SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện dành cho học sinh lớp 9

SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện dành cho học sinh lớp 9

Khái quát về nghị luận và nghị luận về tác phẩm truyện.

 - Khái niệm:

Văn nghị luận là loại văn viết ra để phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức, đánh giá thái độ đối với cuộc sống bằng những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. Nếu tác phẩm văn học nghệ thuật phát biểu ý kiến, bày tỏ thái độ cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm thì văn nghị luận diễn đạt bằng mệnh đề, phán đoán logic thuyết phục. Từ đó có thể nêu khái niệm chung về văn nghị luận như sau: Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết ( người nói) đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận thuyết phục người nghe.

Nghị luận một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hoặc nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật trong một tác phẩm cụ thể.

 Ví dụ:

+ Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

+ Cảm nhận của em về số phận và vẻ đẹp của Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2294Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện dành cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khái quát về nhân vật: nhật vật nào? Trong tác phẩm nào? Của ai? Em có ấn tượng chung với nhân vật như thế nào?. Ví dụ như “Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là nhân vật đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng bạn đọc”. Đề bài trên đã có luận điểm cho sẵn nhưng học sinh không biết đưa luận điểm đó vào bài làm của mình mà còn khai thác nghiêng về “người vợ tốt”, chưa rõ nhân vật này trong truyện gì? Của tác giả nào? Khiến cho câu văn chưa rõ ý, khó hiểu. Nguyên nhân là các em chưa hiểu luận điểm là gì và cách viết câu luận điểm.
- Một số học sinh chưa biết chọn lọc, khái quát các ý chính phần thân đoạn.
Trong văn nghị luận nói chung và đoạn văn nghị luận nói riêng, sau khi nêu ý khái quát ( câu mở đoạn) thì người viết phải trình bày luận cứ để làm sáng tỏ ý khái quát đó. Nhưng học sinh bị “vấp” nhiều nhất ở phần này. Đó là tình trạng học sinh đi kể chuyện, chưa biết chọn lọc dẫn chứng, viết lan man, dài dòng nên dễ bị lạc hướng, thiếu chính xác, trọng tâm. Kể cả giáo viên đôi lúc cũng cảm thấy lúng túng, vụng về trong việc xác định nêu lí lẽ gì và viết dẫn chứng ra sao. Có khi còn không biết đưa dẫn chứng vào bài làm.
Ví dụ: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của kim Lân.
Học sinh đã trình bày phần thân đoạn như sau: “Hôm ấy, giặc Pháp bắn súng vào làng, gia đình ông Hai phải đi tản cư. Một hôm từ phòng thông tin về, ông đã nghe được tin làng ông theo giặc từ hai người đàn bà tản cư. Ông về nhà, mặt buồn rười rượi, cáu gắt vợ con. Sau đó ông trò chuyện với con nhỏ để vơi đi nỗi khổ tâm. Khi nghe được tin cải chính, ông mừng lắm”.
Bài làm trên cho thấy rõ là học sinh kể chuyện về ông Hai, cũng theo trình tự nhưng chưa khái quát được luận điểm chính của văn bản là tình yêu làng, yêu nước thiết tha, cháy bỏng của ông Hai. Học sinh không khái quát được những luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm trên là nỗi nhớ làng khi đi tản cư, nỗi đau khổ, tuyệt vọng, bế tắc khi nghe tin làng theo giặc và niềm vui sướng, hả hê khi nghe tin cải chính. Em chỉ kể liệt kê những điều mình nghĩ. Câu văn vừa lạc sang kể vừa thiếu tính liên kết, thiếu ý khái quát, chọn lọc. Vì vậy, không thể coi đây là đoạn văn nghị luận.
- Học sinh chưa biết viết kết đoạn.
	Kết đoạn cũng giống như kết bài. Nó mang tính chất tổng hợp những vấn đề đã trình bày ở phần mở và thân đoạn. Đoạn văn yêu cầu cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm truyện nhưng các em đã tổng hợp luôn cả tác phẩm. Chưa biết viết câu mở đoạn hoặc ôm đồm sang ý khác, lạc hướng:
Ví dụ 1: Hãy xây dựng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu với luận điểm sau: “ Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là một người con dâu hiếu thảo, nghĩa tình”. Học sinh đã có những cách viết phần kết đoạn như sau:
- Sao đó, Vũ Nương lo ma chay chu tất cho bà mẹ chồng giống như với cha mẹ đẻ và chơ đợi chồng trở về cùng với con nhỏ.
