SKKN Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân

SKKN Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Thông tư 43/2012/TT-BGD&ĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 về việc ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp, Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/01/2013. Tuy nhiên, trong thực tế các trường học bậc tiểu học chưa chủ động tổ chức ở cấp trường mà chỉ tổ chức khi Phòng Giáo dục Đào tạo có kế hoạch. Mặc dù Phòng giáo dục huyện nhà cũng đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cấp huyện, cấp cụm về công tác chủ nhiệm lớp nhưng sau đó chưa tổ chức khảo sát xem việc triển khai như vậy có hiệu quả hay không.

Thực tế ở trường tôi, năm học 2013-2014 cũng chưa tổ chức bình xét để vinh danh những giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp mà đến cuối năm, nhà trường tổ chức họp đánh giá xếp loại viên chức thì có xét đến các yếu tố thành tích của lớp chủ nhiệm và các mặt hoạt động khác mà lớp nhi đồng hay chi đội tham gia đạt kết quả cao để làm căn cứ đánh giá xếp loại giáo viên chủ nhiệm. Việc làm này chưa kích thích được đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp phát huy được những năng lực sở trường; chưa chọn được những cá nhân điển hình.

Mặt khác, do một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của việc được làm công tác chủ nhiệm lớp vì nó vất vả hơn những giáo viên không làm công tác chủ nhiệm lớp (vì phải đi sớm, về muộn, làm sổ sách chủ nhiệm). Thầy cô chưa thực sự thích thú và hăng hái tham gia hoạt động thi đua về chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường chưa có hình thức động viên khen thưởng xứng đáng đối với những giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp mà chỉ là khen bằng miệng; đồng thời việc tổ chức bình bầu cấp trường còn mang tính hình thức, đơn điệu. Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng chưa phù hợp với mọi người nên chưa kích thích được tính tích cực của mỗi giáo viên dẫn đến giáo viên rất nhút nhát, hay mất bình tĩnh, không tự tin trước những nơi đông người.

 

doc 15 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1216Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 điều hành và thực hành vì đối tượng quản lý của thầy cô là con người, do đó không thể có một phương pháp quản lý, giáo dục nào là vạn năng cả mà phải “Tùy cơ ứng biến". Mỗi một phương pháp, hình thức tổ chức điều hành đều có những ưu điểm và tồn tại riêng. Do vậy, khi thực hành thấy đúng, hay thì tổng kết và áp dụng tiếp, thấy không phù hợp, không hiệu quả thì phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc xây dựng kế hoạch mới, cuối cùng tổng kết rút kinh nghiệm. 
II. Thực trạng vấn đề: 
	Thông tư 43/2012/TT-BGD&ĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 về việc ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp, Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/01/2013. Tuy nhiên, trong thực tế các trường học bậc tiểu học chưa chủ động tổ chức ở cấp trường mà chỉ tổ chức khi Phòng Giáo dục Đào tạo có kế hoạch. Mặc dù Phòng giáo dục huyện nhà cũng đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cấp huyện, cấp cụm về công tác chủ nhiệm lớp nhưng sau đó chưa tổ chức khảo sát xem việc triển khai như vậy có hiệu quả hay không. 
Thực tế ở trường tôi, năm học 2013-2014 cũng chưa tổ chức bình xét để vinh danh những giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp mà đến cuối năm, nhà trường tổ chức họp đánh giá xếp loại viên chức thì có xét đến các yếu tố thành tích của lớp chủ nhiệm và các mặt hoạt động khác mà lớp nhi đồng hay chi đội tham gia đạt kết quả cao để làm căn cứ đánh giá xếp loại giáo viên chủ nhiệm. Việc làm này chưa kích thích được đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp phát huy được những năng lực sở trường; chưa chọn được những cá nhân điển hình. 
Mặt khác, do một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của việc được làm công tác chủ nhiệm lớp vì nó vất vả hơn những giáo viên không làm công tác chủ nhiệm lớp (vì phải đi sớm, về muộn, làm sổ sách chủ nhiệm). Thầy cô chưa thực sự thích thú và hăng hái tham gia hoạt động thi đua về chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường chưa có hình thức động viên khen thưởng xứng đáng đối với những giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp mà chỉ là khen bằng miệng; đồng thời việc tổ chức bình bầu cấp trường còn mang tính hình thức, đơn điệu. Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng chưa phù hợp với mọi người nên chưa kích thích được tính tích cực của mỗi giáo viên dẫn đến giáo viên rất nhút nhát, hay mất bình tĩnh, không tự tin trước những nơi đông người. 
