SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non EaTung

SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non EaTung

Tất cả những sản phẩm do trẻ làm ra đã được cô và trẻ sử dụng trang trí vào các góc hoạt động “Bé khéo tay hay làm”, “Góc thư viện của bé”, “Bé tập làm họa sĩ” Trẻ cảm thấy vô cùng thích thú khi sản phẩm mình làm ra có ý nghĩa với cuộc sống, sinh hoạt và học tập của mình với những lời đề nghị dí dỏm: “Con hãy chia 10 con trâu này cho 2 bạn hoặc con hãy trang trí vào hai mặt tờ bưu thiếp này bằng 10 bông hoa nhỏ”

Việc lựa chọn lá cây phù hợp để làm sẽ góp phần duy trì hứng thú cho trẻ giáo viên nhắc trẻ lưu ý đến các tính chất của lá cây cho phù hợp.

Ví dụ: Trẻ thích làm đồng hồ đeo tay từ lá chuối nhưng rất khó vì lá chuối mềm, khó luồn dễ rách. Do vậy, cô gợi ý cho trẻ lựa chọn lá dừa vừa dẻo vừa cứng làm đồng hồ sẽ dễ hơn đến khi đeo vào tay lại cứng như một cái đồng hồ thật.

Đây là biện pháp thật sự mang lại hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. Giáo viên cần biết khéo léo vận dụng nó trong mọi hoàn cảnh khác nhau, khi thì tạo tình huống gây những yếu tố bất ngờ đối với trẻ, khi thì biết vận dụng những tình huống phát sinh trong đời sống hằng ngày. Tất cả đều phải được khai thác một cách triệt để trên cơ sở hứng thú và xuất phát từ nhu cầu hoạt động của trẻ. Có như vậy trẻ tích cực hưởng ứng và hoạt động mang lại hiệu quả cao.

 

doc 17 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 6558Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non EaTung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trẻ em phải được nhìn nhận dưới góc độ khác với mĩ thuật của người lớn. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được tự do thể hiện những tình cảm suy nghỉ và những kinh nghiệm của bản thân trẻ về con người cũng như mọi sự vật hiện tượng thế giới xung quanh.
Tạo hình gồm rất nhiều hoạt động như: Vẽ, nặn, xếp, dán, chắp ghép, tạo hình tổng hợpMỗi loại hoạt động tạo hình có các nguyên liệu khác nhau, không phải hoạt động tạo hình nào cũng sử dụng nguyên liệu lá cây. Do vậy phải biết lựa chọn hoạt động cho phù hợp khi sử dụng với lá cây (Lá cây khô, lá cây vừa rụng, lá cây tươi, lá non xanh, lá già). Có thể sử dụng lá cây trong các hoạt động như: xếp, dán tranh, chắp ghép làm đồ chơi, làm phụ liệu trong hoạt động nặn, tạo hình tổng hợpkhi lựa chọn lá cây, đảm bảo vệ sinh an toàn, thẫm mĩ, lựa chọn lá có hình dáng, màu sắc đẹp, không bị rách nát
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng cho nên hoạt động tạo hình có liên quan chặt chẽ với sự nhận thức cuộc sống xung quanh, bởi vì muốn thể hiện được cuộc sống xung quanh cần phải nhận thức được từng loại hình, hoạt động tạo hình.
Xếp dán tranh: Tạo những tranh theo mẫu, theo đề tài, ý thích Lựa chọn giấy nến, nhiều lá cây mỏng, (có thể lá khô, lá tươi, lá cây non, cánh hoa đã sử lí được ép khô vẫn giữ được màu), phối hợp với nguyên liệu khác đựng trong rỗ, làn và được phân loại hoa, lá(Sử dụng đồ dùng: Kéo, keo sửa, hồ dán)
Chắp ghép làm đồ chơi: Con mèo, con châu chấu, con bọ dừa, con trâu đồng hồ, vương miệng, chiếc nhẫntừ lá dứa, lá dừa, cỏ, lá đa, lá mítđã được cắt từng đoạn để trẻ dễ sử dụng và đựng trong làn, rổ
Nặn: Nặn theo các chủ đề như các con vật, hoa quả, đồ dùng Đất nặn là nguyên liệu chính, lá cây là nguyên liệu để tạo thêm các chi tiết cho sản phẩm tạo hình.
Tạo hình tổng hợp: Phối hợp các kỹ năng và chất liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm tạo hình sáng tạo như các đồ chơi mô phỏng các đồ dùng, vật dụng. Kĩ năng (Phối hợp các kĩ năng của vẽ, nặn, xếp dán, chắp, ghép)
Nguyên liệu và đồ dùng: Chuẩn bị phong phú, đa dạng các chất liệu tạo hình, trong đó có lá cây các loại là chủ yếu và được dựng, sắp xếp như một xưởng chế tạo nhằm tăng cường khả năng hứng thú khám phá của trẻ.
Người lớn hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mà hạn định nội dung cũng như chỉ hướng tới việc rèn cho trẻ các kĩ năng cơ bản thì không thể khai thác và phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo cũng như những năng lực bên trong của trẻ. Chính vì vậy hoạt động tạo hình với lá cây phù hợp với trẻ và có ý nghĩa giáo dục rất lớn, thông qua hoạt động này mà trẻ thể hiện được tính sáng tạo tưởng tượng, thể hiện khá đầy đủ kinh nghiệm sống của trẻ, thể hiện được sự tích cực tìm kiếm, khám phá về thế giới xung quanh.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
Ưu điểm: Nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo, có nhiều cây xanh bóng mát, vườn cây ăn quả, vườn hoa cho trẻ trải nghiệm, khám phá, các nguyên vật liệu từ thiên nhiên phong phú về hình dạng, màu sắc, dễ tìm, dễ sử dụng, sẵn có trong tự nhiên, không mất tiền mua lại góp phần bảo vệ môi trường. Ban giám hiệu quan tâm, chỉ đạo sát sao về mọi mặt nhất là chuyên môn.
	Hạn chế: Một số phụ huynh muốn con mình phải được học với những phương tiện, đồ dùng đồ chơi hiện đại, đắt tiền, sạch sẽ, màu sắc đẹp, ít quan tâm đến đồ dùng đồ chơi dân gian, sẵn có ở địa phương
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì hàng loạt những nguyên liệu hiện đại đắt tiền như: giấy màu các loại, mút sốp, nilon, vải, cước, nhựa cao cấpđã thay thế các nguyên liệu dân gian, nguyên liệu từ thiên nhiên như: lá cây, vỏ cây, tre nứa, mây, cói, hạt, hột, vỏ sò, vỏ hến
Một số giáo viên ít quan tâm tới việc sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ mặc dù trong chương trình giáo dục mầm non, giáo trình tạo hình và phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non đã đề cập đến.
Việc sử dụng lá cây để làm đồ chơi hay xếp, dán tranh chưa có biện pháp và hướng dẫn trẻ cụ thể, vì thế giáo viên lúng túng khi thực hiện các hoạt động tạo hình có sử dụng lá cây.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình những năng khiếu thẩm mỹ, những kiến thức hiểu biết về mọi mặc mà phải thông qua giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng, khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển, nhất là đối với trẻ nhỏ. Việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặc chẽ, mà việc học của trẻ ở đây là thông qua chơi “Trẻ chơi mà học, học mà chơi” Vì thế tôi luôn tìm tòi và cố gắng lựa chọn những biện pháp phù hợp để giúp trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động tạo hình với lá cây. Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ 5 tuổi tại trường lớp mầm non. Đáp ứng được yêu cầu giáo dục mầm non với mục đích chung là phát triển một cách toàn diện cho trẻ.
Giải pháp 1: Tạo tình huống, yếu tố bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động tạo hình.
Thực tế đồ chơi của trẻ có rất nhiều và phong phú nhưng làm thế nào để trẻ có thể hoạt động say mê với những chiếc lá cây lại là một vấn đề khó. Những yếu tố bất ngờ bao giờ cũng gây được sự chú ý đặc biệt với trẻ. Vì vậy, giáo viên cần tận dụng thời gian ở mọi lúc mọi nơi trong những hoàn cảnh khác nhau để tạo ra sự bất ngờ đối với trẻ.
Ví dụ: Sau giờ hoạt động ngoài trời, giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát những con cá vàng trong bể. Trẻ đặc biệt ấn tượng với những chú cá vàng có cái đuôi rất toTrẻ hết sức ngạc nhiên khi thấy những chú cá vàng đáng yêu được tạo ra từ lá cây khô hay những cái bèo tây, lục bìnhdo cô chuẩn bị trước. trẻ ngắm nghía xem làm như thế nào, thậm chí cầm những chú cá đó điều khiển để cho nó bơi, điều này sẽ làm trẻ thích thú. Sau đó, giáo viên hỏi trẻ có muốn tự mình làm ra những con cá như vậy không và hướng dẫn trẻ cách làm. Hoặc sinh nhật một trẻ trong lớp, giáo viên cùng trò chuyện, gợi ý trẻ hãy tạo thành những món quà đẹp để tặng bạn như: Chiếc đồng hồ, con châu chấu, được làm bằng lá dừa, con trâu được làm bằng lá mít, bưu thiếp được trang trí bằng những bông hoa, lá cây, cành khô
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có cơ hội hay chờ cơ hội để đưa trẻ vào hoạt động mà giao viên cũng cần suy nghĩ tạo ra những cơ hội hết sức tự nhiên, đơn giản như vốn dĩ nó có. Trẻ em rất nhạy cảm, mỗi một sự thay đổi dù chỉ rất nhỏ cũng gây sự chú ý, nhất là sự thay đổi ấy tạo ra một cái mới lạ. Chẳng hạn, lớp học là nơi hằng ngày trẻ sống, được học tập, vui chơi. Mọi trang trí trong phòng học cũng như đồ dùng, đồ chơi quá đổi quen thuộc trở nên bình thường, không có gì đáng chú ý. Nhưng chỉ cần có một sự xuất hiện mới là lập tức thu hút sự chú ý của trẻ. Bởi vậy, tôi đã hướng dẫn giáo viên thường tạo ra những cơ hội cho trẻ như: cho trẻ phát hiện ra những chiếc kèn được xếp trên một cái bàn nhỏ ngay cửa ra vào (mọi ngày nó được đặt ở góc Âm nhạc), úp mỗi một loa kèn nhựa lên một cái kèn nhỏ làm bằng lá chuối. Những chiếc kèn này cái to, cái nhỏ, cái ngắn, cái dài. Giáo viên tạo sự tò mò để trẻ cầm kèn lên thổi và phát ra âm thanh. Kết quả, chỉ trong ít phút trẻ đã xúm lại chuyền tay nhau những chiếc kèn bằng lá chuối, bỏ lại những chiếc kèn nhựa trên bàn. Sau đó, gợi ý trẻ hãy tự làm cho mình một chiếc kèn giống cô.
Việc tạo ra những yếu tố bất ngờ thu hút sự chú ý của trẻ đã khó song việc duy trì hứng thú của trẻ cũng đòi hỏi phải khéo léo. Vì vậy, giáo viên phải biết khai thác những gì gần gủi với nhu cầu, hứng thú của trẻ và tuyệt đối tránh gò ép, áp đặt trẻ theo ý mình.
Ví dụ 1: Cô mở một cuộc vận động thi tìm kiếm các con vật cho vườn bách thú, cô sẽ tìm trước (giới thiệu tranh mẫu của cô trong đó có dán các con vật được làm bằng lá cây). Từ nhiệm vụ của bài học, cô giáo đã biến nó thành một cuộc vui, thành động cơ tích cực giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhẹ nhàng, thoải mái và tự nguyện. Để động viên trẻ hoàn thành sản phẩm, cô giáo luôn là người quan sát quá trình hoạt động của trẻ, gợi hỏi ý định của trẻ, sau đó đưa ra những gợi ý khéo léo để “gỡ bí” cho trẻ những lúc cần thiết, tránh để trẻ gặp khó khăn trong quá trình thể hiện sẽ khiến trẻ chán nản.
Ví dụ 2: Cô hỏi trẻ : “Con định dán con mèo đang làm gì? Nếu con muốn con mèo ngẩng mặt lên thì hãy chọn một chiếc lá tròn làm mặt, dán hơi nghiên một chút cho cái đầu có vẻ điệu” ; “Con thử nghĩ xem muốn làm tai mèo thì cần gì ? ; “Bây giờ con ngắm lại xem chú mèo như thế nào?”.
Tất cả những sản phẩm do trẻ làm ra đã được cô và trẻ sử dụng trang trí vào các góc hoạt động “Bé khéo tay hay làm”, “Góc thư viện của bé”, “Bé tập làm họa sĩ” Trẻ cảm thấy vô cùng thích thú khi sản phẩm mình làm ra có ý nghĩa với cuộc sống, sinh hoạt và học tập của mình với những lời đề nghị dí dỏm: “Con hãy chia 10 con trâu này cho 2 bạn hoặc con hãy trang trí vào hai mặt tờ bưu thiếp này bằng 10 bông hoa nhỏ”
Việc lựa chọn lá cây phù hợp để làm sẽ góp phần duy trì hứng thú cho trẻ giáo viên nhắc trẻ lưu ý đến các tính chất của lá cây cho phù hợp. 
Ví dụ: Trẻ thích làm đồng hồ đeo tay từ lá chuối nhưng rất khó vì lá chuối mềm, khó luồn dễ rách. Do vậy, cô gợi ý cho trẻ lựa chọn lá dừa vừa dẻo vừa cứng làm đồng hồ sẽ dễ hơn đến khi đeo vào tay lại cứng như một cái đồng hồ thật.
Đây là biện pháp thật sự mang lại hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. Giáo viên cần biết khéo léo vận dụng nó trong mọi hoàn cảnh khác nhau, khi thì tạo tình huống gây những yếu tố bất ngờ đối với trẻ, khi thì biết vận dụng những tình huống phát sinh trong đời sống hằng ngày. Tất cả đều phải được khai thác một cách triệt để trên cơ sở hứng thú và xuất phát từ nhu cầu hoạt động của trẻ. Có như vậy trẻ tích cực hưởng ứng và hoạt động mang lại hiệu quả cao.
Giải pháp 2: Tổ chức cho trẻ tham quan các buổi triển lãm tranh. 
Có thể nói tranh làm bằng lá cây là một hình thức khó không chỉ với trẻ mà ngay cả với giáo viên bởi nó đòi hỏi phải có trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo. Một thực tế cho thấy nếu muốn vẽ một bức tranh phong cảnh thì trẻ có thể vẽ đường đi, cánh đồng, những dãy núi, ngôi nhà, rừng cây, nhưng việc thực hiện bức tranh đó bằng lá cây lại rất khó với trẻ. Lúc đầu cô giúp trẻ vận dụng trí tưởng tượng của mình từ việc liên hệ giữa những hình ảnh thực ngoài đời với những nét mang dán dấp của những hình ảnh ấy làm cho nó gần gũi, sống động, bằng cách đó dần dần trẻ biết tự mình “nhìn” ra các bức tranh khác, trên cơ sở đó, trẻ có được những kĩ năng cần thiết khi sắp xếp các lá cây với độ đậm nhạt khác nhau để dán được một bức tranh theo ý tưởng của mình.
Ví dụ: Trong một bức tranh, cô gợi ý cho trẻ mảng đậm chạy dài này là con đường đi, còn mảng nhạt kia là khoảng đất rộng giống như một cánh đồng nhỏ. Những chiếc lá cô dán đứng là một rừng cây, và một cái lá là một cây, đường bao phía ngoài của những chiếc lá cô xếp thành dãy núi cái cao cái thấp.
