SKKN Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu

SKKN Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu

Tăng cường Tiếng Việt trong các môn học khác

 Tiếng Việt là tiếng phổ thông nên tất cả mọi người đến trường đều phải học. Đây là ngôn ngữ bắt buộc trong giảng dạy nên để cung cấp kiến thức các môn học khác tất yếu cần dùng Tiếng Việt. Vậy tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác như thế nào có hiệu quả để các em nắm được các thuật ngữ đặc trưng của bộ môn, các câu lệnh, giáo viên cần chú ý: Lời giới thiệu hay mô tả, hướng dẫn cần diễn giải chậm rãi, nhấn giọng vào các từ khó, từ ngữ chính, vừa diễn giải vừa sử dụng các động tác, tranh mih họa, vật thật để các em có thể hiểu được lời nói của thầy cô. Gặp các từ trìu tượng, khó hiểu thì phải vận dụng phương pháp giải nghĩa từ trong Tiếng Việt.

 Dạy tăng cường Tiếng Việt trong môn Tự nhiên – Xã hội

 Khi tìm hiểu nội dung một bài học đòi hỏi phải có sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với người học. Từ đó sẽ chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động. sự tương tác đó chính là lời đối thoại, hỏi đáp giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Trong các tình huống dạy học trong môn Tự nhiên – Xã hội, giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học và hội thoại, hỏi – đáp hoặc trình bày những hiểu biết, suy nghĩ của mình về vấn đề đang tìm hiểu. Giáo viên chủ động nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi để học sinh thảo luận, trao đổi và trình bày hiểu biết của mình bằng lời. Luyện nói qua trao đổi, thảo luận nhóm. Giáo viên nêu nhiệm vụ cho từng nhóm, gợi ý các nhóm nêu vấn đề, thắc mắc và thảo luận giải quyết. Luyện nói trong trò chơi học tập. Khi tổ chức các trò chơi học tập giáo viên cần thiết kế trò chơi phù hợp với khả năng, trình độ tiếng Việt và đối tượng học sinh của lớp mình, động viên, khuyến khích mọi học sinh cùng tham gia.

 

doc 25 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2756Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c theo vai nhân vật mình yêu thích. Đến phần luyện nói, các em hỏi đáp. Một bạn vai người hỏi, một bạn vai người trả lời. 
	Bạn có thích vẽ không? 
	Tôi rất thích vẽ.
	Bạn thường vẽ vào lúc nào? Ở đâu?
	Tôi thường vẽ vào giờ học Mĩ thuật. Tôi vẽ trong vở tập vẽ.
	Đối với hình thức tổ chức dạy học này, các em hào hứng tham gia, mạnh dạn, tự tin trình bày những suy nghĩ, việc làm của bản thân. Tiết học trở nên sôi động và hấp dẫn, hiệu quả của tiết dạỵ khá thành công. Qua đó vốn tiếng Việt của các em cũng được cải thiện đáng kể. Bước đầu các em có kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi có đủ thành phần. 
	Phương pháp 5: Phương pháp kiểm tra, đánh giá
Thực hiện thông tư 22/2016/TT – BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT- BGD ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên trong mỗi tiết dạy, theo định kì. Kiểm tra, đánh giá là một việc làm nhằm động viên khuyến khích và chỉ ra những thiếu sót của học sinh giúp học sinh có hướng khắc phục. Từ đó giúp giáo viên và học sinh có kế hoạch dạy – học phù hợp. 
Qua kết quả kiểm tra sẽ đánh giá hiệu quả của việc nghiên cứu phối hợp một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và sự tự tin trong giao tiếp từ đó nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số.	
