SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 phát huy năng lực tự học môn Toán

SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 phát huy năng lực tự học môn Toán

Đối với nhiệm vụ được giao về nhà:

Đối với những nhệm vụ được giao về nhà thì việc xác định mục tiêu cũng vô cùng quan trọng, vì nếu không xác định mục tiêu ngày từ đầu thì các em dễ giải quyết vấn đề sai, sai nhiệm vụ trọng tâm hoặc xác định nhầm mục đích học tập. Nên các em có thể xác định rõ mục tiêu học tập thông qua mục tiêu của sách giáo khoa, sách hướng dẫn.

 b.3. Xây dựng kế hoạch học tập

 Sau khi đã xác định được mục tiêu học tập, các em cần xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể: Trong kế hoạch các em cần vạch rõ được các yêu cầu quan trọng như nội dung học tập này mình cần tìm hiểu về những kiến thức nào? Cần bao nhiêu người cùng thực hiện? Thời gian bao lâu để hoàn thành kế hoạch?. Kế hoạch càng cụ thể, bài toán đặt ra sẽ nhanh chóng được hoàn thành.

 Để học sinh có được kế hoạch học tập khoa học và cụ thể, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học:

* Đối với các tiết dạy trên lớp hay giao nhiệm vụ về nhà:

 + Nhóm trưởng (tổ trưởng) cùng các thành viên có thể lên kế hoạch học tập trên giấy, hoặc phân công nhiệm vụ trực tiếp cho các thành viên (có thư kí ghi chép cụ thể). Kế hoạch có thể viết theo suy luận logic riêng của cá nhân (nhóm) hoặc vẽ ở dạng sơ đồ, sao cho nhìn vào kế hoạch các thành viên đều nắm được nhiệm vụ cụ thể cần làm của bản thân.

 + Học sinh có thể xây dựng kế hoạch dựa theo mẫu, phiếu học tập được giáo viên chuẩn bị sẵn tuỳ theo nội dung bài học. Tuy nhiên phương pháp này ít được vận dụng vì tính tư duy sáng tạo của học sinh không cao.

 

