Xây dựng mối quan hệ bạn bè.
Đây cũng là một tiêu chí góp phần xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Vì vậy ngoài việc được sự quan tâm của người thân trong gia đình, của bà con lối xóm, khi đến trường các em cũng cần có bạn bè để chia sẻ, giúp đỡ nhau. Thật đúng như vậy “Học thầy không tày học bạn” “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ở trường, nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết, nhiều bạn bè tốt thì các em sẽ vui hơn, sẽ học tập ở bạn nhiều điều tốt và sẽ mau tiến bộ. Bạn học giỏi sẽ giúp những bạn học yếu; ngược lại, bạn học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ. Nhưng trong thực tế không phải trong một lớp học em nào cũng đoàn kết giúp đỡ nhau. Có những lúc các em còn trêu trọc, cãi nhau. Tuy chưa có chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất lượng học tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó cho các em thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao.
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự đoàn kết của nhiều học sinh.
ạn chế, đời sống còn khó khăn nên chưa yên tâm công tác. Đội ngũ giáo viên trong trường chưa đồng đều, kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm còn lúng túng, chưa phát huy hết kĩ năng sư phạm, tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực của các em trong học tập chưa linh hoạt. Nên các em chưa ham thích học tập, còn ngại đến trường. Mặc dù giáo viên các lớp trước đã dùng nhiều biện pháp để động viên, khích lệ học sinh đi học chuyên cần; tổ chức một số hình thức dạy học tạo hứng thú trong học tập cho các em nhưng tình trạng học sinh không thích đi học, còn hay nghỉ học, nghịch phá trong một số tiết học vẫn tiếp tục diễn ra. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục đối với các em. Tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5C; lớp có tổng số học sinh là 24 em, trong đó nữ: 14 em, dân tộc: 24 em; Con hộ nghèo: 14 em; cận nghèo: 02 em; Khuyết tật: 03 em. Một số em chưa có ý thức tự học tập, tự rèn luyện tu dưỡng đạo đức; vốn kỹ năng sống còn hạn chế. Do thói quen nói tiếng mẹ đẻ, thiếu vốn từ vựng tiếng Việt nên khi diễn đạt bằng lời nói, câu văn còn chưa đúng ý, đúng câu. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ các em phải đi làm để phát triển kinh tế gia đình nên các em thiếu sự quan tâm của cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức, hành vi, lối sống. Một số học sinh chưa theo kịp yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng; chưa có động cơ học tập và do cha mẹ học sinh nhận thức hạn chế nên không nhắc nhở giúp đỡ các em học tập. Bên cạnh đó một số em thường nghỉ học vào dịp mùa màng theo cha mẹ đi nương rẫy hoặc ở nhà trông em để cha mẹ đi làm nên việc tiếp thu bài trên lớp gặp rất nhiều khó khăn. Từ thực tế nắm bắt được tình hình của học sinh, tôi phân loại học sinh thành 3 nhóm: nhóm 1 là nhóm học sinh có ý thức học tập và rèn luyện tốt, gia đình quan tâm đến việc học của các em; nhóm 2 là nhóm học sinh hay nghỉ học, thường làm mất trật tự trong các giờ học, không có động lực học tập; nhóm 3 là nhóm các em thiếu sự quan tâm của bố mẹ vì lí do đặc biêt. Nhóm 2 và nhóm 3 có chung đặc điểm là học lực yếu, tiếp thu bài chậm, đọc viết yếu và không tập trung trong giờ học, các em chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện. Đây là 2 nhóm thuộc phạm vi đề tài nghiên cứu để tìm ra các giải pháp giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm vụ học tập và có kĩ năng sống tạo nền tảng cơ sở cho cấp học trên. Từ tình hình trên, tôi hiểu và ý thức được nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp, phải tìm ra giải pháp tốt, phù hợp để các em ham thích đến lớp, có động cơ học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục và rèn luyện, có vốn kĩ năng sống nhằm định hướng phát triển đúng đắn về mặt xã hội và tinh thần. Nguyên nhân là do trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm lớp, một số giáo viên chưa quan tâm đến điều kiện gia đình của từng em và phân loại các đối tượng học sinh trong lớp, còn lúng túng trong việc lập kế hoạch chủ nhiệm. Thiếu mạnh dạn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để phát huy tính tích cực chủ động của các em. Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như văn nghệ, hoạt động Đội không thường xuyên nên chưa phát huy tính hiệu quả của nó trong việc nâng cao chất lượng học tập, giáo dục. Một số học sinh chưa biết xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm chỉ học tập và rèn luyện. Điều kiện học tập như: dụng cụ học tập, góc học tập ở nhà còn thiếu thốn. Một số cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em, còn khoán trắng cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a) Mục tiêu của giải pháp Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 cá biệt, giúp các em có động cơ học tập, có phẩm chất đạo đức tốt, có kĩ năng sống vận dụng trong sinh hoạt hằng ngày, giúp các em trở thành con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Bằng kinh nghiệm thực tế trong công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đưa ra một số biện pháp như sau: * Biện pháp 1 : Tìm hiểu thông tin về học sinh. Việc nắm bắt thông tin về học sinh là rất cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm. Đầu tiên tôi đã tìm hiểu tình hình học sinh của lớp về mọi mặt như hoàn cảnh gia đình học sinh: tôi đã trực tiếp đến từng gia đình cha mẹ học sinh lớp mình để biết được điều kiện sống của các em. Mục đích đi thăm gia đình cha mẹ là qua đàm thoại với cha mẹ để biết một số thông tin về từng học sinh (Sức khỏe, sở thích, tính cách, điều kiện học tập ở nhà,) và để biết được cha mẹ quan tâm đến con về việc đi học như thế nào? Và xem tư tưởng của cha mẹ các em về giáo dục ra sao? Quan tâm đến việc học tập của con cái mình như thế nào? Tôi đã tìm hiểu để biết được điều kiện sống và những lưu ý đặc biệt về đặc điểm của học sinh cá biệt, từ có biện pháp giáo dục hữu hiệu nhất. Quan sát xem trong nhà đã có dành riêng góc học tập cho các em không? Nếu có thì đã làm như thế nào? Ví dụ: Em Y Toan Adrơng, gia đình có 6 anh em, Y Toan là con thứ nhất. Từ nhỏ em hay ốm đâu, từng bị u lành ở bộ phận sinh dục nhưng được gia đình chạy chữa và đã khỏi hẳn. Em kế tiếp của Y Toan sinh ra bị dị tật bẩm sinh, hay ốm đâu và chết khi mới hơn 1 tuổi. Y Toan và các em sức khỏe không tốt nên hay nghỉ học. Gia đình em rất khó khăn, không có ruộng rẫy, sống chủ yếu bằng việc làm thuê nhưng cũng không ổn định. Vì bố mẹ sinh con gần nhau, em nhỏ dại nên Y Toan còn phải trông em để bố mẹ đi làm. Em H Ninh Niê và H Bơ Hđơk đều sinh năm 2005 (quá 2 tuổi). Em H Ninh có hoàn cảnh rất đặc biệt, gia đình có 3 anh em, mẹ mất sớm do bệnh hiểm nghèo khi em chưa tròn 3 tháng tuổi. Bố là người dân tộc H Rê ở Phú Yên, sau khi mẹ mất, bố trở về quê và tái hôn. Cả 3 anh em được bác ruột nuôi