SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động tạo hình

SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động tạo hình

Sau khi trẻ hứng thú tạo ra nhiều sản phẩm đẹp và sáng tạo tôi đã cho trẻ áp dụng vào các góc trong giờ hoạt động vui chơi ở trên lớp để tạo cho trẻ có một cơ hội trải nghiệm qua đó trẻ cảm thấy thích thú và mong muốn tạo ra được nhiều sản phẩm đẹo để phục vụ cho nhu cầu vui chơi của trẻ ở mọi lúc mọi nơi mà không hề có sự nhàm chán.

Tôi cho trẻ dùng những sản phẩm của mình làm ra để tạo thành mô hình kể chuyện sáng tạo trong giờ hoạt động vui chơi, qua đó trẻ có cơ hội muốn giới hiệu về sản phẩm của mình làm tăng vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, giúp trẻ có những kỹ năng giao tiếp vững vàng, có những kiến thức sơ đẳng giúp trẻ có thói quen nề nếp trong học tập.

- Tôi trò chuyện và gợi ý cho trẻ về cách sử dụng sản phẩm của mình trong hoạt động vui chơi.

- Con sẽ dùng chú voi này để làm gì? - Dạ thưa cô con sẽ kể chuyện ạ.

- Với chú voi xinh xắn này thì chúng ta sẽ kể được câu chuyện gì nào?

- Dạ thưa cô con kể chuyện : “ Những nghệ sĩ rừng xanh ạ”.

- Vậy câu chuyện : “Những nghệ sĩ rừng xanh” xin được bắt đầu.

 

doc 30 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 5335Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
càng đa dạng
- Hoạt động tạo hình hình thành ở trẻ những cảm xúc, hứng thú được chơi và được khám phá các nguyên vật liệu, thực hiện các thao tác thử nghiệm. Tạo cho trẻ cơ hội để trẻ lặp lại các hành động với đồ vật.
- Sự xuất hiện ý tưởng tạo hình của trẻ không những phụ thuộc vào hứng thú mà còn phụ thuộc vào sự đa dạng, phong phú của các biểu tượng tạo hình. Đó chính là những hình ảnh được lưu giữ sau khi trẻ tri giác các sự vật hiện tượng trong môi trường xung quanh. Vì thế, để giúp trẻ tích cực tích lũy các biểu tượng tạo hình giáo viên cần phải hình thành và phát triển khả năng tri giác: Dạy trẻ nhận biết và phân biệt được các sự vật hiện tượng, so sánh với các chuẩn cảm giác về hình dạng, màu sắc, độ lớn, từ đó xác định được các dấu hiệu tương ứng của vật. Phát triển khả năng khái quát, biết chủ động quan sát vật trong những điều kiện khác nhau. 
- Hình thành và phát triển tri giác cảm xúc thẩm mỹ, hình thành phát triển khả năng cảm nhận được vẻ đẹp của sự vật hiện tượng dựa vào các đường nét, hình dạng, màu sắc, bố cục phù hợp với cảm xúc trẻ.
- Hình thành và phát triển trí tưởng tượng ngay trong quá trình trẻ tri giác, trẻ so sánh những sự vật hiện tượng được nhìn thấy với những vật khác mà trẻ liên tưởng đến dựa vào một vài dấu hiệu giống với nó. 
- Sản phẩm đơn giản, ngộ nghĩnh thể hiện ý tưởng rất ngây thơ, độc đáo, những sản phẩm của trẻ luôn mang tính sáng tạo, mang cái nhìn của trẻ thơ đó là điều rất độc đáo của trẻ tạo cho người xem có cảm giác thích thú, ngạc nhiên sản phẩm tuy đơn giản nhưng chứa đựng đầy sự ngây thơ hồn nhiên của trẻ.
- Khả năng tạo hình là đặc điểm riêng của từng cá nhân trẻ, giúp trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích của mình. Khả năng tạo hình của trẻ mầm non chỉ tồn tại và phát triển trong chính hoạt động của trẻ. Hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính sáng tạo rất cao, vì thế khả năng tạo hình của trẻ chính là phát triển năng lực sáng tạo của trẻ.