	Biện pháp thứ hai: Bồi dưỡng những học sinh thành thạo tiếng Việt để làm trợ giảng cho giáo viên
	Những năm trước đây, dự án PEDC đã hỗ trợ kinh phí để hợp đồng mỗi điểm trường một nhân viên là người dân tộc thiểu số để hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên trong việc “ phiên dịch ” hướng dẫn, làm quen với giáo viên. Giúp cho học sinh hiểu được những yêu cầu của giáo viên và ngược lại nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình giảng dạy. Song việc thực hiện gặp nhiều khó khăn nên hiệu quả mang lại không được như mong muốn. 
	Từ năm 2010, dự án PEDC kết thúc, giáo viên người Kinh không biết tiếng dân tộc nên gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy nhất là đối với học sinh lớp Một. Vì vậy nhiều giáo viên vào đầu năm học đã nhờ vài em có vốn tiếng Việt nổi trội trong lớp làm “ phiên dịch” trong quá trình tổ chức lớp học. Sau đó, giáo viên bồi dưỡng, hướng dẫn những em học sinh này giống như một “ trợ giảng” đắc lực cho giáo viên nhằm thực hiện phương pháp hỏi đáp trong quá trình dạy học. Biện pháp này rất gần gũi và nhẹ nhàng giúp giáo viên và học sinh cảm thấy thoải mái, không còn sự ngăn cách mà không tốn nhiều thời gian. 
	Không nhất thiết trong suốt tiết học chỉ có giáo viên hỏi - học sinh trả lời. Để phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, giáo viên định hướng cho học sinh kĩ năng hỏi, đáp thông qua người học với người học. Trong mỗi tiết học, giáo viên thường xuyên phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu để các em có thêm kĩ năng đặt câu hỏi. Những em năng khiếu trong lớp “thay mặt” giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để bạn mình suy nghĩ và trả lời. Cũng có lúc nhiều bạn chưa hiểu nên phải hỏi thêm bằng tiếng dân tộc. Hình thức này nhằm khuyến khích học sinh mạnh dạn và hình thành kỹ năng đặt câu hỏi, trả lời trước đám đông, giúp các em có động lực tìm tòi, học hỏi để tự nâng cao vốn tiếng Việt của mình khi được thầy cô tin tưởng giao nhiệm vụ. Những em học sinh khác cũng có động lực cố gắng có được vốn tiếng Việt để trả lời được những câu hỏi do chính bạn mình đặt ra bằng tiếng Việt.
	Qua thời gian thực hiện giải pháp này, cho ta thấy kết quả đem lại rất khả quan. Tiết học nhẹ nhàng, các em rất hứng thú vì được tham gia vào các hoạt động học tập chủ động. Nhiều em học sinh được giáo viên bồi dưỡng đã trở thành những học sinh năng khiếu có kỹ năng điều hành hoạt động học trong lớp, có kĩ năng nghe và diễn đạt tiếng Việt rất tốt. 
	Biện pháp thứ ba: Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh thông qua dạy Môn Tiếng Việt 
	Dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp Một dân tộc thiểu số quả là khó khăn bởi đây là ngôn ngữ thứ hai các em. Vào lớp Một, các em bắt đầu tiếp cận với vốn tiếng Việt không chỉ học chữ mà còn học nói. Tồn tại khó sửa nhất đối với các em học sinh dân tộc thiểu số là nói, viết thừa hoặc thiếu dấu thanh, nói câu thừa hoặc nói câu thiếu thành phần, nói ngược. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập, giao tiếp. Nó có thể làm ta hiểu sai nghĩa của từ, của nội dung câu nói. Vì thế việc dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng việt có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng môn học. Do vậy, khi giảng từ, giải nghĩa từ, hướng dẫn phát âm giáo viên hướng dẫn kỹ, phát âm mẫu nhiều lần, sửa sai cụ thể cho các em. Thực hiện việc tăng thời lượng môn tiếng Việt theo chương trình 300 tiết lên 500 tiết cũng là một thuận lợi, học sinh có nhiều thời gian để luyện tập. 