- Vào một buổi tối trước ánh đèn con bảo cái bóng là cha lúc đó chàng mới biết nghĩ sai cho vợ như đã quá muộn.
- Từ những việc làm trên ta thấy Vũ Nương người con hiếu thảo và luôn thủy chung với chồng.
- Sau khi đi lính trở về nhìn thấy con của mình.
- Suy ra phẩm chất đạo đức, từ nét đẹp đến tính nết của người con gái thuần khiết, đảm đang.
- Nàng không dám đi lấy chồng vì tấm lòng thủy chung dành cho Trương Sinh là vô bờ.
	3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
	a. Mục tiêu của giải pháp
Từ những thực trạng trên, tôi mong muốn có thể nâng cao được chất lượng học tập ở môn Ngữ văn của học sinh. Đồng thời tôi cũng muốn đưa ra một vài kinh nghiệm của mình để có thể giúp đồng nghiệp tìm ra giải pháp hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện, từ đó có phương pháp viết bài văn nghị luận văn học.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
	Giải pháp 1: Cung cấp và ôn tập lại cho sinh những kiến thức cơ bản về văn nghị luận, nghị luận về tác phẩm truyện và đoạn văn.
Về văn nghị luận, cần cho học sinh nắm được văn nghị luận là gì?Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện; khái niệm nhân vật văn học.
Về đoạn văn, cần ôn lại cho học sinh khái niệm, vai trò, hình thức trình bày, cấu trúc của một đoạn văn và đặc biệt giúp học sinh hiểu được sự khác nhau giữa đoạn văn trong văn bản và đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phâm truyện; cách trình bày nội dung đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phâm truyện 
*Khái quát về nghị luận và nghị luận về tác phẩm truyện.
	- Khái niệm: 
Văn nghị luận là loại văn viết ra để phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức, đánh giá thái độ đối với cuộc sống bằng những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. Nếu tác phẩm văn học nghệ thuật phát biểu ý kiến, bày tỏ thái độ cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm thì văn nghị luận diễn đạt bằng mệnh đề, phán đoán logic thuyết phục. Từ đó có thể nêu khái niệm chung về văn nghị luận như sau: Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết ( người nói) đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận thuyết phục người nghe.
Nghị luận một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hoặc nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật trong một tác phẩm cụ thể.
	Ví dụ:
+ Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
+ Cảm nhận của em về số phận và vẻ đẹp của Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
	- Đặc trưng của văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện:
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Nhân vật văn học có thể là con người có tên như ông Sáu, bé Thu, Phương Định..có thể là người không có tên như viên quan, thằng bán tơ... Nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu ngôn từ. Vì vậy, người đọc phải tưởng tượng, xây dựng lại trong các mối quan hệ của nó. Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Xét từ góc độ kết cấu, nhận vật trong tác phẩm có hai loại: nhân vật chính (nhân vật giữ vai trò thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, được nhắc đến từ đầu đến cuối truyện..), và nhân vật phụ ( nhân vật nói ít đến hơn, giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính, phụ trợ cho nhân vật chính thực hiện hành đồng, bộc lộ tính cách). Nhân vật được xây dựng trên các phương diện ngoại hình, tài năng, cử chỉ, hành động để bộc lộ tính cách, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm. Do đó, những nhận xét, đánh giávề nhân vật trong tác phẩm truyện phải xuất phát từ tính cách, hành độngvà nghệ thuật trong tác phẩm.
Yêu cầu về nội dung của đoạn văn nghị luận này là nhận xét đánh giá đúng đắn, sinh động thông qua giải thích, chứng minh. Về hình thức đoạn văn có 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; luận điểm, luận cứ rõ ràng,lời văn chuẩn xác.
	* Khái quát về đoạn văn.
	- Đoạn văn là gì?
Đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chữ cái viết hoa (lùi vào 1 đến 2 ô) và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
	- Số lượng câu trong đoạn văn không qua trọng, có thể chiếm nhiều câu, có thể gồm vài ba câu, có khi chỉ gồm một câu. (như trong văn tự sự và văn biểu cảm), nhưng phải bảo đảm phát triển đầy đủ ý của chủ đề đoạn văn.
	-Ý nghĩa, tác dụng của đoạn văn trong văn bản.
	Văn bản là tập hợp một hoặc nhiều đoạn văn. Vì vậy, đoạn văn trong văn bản có tác dụng tạo sự liên kết giữa các đoạn văn với đoạn văn trong một văn bản. Nó góp phần làm cho văn bản có tính thống nhất về nội dung, mạch lạc, rõ ràng, khoa học về hình thức.
	- Cách trình bày nội dung đoạn văn thông thường.
	Trong thực tế tạo lập văn bản, người ta thường sử dụng những cách sau để trình bày nội dung đoạn văn:
	+ Trình bày nội dung theo cách diễn dịch: Là trình bày nội dung đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, các câu sau triển khai, làm rõ ý của câu chủ đề.
	+ Trình bày nội dung theo cách quy nạp: Là cách trình bày đi từ ý cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn. Trước câu chủ đề có thể dùng những từ chuyển tiếp có ý nghĩa tổng kết, khái quát như: Tóm lại, có thể nói rằng
 	+ Trình bày nội dung theo cách song hành: Là cách trình bày nội dung không sử dụng câu chủ đề. Các câu trong đoạn bình đẳng với nhau về ý nghĩa, không câu nào phụ thuộc hay bao hàm ý của câu nào.
- Trình bày đoạn văn theo cách Tổng – Phân – Hợp: là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.
Đó là những kiến thức cơ bản học sinh đã học từ lớp 8. Tôi đã củng cố ngay cho học sinh sau khi vào đầu năm học lớp 9 qua các buổi học phụ đạo buổi chiều.Ngoài ra, tôi cũng mở rộng hơn một số cách trình bày đoạn khác cho học sinh khá giỏi qua các giờ bồi dưỡng học sinh giỏi như cách suy luận nhân quả, tương đồng, tương phản, đòn bẩy...
	- Sự khác nhau giữa đoạn văn trong văn bản và đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện.
Trong một văn bản, mỗi đoạn văn là một phần của văn bản, có nhiệm vụ triển khai một vấn đề của văn bản, quan hệ mật thiết với các đoạn văn khác trong văn bản. Đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện có nhiệm vụ “thu nhỏ” tất cả những vấn đề của nhân vật trong một văn bản. Thực chất, nó là một văn bản nhỏ đầy đủ ý nghĩa, nội dung của một văn bản hoàn chỉnh. Nó chỉ khác một văn bản ở hình thức và độ dài.Vì vậy, không những luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động mà ngôn ngữ phải cô đọng, khái quát, có tính bao hàm cao. Viết một đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện là viết đầy đủ nội dung những trình bày ngắn gọn, hàm súc, có tính khái quát cao về một nhân vật trong tác phẩm văn học.
	- Cách trình bày nội dung đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện :
	Phần 1: Mở đoạn. Giới thiệu nhân vật phải cảm nhận được nêu ở đề bài
	Phần 2: Thân đoạn: Dùng luận cứ khái quát, chọn lọc để làm sáng tỏ câu mở đoạn.
	- Dùng lí lẽ và dẫn chứng ( luận cứ) để phân tích, làm rõ vấn đề đã nêu ở mở đoạn. 
	Phần 3: Kết đoạn: Đánh giá về nhân vật trong tác phẩm vừa nêu ở mở đoạn và thân đoạn. 
	Giải pháp 2: Hướng dẫn cho học sinh biết nhận diện các dạng đề khác nhau. 
* Định hướng các dạng đề nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện
- Đề chỉ nêu chung chung, chưa có luận điểm, chỉ có nêu tên nhân vật.(Ví dụ: Cảm nhận về nhân vật Xi-mông).
- Đề đã nêu luận điểm nhưng chưa nêu rõ mà phải khái quát thành câu luận điểm ( ví dụ như: Cảm nhận về số phận và vẻ đẹp của Vũ Nương). Đề có 2 luận điểm “ số phận” và “ vẻ đẹp” mà chưa khái quát cụ thể số phận như thế nào hay vẻ đẹp gì. Buộc giáo viên phải hướng dẫn học sinh hình thành hai luận điểm mấu chốt đó.
- Đề cho sẵn luận điểm rõ ràng ( ví dụ: Ông Sáu là một người cha thương con vô bờ bến).
Nhìn chung đề ra rất phong phú, đa dạng nhưng có thể thu gọn về hai dạng đoạn văn: Đoạn văn khái quát về nhân vật và đoạn văn triển khai cụ thể một đặc điểm nổi bật về nhân vật.
* Hướng dẫn học sinh kĩ năng làm đoạn văn khái quát về nhân vật
Đoạn văn khái quát về nhân vật nghĩa là đề ra chỉ nêu chung chung, chưa có luận điểm, chỉ nêu tên nhân vật.(Ví dụ: Cảm nhận về nhân vật Xi-mông). Yêu cầu đạt được về nội dung của đonạ văn này là học sinh giới thiệu được nhân vật, khái quát được những đặc điểm nổi bật về nhân vật và đánh giá chung về nhân vật cũng như các vấn đề có liên quan.
	- Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật nêu ra ở đề bài (Câu 1 của đoạn văn): 
Nói tới nhân vật là nói tới tác phẩm, tác giả. Qua thực tế cho thấy, học sinh thường lúng túng trong việc viết câu mở đoạn bắt nguồn từ nguyên nhân các em không đọc kĩ đề bài và không biết phân tích đề và không biết khái quát luận điểm. Muốn học sinh làm được, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh thao tác đầu tiên là đọc kĩ đề, sau đó đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh: “Đề bài yêu cầu cảm nhận về nhận vật nào? Của ai? Trong tác phẩm nào?Đề bài đã cho sẵn luận điểm về nhân vật chưa? Đó là luận điểm gì? Nếu chưa thì em sẽ nêu ấn tượng chung về nhân vật như thế nào? Sau khi đặt câu hỏi xong, giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp những câu hỏi trên sao cho thành một câu hoàn chỉnh thì đó là câu mở đoạn .Với dạng đề này, mở đoạn chỉ cần giới thiệu được nhận vật, tác giả, tác phẩm và ấn tượng ban đầu đối với nhân vật.
Ví dụ1: Nhân vật Phương Định trong “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một trong những nhân vật đã để lại bao tình cảm yêu quí trong lòng độc giả.
Ví dụ1: Nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là nhân vật để để lại những ám ảnh khó quên trong lòng người đọc.
	-Thân đoạn: ( câu 2.3.48.9):
	Phần thân đoạn, giáo viên cần tập trung hướng dẫn cho học sinh dựa vào tác phẩm để khái quát những đặc điểm nổi bật về nhân vật qua các khía cạnh như số phận, vẻ đẹp, tài năng, phẩm chất, tình cảmcủa nhân vật. Thực trạng chung của học sinh hiện nay là các em chưa biết khái quát. Mỗi đặc điểm nổi bật mà các em tìm được dưới sự gợi mở của giáo viên đó là những luận điểm mà khi xây dựng thành bài văn thì ta sẽ lấy đó là những câu chủ đề của các đoạn văn trong phần thân bài. Vì vậy, giáo viên cần tỉ mỉ, chỉnh sửa, hướng dẫn các em đi tìm các đặc điểm nổi bật đó thật hiệu quả. Nếu các em kể về nhân vật thì thầy cô sẽ nói với các em là “ Em nói như thế thì đi kể chuyện rồi? Từ những sự việc em vừa kể em khái quát lên nhận xét đó là người như thế nào?...”Tùy từng tác phẩm truyện mà thầy cô có cách đặt câu hỏi khác nhau. Nếu các em bị lạc hướng hoặc nói không đúng với ý đồ của giáo viên thì thầy cô buộc phải gợi mở, lái đúng vào “ quĩ đạo” của mình.
	VD: Để nêu cảm nhận về nhân vật Vũ Nương, em sẽ phải đề cập đến khía cạnh nào của nhân vật? ( số phận và vẻ đẹp), Em thấy Vũ nương có số phận như thế nào, hãy viết thành một câu cho cô được không? (Như bao người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ, nàng có số phận thật đau khổ, bất hạnh, oan khuất, bi kịch). Vũ Nương có những vẻ đẹp nào? Mỗi vẻ đẹp đó em tách thành một câu cho cô xem sao?( Vũ Nương là người phụ nữ hết lòng với gia đình; Nàng là một người con dâu hiếu thảo, nghĩa tình; Vũ Nương còn là một người mẹ chu đáo, tân tình và rất mực yêu thương con; Nàng còn là một người vợ thủy chung với chồng; Không những thế, nàng còn rất bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình).
	- Kết đoạn: (câu cuối)
Phần kết đoạn, thầy cô hướng dẫn các em tổng kết lại vấn đề vừa nêu và nêu suy nghĩ của mình bằng một đến hai câu ( thường là một câu). Có nhiều cách kế đoạn khác nhau.
	- Tổng kết và nêu cảm xúc của người viết. ( ví dụ: Tóm lại, số phận của nàng Vũ Thị Thiết thật ngang trái nhưng sáng ngời lên những vẻ đẹp thật đáng quí, trân trọng biết bao).
	- Tổng kết và năng cao. (Vẻ đẹp của Vũ Nương là đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam). 
* Hướng dẫn học sinh kĩ năng làm đoạn có sẵn luận điểm
Thực tế có những dạng đề có luận điểm cho trước thì giáo viên cần giảng cho học sinh rằng luận điểm trên đề bài đó chính là câu chủ đề của đoạn văn. Vì vậy, ta phải sử dụng nó và đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn, tùy theo ý đồ của giáo viên hoặc học sinh viết theo cách diễn dịch hay qui nạp hoặc do chính yêu cầu của đề bài. Bản thân tôi khi dạy điều này cho học sinh, tôi rèn cho các em cả hai cách nhưng tôi vẫn hướng nhiều đến diễn dịch vì học sinh dễ viết hơn. Với dạng đề này thì giáo viên cần rèn cho học sinh xây dựng luận cứ. Đây là phần mà học sinh khúc mắc nhiều nhất bởi thay vì tìm những lí lẽ và dẫn chứng trong tác phẩm thì các em thường đi kể chuyện nhiều, ít sử dụng dẫn chứng và chưa biết chọn lựa dẫn chứng tiêu biểu cho lí lẽ mình đưa ra.
	- Câu mở đoạn (Câu 1)
Giống như chức năng, vai trò của mở bài, mở đoạn, chúng ta cần giới thiệu được nhân vật, tác giả, tác phẩm và luận điểm đã cho. Học sinh sắp xếp những ý trên thành một câu hoàn chỉnh.
	Ví dụ: Đề bài: Viết một đoạn văn( 8 – 10 câu) với luận điểm sau: Anh Sáu trong “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một người lính sẵn sàng hi sinh tình cảm riêng tư để chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc.
Phần mở đoạn, ta viết như sau: Nhân vật Anh Sáu trong “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một người lính sẵn sàng hi sinh tình cảm riêng tư để chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc.
	- Thân đoạn (Câu 2.3.4)
Sau khi giới thiệu và nêu luận điểm ở mở đoạn, giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng luận cứ theo nhiều hướng khác nhau: Có thể theo trình tự sự việc ( Ông Hai khi đi tản cư, khi nghe tin dữ, khi nghi tin cải chính; Ông Sáu khi nghe tin được về thăm nhà, trong ba ngày phép, phút chia tay, ở căn cứ), có thể dựa vào hoàn cảnh, suy nghĩ, việc làm ( anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa”).Giáo viên cần bám sát vào luận điểm để đặt câu hỏi để học sinh tìm luận cứ như: luận điểm ở đề bài có mấy nội dung? Là những nội dung nào? Em sẽ chọn dẫn chứng nào trong truyện để sáng tỏ mỗi nội dung đó? Vì sao em chọn dẫn chứng ấy mà không phải là dẫn chứng khác?.. Trong quá trình xây dựng luận cứ, mỗi học sinh sẽ có nhiều ý kiến khác khau, giáo viên ghi nhận hết các ý kiến đó của các em và ghi lên bảng. Sau đó cùng học sinh thêm, bớt, lặp ghép thành từng ý, từng câu. Giáo viên chỉnh sửa câu chữ, cách diễn đạt theo ý đồ của mình rồi đi đến kết luận cuối cùng.