Trong việc lựa chọn, sử dụng các nguyên vật liệu, màu sắc của trẻ được bộc lộ rõ ấn tượng, cảm xúc về thế giới xung quanh, việc hình thành và phát triển khả năng tạo hình cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là hết sức cần thiết. Để trẻ thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu và sự quan tâm, giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ cách làm và cách thể hiện, hoặc giáo viên có thể cùng làm với trẻ ngoài ra giáo viên cần khuyến khích óc tưởng tượng, sáng tạo của trẻ bằng cách thu thập nhiều nguyên vật liệu khác nhau và cùng thảo luận với trẻ về khả năng sử dụng chúng. Giáo viên nên đưa ra nhiều phương tiện phù hợp với trẻ và khuyến khích trẻ hoạt động. 
II. Thực trạng vấn đề
 Trong thời buổi hiện nay cấp học mầm non được ngành học Mầm Non được sự quan tâm của Phòng Giáo Dục và đào tạo nên phòng giáo dục đã triển khai tổ chức nhiều buổi học chuyên đề cho giáo viên được học hỏi.
Bên cạnh đó cũng sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường, trường, lớp khang trang, và đều thực hiện việc giáo dục và chăm sóc trẻ theo sự chỉ đạo chung của ngành.
Có phòng học thoáng mát để phục vụ cho các hoạt động trong ngày của trẻ.
Trường Có nhiều tài liệu để giáo viên tham khảo và nghiên cứu trong quá trình giảng dạy. 
Mỗi lớp được nhà trường phân công hai cô giáo dạy tương đối đều tay, có tinh thần trách nhiệm, yêu trẻ, yêu nghề, ham học hỏi.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn vững vàng, được đào tạo theo chương trình mầm non mới, yêu nghề, mến trẻ có tinh thần trách nhiệm cao và có kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc giáo dục và nuôi dạy trẻ.
 Tuy nhiên do đặc điểm phát triển về tâm sinh lý của trẻ ở từng lứa tuổi không giống nhau.
 Chuyên đề hoạt động Tạo hình đã được bồi dưỡng và thực hiện từ nhiều năm nay nhưng thực tế các trường cho thấy giáo viên vẫn bị máy móc, rập khuôn khi thực hiện các tiết tạo hình và đặc biệt là chưa tạo được nhiều cơ hội để trẻ có thể được hoạt động tạo hình.
Kiến thức của cô về cách thức tổ chức cho trẻ hoạt động, xây dựng môi trường phong phú, đa dạng, các nguyên vật liệu mở để tạo cơ hội tốt nhất cho trẻ được phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình chơi tạo hình nhưng trên thực tế việc tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động vẫn chưa thật phong phú.
Giáo viên thiếu đồ dùng, giáo cụ trực quan để dạy trẻ tư duy và thực hành.
Giáo viên có chuẩn bị và tìm kiếm các nguyên vật liệu khác nhau nhưng chưa đa dạng và thu hút trẻ.
 - Đôi khi giáo viên chưa mạnh dạn để trẻ tự làm theo suy nghĩ của trẻ, giáo viên còn can thiệp vào quá trình tạo ra sản phẩm của trẻ, do vậy sản phẩm của trẻ chưa có tính sáng tạo cao.
 - Sự phối hợp môn Tạo hình trong cá tiết học chưa logic và chưa phong phú đa dạng về hình thức dẫn đến việc trẻ không có cơ sở để sáng tạo và tích cực hoạt động.
- Sự kết hợp giữa họat động tạo hình chưa được thường xuyên ở hoạt động ngoài trời và hoạt động góc
Với sự mổ lực của các giáo viên thì cũng đã gặt hái được một số thành công nhất định. 
- Giáo viên nắm được cách thức tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình thông qua vui chơi để tạo ra những sản phẩm mà trẻ thích.
- Các nguyên vật liệu được sắp xếp bắt mắt, hợp lý, dễ lấy và cất khi sử dụng.