	Trên thực tế việc thực hiện tăng thời lượng môn Tiếng Việt từ 2 tiết thành 3 tiết nên thời gian các em thực hành đọc, nói nhiều hơn. Tạo cơ hội cho các em phát huy tính tự tin, mạnh dạn trong hoạt động học. Vậy để nâng cao có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, mạnh dạn trong giao tiếp, việc đầu tiên giáo viên phải giúp các em biết đọc, biết viết. Có đọc được mới viết được, có nghe được mới nói được. Đọc đúng mới viết đúng. Vì vậy để các em phát âm đúng, khi dạy phát âm giáo viên cần phát âm mẫu vài ba lần một từ nào đó rồi yêu cầu các em quan sát khẩu hình và lắng nghe cô phát âm sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại (cá nhân, đồng thanh). Làm sao em nào cũng được đọc. Giáo viên theo dõi và sửa lỗi phát âm cho học sinh. Với những âm, tiếng khó khi phát âm giáo viên có thể mô tả bằng cách nêu rõ vị trí của cách đặt lưỡi, vị trí của lưỡi với răng, độ mở của môi... Giáo viên lưu ý cần sử dụng các từ ngữ mô tả dễ hiểu kết hợp với việc cho học sinh quan sát giáo viên phát âm. Việc phát âm được tiến hành với các mức độ khác nhau: âm, vần, tiếng chứa vần và dấu thanh, từ, câu, bài. Từ đó học sinh phát âm một cách chính xác hơn. Để thay đổi không khí và thu hút học sinh học tập trong tiết học giáo viên có thể thay đổi hình thức dạy học bằng cách tổ chức các trò chơi học tập. 
	Ví dụ : Dạy bài 94: oang, oăng trang 24 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 2. Để phát huy tính tích cực chủ động trong học tập, cần khuyến khích học sinh năng khiếu đọc mẫu, sau đó gọi nhiều em đọc lại. Nhưng với bài này các em thường nhầm lẫn giữa oang/ oan, oăng/ oăn; từ ngữ ứng dụng có dấu thanh sắc. Nên giáo viên hướng dẫn thật kĩ lưỡng độ mở của môi rồi thực hiện mẫu cho các em quan sát. Nếu thấy học sinh chưa phát âm đúng, giáo viên phát âm cả hai vần oang và oan để các em phân biệt độ mở môi vần oan – oang. Khi đọc thành thạo vần, tiếp tục cho các em đọc tiếng, từ rồi so sánh hai vần vừa học rút ra điểm giống nhau và khác nhau của hai vần. Cuối tiết học, tổ chức cho các em thi nhận biết vần trong tiếng, từ và đọc lại bằng cách thi tìm tiếng, từ có chứa vần vừa học. Sang phần luyện tập đọc đoạn ứng dụng lắng nghe các em thường hay đọc sai tiếng nào thì dừng lại phân tích, hướng dẫn cách đọc ngay như tiếng nắng – năng; thoảng – thoãng; tập - tấp - tấc;....Rõ ràng khi được quan sát thực tế và thực hành đọc nhiều lần các em đọc đúng, rõ ràng hơn. 
	Nghe và nói tiếng Việt có liên quan mật thiết với nhau. Có nghe được mới nói được, nghe đúng mới nói đúng. Do vậy, giáo viên phải nói rõ ràng, nói đúng, đồng thời phải nói chậm rãi để học sinh dễ tiếp thu và hướng dẫn cách phát âm, cách nói để học sinh nói theo. Khả năng nói tiếng Việt của học sinh được xác định là khả năng phát âm chuẩn, khả năng sử dụng tiếng từ đúng và phong phú trong khi nói, khi tham gia giao tiếp với người khác. Khả năng nói tiếng Việt là nền tảng ban đầu quan trọng nhất để hình thành các kỹ năng khác của môn Tiếng Việt. Đặc biệt đối với học sinh dân tộc Ê - đê các em nói thế nào viết thế ấy thì việc tập cho các em nói đúng lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực tế trong giảng dạy cho thấy khả năng nói tiếng Việt của các em là rất yếu, nói lẫn lộn giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Đó là do vốn từ về tiếng Việt của các em còn quá ít, các em không diễn đạt được khi nói khi giao tiếp, còn rụt rè trong giao tiếp... 
