SKKN Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh

SKKN Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh

Đặt ra các tình huống gần gũi, thiết thực để mở đầu bài học hoặc tạo ra tình huống ngay trong lớp học giúp học sinh ghi nhớ sâu hơn về từ vựng. Lấy ví dụ minh họa ngắn gọn, dễ hiểu cho các em.

Ví dụ: Sách giáo khoa Tiếng Anh 8 Unit 12 - Lesson 2: SPEAK. Để giới thiệu cấu trúc “Would/Do you mind + V_ing.” thì tôi lấy một ví dụ thực tế ngay trên lớp học để tạo sự gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh. Khi thấy không khí trong và ngoài lớp nóng, tôi yêu cầu học sinh thực hiện hành động để dẫn vào bài. Kết hợp với ngôn ngữ hình thể, tôi yêu cầu học sinh “Would you mind opening the door, Lan?”. Đa số học sinh hiểu được ngữ cảnh, tình huống và yêu cầu tôi đặt ra cho em học sinh trên. Với việc đặt ra tình huống sát thực ngay trên lớp học, học sinh có thể hiểu được từ mới hoặc cấu trúc và ghi nhớ lâu hơn.

- Tạo sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm mục đích tạo sự tương tác hai chiều trong quá trình dạy và học. Nếu giáo viên giảng theo phương pháp truyền thống: đọc - chép hoặc diễn thuyết xuyên suốt trong các tiết dạy thì hiệu quả dạy học không cao, gây ra sự nhàm chán cho các em. Tỉ lệ học sinh làm việc riêng, nói chuyện riêng xảy ra cao. Do đó, việc tạo tương tác hai chiều đóng vai trò rất quan trọng và giúp giáo viên tạo ra sự cuốn hút ngay từ đầu đồng thời tạo tư tưởng thoái mải cho cả cô và trò trong quá trình dạy và học.

- Tổ chức hoạt động học tập không chỉ trong lớp mà còn tổ chức các hoạt động ngoài lớp học để tạo không khí vui tươi, sự thoải mái cho các em.

- Tổ chức hoạt động liên kết giữa các lớp trong cùng một khối. Ví dụ: trong chương trình Sách giáo khoa Tiếng Anh 8 Unit 13: Festivals – Lesson 5: Read, giáo viên tổ chức một hoạt động trải nghiệm ngắn là tổ chức thi hát một số bài hát Tiếng Anh có liên quan đến chủ đề Giáng sinh sau khi học xong bài học.

 

doc 16 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2359Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Khoản 2, Điều 28, Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005 quy định “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
4. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
Qua thực trạng học sinh dân tộc học Tiếng Anh ở trường tôi cùng với việc trao đổi ý kiến với đồng nghiệp, tìm hiểu các kênh thông tin, tôi nhận thấy chưa có giáo viên nào nghiên cứu về vấn đề làm thế nào để thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh. Cho nên cùng với việc học tập, tìm hiểu, kết hợp với việc giảng dạy thực tế, tôi mạnh dạn áp dụng các giải pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc học Tiếng Anh từ năm học 2015-2016 đến hết năm học 2017-2018 và đạt được những kết quả khả quan.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
Với thực trạng đất nước đang đổi mới, giảng dạy ngôn ngữ nước ngoài, đặc biệt ngôn ngữ Tiếng Anh ngày càng trở nên chú trọng. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống lấy hoạt động của người dạy làm trung tâm không còn phù hợp với sự phát triển của giáo dục, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, đòi hỏi phải có phương pháp mới hiệu quả, hiện đại hơn đó là giáo viên là người đưa ra những gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinh bàn luận, tìm ra mấu chốt vấn đề cũng như những vấn đề liên quan. Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên, gia sư chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề.
Thực tế cho thấy công tác giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường THCS Dur Kmăn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhất định. 
Thứ nhất: là một trường thuộc vùng sâu vùng xa, tổng số học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao, đa số là học sinh dân tộc Êđê, Tày, NùngThuộc xã vùng xa nên đường xá đi lại của các em gặp nhiều khó khăn, khoảng cách từ nhà tới trường ở buôn xa nhất cũng tới hàng chục ki lô mét, các em xa ở lại bán trú, có em cố gắng đi bộ, đi xe đạp. Điều kiện tiếp xúc với internet, báo chí, công nghệ còn nhiều hạn chế. Giới hạn về khoảng cách địa lý môi trường là trở ngại đầu tiên trong con đường dẫn tới thành công trong học tập của các em.