- Một số sản phẩm có thể hiện nét riêng của cá nhân.
- Hoạt động tạo hình thông qua các nguyên vật liệu mở làm cho trẻ rất thích và tích cực tham gia hoạt động. Hoạt động này đã giúp trẻ có thêm một số kỹ năng mới, phát triển sự khéo léo và óc tưởng tượng.
Bên cạnh những thành công thì cũng không tránh khỏi một số hạn chế, Tuy giáo viên nắm được lý thuyết về tổ chức xây dựng môi trường phong phú, đa dạng các nguyên vật liệu mở để tạo cơ hội tốt nhất trẻ được phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình chơi tạo hình nhưng trên thực tế việc tổ chức môi trường vẫn chưa thật phong phú.
- Các nguyên vật liệu được sắp xếp hợp lý, bắt mắt nhưng số lượng vẫn chưa nhiều cho trẻ hoạt động.
- Kỹ năng tạo hình của trẻ phát triển không đồng đều, một số trẻ còn yếu.
Trường Mầm Non Hoa Phượng - TT Buôn Trấp- Huyện Krông Ana- Tỉnh Đăk Lăk.
 là trường công lập, chất lượng chuyên môn được đánh giá tốt, đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
Đa số giáo viên trẻ nhiệt tình trong công tác, có tinh thần học hỏi và khả năng sáng tạo.
- Trường được trang bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, phục vụ công tác chăm sóc giáo dục cháu.
- Ban giám hiệu trường có quan tâm chỉ đạo việc đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ.
Vì là trường nằm ở khu vực có nhiều trẻ em đồng bào nên đa số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến hoạt động tạo hình của trẻ do không có thời gian. Phụ huynh chỉ tập trung tạo điều kiện cho hoạt động vẽ của trẻ là chính, một số ít cho trẻ tạo hình từ các nguyên vật liệu sẵn có.
- 100% là trẻ dân tộc thiểu số nên khả năng tiếp thu có phần hạn chế do khả năng hiểu biết về tiếng phổ thông của trẻ còn yếu nên ảnh hưởng đến việc hướng dẫn tạo hình, chỉ dạy của cô đến học sinh.
Nguyên nhân, các yếu tố tác động chủ yếu là:
- Vốn sống, kinh nghiệm của trẻ về thế giới xung quanh khá phong phú, trẻ có kỹ năng tạo hình tốt.
- Giáo viên trò chuyện và khơi gợi ý tưởng cho trẻ, động viên trẻ tạo hình, giáo viên có chuẩn bị và tìm kiếm các loại nguyên vật liệu khác nhau tuy nhiên chưa thật đa dạng và phong phú cho trẻ hoạt động.
- Đôi khi giáo viên chưa mạnh dạn để trẻ làm theo suy nghĩ của trẻ, còn can thiệp vào quá trình tạo ra sản phẩm của trẻ, do vây sản phẩm của trẻ chưa có tính sáng tạo cao. 
 Trong thời gian giảng dạy ở trường mầm non Hoa Phượng- TT Buôn Trấp- Huyện Krông Ana- Tỉnh Đăk Lăk
 tôi đã được nhà trường tạo điều kiện dự giờ các tiết tạo hình cho khối lá 5-6 tuổi do giáo viên trong trường dạy và bản thân đã tiến hành quan sát quá trình tổ chức hoạt động của các giáo viên dạy khối lá và đã tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến từ 8 giáo viên về việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi, kết quả thu được như sau: 
Câu hỏi điều tra
Phương án lựa chọn
Số ý kiến
Tỉ lệ %
1. Theo cô việc tổ chức hoạt động taọ hình hiện nay là:
a. Rất cần thiết	
b. Cần thiết
c. Không cần thiết.