	Để tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc mỗi giáo viên cần quan tâm đến kỹ năng dạy phát triển lời nói trong các bài học âm vần cũng như kỹ năng nghe, nói trong tiếng Việt. Để thực hiện tốt được nội dung này giáo viên cần dùng tranh ảnh vật thật, điệu bộ, cử chỉ.. và lời nói tiếng Việt để hướng dẫn, gợi ý trao đổi trực tiếp với học sinh trong quá trình lên lớp. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh thực hành nhiều lần theo mẫu( hỏi - trả lời) hoặc giao tiếp trực tiếp tại lớp bằng các hình thức như: cá nhân nói trước lớp, nói theo cặp, trò chơi học tập. Qua các hoạt động đó tạo điều kiện cho học sinh tập nói tiếng Việt một cách hứng thú, tự giác. 
	Ví dụ dạy phần luyện nói bài 13: N, M
	Giáo viên tổ chức cho các em luyện nói theo hình thức hỏi - trả lời như sau:
	Lần lượt đưa ra các câu hỏi, nhiệm vụ của các em quan sát bức tranh trang 29 nói lại những hiểu biết của mình. 
	- Chủ đề luyện nói là gì? Thưa cô chủ đề luyện nói hôm nay là ba má, bố mẹ.
	- Quê em gọi người sinh ra mình là gì ? Quê em gọi người sinh ra em là bố mẹ, ma mí, ba má. 
	Mỗi địa phương có cách gọi khác nhau. Giáo viên chú ý giảng cho học sinh hiểu rõ cách gọi của từng địa phương cụ thể: Có nơi gọi là bố mẹ, có nơi gọi là ba má. Còn đối với các em đồng bào thường gọi là ma, mí. Tất các các cách gọi trên đều chỉ người sinh ra chúng ta. 
	- Nhà em có mấy anh em, em là con thứ mấy? 
	Có nhiều câu trả lời khác nhau
	Nhà em có 2 anh em, em và em của em. Nhà em có 3 anh em: chị em, em và em của em. Nhà em có 2 chị em: em và em của em. 
	- Em thường làm gì để bố mẹ luôn vui lòng? Để bố mẹ vui lòng em phải ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ, chăm học, giúp mẹ những việc vừa sức mình, không nghịch, không đánh nhau,...
	Căn cứ vào khả năng nói của học sinh giáo viên sửa chữa, uốn nắn kịp thời cách nói, nói phải đủ câu, không nói câu cụt thiếu thành phần, không nói câu ngược. Đồng thời giáo dục các em biết yêu quý bố mẹ - người sinh thành ra mình, biết tuyên truyền với mọi người cần thực hiện kế hoạch hóa gia đình tức là không nên sinh nhiều con. Có như vậy mới nuôi con khỏe dạy con ngoan. 
	Cũng có thể tổ chức cho các em luyện nói theo cặp một em hỏi, một em trả lời. Như vậy sẽ tạo tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho các em.