doc 24 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 5834Lượt tải 9 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 phát huy năng lực tự học môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc ở nhà của học sinh. Nhưng dù học ở đâu thì một kế hoạch cụ thể với các giai đoạn: Nắm vững kiến thức đã học Nhiệm vụ mới Xác định mục tiêu Xây dựng kế hoạch (Số người cùng thực hiện; Thời gian thực hiện, nội dung cần thực hiện,) Qúa trình hoạt động Kết quả của hoạt động Kiểm tra kết quả Liên hệ Ghi nhớ thông tin là các khâu quan trọng để học sinh phát huy tốt năng lực tự học của mình. Trong đó nắm vững kiến thức đã học là nền tảng để học sinh khám phá những điều mới. Khi đó, các em cần đặt ra cho mình mục tiêu tiếp theo là cần làm gì để trong quá trình hoạt động các em bám theo mục tiêu đó và không đi nhầm hướng. Xây dựng kế hoạch là một trong những giai đoạn mà hầu như đa số cac em đều chủ quan vì mất thời gian, nhưng thật ra giai đoạn này lại càng không nên bỏ qua. Vì có xây dựng kế hoạch cụ thể các em mới biết mình cần hoạt động những gì, mất thời gian bao lâu, có cần sự hỗ trợ của ai và tánh sự sai sót nếu có. Kết quả của hoạt động và khả năng liên hệ của các em là sự phản ánh những giai đoạn trên. Giống như câu nói nổi tiếng của Sidney Jourard “Học tập không phải là một nhiệm vụ hay một vấn đề khó giải quyết – Nó là cách để sống trong thế giới. Con người học tập khi theo đuổi các mục tiêu và kế hoạch có ý nghĩa cho chính mình. Hay “Không có giới hạn cho qui trình học, cách để học. Thực sự một khi con người đã có được hứng thú để tìm những con đường mới để kết cấu nên tri thức, họ sẽ không bao giờ sợ bị buồn chán” của Robert Theobald.
	Vì vậy, nếu giải pháp thành công thì kết quả đạt được là không thể cân –đo – đong – đếm được. Các em sẽ không còn cảm thấy môn toán khô khan và chán ngắt nữa. Kết hợp cùng sự định hướng và hỗ trợ của giáo viên, tài liệu tham khảo kết quả học tập của các em sẽ được nâng cao, những năm học tiếp theo các em sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa năng lực này và dần hình thành cho các em sự năng động, sáng tạo và tri thức. Giúp các em học tốt các môn học khác, hay với những học sinh làm bài thi kiến thức liên môn thì các em cũng không còn cảm thấy nặng nề, phụ thuộc vào giáo viên và trang mạng “Google” nữa.
b) Nội dung và cách thức thực hiện
Để phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 phát huy năng lực tự học môn toán đạt hiệu quả tốt nhất, học sinh cần hiểu được việc học là suốt đời, học không ngừng và quá trình học, tự học là một quy trình bao gồm các bước có quan hệ mật thiết qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy trước tiên tôi đặt ra yêu cầu đối với học sinh như sau:
* Kiến thức: 
- Học sinh phải nắm được các kiến thức cũ, để làm cơ sở đi tìm kiến thức mới.
- Nắm được các kiến thức cơ bản của chương trình toán 6: Các phép tính trên tập hợp các số tự nhiên, tập hợp các số nguyên, phân số. Điểm, đường thẳng, tia,...
	* Kĩ năng:
	- Các em cần có năng lực xây dựng kế hoạch cụ thể: Muốn làm được điều này yêu cầu các em cần có kiến thức và khả năng nhìn, đoán sự việc để định hướng những việc chính cho quá trình đi tìm kiến thức, kế hoạch cần bắt đầu từ đâu, bao nhiêu thời gian để hoàn thành, lực lượng tham gia là bao nhiêu người? Cần những ai và phân công nhiệm vụ cụ thể. Công việc cần chuẩn bị những gì về cơ sở vật chất, cần đến những địa điểm nào để thực tế,
	- Sau khi đã lên kế hoạch cụ thể thì đến giai đoạn thực hiện kế hoạch đề ra. Cá nhân hoặc thành viên trong nhóm tham gia cần có ý thức tự giác, chủ động để hoàn thành công việc một cách nhanh nhất có thể và hiệu quả. 
	- Sơ đồ tư duy và máy tính tính bỏ túi: Máy tính bỏ túi là đồ dùng hỗ trợ đắc lực cho các em trong việc xác định được hướng đi của mình đang đúng hay sai. Nhờ có sự cộng tác này, các em nhanh chóng kiểm tra được sự chính xác của đáp án ở một số bài tập toán, rút ngắn thời gian thực hiện. Từ đó giúp học sinh rèn kĩ năng hệ thống toàn bộ những gì các em thu thập được thông qua sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy diễn tả cho người xem hiểu được khả năng tư duy của các em và mức độ tiếp thu toán học của các em đến đâu. 
	- Kĩ năng tự học toán còn được rèn luyện trong quá trình học sinh ôn luyện giải toán tiếng việt Internet, toán tiếng anh Internet. Thông qua các bài toán đa dạng ở các vòng thi Violympic, các em tạo cho mình phản xạ và các suy luận nhanh chóng để kịp với thời gian yêu cầu ở mỗi bài thi.
	- Kết hợp kiến thức toán học của bản thân học sinh với kiến thức của các bộ môn, hướng cho các em tự mình làm tốt các bài thi vận dụng kiến thức liên môn. 
	* Thái độ:
	- Khi bắt đầu bất cứ một công việc nào trong học toán, trước tiên các em luôn phải có thái độ tích cực, hứng thú với việc làm đó của mình. Vì chỉ có như vậy các em mới dễ dàng thực hiện được nhiệm vụ đặt ra mà không cảm thấy nặng nề, uể oải.
	- Một yếu tố quan trọng khác đó là sự ham tìm tòi, khám phá kiến thức mới. Biết chia sẽ những hiểu biết của bản thân với mọi người, cũng như biết lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác (giáo viên, bạn bè, gia đình, tài liệu,) từ đó toàn diện hơn nội dung đề ra.
* Để học sinh phát huy được năng lực tự học môn Toán không phải là vấn đề đơn giản, bởi điều đó liên quan đến cả vốn kiến thức Toán và kĩ năng giải toán của các em. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên là phải dùng những phương pháp phù hợp để các em nắm được kiến thức một cách chính xác và lôi cuốn các em nhất. Theo tôi, để phát huy được năng lực tự học môn Toán đối với học sinh lớp 6 thì điều đầu tiên giáo viên phải hướng cho học sinh nắm được các bước cơ bản để việc tự học đạt kết quả tốt nhất như sau (Sơ đồ quy trình các bước tự học hiệu quả cho học sinh):
b.1. Nắm vững kiến thức cũ (kiến thức đã được học trên lớp, kiến thức đúng mà các em tự học được trong cuộc sống)
	Các em có nắm được kiến thức cũ thì mới có thể có cơ sở để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra và tìm đến kiến thức mới một cách chính xác nhất.
	Để đạt được điều này giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học:
* Đối với các tiết dạy trên lớp: 
+ Phương pháp vấn đáp như kiểm tra bài cũ (tiết lí thuyết, luyện tập) đặt ra những câu hỏi có tình huống để các em suy nghĩ và phân tích vấn đề, tìm kiến thức cũ liên quan đến nội dung câu hỏi, kiểm tra 15 phút (tiết ôn tập)
+ Phương pháp quan sát: thông qua các tiết dạy thực hành, giáo viên chủ động quan sát quá trình thực hành của các em để biết được các em nắm được nhiệm vụ và kiến thức liên quan đến đâu để tiến hành nội dung thực hành.
* Đối với nhiệm vụ được giao về nhà:
+ Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên sau khi giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà có thể kiểm tra việc nắm kiến thức cũ của các em thông qua trực tiếp đến nhà kiểm tra, quan sát quá trình học tập ở nhà của các em một cách cụ thể nhất, đồng thời nắm được hoàn cảnh, điều kiện của từng em để có biện pháp cụ thể hỗ trợ trong học tập.
Ngoài ra, giáo viên có thể hỗ trợ các em củng cố kiến thức cũ thông qua tìm hiểu các nguồn tài liệu ở sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách tham khảo hay các trang mạng thông tin Internet,
b.2. Xác định rõ mục tiêu học tập.
	Dù là các em có học trên lớp, tự học hay tham gia học ở bất cứ hình thức nào thì việc xác định mục tiêu học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với học sinh lớp 6. Điều này sẽ quyết định đến sự nỗ lực cố gắng, phương pháp học và kết quả học tập của các em. Để các em dễ dàng xác định đúng mục tiêu học tập thì giáo viên cần:
 * Đối với các tiết dạy trên lớp: 
+ Có sự định hướng nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, cặp đôi hay nhóm thực hiện. 
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề: giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp đặt và giải quyết vấn đề để thu hút, kích thích tính tò mò của học sinh. Tạo ra những tình huống thực tế hoặc liên quan đến nội dung, mục tiêu của bài học từ đó khiến các em có động lực để giải quyết vấn đề đưa ra.
+ Phương pháp vấn đáp: giáo viên hỏi và học sinh trả lời mục tiêu học tập của bài, của nội dung ôn tập, thực hành. 
+ Phương pháp tham khảo sách giáo khoa, sách hướng dẫn: Thông thường mục tiêu học tập của bài được xác định ở đầu bài nên học sinh dễ dàng xác định được mục tiêu bài học.
* Đối với nhiệm vụ được giao về nhà:
Đối với những nhệm vụ được giao về nhà thì việc xác định mục tiêu cũng vô cùng quan trọng, vì nếu không xác định mục tiêu ngày từ đầu thì các em dễ giải quyết vấn đề sai, sai nhiệm vụ trọng tâm hoặc xác định nhầm mục đích học tập. Nên các em có thể xác định rõ mục tiêu học tập thông qua mục tiêu của sách giáo khoa, sách hướng dẫn.
	b.3. Xây dựng kế hoạch học tập
	Sau khi đã xác định được mục tiêu học tập, các em cần xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể: Trong kế hoạch các em cần vạch rõ được các yêu cầu quan trọng như nội dung học tập này mình cần tìm hiểu về những kiến thức nào? Cần bao nhiêu người cùng thực hiện? Thời gian bao lâu để hoàn thành kế hoạch?... Kế hoạch càng cụ thể, bài toán đặt ra sẽ nhanh chóng được hoàn thành.
	Để học sinh có được kế hoạch học tập khoa học và cụ thể, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học:
* Đối với các tiết dạy trên lớp hay giao nhiệm vụ về nhà: 
	+ Nhóm trưởng (tổ trưởng) cùng các thành viên có thể lên kế hoạch học tập trên giấy, hoặc phân công nhiệm vụ trực tiếp cho các thành viên (có thư kí ghi chép cụ thể). Kế hoạch có thể viết theo suy luận logic riêng của cá nhân (nhóm) hoặc vẽ ở dạng sơ đồ, sao cho nhìn vào kế hoạch các thành viên đều nắm được nhiệm vụ cụ thể cần làm của bản thân.
	+ Học sinh có thể xây dựng kế hoạch dựa theo mẫu, phiếu học tập được giáo viên chuẩn bị sẵn tuỳ theo nội dung bài học. Tuy nhiên phương pháp này ít được vận dụng vì tính tư duy sáng tạo của học sinh không cao.
	b.4. Qúa trình thực hiện kế hoạch
	Tất cả những hoạt động tìm hiểu của bản thân cũng như của nhóm học sinh đều dựa trên kế hoạch ban đầu đề ra. Qúa trình này dù được thực hiện ở trên lớp hay ở nhà thì yêu cầu chung để thực hiện là: 
+ Khi thực hiện kế hoạch giáo viên yêu cầu độ nghiêm túc, đoàn kết, hợp tác và hành động kiên định của các cá nhân (đối với hoạt động cá nhân), thành viên của nhóm (đối với hoạt động cặp dôi, nhóm).
+ Giáo viên sử dụng các phiếu học tập, báo cáo hoạt động, báo cáo thực hành để nắm bắt quá trình và kết quả thực hiện của học sinh.
+ Giáo viên hướng dẫn các em có thể dựa trên kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện nội dung thực hiện một cách ngắn gọn và logic nhất. 
+ Giáo viên hướng dẫn các em có thể sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán các số liệu cần thiết trong quá trình hoạt động.
+ Giáo viên hướng dẫn các em vận dụng kiến thức liên môn để hỗ trợ trong quá trình hoàn thành kế hoạch. Đặc biệt với những nội dung thực hiện liên quan đến tính thời sự, chính trị, giáo dục (bộ môn Địa lí, Lịch sử, GDCD,)
+ Giáo viên hướng dẫn các em tự luyện giải toán thông qua các trang mạng (giải toán tiếng anh qua mạng, toán tiếng việt qua mạng), tìm kiếm các kiến thức, ứng dụng thực tế, hình ảnh cần thiết cho hoạt động thông qua các trang mạng Internet, tài liệu tham khảo,
+ Giáo viên hướng dẫn các em thống kê số liệu thu thập được bằng các bảng thống kê, biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hình chữ nhật,  để dễ quan sát, ngắn gọn và logic nội dung thực hiện kế hoạch học tập.
	b.5. Kết quả của hoạt động
	Đây không chỉ là sản phẩm của học sinh làm được dựa trên câu trả lời hay bài làm của các em mà đó còn là khả năng liên hệ của các em trong cuộc sống, là khả năng vận dụng, tìm tòi mở rộng của các em từ đó hình thành nên những năng lực giúp các em phát huy năng lực tự học của bản thân.