5ý kiến
3 ý kiến
0 ý kiến
 62, 5%
37,5%
0%
2. Cô thường sử dụng 
Hoạt động tạo hình nhằm mục đích:
a. Củng cố, tái tạo lại các ý tưởng của trẻ
b. Là hoạt động dùng để giải trí cho trẻ.
c. Phát triển kỹ năng tạo hình và năng khiếu về mỹ thuật cho trẻ.
d. Tất cả các ý trên
8 ý kiến
100%
3. Nguyên vật liệu nào cô thường sử dụng cho trẻ hoạt động trong tiết học tạo hình?
a. Giấy trắng và bút màu
b. giấy thủ công, hồ dán
c. Đất nặn
d. Nguyên vật liệu mở
8 ý kiến
100%
4. Việc tổ chức hoạt động tạo hình trong dạy học đã được cô tiến hành:
a. Trong tiết học tạo hình
b. Ngoài giờ học tạo hình
c. Trong các ngày lễ, hội được tổ chức trong trường.
5 ý kiến
3 ý kiến
 62,5%
37,5%
5. Giáo viên gặp những khó khăn gì khi tổ chức trò chơi trong dạy học tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi?
(có thể chọn nhiều hơn 1 phương án trả lời)
a. Do thiếu nguyên vật liệu
b. Thiếu thời gian khi tổ chức trò chơi trong dạy học tạo hình
c. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều.
d. Do khác biệt ngôn ngữ 
7 ý kiến
6 ý kiến
6ý kiến
4 ý kiến
75%
75%
50%
Bảng 1: Thực trạng về việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường mầm Hoa Phượng- TT Buôn Trấp- Huyện Krông Ana- Tỉnh Đăk Lăk.
Qua thu thập số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên mầm non Trường mầm non Hoa Phượng, chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên đều thấy được sự cần thiết của hoạt động tạo hình trong quá trình giáo tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 
Kết quả điều tra cho thấy giáo viên hiểu được vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển của trẻ 5-6 tuổi. Khi tổ chức hoạt động tạo hình hầu hết giáo viên đều có ý kiến là giúp trẻ Củng cố, tái tạo lại các ý tưởng của trẻ, dùng để giải trí cho trẻ đồng thời qua đó phát triển kỹ năng tạo hình và năng khiếu về mỹ thuật cho trẻ.
Giáo viên gặp không ít khó khăn khi tổ chức hoạt động tạo hình. Những số liệu trên cũng phản ánh rõ đội ngũ giáo viên chưa thực sự khắc phục khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, hạn chế trong việc tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệu mở. Giáo viên hay sử dụng nguyên vật liệu có sẵn như giấy, bút màu... 
* Những hoạt động tạo hình thường tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
STT
Hình thức
1
 vẽ, tô màu
2
tạo hình bằng đất nặn
3
 tạo hình với cát
4
tạo hình với bột màu 
5
tạo hình với nguyên vật liệu mở như: Lon, hộp giấy, ống nhựa...
6
Bé làm ca sĩ
Bảng 2: Những hoạt động tạo hình thường tổ chức cho trẻ 5-6 ở Trường mầm non Hoa Phượng- TT Buôn Trấp- Huyện Krông Ana- Tỉnh Đăk Lăk
Điều tra cho thấy phần lớn giáo viên sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn có sẵn trong chương trình giáo dục mầm non, bị phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng dẫn, hạn chế sưu tầm và lựa chọn nguyên vật liệu và hình thức phù hợp để tổ chức tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
	Như vậy, tổ chức hoạt động tạo hình trong dạy học tạo hình là hoạt động đã có từ trước đến nay nhưng để phát huy hiệu quả giáo dục vốn có của nó vẫn đang là vấn đề cấp thiết ở các trường mầm non hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành lựa chọn và làm mới một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi giúp phát triển khả năng tạo hình, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục tạo hình.
III, Các giải pháp đã tiến hành:
- Biện pháp 1: Cung cấp những kiến thức tri thức, hiểu biết cho trẻ thông qua tổ chức hoạt động tạo hình.
- Nhóm phương pháp này bao gồm các quá trình tổ chức, quan sát đối tượng miêu tả, chỉ dẫn các phương thức hành động nhằm thể hiện các đối tượng quan sát.