Trước thực tế đó, năm học 2015- 2016, tôi đã tham mưu với hiệu trưởng đề xuất tổ chức bình xét giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường theo Thông tư 43/2012/TT-BGD&ĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 về việc ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp. Ngay từ đầu năm học tôi đã ra kế hoạch tổ chức hội thi, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở đội ngũ giáo viên thực hiện theo kế hoạch. Đến cuối tháng 5 năm 2016 nhà trường tổ chức bình xét bài bản theo Thông tư đã quy định. Kết quả như sau:
Tổng số lớp
Tổng số giáo viên chủ nhiệm dự thi
Kết quả
Được công nhận 
Chưa được công nhận
Đạt giải
SL
%
SL
%
SL
%
11
11
3
27,3
5
45,5
3
27,3
Từ kết quả bình xét trên cho thấy đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm của đơn vị còn nhiều hạn chế: về kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp chưa phù hợp với đối tượng học sinh; hạn chế trong việc xử lý các tình huống sư phạm diễn ra trong lớp; chưa có sự đổi mới trong phương pháp dạy học, chính vì vậy mà họ không tự tin tham gia các phong trào.
Đến năm học 2016-2017, Phòng Giáo dục huyện tổ chức hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện lần đầu tiên. Ngay sau khi có kế hoạch của Phòng Giáo dục huyện, tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch để tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cấp trường. Căn cứ kết quả bình bầu giáo viên chủ nhiệm giỏi cuối năm 2015- 2016 thì có 3 ứng cử viên sáng giá là những thầy cô có nhiều kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm. Tuy nhiên, một thực tế là các thầy cô này hiện nay đã lớn tuổi, rất ngại tham gia các cuộc thi, không có tinh thần phấn đấu mà “An phận thủ thường”; mặc dù Ban Giám hiệu đã tìm mọi biện pháp thuyết phục, động viên nhưng rồi cũng đành chấp nhận sự thật. Cuối cùng Ban Giám hiệu đã chuyển hướng sang động viên hai giáo viên nam (Thầy Nguyễn Duy Kỳ Diệu và thầy An Xuân Bảng) vì cả hai thầy chưa có kết quả cao trong việc bình bầu cấp trường. Do đó Ban Giám hiệu cũng rất khéo léo để động viên hai thầy tham gia, miễn là các thầy đồng ý và rất may là hai thầy nhận lời nhưng cũng rất lo lắng, thầy nói: “Ban Giám hiệu phải tư vấn giúp đỡ chúng em nhiều để chúng em không bị run trên sân khấu kẻo lại làm mất mặt Ban Giám hiệu”. Từ thực tế đó một vấn đề đặt ra đối với tôi là phải có biện pháp bồi dưỡng phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nói chung và gần nhất là tư vấn tại chỗ giúp các thầy tự tin tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện. Đó chính là lý do mà tôi chọn để viết và chia sẻ kinh nghiệm về “Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân”.
 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 
 Từ thực tế, mỗi một thầy cô có những năng lực sở trường riêng, mỗi một lớp chủ nhiệm có những đặc điểm riêng nên không thể có một biện pháp nào mà áp dụng có hiệu quả cho tất cả các thầy cô làm công tác chủ nhiệm và các lớp học. Đích đến thì có một nhưng con đường đi đến đích thì có rất nhiều. Do vậy trong bài viết này tôi chỉ ghi lại những biện pháp mà tôi đã áp dụng đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm có hiệu quả ở trường tôi để mọi người tham khảo. 
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.
Ban Giám hiệu phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp; công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nói riêng; từ đó xây dựng kế hoạch phải cụ thể cho từng nhóm đối tượng đặc biệt là đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp; Kế hoạch này nằm trong một phần kế hoạch chung của nhà trường. 
Hàng năm, vào đầu năm học, Ban Giám hiệu có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung cần bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả. Mỗi hoạt động bồi dưỡng đều có mục đích riêng, nội dung và phương pháp, phương tiện thực hiện riêng. 
Tham mưu với Hiệu trưởng để thành lập tổ tư vấn chuyên môn; trong đó phó Hiệu trưởng là tổ trưởng, tổ trưởng các tổ chuyên môn là thành viên. Tổ tư vấn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tư vấn trải dài trong suốt năm học đối với 100% giáo viên làm công tác chủ nhiêm lớp. Tổ tư vấn có trách nhiệm tham mưu với Hiệu trưởng để lựa chọn nhân sự làm công tác chủ nhiệm lớp sao cho phù hợp đem lại hiệu quả giáo dục cao.
Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp phù hợp với đối tượng học sinh của lớp
Năm học 2016- 2017 là năm học đầu tiên thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo TT22/2016 của Bộ GD&ĐT và như vậy mọi sổ sách liên quan đến việc nhận xét đánh giá học sinh, quản lý học sinh cũng có những điều chỉnh, thay đổi ít nhiều, trong đó có sổ công tác chủ nhiệm lớp. Việc đầu tiên của nhà quản lý chuyên môn cấp trường là tôi phải nghiên cứu kỹ từng trang sau đó tổ chức họp hội đồng chủ nhiệm lại và hướng dẫn cho đội ngũ giáo viên tiếp cận để làm.
Sổ công tác giáo viên chủ nhiệm (Theo Thông tư 22/2016/TT-BGD ĐT ngày 22/09/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Thông tư 30/2014/TT-BGD ĐT)
Trong đó có trang 25, mẫu của sổ là: 
 B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
 1. Giáo dục đạo đức lối sống
 2. Các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng 
Nhìn vào đề mục trên thì giáo viên chỉ ghi những biện pháp vào là đúng theo mẫu yêu cầu của sổ nhưng bản thân tôi nghiên cứu, trong suốt cả quyển không có trang nào có yêu cầu ghi mục tiêu của lớp chủ nhiệm hay của một nội dung giáo dục. Do vậy tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng xin ý kiến chỉ đạo và được Hiệu trưởng nhất trí triển khai thực hiện như sau: 
 B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
 1. Giáo dục đạo đức lối sống
 1.1. Mục tiêu
1.2. Nội dung
1.3. Biện pháp
Ví dụ: (Đối với tập thể lớp 5)
B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
 1. Giáo dục đạo đức lối sống
 1.1.Mục tiêu: 
Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng về nét đẹp văn hóa học đường. Giáo dục học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh, thực hiện tốt nội quy trường lớp. Giáo dục tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, trung thực, biết ơn người có công với quê hương đất nước. Biết kính trên nhường dưới, biết chấp hành Luật An toàn giao thông.
 1.2.Nội dung:
 Quán triệt quy lớp học, ôn lại nội quy của trường; thi tìm hiểu ý nghĩa năm điều Bác Hồ dạy và tìm hiểu một số chuẩn mực hành vi đạo đức lớp 5 thông qua môn học, những hành vi hoạt động hàng ngày. Dạy kỹ năng sống cho các em qua các bài học và thực tế cuộc sống. Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa nêu gương người tốt việc tốt theo từng chủ điểm; kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ. Giáo dục học sinh tính thật thà, trung thực, nói đúng sự việc, tôn trọng lời hứa thông qua các bài học đạo đức trong chương trình.
 Mục đích của việc ghi thêm mục tiêu và nội dung vào giúp giáo viên chủ nhiệm lớp định hướng được cái đích của tập thể lớp mình sẽ phải đến là đâu, từ mục tiêu đó thì triển khai các nội dung gì và bằng biện pháp nào.
Tiếp theo, đến các trang 28, 30, 32, 34, 36, 38, 40, 42 là các trang ghi kế hoạch từng tháng, tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp ghi rõ công việc của giáo viên, học sinh trong lớp phải làm theo từng tuần trong tháng, cuối tuần có nhận xét đánh giá kết quả nội dung từng công việc một. Và các trang lẻ kế tiếp các trang chẵn giáo viên ghi chi tiết nội dung sự việc cần tuyên dương hay nhắc nhở để tiết sinh hoạt lớp sẽ quán triệt và đó cũng là cơ sở để cuối năm tuyên dương những học sinh có thành tích tốt hoặc tuyên dương những bạn tuy mắc lỗi lầm nhưng đã có tiến bộ, làm được những công việc có ý nghĩa.