 	Trong giờ dạy, giáo viên chú ý tạo điều kiện cho tất cả các em đều được tham gia trả lời, giao tiếp tuỳ thuộc vào khả năng của từng đối tượng. Và dành nhiều thời gian tập và hướng dẫn thật kĩ nên hiệu quả nâng cao. Mặt khác, việc tập nói tiếng Việt cho học sinh phải được thực hiện dưới nhiều hình thức và phương pháp dạy học khác nhau như: dạy trong tiết dạy tăng cường tập nói tiếng Việt, thông qua trò chơi, nói chuyện.....với các phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập theo mẫu, phương pháp giao tiếp, phương pháp đàm thoại. Việc phối hợp hệ thống các phương pháp dạy tập nói tiếng Việt giúp các em dễ hiểu dễ nhớ về nghĩa của từ thông qua các hình ảnh trực quan, nói đúng cấu trúc câu theo mẫu, hạn chế cách nói ngược theo tiếng địa  phương. Tập cho học sinh khả năng diễn đạt theo tình huống, tự tin trong học tập, giao tiếp với bạn bè với thầy cô giáo bằng tiếng Việt. Tuy vậy, cần phải có sự linh hoạt sáng tạo, không rập khuôn máy móc, mà phải tuỳ theo từng mức độ của đối tượng để lựa chọn nội dung và phương pháp cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả theo các việc như lựa chọn tiếng, từ để tập nói cho phù hợp. Luyện nói theo câu hỏi, câu trả lời có chứa tiếng, từ mới cung cấp cho học sinh. Tạo tình huống cho học sinh đối thoại được giao tiếp trong đó chú ý tạo môi trường giao tiếp học sinh với học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
	Bên cạnh đó việc sửa lỗi phát âm cho học sinh không kém phần quan trọng. Học sinh phát âm chưa chuẩn thường do nguyên nhân sinh lý, do những khiếm khuyết nào đó trong bộ máy phát âm. Do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên các em học sinh dân tộc thiểu số thường mắc phải đó là phát âm không chuẩn ở dấu thanh, tiếng có dấu thanh thì phát âm không có dấu thanh, tiếng không dấu thanh lại phát âm có dấu thanh, tiếng có thanh nặng thành tiếng có thanh sắc. Bên cạnh đó do cách phát âm của một bộ phận nhỏ giáo viên phát âm chưa chuẩn vẫn còn mang bản sắc của địa phương, phát âm còn lẫn ở một số phụ âm: l/n; ch/tr; s/x; chưa phát âm rung r/s. Chính vì vậy để sửa chữa được lỗi phát âm cho học sinh giáo viên cần phải có ý thức rèn luyện cho mình cách phát âm chuẩn vì có phát âm chuẩn thì giáo viên mới có thể nhận ra được lỗi phát âm sai của học sinh. Giáo viên chỉ ra chỗ sai trong phát âm của học sinh có thể so sánh với phát âm đúng. Giáo viên phát âm mẫu thật chuẩn xác, chậm, rõ ràng để học sinh theo dõi. Phát âm chuẩn không để tiếng địa phương ảnh hưởng tới phát âm mẫu của mình. Hướng dẫn học sinh phát âm. Cho học sinh phát âm nhiều lần. Để thay đổi hình thức học tập giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi học tập để rèn cách phát âm cho các em. 
	Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh đọc bài Bàn tay mẹ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 2, trang 55. Giáo viên yêu cầu học sinh lắng nghe bạn đọc, nêu lỗi bạn mắc phải khi đọc. Cụ thể các em thường đọc sai các từ yêu nhất - yếu nhât, nấu cơm – nâu cớm, rám nắng – ram nặng, tã lót - tả lọt. Lỗi sai chủ yếu là tiếng có dấu thanh đọc không có dấu thanh, tiếng không dấu thanh đọc có dấu thanh, tiếng có thanh huyền thành tiếng có dấu thanh sắc, tiếng có thanh nặng thành tiếng có thanh sắc. Lúc này giáo viên gợi mở hướng dẫn các em phân tích lại cấu tạo từ, tiếng, hướng dẫn cách mở môi, cao độ của từng dấu thanh rồi phát âm mẫu hoặc cho học sinh năng khiếu phát âm sau đó