- Ở phương pháp này tôi là người đóng vai trò gợi mở ý tưởng, lấy trẻ làm trung tâm tổ chức các hoạt động cho trẻ và giúp trẻ khi cần thiết, giáo viên cho trẻ quan sát, dùng lời để phân tích và chỉ dẫn cho trẻ, giáo viên không làm thay trẻ, không làm mẫu những cái đơn giản trẻ đã biết.
- Tôi tạo điều kiện cho trẻ phát huy ý tưởng, thể hiện sản phẩm mang tính cá nhân và động viên khuyến khích trẻ sáng tạo tích cực để trẻ có cảm giác yên tâm thể hiện theo ý thích, vốn hiểu biết cảm xúc, tình cảm của trẻ với sự vật hiện tượng xung quanh, giúp trẻ tự tin, tích cực, chủ động thể hiện sự sáng tạo của mình.
Nhằm tạo cơ hội giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng sáng tạo theo ý thích tôi thực hiện với chủ đề “Thế giới động vật” chủ đề nhánh là “những con vật sống ở trong rừng”.
* Chuẩn bị: Giấy màu các loại, giấy gói quà,
 - Các nguyên vật liệu: keo dán, kéo, bút chì, bút màu sáp
* Tiến hành: 
 Ban đầu tôi cung cấp các biểu tượng cho trẻ bằng phương pháp trực quan cho trẻ quan sát đối tượng tạo điều kiện và cơ hội để trẻ được tiếp xúc với môi trường xung quanh qua một số phim về thế giới động vật, qua tranh ảnh sưu tầm trên mạng cùng trẻ quan sát, trò chuyện, mô tả về những con vật mà trẻ vừa xem.
- Đây là con gì? - Con thấy hai chú ngựa đang làm gì?
Con voi sống ở đâu? - Con voi thích ăn gì?
Con thỏ có những bộ phận nào? - Con thỏ thích ăn gì?
- Biện pháp 2: thực hành ôn luyện:
	Đây là hệ thống các hành động, hoạt động của cô với trẻ nhằm giúp trẻ củng cố vốn hiểu biết, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo tạo hình.
	Phương pháp này bao gồm các tình huống miêu tả, các bài tập tạo điều kiện cho trẻ lặp lại, nhớ lại và vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vào thực tiễn tạo hình.
- Cô đưa ra các đề tài tạo hình theo hướng mở, nghĩa là không bắt trẻ rập khuôn theo một yêu cầu cụ thể nào của cô, ban đầu trẻ cũng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện, nhưng nhờ sự gợi ý và giúp đỡ của cô giáo trẻ đã dần dần hứng thú và say mê với việc tạo hình các con vật từ những loại giấy khác nhau. Sau khi thực hiện trẻ đã tạo ra nhiều sản phẩm đẹp và phong phú, trẻ tự do sáng tạo và tự làm ra sản phẩm theo trí nhớ và trí tưởng tượng của trẻ.
- Cho trẻ xem một số sản phẩm gợi ý của cô
- Để trẻ thực hiện và làm ra những sản phẩm đó tôi đã cung cấp một số kiến thức, kỹ năng nền tảng về hoạt động tạo hình, trong giờ học tạo hình tôi luôn theo dõi và khuyến khích hướng dẫn trẻ khi cần thiết.
- Sau khi cung cấp cho trẻ biểu tượng về các con vật trẻ được quan sát, cô hướng dẫn, gợi ý cho trẻ kỹ năng về cách vẽ các con vật
- Trong quá trình thực hiện tôi quan sát và trò chuyện cùng bé về ý tưởng sáng tạo của bé.
- Con thích vẽ con gì nhất? Dạ thưa cô con thích vẽ hai con voi ạ? 
- Vì sao con lại vẽ hai con voi ? ( Con thưa cô con vẽ gia đình nhà voi có voi bố và voi mẹ, nếu con vẽ một con thì voi bố sẽ buồn lắm vì không có voi mẹ)
- Nhắc nhở cháu tư thế ngồi thẳng lưng, và sử dụng các nguyên vật liệu cho thật phù hợp và khéo léo.
- Bé H’ Li Na Ênuôl đã dùng bút chì vẽ hai chú voi đang quay mặt vào nhau đùa giỡn trên bãi cỏ,bé vẽ thêm cây cối, và các bạn nhỏ đang xem hai chú voi đùa giỡn trong vườn bách thú, sau đó bé dùng bút màu sáp tô màu bức tranh mà bé vừa vẽ.
- Cô ơi con vẽ xong rồi nè, cô thấy bức tranh của con có đẹp không? 
- Sau một quá trình trẻ thực hiện thì đây là tranh vẽ của cháu H’ Li Na Ênuôl
Bé H’ Li Na Ê nuôl vẽ về gia đình nhà voi
Ngoài kỹ năng vẽ cô có thể mạnh dạn cho trẻ sử dụng kỹ năng “cắt dán ” trẻ sử dụng các hình hình học để dán thành các con vật, qua quá trình hoạt động tôi thấy mặc dù ở lứa tuổi lớp chồi, kỹ năng cắt của trẻ còn yếu nhưng trẻ yêu thích hình thức tạo hình này bởi sự hấp dẫn rực rỡ của những mảnh giấy màu trẻ như được vui đùa với nhiều màu sắc khác nhau giúp trẻ phát triển khả năng tri giác màu sắc, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, phát triển khả năng vận động khéo léo linh hoạt của bàn tay, ngón tay.
Trong quá trình trẻ thực hiện cùng với trẻ hoạt động và tôi trò chuyện với bé Y Khuê, H’ Khăn về cách làm và những ý tưởng sáng tạo của bé.
- Con đang làm con gì đó? - Dạ con làm thỏ mẹ và thỏ con đó cô.
- Hai chú thỏ đang làm gì ? – Dạ đang đi ăn cỏ ạ.
- Con thỏ của con làm như thế nào?
- Dạ cắt những hình vuông to làm mình con thỏ, hình vuông nhỏ làm đầu con thỏ,con cắt hình chữ nhật làm chân con thỏ, và hình tròn nhỏ làm mắt con thỏ sau đó con sẽ dùng hồ dán và dán các hình lại với nhau.
Đây là sản phẩm của bé Y Khuê 
Cháu H’ Khăn tạo hình 2 mẹ con nhà voi từ hình tròn
Cháu H’ Doăn làm hai mẹ con nhà voi bằng những hình tròn, và đặc biệt là hai bé biết sáng tạo cắt đôi hình tròn làm tai voi và ngà voi rất đẹp.
Còn đây là chú ngựa bay xinh xắn của bé Y Thoại 
Khi được cô hỏi về ý tưởng sáng tạo của mình, vì sao con ngựa của con lại bay được ? thì trẻ trả lời con được nghe bố kể chuyện ngày xưa Thánh gióng cưỡi ngựa bay nên con thích làm con ngựa bay.
- Biện pháp 3: tìm tòi và sang tạo:
- Ví dụ: Ở chủ đề “Những con vật sống dưới nước” các bé sử dụng lá cây để tạo hình các con vật bé Phượng Vỹ và Trà Giang như đã cùng tạo ra sản phẩm là một con cua, hai sản phẩm này gần tương đồng nhau nhưng ở sản phẩm của bé Phượng Vỹ vẫn có sự khác biệt trong thể hiện ý tượng sáng tạo của mình bé sử dụng lá dừa để làm chân chân con cua.
Sản phẩm của bé Phượng Vỹ
Sản phẩm chú cua của bé Trà giang
Đây là sản phẩm của bé Y’ Chung
Đây là sản phẩm của bé H’ Si La tạo hình con cá bằng lá cây
- Biện pháp 4: mang tính chơi:
Giáo viên cần tổ chức cho trẻ tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi,trẻ được tự do hoạt động và lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp và đối tượng tạo hình theo hứng thú của trẻ.