Như vậy tổ tư vấn có nhiệm vụ tư vấn về công tác xây dựng kế hoạch chủ nhiệm của từng khối lớp chủ nhiệm theo các nhóm là: nhóm tổ khối lớp 1; nhóm tổ khối lớp 2+3 và nhóm tổ khối lớp 4+5. Sau mỗi đợt tư vấn có kiểm tra góp ý để thầy cô điều chỉnh, bổ sung.
Biện pháp 3: Thường xuyên dự giờ và dự giờ tư vấn nội dung phương pháp các vấn đề về cách xử lý tình huống dạy học trong lớp
Biện pháp này tôi đã tham khảo trên ti vi chương trình do đài truyền hình Việt Nam tổ chức với tiêu đề “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” đã phát sóng trên VTV7 năm 2016.
Thông qua dự giờ của giáo viên mà chuyên môn đã tư vấn, bồi dưỡng cho giáo viên về kĩ năng dạy học trên lớp, đặc biệt sự linh hoạt của giáo viên trong việc sử dụng các phương pháp dạy học theo đặc trưng từng bộ môn, đồng thời giúp cho giáo viên biết lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp theo đối tượng của lớp mình. Sau mỗi tiết dự giờ tôi trao đổi, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm về giờ dạy theo chuẩn đánh giá giờ dạy. Các vấn đề cần trao đổi chính là: tính chính xác, khoa học, qua tiết học, học sinh đạt được những gì: Về nội dung kiến thức, về kỹ năng, thái độ, phương pháp giảng dạy, cách sử dụng đồ dùng. Giờ dạy của giáo viên có giúp cho học sinh đạt được các mục tiêu đề ra hay không? Cách tổ chức lớp của giáo viên có phát huy được tính tích cực của học sinh không? Thầy cô có quan tâm đến 3 đối tượng học sinh của lớp không?;
Đây là phương pháp bồi dưỡng trực tiếp, kịp thời, nâng cao tay nghề, điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy kịp thời; dễ dàng phổ biến được phương pháp mới. Qua tiết dạy mỗi giáo viên tự nhận ra được những ưu- khuyết điểm cần thiết để phát huy và khắc phục. Đây là phương pháp tư vấn gần gũi, tiết kiệm nhưng rất hiệu quả.
 Mặt khác, thông qua công tác dự giờ có thể đánh giá được năng lực của giáo viên. Những tiết dự giờ theo kế hoạch đã định trước giáo viên có sự chuẩn bị tốt thì hiệu quả giờ dạy đương nhiên là tốt nhưng những tiết dự ngắn, dự đột xuất mới là vấn đề cần quan tâm. Ở những tiết dự đột xuất và dự ngắn người dự đã phát hiện rất nhiều những động tác thừa, những hành động và câu nói chưa thực sự chuẩn mực, thậm chí là cả thái độ biểu cảm ra nét mặt khi gặp các tình huống do học sinh tiếp thu bài chậm hay học sinh hiếu động gây ra. Qua đó, thầy cô khắc phục được những hạn chế mà trong quá trình giảng dạy thầy cô đã quen dùng, nó đã trở thành kỹ năng, kỹ xảo từ lúc nào không hay. Chỉ sau khi được nghe phân tích tỉ mỉ thầy cô mới nhận ra rằng những câu nói đó, những hành động đó, lẽ ra mình không nên nói, không nên làm. Có thế thầy cô mới phải thay đổi để giờ dạy- học tốt hơn. Để làm tốt được công việc dự giờ tư vấn này đem lại hiệu quả thiết thực thì cả Ban Giám hiệu cùng giáo viên đã phải tốn thêm rất nhiều thời gian như: Sau giờ tan trường phải ngồi lại để cùng nhau phân tích góp ý giờ dạy. Muốn thầy cô chúng ta thay đổi thì tất nhiên người dự giờ cũng phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu nội dung các bài giảng của khối lớp, nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh để những lời tư vấn thực sự nhẹ nhàng nhưng đem lại hiệu quả thiết thực. Chỉ khi người dự giờ nhập vào vai là học sinh mới hiểu được các em; và khi người dự nhập vào vai của thầy cô đứng trên bục giảng cũng mới thấu hiểu được nỗi niềm của thầy cô.