Thứ hai: Học sinh đồng bào dân tộc thiểu số và có điều kiện kinh tế khó khăn, học sinh là con em hộ nghèo và cận nghèo, gia đình có mức thu nhập thấp, không ổn định. Do đó sự quan tâm, đầu tư thời gian, công sức của gia đình cho việc học của con em nói chung và học Tiếng Anh nói riêng còn ít. Ngoài việc học các em còn phải phụ giúp gia đình như làm việc nhà, chăn nuôi gia súc, lên nương rẫy, thậm chí đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập, nhiều em phải là trụ cột kiếm sống trong gia đình.
Thứ ba: Nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác học tập ở các môn học nói nói chung đặc biệt là ở bộ môn Tiếng Anh. Một số em có thái độ thờ ơ, xem nhẹ môn học, học cho vui, học đối phó và không thực sự yêu thích môn học. 
Thứ tư: Học sinh dân tộc thiểu số khi bước vào những giai đoạn thử thách khác nhau như môi trường học tập, hoạt động, tiếp xúc với ngôn ngữ Tiếng Việt đã khó thì đối với ngôn ngữ Tiếng Anh chắc chắn sẽ gặp rất nhiều trở ngại. Một số em chưa đọc thông viết thạo, chưa thành thạo Tiếng Việt chưa có điều kiện, môi trường tiếp xúc nhiều với Tiếng Việt dẫn tới sự hình dung, học tập và rèn luyện ngôn ngữ Tiếng Anh gặp muôn vàn khó khăn, bỡ ngỡ.
Thứ năm: Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12. Học sinh ở các trường vùng thuận lợi thậm chí đã đưa Tiếng Anh vào giảng dạy ngay từ khi học lớp 1. Các kì thi trung học phổ thông quốc gia gần đây cũng đưa ngoại ngữ Tiếng Anh vào làm một trong 4 môn thi bắt buộc. Như vậy chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc học bộ môn Tiếng Anh trong thời đại nay và việc các em được làm quen với Tiếng Anh từ rất sớm là một lợi thế. 
Qua khảo sát, tổng hợp số liệu năm học 2015 - 2016, kết quả học sinh dân tộc thiểu số khối 8 đạt được ở bộ môn Tiếng Anh như sau:
Kết quả xếp loại bộ môn Tiếng Anh khối 8 - năm học 2015 - 2016:
Lớp
Tổng số
Học sinh dân tộc
Ghi chú
G
TL
K
TL
Tb
TL
Y
TL
Kém
TL
8a1
10
0
0%
1
10%
5
50%
3
30%
1
10%
Trước khi áp dụng đề tài
8a2
12
0
0%
2
16.7%
5
41.6%
3
25%
2
16.7%
8a3
4
0
0%
2
50%
2
50%
0
0%
0
0%
Tổng
26
0
0%
5
19.2%
12
46.2%
6
23%
3
11.6%
Kết quả cho thấy, trước khi chưa áp dụng đề tài: tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số năm học 2015 – 2016 ở khối 8 có học lực khá, giỏi chiếm tỉ lệ thấp 19.2%. Học sinh trung bình ở bộ môn chiếm tỉ lệ cao: 46.2%, vẫn còn tình trạng học sinh học yếu chiếm tỉ lệ 23%. Tỉ lệ học sinh kém chiếm tỉ lệ cao 11.6%. Kết quả cho thấy, học lực của học sinh không đồng đều và chất lượng ở bộ môn còn thấp một phần do điều kiện kinh tế nên sự quan tâm, đầu tư của gia đình cho việc học các em về việc học tập nói chung và học Tiếng Anh nói riêng còn hạn chế. Bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế đời sống dân trí còn nghèo, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nhất là bôn môn Tiếng Anh, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em. Sự khó khăn trong vấn đề giao tiếp gặp nhiều trở ngại không chỉ ở Tiếng Anh mà bắt đầu ngay khi học Tiếng Việt, các em học sinh dân tộc thiểu số gặp rất nhiều trở ngại về ngôn ngữ, về tâm lý, về môi trường giao tiếp.
