắng, nếu đội 2 nêu đủ số từ thách đấu sẽ là đội dành chiến thắng.
Khuyến khích học sinh nêu tên các đồ ăn và đồ uống em biết ngoài chương trình bài học.
 Đại diện đội 1	 Đại diện đội 2
Đội 1 (tên đội 1)
Đội 2 (tên đội 2)
fish, beef, pork, chicken, duck, rabbit
pizza, vegetables, rice, bread, lemonade, orange juice, apple juice, hamburger, water
	 Đội 1 dành chiến thắng nêu đủ 15 từ vựng liên quan đến chủ đề.
Trò chơi: Passing ball (chuyền bóng).
+ Mục đích: ôn lại mẫu câu đã học và luyện kỹ năng nghe, nói.
+ Chuẩn bị: một quả bóng (nếu không có quả bóng giáo viên có thể sử dụng các vật dụng có sẵn trong lớp và giáo viên nên đổi tên trò chơi. Ví dụ: passing rubber, passing pen, passing balloon.)
+ Cách chơi: 
Không cần chia đội, yêu cấu tất cả học sinh trong lớp tham gia, giáo viên đưa ra yêu cầu của trò chơi.
Giáo viên mở bài hát đã chuẩn bị, khi bài hát bắt đầu thì học sinh chuyền bóng cho nhau. Giáo viên dừng nhạc thì em học sinh có bóng sẽ trả lời câu hỏi của giáo viên hoặc nói mẫu câu mà em đã học, các câu trả lời không được trùng nhau, các em học sinh tiếp tục chuyền bóng khi cô giáo bật nhạc, nhạc dừng em học sinh tiếp theo phải trả lời câu hỏi cứ như vậy đến hết bài hát. (Có hai hình thức hỏi đáp: giáo viên – học sinh; học sinh – học sinh).
+ Kết thúc trò chơi: nhận xét, tuyên dương các em học sinh trả lời đúng bằng tràng pháo tay.
Dưới đây là một giờ học nghe áp dụng trò chơi “Passing ball”
Unit 16: Let’s go to the bookshop - Lesson 1 Part 3 Listen and tick.
 Hoạt động trước khi nghe (Pre_listening activity):
Giáo viên cho học sinh chơi “Passing ball” để ôn lại mẫu câu: Let’s go to the..I want to buy some ..
Cách chơi: như nêu trên, học sinh nói mẫu câu Let’s go to the..I want to buy some .. để luyện kỹ năng nghe, nói.
Ví dụ: Let’s go to the bookshop. I want to buy some books.
 Giáo viên hướng dẫn và đưa ra luật chơi
 Học sinh thực hành chơi
	 Học sinh trình bày
Trò chơi: Touching and going game (Touch and go game).
+ Mục đích: ôn lại từ vựng, phát âm đúng từ và luyện kỹ năng nghe từ.
+ Chuẩn bị: tranh theo chủ đề.
+ Thời gian chơi: 3 phút
+ Cách chơi: 
Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi gồm 4 hoặc 5 thành viên.
Hai học sinh của hai đội đứng hai đầu của bảng. 
Khi nhận được lệnh bắt đầu trò chơi của giáo viên hai học sinh chạm tay vào tranh và nêu tên đồ vật thật nhanh. Nếu hai học sinh chạm vào cùng bức tranh thì hai em đó sẽ oản tù tì để tiếp tục chạm vào tranh và nêu tên đồ vật. Em học sinh bị thua khi oản tù tì sẽ chở về đội để em khác chạy lên tiếp tục trò chơi. 
Đội dành chiến thắng khi người chơi chạm tay đến bức tranh cuối cùng và nêu tên được tất cả các bức tranh.
+ Kết thúc trò chơi: Nhận xét, tuyên dương học sinh và tặng sao cho đội dành chiến thắng.
Ví dụ Unit 17 How much is the T-shirt? Lesson 2 (part 4: Listen and write the prices)
	 Chía nhóm và nêu luật chơi
Một giờ học nghe ở trường
Biện pháp 2: Tạo hứng thú cho học trước khi nghe bằng hoạt động hỏi và trả lời (Questioning and answering).
Hỏi và trả lời giữa giáo viên và học sinh (asking and answering between the teacher and the pupils).
 + Mục đích: tăng khả năng tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh – học sinh; tạo không khí cởi mở, giúp học sinh thêm hứng thú tự tin trước khi giải quyết các nhiệm vụ của bài nghe. 
Đây là một trong những kỹ thuật đánh giá thường xuyên trên lớp của giáo viên đối với học sinh, từ hoạt động trên nhằm giúp giáo viên có kế hoạch cụ thể trong từng tiết dạy cũng như giúp đỡ các em học sinh có khả năng chưa tốt trong kỹ năng nghe.
Trong biện pháp này tôi dùng các kỹ thuật sau: đặt câu hỏi (Questioning); động não (Brainstorming); đoán nội dung nghe (Predicting content). 