yêu cầu học sinh phát âm lại. Qua hoạt động này học sinh vừa được luyện phát âm vừa được mở rộng thêm vốn từ qua các từ ngữ mà các bạn tìm và giới thiệu trong nhóm vừa chủ động tự tin, mạnh dạn. Việc sửa lỗi phát âm không chỉ thực hiện trong giờ Tiếng Việt mà còn ở tất cả các môn học khác. Đối với những học sinh thường xuyên phát âm sai giáo viên quan tâm và sửa chữa kịp thời. Việc luyện tập thường xuyên sẽ tạo kỹ năng bền vững cho học sinh. Mặt khác giáo viên thường xuyên khuyến khích học sinh tự sửa chữa lỗi cho nhau bằng hoạt động thi đua như đôi bạn cùng tiến... ( thực hiện thông tư 22/2016/TT – BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT- BGD ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	Biện pháp thứ tư: Tăng cường Tiếng Việt trong các môn học khác
	Tiếng Việt là tiếng phổ thông nên tất cả mọi người đến trường đều phải học. Đây là ngôn ngữ bắt buộc trong giảng dạy nên để cung cấp kiến thức các môn học khác tất yếu cần dùng Tiếng Việt. Vậy tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác như thế nào có hiệu quả để các em nắm được các thuật ngữ đặc trưng của bộ môn, các câu lệnh, giáo viên cần chú ý: Lời giới thiệu hay mô tả, hướng dẫn cần diễn giải chậm rãi, nhấn giọng vào các từ khó, từ ngữ chính, vừa diễn giải vừa sử dụng các động tác, tranh mih họa, vật thật để các em có thể hiểu được lời nói của thầy cô. Gặp các từ trìu tượng, khó hiểu thì phải vận dụng phương pháp giải nghĩa từ trong Tiếng Việt. 
	Dạy tăng cường Tiếng Việt trong môn Tự nhiên – Xã hội
	Khi tìm hiểu nội dung một bài học đòi hỏi phải có sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với người học. Từ đó sẽ chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động. sự tương tác đó chính là lời đối thoại, hỏi đáp giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Trong các tình huống dạy học trong môn Tự nhiên – Xã hội, giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học và hội thoại, hỏi – đáp hoặc trình bày những hiểu biết, suy nghĩ của mình về vấn đề đang tìm hiểu. Giáo viên chủ động nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi để học sinh thảo luận, trao đổi và trình bày hiểu biết của mình bằng lời. Luyện nói qua trao đổi, thảo luận nhóm. Giáo viên nêu nhiệm vụ cho từng nhóm, gợi ý các nhóm nêu vấn đề, thắc mắc và thảo luận giải quyết. Luyện nói trong trò chơi học tập. Khi tổ chức các trò chơi học tập giáo viên cần thiết kế trò chơi phù hợp với khả năng, trình độ tiếng Việt và đối tượng học sinh của lớp mình, động viên, khuyến khích mọi học sinh cùng tham gia. 
	Ví dụ: Dạy bài Gia đình – sách giáo khoa Tự nhiên – Xã hội lớp 1 trang .. 	Chia nhóm và giao cho các nhóm quan sát bức tranh thứ nhất, nói cho nhau nghe về nội dung của bức tranh theo hệ thống câu hỏi như sau:
	 Bức tranh vẽ gì?
	Gia đình bạn Lan có mấy người? Gồm những ai ?
	Mọi người trong gia đình Lan đang làm gì?
	Sau thời gian thảo luận, từng nhóm báo cáo kết quả nhóm mình thảo luận theo mẫu câu mà giáo viên đã yêu cầu như: 
	Bức tranh vẽ gia đình bạn Lan. Gia đình bạn Lan có 3 người: Bố, mẹ và Lan. Gia đình Lan đang đi dạo chơi. 
	Nếu em nào nói chưa đủ câu hoặc nói câu ngược, giáo viên uốn nắn kịp thời và cho nói lại ngay. 
	Sau khi tìm hiểu nội dung các bức tranh rút ra nội dung cần ghi nhớ, tiếp tục cho các em giới thiệu cho nhau nghe về gia đình mình theo cặp đôi. 
	Gia đình bạn có mấy người? Gia đình tôi có 5 người đó là ông nội, bố, mẹ, anh tôi và tôi. 