Từ thực tế trên tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng thì điều đầu tiên người giáo viên phải làm là tạo sự thu hút, làm cho học sinh hứng thú, ham muốn học tập, tạo sự tò mò và muốn biết được những điều mình sắp được học. Học sinh cần được tham gia tích cực và chủ động vào môi trường giao tiếp đa dạng với các hoạt động tương tác như trò chơi, bài hát, kể chuyện, câu lạc bộ dưới sự hướng dẫn của giáo viên để hình thành các kĩ năng ngôn ngữ, tạo không gian học tập nhẹ nhàng, thú vị và hấp dẫn cho người học.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Giải pháp 1: Tiếp cận lớp, nắm bắt đối tượng học sinh.
Nắm hoàn cảnh và đặc điểm gia đình từng học sinh. Sau khi có được danh sách lớp, làm quen với tên của các em, tôi tìm hiểu sơ lược hoàn cảnh sinh sống của gia đình: bao nhiêu em thuộc hộ khó khăn? bao nhiêu em có sổ hộ nghèo? Công việc thường ngày của học sinh ở nhà là gì và nhà có bao nhiêu anh em? Ngoài ra, tôi còn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp năm trước để nắm rõ hơn về hoàn cảnh gia đình cũng như học lực của từng học sinh. Sau đó tôi tập hợp thành một quyển sổ theo dõi, phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt học sinh có hoàn cảnh khó khăn để gần gũi, thấu hiểu các em hơn. Việc làm này giúp tôi nắm rõ hơn hoàn cảnh từng em để có biện pháp giáo dục thích hợp.
Tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh gia đình và năng lực học qua năm học trước, tôi tìm hiểu môi trường và hoàn cảnh sống của các em, bởi vì đó chính là cái nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của các em ngay từ thuở ban đầu. Để các em hình thành cho mình một hướng đi tốt nhất. 
Tìm hiểu qua phiếu thông tin (điều tra sơ yếu lý lịch): Phiếu thông tin này ngoài những thông tin cơ bản: Họ tên bố, mẹ; địa chỉ, hoàn cảnh sống, các thành viên trong gia đình, là con thứ mấy, sở thích
Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh trực tiếp bằng cách: đến tại gia đình các em, tiếp xúc với bố mẹ các em để biết cụ thể hoàn cảnh của những học sinh này và trao đổi tình hình học tập của những học sinh đó. Tìm hiểu tính cách các em qua bạn bè trong lớp, qua các thầy cô bộ môn. Tìm hiểu qua thôn, buôn (thông qua buôn trưởng). 
Việc nắm bắt, phân loại đối tượng học sinh giúp tôi nắm rõ hoàn cảnh và học lực cũng như tính cách của từng em, từ đó đưa ra được biện pháp giáo dục trực tiếp, gần gũi, an ủi động viên và khích lệ kịp thời những kết quả đạt được, dù những ưu điểm nhỏ nhất.
Giải pháp 2: Luôn xuất hiện với một thần thái khiến học sinh yêu thích trong mỗi giờ lên lớp.
Tạo ra thần thái và sự cuốn hút ngay từ khi bước vào lớp. Đây là điều cực kì quan trọng để bắt đầu một bài giảng và là nhân tố quyết định sự thành công của bài giảng. Đôi khi, trong quá trình kiểm tra bài cũ, có những lúc thầy cô chưa hài lòng về việc học bài của học sinh, thầy cô có những cảm giác bực dọc, khó chịu mang theo trong suốt tiết dạy; Tuy nhiên không phải vì những xúc cảm đó mà thầy cô lại mất bình tĩnh, thay vào đó thầy cô luôn giữ phong thái tốt trên nét mặt, cử chỉ, cố gắng kiềm chế cảm xúc và không thể hiện qua khuôn mặt để học sinh có thể cảm nhận được lòng bao dung, khoan nhượng cũng như tình cảm của thầy cô với mục đích cuối cùng là hướng tới thiện chí tốt đẹp cho học sinh.
Tạo sự vui vẻ, luôn quan tâm, gần gũi để các em học sinh nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng để các em cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm của thầy cô dành cho trò. Từ đó các em thêm yêu quý, kính trọng thầy cô dần tiến tới yêu quý môn học.
- Tạo thần thái tốt bằng cách tự trang bị, rèn luyện kĩ năng trước đám đông một cách thường xuyên, trang bị đầy đủ vốn kiến thức để tự tin trước mọi vấn đề.
Giải pháp 3: Khai thác đối tượng học sinh giúp các em phát huy hết khả năng vốn có và tiềm ẩn.
- Trong mỗi giờ học, giáo viên khai thác các đối tượng học sinh, nắm bắt học sinh khá giỏi để cùng giúp đỡ, đồng hành cùng học sinh yếu kém.
- Tránh phê bình, la rầy, nói lời xúc phạm tới nhân phẩm, danh dự của các em. Thay vào đó là sự khích lệ, động viên tinh thần, khen đúng nơi, đúng lúc.
Giải pháp 4: Thiết kế, chuẩn bị bài học phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số.
- Với chương trình sách giáo khoa và mục tiêu của mỗi bài học cần phải đạt, đối với học sinh đại trà các em có thể đạt được hầu hết các mục tiêu. Tuy nhiên đối với học sinh dân tộc thiểu số, đây là một khó khăn, rào cản. Do đó, lựa chọn chủ đề quen thuộc, gần gũi, phù hợp với đời sống giao tiếp hàng ngày, cùng với đó là việc thiết kế bài phù hợp với đối tượng học sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tránh gây khó khăn, nhàm chán cho các em trong việc tiếp cận bài học.
Ví dụ: Bài tập nghe Sách giáo khoa Tiếng Anh 8 Unit 12: 
A VACATION ABROAD
Listen to the weather reports. Then fill in the blanks in the table with the information you hear. The words in the boxes may help you.
Weather 
Cloudy
cold
cool
dry
fine 
humid
rainy 
snowy 
sunny	 
warm
wet 
windy
Temperature
Low: minus five degrees (Centigrade) (-50C), zero degree (0C), three degrees (30C), ect.
High: twenty-two degrees (Centigrade) 220C, thirty degrees (300C),
Thirty-two degrees (320C), ect.
City
Weather
Temperature
Low
High
Sydney
_dry__, _windy_
______
__26____
Tokyo
_____, _____
__15__
______
London
_____, _cold__
______
______
Bangkok
_warm_, _____
______
______
New York
_____, _____
______
__15____
Paris
_____, _____
__10__
______
Nếu yêu cầu học sinh nghe theo yêu cầu của sách giáo khoa chắc chắn không thể nào các em hoàn thành bài nghe đúng yêu cầu vì thế tôi đã thiết kế lại bài tập nghe này như sau:
Listen to the weather reports. Then fill in the blanks in the table with the information you hear. The words in the boxes may help you.
Weather
Temperature
Low
High
Humid
8
22
Cool
20
32
City
Weather
Temperature
Low
High
Sydney
_dry__, _windy_
a)______
__26____
Tokyo
 __dry_, _windy_
__15__
b)______
London
c)_____, _cold__
__-3____
__7____
Bangkok
_warm_, _dry___
__24____
 d)______
New York
_windy, _cloudy_
e)______
__15____
Paris
f)____, _dry__
__10__
______
Như vậy, bằng cách quy định số thông tin cần điền từ a-> f, học sinh dễ xác định thứ tự vị trí thông tin cần điền. Bên cạnh đó giáo viên yêu cầu học sinh điền thông tin một cách đơn giản về thời tiết, nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp một cách ngắn gọn thì việc nghe của học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn, bài tập được thiết kế không nhấn mạnh hay yêu cầu các em phải nghe và điền được hết các thông tin.
- Để có bài học phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số, giáo viên phải là người chủ động tìm tòi, học hỏi, đặt vào vị trí của học sinh, dự đoán các tình huống xảy ra trong quá trình học tập. 
Giải pháp 5: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, tạo tâm lý thoải mái, hứng thú cho học sinh, tăng cường dạy học trải nghiệm sáng tạo. 
- Tạo tư tưởng thoải mái ngay từ khi bắt đầu bài học. Khi bắt đầu một bài học, giáo viên linh động áp dụng một số trò chơi ngắn, bài hát hoặc tạo ra một số hoạt động khởi động để bắt đầu, mục đích tạo sự vận động và giúp các em cảm thấy thoải mái trước khi bước vào bài học. Để có một sự khởi đầu hoàn hảo, giáo viên cần phải có sự chuẩn bị về ý tưởng cũng như các tào liệu tham khảo, dụng cụ, đồ dùng liên quan tới hoạt động đầu tiên của buổi học.