+ Giáo viên sử dụng bài kiểm tra, các phiếu học tập, báo cáo hoạt động, báo cáo thực hành để nắm bắt được quá trình và kết quả thực hiện của học sinh.
+ Giáo viên hướng dẫn các em vận dụng kiến thức liên môn để hỗ trợ trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động của kế hoạch. Đặc biệt với những nội dung thực hiện liên quan đến tính thời sự, chính trị, giáo dục (bộ môn Địa lí, Lịch sử, GDCD,)
+ Giáo viên hướng dẫn các em báo cáo số liệu thu thập được bằng các bảng thống kê, biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hình chữ nhật,  để dễ quan sát, ngắn gọn và logic kết quả thực hiện kế hoạch học tập.
b.6. Khả năng liên hệ, ghi nhớ có chọn lọc thông tin, hệ thống kiến thức 
Sau khi hoàn thành được mục tiêu đặt ra đối với bài toán, đến đây chưa phải là xong. Mà bản thân các em cần biết cách liên hệ kiến thức với thực tế, vận dụng linh hoạt trong các dạng bài tập tương tự từ đó chọn lọc thông tin để ghi nhớ, hệ thống lại những kiến thức trọng tâm. Từ đó hình thành kiến thức mới cho học sinh một cách thực tế nhất, khắc sâu nhất.
+ Để ghi nhớ có chọn lọc thông tin một cách chính xác và khoa học nhất, lâu nhất thì học sinh cần nắm được các bước theo trình tự xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kết quả thực hiện. Bởi khi nắm roc các bước trên thì việc chọn lọc thông tin cần ghi nhớ và khắc sâu không bị động, không rập khuôn theo hướng dẫn của giáo viên hay bạn trong nhóm.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ, hệ thống kiến thức bằng cách ghi chép lại nội dung chính của kết quả thực hiện.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ, hệ thống kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy.
+ Vận dụng các tình huống, bài tập cụ thể để ghi nhớ kiến thức.
	* Ví dụ 1 (Bài tập trên lớp)
	- Nội dung bài tập: ( Bài tập 132/ SGK Toán 6 – Tập 1/Trang 50 Bài Phân tích một số ra thừa số nguyên tố) Tâm có 28 viên bi. Tâm muốn xếp số bi đó vào các túi sao cho số bi ở các túi đều bằng nhau. Hỏi Tâm có thể xếp 28 viên bi đó vào mấy túi? (Kể cả trường hợp xếp vào một túi)
	Bằng phương pháp đổi mới trong giảng dạy, giáo viên và học sinh chủ động chuẩn bị 28 viên bi, giáo viên không hướng dẫn từng bước đối với học sinh mà chỉ định hướng nhiệm vụ để các em phát hiện và giải quyết bài toán.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi bài tập 132
Giáo viên theo dõi, hướng dẫn hoạt động của các cặp đôi.
Giáo viên yêu cầu 1 cặp đôi đại diện trình bày bài làm của mình và các cặp đôi khác nhận xét.
Qua đó, giáo viên đặt vấn đề mở rộng với lớp đang dạy:
- Lớp 6a2 có thể xếp thành 4 hàng , mỗi hàng đều có số học sinh bằng nhau được không? Vì sao?
Hãy cho biết cách xếp hàng , mỗi hàng đều có số học sinh bằng nhau của lớp 6a2 (nếu có thể)
- Mỗi cặp đôi hãy liên hệ khoảng 2 bài tập vận dụng thực tế .
Học sinh hoạt động cặp đôi bài 132.
- Nhiệm vụ đầu tiên bản thân mỗi em cần đọc kĩ, phân tích đề bài.
- Nắm chắc các kiến thức liên quan: Bài toán chia hết, ước và phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
- Xác định mục tiêu: Tìm được cách xếp số bi vào bao nhiêu túi.
- Xây dựng kế hoạch: Các em phải xác định được hướng làm bài tìm được số túi <- Tìm được ước của 28 <- Các số cần tìm là các số 28 chia hết cho những số đó.
- Bài làm của cặp đôi: (sau khi mỗi bạn đã thống nhất định hướng cách giải, các em cùng nhau trình bày bài làm):
Theo bài ra, để số bi xếp đều nhau ở các túi thì số túi phải là ước của 28.
Mà Ư(28) = 
Nên Tâm có thể xếp số bi vào 1 túi, 2 túi, 4 túi, 7 túi hoặc 14 túi hoặc 28 túi.
Cặp đôi trả lời, tranh luận các ý kiến để hoàn thành tốt nhất bài làm của mình và khắc sâu kiến thức
- Vì lớp 6a2 có tổng số học sinh là 37 nên không thể xếp thành 4 hàng với các hàng đều có số học sinh bằng nhau. Vì Ư(37)
- Hs sau khi tự mình tìm được số 37 là số nguyên tố thì dễ dàng biết cách xếp hàng sao cho số học sinh mỗi hàng đều bằng nhau (37 hàng)
- Liên hệ: Mỗi cặp đôi có thể liên hệ từ bài toán xếp bi thành các bài toán xếp hàng của học sinh, bài toán chia kẹo, trồng cây, bài toán trồng hoa, trồng rau,