Biện pháp 4: Hướng dẫn giáo viên xử lý tình huống sư phạm
Hầu như lớp học nào cũng có học sinh chưa ngoan hoặc học sinh cần sự quan tâm đặc biệt, mà những học sinh này đa số gây ra không ít khó khăn, phiền toái cho giáo viên chủ nhiệm, đôi  khi họ rất mệt mỏi vì nói hoài mà các em không nghe, càng phạt thì càng lỳ hơn hoặc các em lại có hành vi phá phách hoặc chống đối ngầm. Điều này không những gây thiệt thòi cho bản thân học sinh mà còn gây khó khăn cho tập thể lớp, ảnh hưởng đến giáo viên chủ nhiệm, thậm chí ảnh hưởng tới nhà trường. Mà chỉ có giáo viên chủ nhiệm là người đứng ra giải quyết mọi chuyện do học sinh gây ra chứ không ai giải quyết thay được. Và những lúc như thế họ rất bế tắc, không biết phải làm gì, làm như thế nào và bắt đầu từ đâu.
Trước thực tế đó, tôi đã phải xuống từng lớp học, gặp gỡ riêng từng thầy cô, gặp những em học sinh đặc biệt đó để trao đổi, hỏi han tìm hiểu nguyên nhân sau đó mới tư vấn hỗ trợ giáo viên về biện pháp xử lý tích cực. Từ việc làm đó của tôi mà học sinh các lớp biết tên tôi và rất muốn gần cô để kể cho cô nghe những câu chuyện của lớp mình đã thay đổi như thế nào. Các thầy cô giáo cũng dành nhiều thời gian rảnh để chia sẻ những tình huống xảy ra hàng ngày và mong nhận được lời tư vấn của tôi. Những lúc như vậy tôi rất mừng vì mình giống như một chất xúc tác làm kết dính giữa giáo viên với học sinh lại bằng tình cảm.
 Để có được kết quả như vậy bản thân tôi đã phải quán triệt tới toàn thể giáo viên về vai trò, trách nhiệm của mỗi giáo viên làm chủ nhiệm lớp. Từ đó mỗi giáo viên chủ nhiệm đã nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trước tập thể lớp, chính các thầy cô là linh hồn của lớp. Mỗi giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tâm, có tấm lòng vì tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải tìm hiểu về tâm lý lứa tuổi học sinh, tìm nhiều biện pháp giáo dục tinh tế. Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm còn cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trước hết, chúng ta hãy thương yêu học sinh như con em của mình; phải hiểu được những trở ngại và khó khăn của học sinh về học tập, khó khăn trong cuộc sống gia đình dẫn đến các em có những cư xử chưa đúng để tìm cách khắc phục, giúp đỡ. Hoặc học sinh có những tổn thương về sức khỏe, tâm lý do bị hiểu nhầm, bị đánh đập, bị lạm dụng, vv để chia sẻ, giúp các em tháo gỡ; tránh đối đầu với học sinh; luôn lắng nghe và xem xét vấn đề từ nhiều phía, biểu lộ sự cảm thông. Cần tránh “lên lớp” hoặc đưa ra những từ chỉ trích; cần giúp các em hiểu rõ vấn đề và tìm ra giải pháp phù hợp.
Đối với lớp học, cần xây dựng các quy tắc và nội quy học tập rõ ràng, nhất quán nhằm thống nhất trong tập thể lớp về cách học trong giờ học. Đưa ra những hình thức phê bình, nhắc nhở phù hợp với những cá nhân vi phạm quy tắc và nội quy học tập trên lớp. Học sinh nhận thức được cách cư xử của mình là đúng hay sai trong giờ học từ đó tự điều chỉnh và sửa sai. Không sử dụng hình thức phạt mang tính bạo lực hoặc phi giáo dục, phải công bằng và khoan dung tránh gây căng thẳng làm ảnh hưởng tới việc tiếp thu bài học của mỗi thành viên trong lớp. Không đơn điệu và máy móc trong mọi trường hợp vi phạm quy tắc và nội quy lớp học. Không phạt học sinh những lỗi do ngoại cảnh khách quan tác động làm ảnh hưởng đến quá trình dạy- học của thầy và trò. Trong  lớp cần có dân chủ đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì thì phát biểu thật thà, thẳng thắn. Điều gì chưa thông suốt thì hỏi, bàn bạc cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò.