Ngay trong một bức tranh nhưng sự sắp xếp bố trí “cái này” lại là gợi ý cho việc nhìn nhận phát hiện ra “cái kia”. Chẳng hạn, trẻ dán một con vịt lên trên một lá cây to, cạnh lá cây là một chú gà con, nếu lá cây ấy tách rời ra một mình thì gợi ý cho trẻ có một suy nghĩ, tại sao chú gà con lại không ở cùng trên một chiếc lá ấy mà lại ở cạnh đấy và trẻ liên tưởng ngay rằng chiếc lá to ấy là một cái ao, còn chú vịt đang bơi ở đó, dĩ nhiên, gà thì không bơi ở ao được. Việc liên kết suy đoán trên cơ sở từ những hiểu biết về sự liên quan giữa các sự vật hiện tượng ấy giúp trẻ dễ dàng chấp nhận xem chiếc lá to ấy như một hình ảnh thay thế cho một cái áo Hoặc trẻ dán một con trâu bằng một cái lá, tiếp theo là hai cái sừng cúi xuống, bên dưới là một cái lá khác. Vậy, việc diễn tả đầu con trâu cúi xuống một cái lá khác ấy có thể nói lên cái lá ấy chính là một cũng nước, con trâu đang uống nước hay đó là một bãi cỏ non và con trâu đang gặm cỏ. Ở đây việc diễn tả đôi sừng phía dưới đã “nói” hộ cho sự hiện diện của chiếc lá kia tượng trưng cho một vũng nước hay một bãi cỏ.
Có được sự liên tưởng sắp xếp như vậy mới có được kỹ năng cần thiết cho việc tạo hình. Để có được một bức tranh, điều quan tâm đầu tiên đó là bố cục tranh. Các chi tiết trong tranh phải được bố trí sắp xếp hợp lí về đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt, hình khốiđể tạo nên vẻ đẹp, hợp với ý đồ bài tạo hình. Việc dạy trẻ quan tâm đến bố cục của tranh quyết định đến kết quả của bài, gợi ý giúp trẻ thể hiện rõ trọng tâm nội dung của tranh, ngoài ra biết kết hợp với một vài chi tiết có tính bổ trợ cho nội dung tranh. Ví dụ: Khi trẻ muốn làm một bức tranh về Thỏ mẹ, thỏ con, ngoài việc phải lựa chọn lá cây nào để làm mình thỏ, tai thỏ trẻ còn phải biết tạo nên một vài chi tiết bổ trợ như : mây, núisao cho hài hòa, hợp lí.
Ngoài ra, điều đáng quan tâm khác là dạy trẻ biết diễn tả các sự vật, hiện tượng trong các dạng hoạt động và ở các góc độ khác nhau. Mọi sự vật hiện tượng nếu nhìn ở các góc độ khác nhau sẽ cho ra những hình ảnh riêng, những gì ở gần nhìn thấy to, rõ nên khi hướng dẫn trẻ nhắc nhở trẻ để những lá to ở phía dưới, phía ngoài và chọn lá nhỏ để dán bố trí ở trên và phía trong. Muốn cho bức tranh thật hơn, gần gũi và sinh động hơn thì khi dán lá cây để làm các con vật, cô dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để thể hiện chúng ở trạng thái hoạt động.
Ví dụ: Dán con gà, trẻ không chỉ dán đơn thuần hai cái lá xếp liền nhau, lá to làm thân, lá nhỏ làm đầu mà làm sao giúp trẻ cũng có thể dán chồng lá nhỏ vào trong lá to để diễn tả con gà như được nhìn từ trên xuống.
Để có một sản phẩm tạo hình phong phú, sáng tạo, trẻ cần phải được bàn bạc, trao đổi những ý tưởng định thể hiện trong tranh với bạn bè, với cô. Để hoạt động tạo hình của trẻ thành công cô nên chia trẻ thành những nhóm nhỏ. Tạo điều kiện cho trẻ được trao đổi với nhau, được lắng nghe ý kiến của bạn, của cô, được đưa ra những ý kiến của mình, trên cơ sở đó trẻ sẽ tự chọn cho mình cách thể hiện riêng, một phong cách riêng phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ. Không nhất thiết trong hoạt động tạo hình, mỗi trẻ sẽ làm ra một sản phẩm mà những sản phẩm ấy cùng được làm ra từ nhiều bàn tay nhỏ bé của các thành viên trong lớp, thậm chí có cả bàn tay của cô giáo. Chẳng hạn, cô giáo dành một khoảng khá rộng ở lớp để trẻ làm một bức tranh về thuyền trên biển. Trẻ sẽ cùng nhau trao đổi ý tưởng, lựa chọn lá cây và dán những con thuyền với những cánh buồm nâu, cái to, cái nhỏ hoặc nên dán thuyền to ở dưới, thuyền nhỏ ở trên, nên chọn những chiếc lá nào thì sẽ giống như cánh buồm no gió một sản phẩm như vậy sẽ thu hút được rất nhiều trẻ tham gia một cách say sưa làm cho trẻ cảm thấy phấn khởi như tham gia vào trò chơi thú vị.
Để trẻ từ chỗ xem những chiếc lá như một vật vô tri vô giác đến chỗ đã biết sử dụng nó vào trong hoạt động tạo hình, làm cho nó trở nên có ý nghĩa, trẻ yêu thích say mê với đủ các loại lá làm ra đồ chơi ngộ nghĩnh và những bức tranh đẹp, đòi hỏi giáo viên cần phải biết lựa chọn cách tiếp cận, tạo hứng thú với trẻ. Đồng thời, giáo viên cần biết phối kết hợp các biện pháp với nhau nhằm mang lại những hoạt động hiệu quả, bổ ích và hào hứng cho trẻ.
Trong những buổi sinh hoạt chiều hoặc là ở hoạt động góc, cô cho các cháu cùng quan sát những bức tranh sản phẩm đẹp của các bạn trong lớp hoặc của lớp bạn. Thông qua đó cô khuyến khích trẻ phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, phát triển hứng thú của trẻ đối với hoạt động tạo hình. Được quan sát nhiều trí tưởng tượng của trẻ tăng, trẻ có điều kiện được tích lũy làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật, đó chính là nền tảng để phát triển tính sáng tạo của trẻ.
Giải pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động tạo hình với lá cây đa dạng phong phú trong lớp và ngoài trời.
Bản thân mỗi trẻ đều có tính tò mò, thích khám phá. Trẻ được sống và hoạt động trong môi trường phong phú sẽ kích thích sự ham hiểu biết cũng như khả năng vận dụng những kỹ năng tạo hình vào thực tế, trẻ thông minh và khéo léo hơn. Vì vậy, việc tạo môi trường trong hoạt động ở góc nghệ thuật trong lớp sẽ kích thích những gì trẻ học được từ thực tế xung quanh, trẻ được tự do thử nghiệm, tự do sáng tác những “tác phẩm nghệ thuật” của mình.
Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động tạo hình với lá cây nói riêng thì giáo viên cần tôn trọng ý kiến của trẻ và chỉ đóng vai trò là người hổ trợ khi cần thiết. Giáo viên có thể gợi ý kích thích trẻ nảy sinh ý tưởng sáng tạo trong quá trình thể hiện. Nếu trẻ thể hiện cảm xúc về sự vật hiện tượng trên sản phẩm chưa phù hợp thì giáo viên cần trao đổi với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân, giúp trẻ tự nhận ra sự không phù hợp của tác phẩm đó và tự điều chỉnh cách thể hiện cho phù hợp. Gióa viên cũng cần khích lệ động viên khuyến khích trẻ để trẻ tự tin hơn. Từ đó trẻ tạo ra nhiều sản phẩm đẹp để trưng bày trong lớp và ngoài trời.
Bên cạnh đó cô còn tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi. Như giờ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ nhặt lá rơi rồi tạo nên những con vật dễ thương. Qua đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường.
Những sản phẩm trẻ làm ra cô cho trể giữ lại để từ đó trẻ hiểu được: từ những lá cây rụng ngoài thiên nhiên cũng có thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sinh động, đẹp mắt. 
Ví dụ: ở góc nghệ thuật trong lớp và ngoài sân: cô chuẩn bị nguyên vật liệu là các loại lá cây to, nhỏ, có màu sắc khác nhau như: bèo tây, lá mồng tơi, lá cây điên điển, cây kim tiền, lá trúc, vạn tuế, kim ngân, que tăm để trẻ tự do sáng tác những tác phẩm theo ý thích của mình như: làm con lợn, con mèo, dán con cá, con thỏHoặc tô màu nước lên lá cây và in vào giấy A4 trẻ sẽ thấy sự khác biệt về các vân lá, hình dáng khác nhau của các loại lá. Sau khi in lá cây xong trẻ có thể vẽ thêm một vài chi tiết để tạo ra bức tranh hoàn chỉnh. Như vậy, trẻ đã biến cái của cô thành cái của trẻ qua các hoạt động trong góc nghệ thuật.
Giải pháp 4: Phân loại và phát hiện bồi dưỡng trẻ có năng khiếu
Có thể nói sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình rất khó, đòi hỏi năng khiếu của từng cá thể riêng biệt, mỗi trẻ có một năng lực khác nhau không phải trẻ nào cũng tỉ mỉ và khéo léo như nhau. Chính vì vậy, giáo viên cần phải hiểu rõ được năng lực của từng trẻ để giúp trẻ hoạt động với các lá cây mà không chán. Với trẻ chậm ít khéo léo cô nên giúp trẻ lựa chọn nội dung thể hiện dễ để trẻ thực hiện được tốt hơn.
Ví dụ: Khi dạy trẻ dán những con cá cô gợi ý cho trẻ chọn những lá to có dạng hình tròn làm mình, lá nhỏ dài làm vây, đuôiHoặc làm con chim công, có thể sử dụng hoa lục bình tím làm cánh, đuôi
Ngoài ra cô nên chú ý rèn cho trẻ mọi lúc mọi nơi, tích cực cho trẻ tham gia tạo môi trường sử dụng bằng lá cây để rèn luyện thêm các kĩ năng cho trẻ.
Nhờ những biện pháp trên , tôi đã thu được kết quả sau: Trẻ hào hứng khi tham gia vào hoạt động tạo hình, 100% trẻ hứng thú tạo ra sản phẩm của mình. Những sản phẩm trẻ sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình được trẻ yêu thích và trẻ càng sáng tạo hơn trong các bài tạo hình.
Bản thân được trau dồi thêm về kiến thức, kinh nghiệm để chỉ đạo giáo viên và bồi dưỡng cho trẻ có năng khiếu hoạt động tạo hình đạt hiệu quả hơn, tôi tự tin hơn khi giúp giáo viên xây dựng tiết dạy sinh động, hấp dẫn lôi cuốn trẻ cùng tham gia vào các hoạt động tạo hình từ lá cây, do đó chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt.
Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh
Thường xuyên vận động phụ huynh tham gia công tác xã hội hóa giáo dục dưới nhiều hình thức, tham gia cùng trẻ vào các hoạt động giáo dục ở trường lớp mầm non, phối hợp với cô giáo bồi dưỡng thêm cho trẻ về kỹ năng hoạt động tạo hình.
Ví dụ: Phụ huynh lao động, làm nhà sàn bằng lá cây, ủng hộ lá cây cho con em tham gia hoạt động tạo hình ở trường
Giải pháp 6: Sưu tầm, trồng và chăm sóc nhiều cây xanh.
Để có nhiều lá cây cho trẻ hoạt động, cô cùng trẻ và phụ huynh kết hợp trồng và chăm sóc cây hằng ngày. Không những tạo được cảnh quang môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp – an toàn mà còn sử dụng một cách hiệu quả trong các hoạt động học và chơi của trẻ.
Xây dựng tạo cảnh vườn rau, vườn hoa, vườn cây ăn quả cho trẻ ngay tại sân trường. Góc thiên nhiên có nhiều cây xanh cho trẻ hoạt động học và chơi. Tất cả những lá cây chúng ta đều có thể sử dụng cho trẻ hoạt động tạ

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUYEN THI HOA.doc