+ Chuẩn bị: nội dung câu hỏi
+ Cách tiến hành: giáo viên nêu yêu cầu và đặt câu hỏi cho học sinh trả lời theo kiến thức của bài nghe, sau đó nhận xét và tuyên dương.
+ Thời gian: 2 hoặc 3 phút.
Đặt câu hỏi (Questioning)
Giáo viên có thể tạo tâm thế chuẩn bị nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt gợi hỏi về chủ đề bài nghe để từ đó các em chuẩn bị lượng từ mới và mẫu câu liên quan đến chủ đề. 
 Động não (Brainstorming)
Giáo viên có thể cho học quan sát tranh, ảnh, chủ đề, tiêu đề của bài nghe, sau đó yêu cầu các em nghĩ về chủ đề, đưa ra quan điểm hoặc viết nhanh ra tất cả các từ và mẫu câu liên quan đến chủ đề đó. Việc làm này sẽ khuyến khích học sinh dự đoán các từ, ngữ và mẫu câu có thể xuất hiện trong bài nghe, củng cố và mở mang thêm kiến thức về chủ đề.
Đoán trước nội dung nghe (Predicting content)
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đoán trước nội dung của bài nghe. Đoán trước nội dung nghe có thể là: đoán chủ đề, đoán người tham gia hội thoại, đoán địa điểm xảy ra hội thoại, đoán những từ xuất hiện trong bài nghe trong số những từ cho sẵn, đoán Đúng / Sai và đoán trình tự các sự kiện xảy ra trong bài nghe. Các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, bảng biểu, bản đồ, sơ đồ sẽ giúp học sinh định hướng về chủ đề nghe để từ đó giúp học sinh có thêm thông tin bổ ích về bài nghe. 
Ví dụ: Unit 15: When’s Children’s Day? – lesson 1 part 3: Listen and tick
Yêu cầu học sinh nhìn tranh, giáo viên sử dụng các hình thức gợi mở nêu trên để học sinh tập chung vào chủ đề bài nghe; yêu cầu học sinh viết hoặc nêu tên đồ vật trong tranh; hoặc hỏi đáp với học sinh.
Mô hình
Dạng câu hỏi cho hoạt động này:
 Teacher: What festival is it?
	Pupil: It’s Children’s Day/ Teachers’ Day / Christmas / New Year / Halloween 
Teacher: When’s Children’s Day?
Pupil: It’s on the first of June
Teacher: When’s Teachers’ Day?
Pupil: It’s on the twentieth of November
Teacher: When’s New Year?
Pupil: It’s on the first of January.
Teacher: When’s Christmas?
Pupil: It’s twenty-fifth of December.
Teacher: Is Teachers’ Day on the twentieth of November?
Pupil: Yes, it is
Teacher: Is Children’s Day on the first of July?
Pupil: No, it isn’t. It’s on the first of June.
Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi và đoán kết quả trước khi nghe.
Có thể yêu cầu học sinh nêu tình huống trong bài nghe.
Hỏi và trả lời giữa học sinh và học sinh (asking and answering between the pupils and the pupils).
+ Mục đích: tăng khả năng tương tác giữa học sinh - học sinh. 
Giáo viên quan sát và đánh giá học sinh qua hoạt động hỏi và trả lời nhằm kịp thời giúp đỡ các em học sinh chưa nghe và nói chưa tốt cũng như sửa cách phát âm đúng cho học sinh.
+ Chuẩn bị: nội dung các câu hỏi đã học.
+ Cách tiến hành: giáo viên nêu nhiệm vụ, yêu cầu học sinh hỏi và trả lời theo cặp, nhóm, giáo viên quan sát và nhận xét.
+ Thời gian: 2 hoặc 3 phút.
Ví dụ tôi áp dụng phương pháp này trong Unit 13 Would you like some milk?-Lesson 2-part 4: Listen and number phần Pre_listening activities.
(P: pupil)
P1: What’s your favourite food?
P2: It’s fish
P1: What’s your favourite drink?
P2: It’s orange juice
P3: Would you like some milk?
P4: No, thanks.
P3: How about lemonade?
P4: Yes, please. I love lemonade.
P5: Would you like some rice?
P6: No, thanks
P5: Would you like some bread?
P6: Yes, please. I love bread. 
Mô hình nhóm đôi
Biện pháp 3: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi nghe bằng hoạt động đóng vai theo tình huống (Pre-listening activities).
+ Mục đích: giúp học sinh luyện kỹ năng nghe, nói.
+ Chuẩn bị: giáo viên thiết lập đoạn hội thoại hoặc học sinh tự thiết lập đoạn hội thoại trong nhóm.
+ Cách thức thực hiện: 
 - Giáo viên chia nhóm và nêu nhiệm vụ.
(Có hai loại hình đóng vai là đóng vai nhóm đôi và đóng vai nhóm lớn. Đóng vai nhóm đôi: giáo viên chia nhóm đôi, yêu cầu học sinh làm việc theo cặp hỏi và trả lời theo mẫu hội thoại cho sẵn, làm tương tự với đóng

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN cô Nguyễn Thị Thanh Thúy.doc