	Ví dụ: Đề bài: Viết một đoạn văn (8 – 10 câu) với luận điểm sau: Anh Sáu trong “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một người lính sẵn sàng hi sinh tình cảm riêng tư để chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm luận cứ như sau:
	- Biểu hiện chung của người lí yêu nước thiết tha là gì? (Tám năm trời ca cách không được gặp con, đó là sự hi sinh thầm lặngbao yêu thương, nhung nhớ đong đầy nhưng anh vẫn chấp nhận để phục vụ cho Cách mạng, Tổ quốc).
	- Theo em, sự hi sinh thầm lặng của anh Sáu được thể hiện cảm động nhất trong ba ngày phép, đó là giây phút nào?Vì sao? (Yêu thương con đến trào nước mắt, bật khóc vì tám năm trời anh Sáu mới được sống những giây phút cực kì ngắn ngủi của tình phụ tử, thế mà anh vẫn dứt áo ra đi. Người lính phải chịu những mất mát hi sinh thầm lặng về tinh thần và tình cảm.)
	- Chi tiết nào trong truyện còn chứng tỏ lòng yêu nước của anh Sáu trong khi làm nhiệm vụ? Chi tiết đó gợi cho có hình dung gì? (Chi tiết vết thẹo trên mặt anh Sau còn cho thấy anh phải chịu đựng cuộc sống gian khổ, khốc liệt của chiến tranh như bao người lính khác. Vết thẹo ấy là tội ác của chiến tranh ghi dấu trên gương mặt anh).
- Nếu để nói về sự hi sinh của người lính ấy, em sẽ phải nói tới chi tiết nào nữa trong truyện? Em sẽ cảm nhận chi tiết đó như thế nào? (Anh Sáu đã hi sinh ở giữa rừng chỉ có người bạn là anh Ba bên cạnh, toát lên vẻ đẹp dũng cảm, can trường, sẵn sàng hi sinh thân mình cho Cách mạng, cho kháng chiến, cho Tổ quốc).
Khi giáo viên cho học sinh tìm luận cứ, có thể các em sẽ kể sự việc, Giáo viên cần “ tỉnh” để chỉnh sửa dần cho học sinh bằng cách đặt câu hỏi gợi ý: Em nêu chi tiết đó giống như đang kể chuyện quá. Em hãy diễn đạt lại chi tiết đó theo hướng đánh giá, nêu suy nghĩ của em xem sao? Chi tiết của em diễn đạt hơi dài, em sắp xếp lại cho ngắn gọn hơn đi?Cô thấy chi tiết này chưa chọn lọc, em tìm chi tiết nào tiêu biểu hơn, giá trị hơn xem nào?...Giáo viên đặt câu hỏi và chỉnh sửa dần đến khi nào cảm thấy đặt yêu cầu rồi thì ghi lần lượt trên bảng. Có thể các em sẽ nêu các ý lẫn lộn, hoặc các câu rời rạc với nhau. Không sao, miễn là đúng, chúng ta cứ tiến hành hướng dẫn các em giải quyết từng luận cứ một rồi sau đó yêu cầu các em sắp xếp theo trình tự và thêm từ ngữ để tạo liên kết là được. Chẳng hạn như có thể thêm ở phía trước mỗi luận cứ, mỗi câu các từ ngữ: bên cạnh đó, không những thế, hoặc câu ghép có cặp từ hô ứng “ không nhữngmà còn” . Yêu cầu phải ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.
	- Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề (câu cuối)
Giống như vai trò của phần k

Tài liệu đính kèm:

  • docTRAN_LE-LTV-2018.doc