Ví dụ: Bài Nghe Sách giáo khoa Tiếng Anh 8 Unit 10, để bắt đầu hoạt động khởi động dẫn vào bài, thay vì kiểm tra kiểm tra từ vựng của học sinh đã học ở bài trước, tôi tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi nhỏ “Guessing word”. Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào bức tranh trên màn hình và để cho học sinh đoán ô chữ dẫn vào bài. Việc thiết kế phần mở đầu bài học như vậy giúp các em cảm thấy thoải mái, tự tin trước khi bước vào bài học mới.
Hình 1. Slide minh họa phần “Gessing word” 
T: asks students to work individually to guess the word
Ss: work individually 
T: checks and gives marks or bonus marks, then leads to the new lesson.
T: look, listen and remember.
- Đặt ra các tình huống gần gũi, thiết thực để mở đầu bài học hoặc tạo ra tình huống ngay trong lớp học giúp học sinh ghi nhớ sâu hơn về từ vựng. Lấy ví dụ minh họa ngắn gọn, dễ hiểu cho các em.
Ví dụ: Sách giáo khoa Tiếng Anh 8 Unit 12 - Lesson 2: SPEAK. Để giới thiệu cấu trúc “Would/Do you mind + V_ing...” thì tôi lấy một ví dụ thực tế ngay trên lớp học để tạo sự gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh. Khi thấy không khí trong và ngoài lớp nóng, tôi yêu cầu học sinh thực hiện hành động để dẫn vào bài. Kết hợp với ngôn ngữ hình thể, tôi yêu cầu học sinh “Would you mind opening the door, Lan?”. Đa số học sinh hiểu được ngữ cảnh, tình huống và yêu cầu tôi đặt ra cho em học sinh trên. Với việc đặt ra tình huống sát thực ngay trên lớp học, học sinh có thể hiểu được từ mới hoặc cấu trúc và ghi nhớ lâu hơn.
- Tạo sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm mục đích tạo sự tương tác hai chiều trong quá trình dạy và học. Nếu giáo viên giảng theo phương pháp truyền thống: đọc - chép hoặc diễn thuyết xuyên suốt trong các tiết dạy thì hiệu quả dạy học không cao, gây ra sự nhàm chán cho các em. Tỉ lệ học sinh làm việc riêng, nói chuyện riêng xảy ra cao. Do đó, việc tạo tương tác hai chiều đóng vai trò rất quan trọng và giúp giáo viên tạo ra sự cuốn hút ngay từ đầu đồng thời tạo tư tưởng thoái mải cho cả cô và trò trong quá trình dạy và học.
- Tổ chức hoạt động học tập không chỉ trong lớp mà còn tổ chức các hoạt động ngoài lớp học để tạo không khí vui tươi, sự thoải mái cho các em.
- Tổ chức hoạt động liên kết giữa các lớp trong cùng một khối. Ví dụ: trong chương trình Sách giáo khoa Tiếng Anh 8 Unit 13: Festivals – Lesson 5: Read, giáo viên tổ chức một hoạt động trải nghiệm ngắn là tổ chức thi hát một số bài hát Tiếng Anh có liên quan đến chủ đề Giáng sinh sau khi học xong bài học.
- Tăng cường các chuyên đề, tổ chức câu lạc bộ “Chúng em nói Tiếng Anh” không chỉ thiết kế cho học sinh khá giỏi mà còn cho các đối tượng học sinh có học lực yếu hơn tham gia các hoạt động trải nghiệm trong câu lạc bộ, tạo sân chơi bổ ích cho các em.
Hình 2. Câu lạc bộ “Chúng em nói Tiếng Anh” năm học 2016 - 2017
Hình 3. Câu lạc bộ “Chúng em nói Tiếng Anh” năm học 2016 – 2017.
Hình 4. Câu lạc bộ “Chúng em nói Tiếng Anh” năm học 2017 – 2018
Hình 5. Câu lạc bộ “Chúng em nói Tiếng Anh” năm học 2017 – 2018
- Tạo môi trường thực hành giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh. Là một vùng có ranh giới giáp với huyện Lăk – nơi có truyền thống văn hóa và phát triển du lịch nên thu hút đông đảo các lượt khách nước ngoài đến với nơi đây. Với điều kiện thuận lợi này, các thành viên trong tổ Tiếng Anh tham mưu ban lãnh đạo trường cùng kết hợp với hội cha mẹ học sinh nhà trường và Đoàn – Đội tổ chức các buổi tham quan, du lịch, trải nghiệm giao lưu với người nước ngoài, người bản xứ nhằm tạo môi trường giao tiếp bằng Tiếng Anh cho học sinh.