Tóm lại mọi điều tốt hay xấu của tập thể lớp đều bị ảnh hưởng từ cách xử lý tình huống của thầy cô ở trên lớp. Mỗi ngày đến lớp không khí lớp học sẽ một khác, không hôm nào giống hôm nào. Mỗi khi thầy cô bước vào lớp mà nở một nụ cười thân thiện, nói một câu nói dịu dàng, một ánh mắt trìu mến thì ắt không khí lớp học sẽ vui vẻ và tràn đầy năng lượng của một ngày học mới, giờ học sẽ sối nổi và hiệu quả sẽ cao bởi ở đó thầy và học sinh có sự thấu hiểu, gần gũi, thân thiện như người thân trong một nhà và ngược lại. 
 	Biện pháp 5: Động viên khen thưởng kịp thời 
 Tham mưu với Hiệu trưởng đề xuất khen thưởng kịp thời, thích đáng với những giáo viên chủ nhiệm có thành tích cao. Trong tập thể giáo viên, người nào có ý chí cố gắng vươn lên trong quá trình tự học, tự rèn, phấn đấu trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi, tập thể lớp có nhiều học sinh xuất sắc thì phải được tuyên dương khích lệ kịp thời, thậm chí có phần thưởng xứng đáng nhằm nhân rộng điển hình trong đơn vị. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng có tác dụng động viên rất lớn, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học. Để các thầy cô giáo yên tâm, gắn bó hết mình với nghề nghiệp, đem hết khả năng và trí tuệ phục vụ cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh học tập đạt kết quả cao.
	Mỗi giáo viên đều có hoàn cảnh gia đình riêng, có những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Vì vậy, với khả năng và trách nhiệm của mình là phó hiệu trưởng, tôi đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để động viên, khích lệ giáo viên yên tâm, tự tin phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh để tham mưu khen thưởng cho những giáo viên chủ nhiệm giỏi, có thành tích vượt trội vào dịp cuối năm học. Phần thưởng cho giáo viên rất có ý nghĩa; nhưng ý nghĩa hơn cả là khi được Ban Giám hiệu sướng tên mình trước tập thể và nêu lên những thành tích, những mặt ưu điểm của thầy cô đó chính là niểm tự hào, kiêu hãnh trước học sinh, trước phụ huynh, đó là động lực lớn để giáo viên, học sinh phấn đấu trong công tác dạy-học.
 IV. Tính mới của giải pháp:
Việc cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn định hướng những nội dung cụ thể cho từng nhóm đối tượng giáo viên cũng giống như việc dạy phân hóa đối tượng học sinh vậy. Mỗi một thầy cô có những năng lực sở trường riêng và mỗi lớp có một đặc điểm riêng nên mặc dù cùng khối lớp, đều là các thầy cô làm công tác chủ nhiệm đó nhưng biện pháp mỗi thầy cô sử dụng để quản lý, thực hiện là khác nhau. Do vậy rất có thể biện pháp này là mới đối với trường tôi nhưng lại rất quen thuộc ở trường khác hoặc tình huống này là mới ở lớp này nhưng nó lại là quen thuộc ở lớp khác. 
Công tác chủ nhiệm lớp của thầy cô có thể nói là một nghệ thuật mà đã là nghệ thuật thì trong đó đã có sự sáng tạo rồi không thể có một công thức hay một mệnh đề nào có thể áp dụng chung được. Mặt khác đối tượng của thầy là tập thể học sinh (là những con người) nên mọi hoạt động giao tiếp đến các hành động việc làm dù là rất nhỏ cũng phải thể hiện sự tôn trọng con người và phải mang tính giáo dục cao thì tập thể học sinh mới coi thầy chính là tấm gương để học tập, ngưỡng mộ mà noi theo. 
Sau khi áp dụng các biện pháp trong hai năm học qua, các giáo viên trong trường tôi có một kỹ năng giao tiếp thân thiện, mẫu mực, đầy tình thương, trách nhiệm trước học trò, qua đó tạo dự

Tài liệu đính kèm:

  • docCHIN_SKKN_18-19.doc