	Ông nội bạn tên là gì? Làm ở đâu? Ông nội tôi tên là Y Hiêu Adrơng, ông làm việc ở ủy ban nhân dân xã Ea Bông. 
	Bố bạn tên gì? Bố bạn làm nghề gì? Bố tôi tên là Y Đan Bkrông, bố làm giáo viên.
	Thế còn mẹ bạn? Mẹ tôi tên là H’ My Lan Hmõk, mẹ tôi làm nông. 
	Anh bạn thì sao? Anh tôi tên là Y Yô Ên Hmõk, học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Tô Hiệu.
	Còn tôi tên là H’ Roen Hmõk đang học lớp 1A trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
	Vì thông thường các em chỉ nói nửa vời phần đầu câu hoặc phần cuối câu nên giáo viên chú ý sửa chữa cách nói cho các em ngay. Có như vậy mới tạo thói quen khi giao tiếp cho các em. 
	Dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Toán 
	Khi dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Toán phải rèn khả năng nghe nhìn, nhận biết. Để giúp học sinh nghe, hiểu, giáo viêni dùng mẫu câu đơn giản, dễ hiểu thông qua việc hướng dẫn bằng tiếng Việt có thể kết hợp với tiếng mẹ đẻ( đối với những em chưa biết tiếng Việt). Việc đầu tiên phải hướng dẫn các em quan sát bằng đồ dùng trực quan kết hợp mô tả bằng động tác, hình ảnh. Trong quá trình quan sát hướng dẫn các em tự phát hiện và giải quyết vấn đề. Sau đó rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ngôn ngữ Toán bằng Tiếng Việt. Tạo điều kiện cho học sinh nói thành tiếng những điều nghe thấy, nhìn thấy. Gợi ý cho các em nêu thắc mắc hoặc phát hiện vấn đề bằng tiếng Việt, giúp học sinh nói được tên bài học, dùng lời trao đổi với bạn bè và giáo viên. Trong tiết Toán cần tổ chức cho học sinh thực hành như: Đọc thành tiếng các số, quan hệ số, thao tác đếm, phép tính, dãy tính, bài toán có lời văn. Đọc thầm lệnh, câu hỏi, bài toán, đếm, tính nhẩm, thao tác tính, bảng cộng trừ. Đọc hiểu lệnh, câu hỏi, phép tính, câu trong toán có lời văn, thứ tự số, các kí hiệu. Viết số và biểu thức toán, phép tính, đơn vị; viết phép tính hàng ngang, hàng dọc, tập viết câu trong giải toán có lời văn; lời giải, phép tính, đáp số. Đặc biệt chú ý hướng dẫn chọn từ, câu để trình bày. Gợi ý các từ, câu mẫu để học sinh áp dụng trong quá trình thực hành. Yêu cầu các em trả lời miệng trước khi viết câu trả lời trong một số bài tập. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra lẫn nhau và đánh giá trong nhóm tạo cơ hội để học sinh trao đổi cách làm bài, cuối cùng giáo viên đánh giá chung. Qua đánh giá giáo viên nắm được mức độ kiến thức, kỹ năng đạt được sau mỗi giờ học của các em từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp để đảm bảo mỗi học sinh đều đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng. 
	Môn toán cần xác định thuật ngữ toán học, mẫu câu, ký hiệu toán học để cung cấp cho học sinh như số; chữ số; hàng:...
	Ví dụ : Đối với các bài học các số 1;2;3, mục tiêu của bài học các em phải hiểu được nghĩa các từ một - số một; hai - số hai; ba - số ba. Thực hiện được các lệnh Đọc, viết các số 1;2;3 khi thực hiện lệnh này tôi gắn các mô hình lên bảng yêu cầu các em trả lời câu hỏi và viết số thích hợp vào ô trống dưới hình.
	Trên bảng có mấy bôn

Tài liệu đính kèm:

  • doccô Minh.doc