- Từ những bài toán thực tế như vậy, không những các em khắc sâu được kiến thức mà còn giúp các em khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức toán học vào thực tế cuộc sống, giúp các em cảm thấy yêu thích môn toán hơn.
	Ở bài tập 1, vì thực hiện ở trong lớp học nên khả năng vận dụng và phát huy năng lực tự học toán của các em chỉ ở giới hạn tự hoàn thành bài toán, vận dụng liên hệ thực tế, chưa phát huy tối đa năng lực tư duy, trực quan.
	* Ví dụ 2 (Bài tập trên lớp)
	- Nội dung bài tập (Bài 138/SGK Toán 6- Tập 1/Trang 54 Luyện tập của bài ước chung và bội chung): Có 24 bút bi, 32 quyển vở. Cô giáo muốn chia số bút và số vở đó thành một số phần thưởng như nhau gồm cả bút và vở. Trong các cách chia sau, cách nào thực hiện được? Hãy điền vào ô trống trong các trường hợp chia được.
Cách chia
Số
Phần thưởng
Số bút ở mỗi
phần thưởng
Số vở ở mỗi
phần thưởng
A
4
B
6
C
8
	- Với bài toán nêu trên giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
	(TÁCH RIÊNG TỪNG BƯỚC) Các nhóm hoạt động bài tập trên với hiệu quả nhanh và chính xác yêu cầu các thành viên trong nhóm phải nắm được kiến thức về ước chung. Vì số liệu trong bài toán nhỏ nên không cần phải phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Mục tiêu đưa ra hoàn thành bảng với số bút và vở cần chia đều cho các số phần thưởng khác nhau. Bài toán tương đối đơn giản nên các quá trình xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đều được các em nắm bắt một cách nhanh chóng và đi vào bài giải.
	- Kết quả hoạt động nhóm của học sinh:
	Với những kiến thức đã học, các em phát hiện ra được rằng, để chia số vở và bút đều cho các phần thưởng thì số phần thưởng phải thuộc tập hợp ươc chung của 24 bút bi và 32 quyển vở (ƯC(24,32) = ). Nên số phần thưởng cần chia thành 1; 2; 4 hoặc 8 phần. Từ đó dễ dàng tìm được số quyển vở và số bút bi chia đều cho mỗi phần. 
Cách chia
Số
Phần thưởng
Số bút ở mỗi
phần thưởng
Số vở ở mỗi
phần thưởng
A
4
6
8
B
6
C
8
3
4
Ngoài ra các em còn có thể làm thêm với số các phần thưởng là 1 hoặc 2.
Cách chia
Số
Phần thưởng
Số bút ở mỗi
phần thưởng
Số vở ở mỗi
phần thưởng
A
1
24
32
B
2
12
16
C
4
6
8
D
6
E
8
3
4
Giáo viên yêu cầu đại diện một nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét và bổ sung nếu lập luận của nhóm trình bày chưa chặt chẽ. Để làm được điều này bản thân mỗi em cần rèn cho mình kĩ năng nghe và ghi nhớ để có thể nắm bắt chính xác những thông tin được nghe. Từ đó giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
- Qua bài tập trên giáo viên cùng học sinh di chuyển ra ngoài sân trường với nhiệm vụ học tập mới là giải quyết bài toán thực tế với lớp học 6A2: 
Giáo viên yêu cầu hs chia thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ. Mỗi tổ hãy xếp thành số hàng với mỗi hàng có số học sinh nam và nữ đều nhau. Biết rằng lớp 6A2 có 37 học sinh, trong đó tổ I có 9 hs (2nam, 7 nữ); tổ II có 9 hs (6 nam, 3 nữ); Tổ III có 10 hs (5 nam, 5 nữ); Tổ IV có 9 hs (4 nam, 5 nữ)
Với yêu cầu đặt ra trên của giáo viên, các em học sinh nhanh chóng di chuyển về tổ của mình. Tổ trưởng và các thành viên trong tổ sẽ thống kê số thành viên, nam, nữ để từ đó cùng nhau thảo luận và tìm ra cách xếp hàng.
+ Mục tiêu đặt ra: Xếp hàng tổ mình sao cho số các bạn nam, nữ ở các hàng phải đều nhau.
+ Xây dựng kế hoạch: Tổ trưởng thống kê số bạn nam, nữ của tổ. Cử ra thư kí của tổ để ghi chép những thông tin cần thiết.
+ Thực hiện: các thành viên trong tổ cần định hướng được cách xếp thông qua việc tìm ước chung của số bạn nam và nữ. Nếu kết quả tìm được là có thể xếp hàng thì tổ trưởng yêu cầu các bạn di chuyển nhanh thành số hàng theo yêu cầu. Thư kí tổ ghi những thông tin hoạt động trong báo cáo. Tổ trưởng báo cáo với giáo viên.
+ Kết quả:
Tổ I
Tổ II
Tổ III
Tổ IV
ƯC(2,7) = 1
Nên tổ I không thể xếp hàng đúng theo yêu cầu của gi

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN D NGA-LTV.doc