Giải pháp 6: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, cho điểm học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng với yêu cầu xã hội.
- Đánh giá theo năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực theo mức độ tăng dần độ khó của nhiệm vụ.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế về kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì. Đối với các bài kiểm tra thường xuyên, không chỉ đánh giá qua các bài kiểm tra giấy mà đánh giá năng lực của học sinh trong mọi thời điểm của quá trình học, chú trọng đến đánh giá khi học, tăng cường chấm các sản phẩm, dự án học tập của học sinh. Đối với các bài kiểm tra định kì, làm theo các văn bản, thông tư hướng dẫn của Phòng Giáo dục.
- Phân loại học sinh để kiểm tra, khích lệ việc học tập của các em. Giáo viên cho học sinh lựa chọn vùng để kiểm tra. Điều này tạo tinh thần học tập thoải mái cho các em, kích thích sự ham học của từng đối trượng học sinh. 
- Đánh giá năng lực của học sinh thông qua các nhiệm vụ học tập. Đối với học sinh giỏi, tùy vào mức độ khó của bài tập hay nhiệm vụ, giáo viên cho điểm đánh giá phù hợp với mức độ hoàn thành bài tập hoặc nhiệm vụ của các em. Đối với học sinh yếu, khi kiểm tra bài cũ, giáo viên kết hợp với các trò chơi đơn giản, ngắn gọn nhưng chứa đựng nội dung kiến thức cần kiểm tra hoặc trong quá trình giảng dạy đánh giá học sinh qua việc trả lời các nhân, hoạt động cặp đôi, bài tập nhóm về các bài đọc - hiểu, nghe - hiểu, bài tập viết, thực hành nói, giao tiếpĐây là một trong những cách tăng cường kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc học trên lớp của học sinh, nhằm kích thích học sinh học tập.
Ví dụ: với việc kiểm tra từ vựng của các em học sinh yếu, nhất là các em học sinh dân tộc thiểu số thì giáo viên khuyến khích các em cứ viết được 10 từ vựng thì các em sẽ được 5 điểm, thêm một từ thì cộng thêm 1 điểm vào điểm miệng, cứ như vậy sẽ kích thích sự ham học hỏi của các em; Hoặc đối với các em học sinh yếu, giáo viên đặt ra câu hỏi hoặc nhiệm vụ dễ, học sinh xung phong phát biểu và trả lời câu hỏi đúng 1 lần thì các em được 8 điểm, 2 lần trả lời đúng tiếp tục cộng thêm 1 điểm, tương tự như thế 3 lần được đúng được 10 điểm. 
Với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, cho điểm học sinh như trên, học sinh chủ động và thích được kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập. Với sự chuẩn bị sẵn của học sinh như vậy thì kết quả đạt được là vô cùng cao. Học sinh phát triển được kĩ năng viết từ vựng, các em được chọn vùng kiến thức để kiểm tra, được kiểm tra một cách khách quan, công bằng. Từ đó càng phát huy lòng yêu mến không những đối với thầy cô mà còn đối với môn học.
Giải pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phòng học bộ môn kết hợp với một số đồ dùng dạy học làm tăng hiệu quả của hoạt động dạy học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng, dạy học (phần mềm powerpoint, lecture maker, violet), truy cập internet sưu tầm hình ảnh, video, trò chơi hoặc tư liệu liên quan đến chủ đề của bài học. Với cách làm như trên, học sinh được tiếp cận với kiến thức một cách trực quan, sinh động, gây hứng thú trong quá trình học tập.
- Sử dụng phòng học bộ môn như: phòng nghe - nhìn để tổ chức các hoạt động dạy học. Giúp các em có một cái nhìn trực quan, sinh động, dễ hình dung ra ý nghĩa của bài học.
- Sử dụng đồ dùng dạy học như tranh ảnh, máy chiếu, máy tính, loa, nam châm, bảng phụ. Đây là những loại đồ dùng hỗ trợ rất tích cực và phổ biến trong các tiết giảng dạy, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian viết bảng trên lớp, hỗ trợ tích cực trong các tiết dạy nghe - nhìn.
IV. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP
Trong 7 giải pháp nêu trên thì việc thiết kế, chuẩn bị bài học phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số và đổi mới phương pháp kiểm tra,

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUYEN THI NGA.doc