Thu hút trẻ yếu tham gia vào hoạt động tạo hình cùng các bạn, giáo viên tạo cho trẻ nhiều hứng thú và gợi cho trẻ sáng tạo ra những sản phẩm phù hợp với khả năng của trẻ.
Thu hút phụ huynh cùng phối hợp tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ, trưng bày sản phẩm tạo hình của trẻ cho phụ huynh xem, và giáo viên cùng chơi tạo hình với trẻ, cùng trẻ làm và tạo ra nhiều sản phẩm ngộ nghĩnh, từ đó trẻ được trực tiếp làm và trải nghiệm thực tế để trẻ hứng thú và tích cực hơn trong hoạt động
Trong khi trẻ thực hiện tôi quan sát và thấy trẻ thích thú khi tham gia vào loại hình này nó khuyến khích trẻ nhớ lại hoặc tưởng tượng ra những đồ vật, sự vật, hiện tượng, con người mà trẻ có ấn tượng, trẻ yêu thích để tái hiện lại trong sản phẩm của trẻ.
- Tôi quan sát và trò truyện với nhóm thực hiện của bé H’ Hiu Ry
- ồ con voi to thế? Các con làm thế nào để có được con voi to và đáng yêu thế này?
- Dạ thưa cô chúng con lấy túi xách giấy đựng sữa làm con voi, gắn hai cái tai bằng giấy nhún, gấp giấy hình cách quạt làm cái vòi con voi, sau đó dùng keo dán hai mắt cho con voi nữa ạ.
 Bé H’ Hiu Ry, Y’ Trung, y’ Thoại tạo hình con voi từ túi xách
 - Cũng là túi xách giấy nhưng bé H’ Phượng và bé H’ Trâm đã tạo ra một đồ chơi khác cũng không kém phần xuất sắc, các bé sử dụng giấy màu sau đó nhờ cô giúp các bé tạo thành mặt của chú thỏ xinh xắn với chiếc áo chấm bi thật đẹp.
Sản phẩm của các bé H’ Phượng và bé H’ Trâm
Ở mẫu giáo nhỡ giáo viên có thể cho trẻ phối hợp với tất cả các loại hoạt động tạo hình với với một số hoạt động khác như hoạt động vui chơi.
 - Sáng tạo của trẻ xuất phát từ nhu cầu tự nhiên, sáng tạo của trẻ gắn liền với hứng thú cá nhân, sáng tạo biểu hiện một cách tự phát độc lập với ý muốn của người lớn, ý tưởng của trẻ luôn nảy sinh trong quá trình hoạt động do nguyên vật liệu và gợi ý của cô, trao đổi với bạn, hứng thú của trẻ nảy sinh trong quá trình hoạt động của trẻ chứ không ở kết quả, trẻ thể hiện ý tưởng một cách bộc phát, ngẫu nhiên và kết quả ban đầu này được người lớn khen ngợi, động viên, khuyến khích giúp trẻ cảm thấy tự tin và mong muốn được tạo ra những cái khác, cái mới đối với bản thân trẻ.
- Có nhiều giải pháp để kích thích trẻ sáng tạo trong các hoạt động tạo hình như: tạo hình trong giờ học, tạo hình ngoài trời Tuy nhiên tạo hình trong giờ vui chơi là cơ hội mang lại hiệu quả cao nhất và việc tổ chức môi trường phong phú nhằm khuyến khích tính chủ động và khả năng sáng tạo của trẻ.
- Ở hoạt động vui chơi giáo viên chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu, hướng dẫn và cùng làm với trẻ các con vật gần gũi quen thuộc. Đầu tiên tôi đã dành một khoảng thời gian để sưu tầm các nguyên vật liệu mở như cành khô, ống hút, những đồ chơi nhỏ nhẹ, vải vụn, túi xáh giấy, hộp giấy, lõi giấy vệ sinh, bút màu , màu nước...
- Bước 2: Làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu đã sưu tầm được
Đây là sản phẩm của cô tạo hình chú voi bằng hộp bánh khoai tây chiên, giấy xốp
Bước 3: Tổ chứ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN HÀ.doc