dưỡng và chăm sóc. Còn hoàn cảnh em H Bơ cũng tương tự, bố em mất sớm vì bệnh tật khi em đang học lớp 1, để lại 2 chị em; mẹ phải vất vả đi làm thuê xa theo mùa vụ có khi đến vài tháng mới về nhà một lần. Hai chị em phải sống với bà ngoại đã già yếu. Các em đều thiếu tình cảm của cha mẹ, sự đôn đốc trong học tập, không được chỉ bảo về các kĩ năng sống trong khi các em đang bước vào tuổi dậy thì, các em rất cần sự hướng dẫn và giúp đỡ. Như vậy, việc đầu tiên là phải xây dựng một kế hoạch chủ nhiệm. Kế hoạch này ngoài việc căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, chuyên môn, phải dựa vào tình hình thực tế của lớp, của cá nhân học sinh để xây dựng kế hoạch cả năm, học kỳ, tháng, tuần. Dựa vào kế hoạch, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. Sau mỗi đợt, tôi tổng kết lại cả quá trình và rút ra cho mình bài học kinh nghiệm. Từ đó biết được ưu, khuyết điểm của từng em để khắc phục và đưa ra hướng hoạt động mới. Những vấn đề trong hướng dẫn các em hoạt động, tôi ghi vào sổ chủ nhiệm những gì mình theo dõi được ở học sinh. Từ đó đánh giá và giáo dục các em tốt hơn. * Biện pháp 2 : Xây dựng mối quan hệ thầy – trò. “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra sự gần gũi giữa giáo viên với học sinh. Vì vậy làm thế nào để mối quan hệ thầy - trò được gắn bó, thân thiện. Trước hết, tôi đã thể hiện sự thân thiện cởi mở với các em nhưng vẫn thể hiện sự nghiêm khắc. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu các em phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm chứ không phải ở thái độ khắt khe, gay gắt. Mối quan hệ cơ bản nhất của tôi và các em là quan hệ hợp tác làm việc: giáo viên giao việc - học trò làm; giáo viên hướng dẫn - học trò thực hiện. Khi các em làm bài, viết bài tôi đến gần từng em để giúp đỡ kịp thời. Em nào làm bài chưa đúng, chưa viết được, tôi yêu cầu em đó phải làm lại chứ không ghi lời nhận xét phê bình các em. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp. Nếu em nào không làm được, tôi chữa bài và yêu cầu em chép lại. Tôi luôn nghĩ rằng đối với học sinh tiểu học việc chữa bài đánh giá nhận xét không phải để bắt lỗi, để la mắng học sinh mà để ghi lời nhận xét đánh giá nhằm phát hiện những chỗ chưa đúng của học sinh, giúp các em làm lại cho đúng, cho hoàn thiện hơn. Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những con người trung thực, không gian dối. Ở lớp 5, các em đã biết nhận xét, đánh giá nêu ra ý kiến riêng của mình. Bởi vậy mỗi lời nói, cử chỉ, việc làm, hành vi của giáo viên đều tác động đến học sinh vì đây là giai đoạn bước đầu các em phát triển tâm sinh lí tuổi dậy thì, các em rất nhạy cảm. Khi lên lớp tôi luôn nhắc các em biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, thái độ ứng xử với mọi người,... Mỗi khi có học sinh mắc khuyết điểm, tôi luôn tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa chứ không nóng vội phê bình các em trước lớp hoặc trước tập thể cha mẹ học sinh và không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em vì ở tuổi này các em đã biết tự ái và xấu hổ. Giờ học nào cũng vậy, tôi luôn cố tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em, khích lệ và biểu dương các em kịp thời. Chỉ bằng những tràng pháo tay cũng đủ để các em vui phấn khởi chứ không nhất thiết phải là vật chất. Ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn để các em thấy tự tin, phấn khởi, hứng thú để lần sau các em tiếp tục phát huy. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn. Ví dụ em H Ninh là học sinh khả năng ghi nhớ chậm, rụt rè, đọc yếu. Nên trong mỗi giờ học, tôi dành thời gian gọi em phát biểu dù chỉ là một câu trả lời nhỏ, đọc một câu văn ngắn tôi vẫn khen em đã có cố gắng, nếu em cố gắng hơn thì em sẽ đọc bài tốt hơn. Cứ thế mỗi giờ học, mỗi buổi học mỗi lần được khen em đều nở nụ cười phấn khởi. Từ đó em học tập tiến bộ và mạnh dạn hẳn lên cho đến cuối học kì I em đã đọc có tiến bộ rất nhiều, khả năng đọc bài và tính toán cũng nhanh hơn. Đối với học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn: Tôi luôn quan tâm gần gũi động viên để các em cố gắng học tập tốt như phát động phong trào “Giúp bạn nghèo vượt khó”, “Lá lành đùm lá rách”, gặp riêng cha mẹ học sinh để bàn bạc và khuyên họ khắc phục khó khăn tạo điều kiện cho con em học tập. Việc làm này, tôi thực hiện thường xuyên, liên tục hàng tuần. Sự gần gũi, thân thiện giữa cô và trò như vậy làm cho cha mẹ các em yên tâm, sẽ có trách nhiệm động viên, nhắc nhở con em ra lớp. Với các em trong trường hợp này thường hay thiếu dụng cụ học tập, tôi đã phát động cả lớp mỗi ngày tiết kiệm 1000 đồng nuôi heo đất lấy tiền mua dụng cụ học tập. Tuy những đồ dùng này giá không là bao nhưng vẫn là nguồn động viên, an ủi cho các em đến trường. Ví dụ em H Bơ Hđơk, khi tôi đến gia đình động viên em thì biết được lí do em không đi học là không có quần áo, cặp và sách vở - đồ dùng học tập để đến lớp. Tôi đã khuyến khích học sinh trong lớp quyên góp mỗi bạn 1 quyển vở hay cái bút, thước kẻ. Tôi cũng để lại cho em chiếc ba lô mà tôi yêu thích để cho em có cặp đi học. Hôm sau em đã đến lớp rất tươm tất trong tiếng vỗ tay của cả lớp. Đối với các em đó là một sự khích lệ vô cùng lớn để các em vững bước trên con đường học tập. Mỗi khi trò chuyện, khi giảng bài, hay trong giờ ra chơi, tôi luôn quan tâm và thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với các em. Chỉ có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học. Tình cảm giữa tôi và các em ngày càng gắn bó, thân thiện hơn. * Biện pháp 3: Xây dựng mối quan hệ bạn bè. Đây cũng là một tiêu chí góp phần xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Vì vậy ngoài việc được sự quan tâm của người thân trong gia đình, của bà con lối xóm, khi đến trường các em cũng cần có bạn bè để chia sẻ, giúp đỡ nhau. Thật đúng như vậy “Học thầy không tày học bạn” “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ở trường, nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết, nhiều bạn bè tốt thì các em sẽ vui hơn, sẽ học tập ở bạn nhiều điều tốt và sẽ mau tiến bộ. Bạn học giỏi sẽ giúp những bạn học yếu; ngược lại, bạn học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ. Nhưng trong thực tế không phải trong một lớp học em nào cũng đoàn kết giúp đỡ nhau. Có những lúc các em còn trêu trọc, cãi nhau. Tuy chưa có chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất lượng học tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó cho các em thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao. Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự đoàn kết của nhiều học sinh. Ví dụ: Trong tuần đầu, tôi sắp xếp các em ngồi gần học sinh đọc bài tốt để kèm bạn luyện đọc. Trong tuần sau, tôi sắp xếp các em ngồi gần học sinh khác để cùng chia sẽ việc giúp đỡ bạn mình. Vì từ đầu năm tôi phát động phong trào “ Đôi bạn cùng tiến” bằng cách phân công em học khá giúp đỡ em học yếu để những học sinh giỏi cùng tôi giúp đỡ bạn học tập để theo kịp chương trình. Trong tiết học Toán, tôi chia nhóm theo dãy bàn thì tiết Tập đọc tôi chia nhóm chẵn lẻ,... Tiết học này, các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau các em lại chung nhóm với bạn khác. Mỗi lần chia nhóm các em lại được giao lưu học tập với các bạn khác. Với cách làm đó tạo cho các em tính mạnh dạn, tinh thần đoàn kết, các em sẽ phấn khởi hứng thú học tập hơn. Với tính hiếu động, với tâm lí muốn được điểm tốt, được khen về khoe với ông bà, cha mẹ nên mỗi lần thảo luận nhóm tôi đều đánh giá khen thưởng bằng các hình thức khác nhau, thế là em nào cũng tích cực tham gia. Những em khá, giỏi thì thể hiện hết khả năng của mình. Còn những em học yếu, chưa tích cực sợ mình không được khen cũng cố gắng tham gia thảo luận dù mình chỉ đưa ra được câu trả lời chưa đầy đủ. Cứ như vậy, dần dần việc hợp tác của học sinh trong lớp đã được cải thiện. Em Y Toan và Y Yoai là hai học sinh hay nghịch ngợm trong lớp, do tiếp thu bài chậm nên học lực không theo kịp lớp. Trong một số tiết em thường trêu chọc bạn và tự tiện đổi chỗ đổi, gây mất trật tự trong giờ học, khi nhắc em thường tỏ thái độ lầm lì. Biết được tính cách này của em, tôi thường gọi em làm bài tập dạng đơn giản; gọi em đọc phần bài học; cho em phát vở cho các bạn. Từ những việc làm nhỏ đó, tôi thấy em đọc bài có tiến bộ rõ rệt, tiếp thu bài nhanh hơn so với đầu năm. Em tự giác trong học tập hơn, em đã cảm nhận được sự quan tâm của cô và thấy mình cũng có một vị trí quan trọng trong lớp. * Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 5 là giai đoạn đầu tuổi dậy thì, các em gái đã biết ngại ngùng xấu hổ, đã biết phân biệt chỗ ngồi, chỗ đứng giữa nam và nữ. Để tạo không khí sôi nổi ngoài các hoạt động học tập, tôi còn tổ chức cho các em tham gia các giờ sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp, múa hát chào mừng các ngày lễ lớn. Nội dung hình thức vui chơi được tôi soạn phù hợp với lứa tuổi gây sự hứng thú cho các em. Việc tổ chức cho các em múa hát và tham gia các trò chơi mà tôi đưa ra đã tạo cho các em có một sân chơi bổ ích “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó. Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Việc tổ chức các hoạt động tập thể tạo nên sự kết nối, đoàn kết các em lại với nhau hơn. Ví dụ trong tháng 12 với chủ điểm chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12, Liên đội tổ chức thi Hội khỏe Phù Đổng cấp trường. Tôi triển khai kế hoạch cuộc thi trước lớp, bình chọn các em tham gia, vì thế em nào cũng ra sức phấn đấu tập luyện. Kết quả: đạt 1 giải nhì môn điền kinh, 1 giải nhất môn nhảy xa, 2 học sinh được tham gia giải bóng đá thiếu nhi cấp huyện. Lúc đó, tôi thấy chất lượng học tập, rèn luyện của các em nâng lên rõ rệt. Bằng kinh nghiệm thực tế của bản thân, ngoài việc tổ chức cho các em tham gia sinh hoạt tập thể,..tôi còn luôn tạo không khí sinh động, sôi nổi, hài hòa, vui tươi không căng thẳng mà tạo niềm vui, sự phấn chấn để các em vừa học vừa chơi nhưng vẫn đảm bảo kiến thức bài học. Trong giờ học tôi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và chơi trò chơi ở giữa các tiết học nhằm bớt sự căng thẳng mệt mỏi trong giờ học. Có lúc, tôi lấy nội dung trong bài học làm trò chơi. Qua trò chơi, các em vừa chơi vừa khám phá kiến thức bài học. Ví dụ: Trong các tiết Khoa học, tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: thực hành giữ vệ sinh cá nhân tuổi dậy thì, an toàn trên đường đi học, phòng tránh bị xâm hại..... Tổ chức cho các em sắm vai xử lí các tình huống tránh xa các tệ nạn, các chất cấm, gây nghiện,... Thông qua các hoạt động này, các em có được những kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống. Những trò chơi, những hoạt động có liên quan đến bài học thì tôi tổ chức cho các em chơi trong giờ học còn những hoạt động chiếm nhiều thời gian, cần nhiều sự chuẩn bị về công sức, tôi tổ chức cho học sinh tham gia trong tiết hoạt động tập thể bởi mỗi tuần có 01 tiết. Trong tiết hoạt động tập thể tôi tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Hái hoa dân chủ, Kết bạn, Đố vui để học,.. Nội dung tôi soạn thảo có liên quan đến kiến thức bài học, gây được sự thích thú, hào hứng cho học sinh mỗi lần tham gia. Ngoài ra ở các buổi sinh hoạt lớp cuối tuần sau khi lớp đánh giá hoạt động và nghe tôi triển khai kế hoạch tuần tới xong thì tiếp tục chơi trò chơi như tìm hiểu về các ngày lễ lớn, kể tên hoặc sưu tầm tranh ảnh về những việc làm tốt... Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Ví dụ: Trong hội thi Thiếu nhi vui khỏe, các em rất hào hứng khi được tham gia, em nào cũng muốn vào đội chính trong môn thi kéo co. Hằng ngày các em thường phân thành nhóm nhỏ để chơi như bạn gái chơi nhảy dây hoặc chơi thẻ đá, bạn trai chơi đá cầu... Nhưng hôm nay thì khác, đội hình của lớp là 4 nam 4 nữ, cùng dùng hết sức kéo trước sự cỗ vũ nhiệt tình của các bạn còn lại. Mặc dù không có giải, nhưng các em đã hiểu được rằng: muốn chiến thắng phải đồng sức, đồng lòng, đoàn kết giữa các thành viên và cả đội cỗ vũ cũng phải nhiệt tình. * Biện pháp 5: Tạo điều kiện tốt nhất để các em được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi, sự hỗ trợ của các mạnh thường quân. Vì trong lớp có nhiều em hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, việc chọn lựa và xem xét để các em được hưởng các phần quà, sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm là rất khó đối với giáo viên chủ nhiệm, được em này thì lại tội em kia. Nên giáo viên phải nắm rõ hoàn cảnh của từng em và phân bố hợp lí tránh việc một học sinh mà được nhận nhiều lần, không công bằng đối với các em còn lại. Đồng thời với những em chưa được hưởng tôi cũng động viên, phân tích cho các em hiểu mình cần phải chia sẻ cho bạn và cũng phân loại các em chưa được nhận quà để có kế hoạch hỗ trợ, phát quà cho các em ở những lần tiếp theo. Ví dụ như em H Ninh Niê, em được chính quyền xã quan tâm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã nhận một chiếc xe đạp và vở viết. Trong đợt tặng quà tiếp theo, tôi xét em cũng có hoàn cảnh khó khăn để chia sẽ sự giúp đỡ cho bạn khác như em H Mơ Niê, gia đình có hai chị em, mẹ bị tâm thần không lao động được, bố mất sớm. Cả 3 mẹ con đều được sự chăm sóc của ông bà ngoại đã già yếu. Nhưng em H Mơ lại có thành tích học tốt, chăm học, đi học chuyên cần, biết giúp đỡ ông bà. Món quà nhỏ nhưng đã khích lệ được tinh thần vượt khó trong học tập cũng như trong cuộc sống của em. Trong việc hưởng chế độ đối với học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, giáo viên chủ nhiệm phải rà soát và nắm đủ số lượng hộ nghèo; đến từng gia đình hướng dẫn cha mẹ làm các giấy tờ liên quan để con em mình được hưởng đầy đủ chế độ theo Nghị định của Nhà nước. c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp trên c
Tài liệu đính kèm: