SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy tiết An toàn giao thông đối với học sinh lớp 5 tại trường TH Dray Sap

SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy tiết An toàn giao thông đối với học sinh lớp 5 tại trường TH Dray Sap

Hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm

Từ khi áp dụng các phương pháp với các hình thức dạy học nói trên, kết hợp với phương pháp giáo trình của Bộ, bản thân tôi với những cố gắng đã đạt được những kết quả như sau:

Học sinh yêu thích và hăng hái học các bài học về an toàn giao thông và các em tham gia các trò chơi một cách chủ động, tích cực.

Qua thơ, nhạc và những trò chơi được áp dụng trong bài đã hình thành được kỹ năng, thói quen và hành vi ứng xử tốt.

Qua các bài dạy về An toàn giao thông, giáo dục các em có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội, đồng thời bồi dưỡng được tình cảm yêu thương gắn bó giữa con người với con người.

Xử lý được các tình huống khi tham gia giao thông trên đường và có thể sơ cứu được những trường hợp bị tai nạn.

Đặc biệt từ đầu năm học cho đến nay, chưa có trường hợp em nào bị tai nạn giao thông.

Tất cả những kết quả trên đây phần nào cho thấy việc giảng dạy An toàn giao thông theo hướng tích cực là rất cần thiết để hình thành được ý thức, thói quen cũng như hành vi chấp hành đúng luật lệ giao thông.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1631Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy tiết An toàn giao thông đối với học sinh lớp 5 tại trường TH Dray Sap", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉ lệ người chết vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới.
Thực tế đau lòng đó đã làm cho vấn đề An toàn giao thông trở thành một vấn đề nhức nhối cho toàn xã hội. Đây là một vấn nạn, một bài toán khó mà mặc dù trong nhiều năm qua chúng ta đã cố gắng hết sức để tìm ra lời giải nhưng vẫn chưa đi được đến cái đích cuối cùng. 
Đối với các em học sinh - đặc biệt là học sinh tiểu học ý thức khi tham gia giao thông còn hạn chế, hiểu biết về luật an toàn giao thông chưa nhiều. Hằng ngày các em tham gia giao thông khi đến trường, khi đi chơi một cách tự do trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng về giao thông còn nhiều hạn chế: đường xá chật hẹp, nhiều ổ gà thậm chí ổ voi, phương tiện tham gia giao thông có nhiều loại có khả năng gây nguy hiểm cho các em,  . Với sự hiểu biết về luật giao thông hạn chế như vậy các em có thể vi phạm luật giao thông một cách vô ý. Việc đó có thể dẫn đến tai nạn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng của các em – những chủ nhân tương lai của đất nước, làm cho gia đình không yên tâm khi cho các em tham gia giao thông và trở thành mối quan ngại cho toàn xã hội.
Vì vậy việc đưa An toàn giao thông vào giảng dạy trong nhà trường đặc biệt là nhà trường tiểu học là một vấn đề cấp thiết được sự ủng hộ của đội ngũ giáo viên và đông đảo các bậc phụ huynh học sinh. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và Bộ Giáo Dục và Đào tạo cùng với cơ quan chức năng đưa nội dung giáo dục pháp luật về trật tự ATGT vào các trường học từ năm 2001đến nay. 
Như vậy xã hội đã nhận định việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Việc này giúp cho các em tự bảo vệ an toàn cho bản thân mình kéo theo đó là bảo vệ niềm vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ, của gia đình từ đó đem lại niềm vui, sự an tâm cho toàn xã hội.
II. Thực trạng
Trong hai năm 2016 - 2017, 2017 - 2018, tôi chủ nhiệm 2 lớp 5A ở điểm trường chính của trường Tiểu học Dray Sáp. Trong năm học 2016 – 2017, khi dạy đến tiết An toàn giao thông, tôi nhận thấy hầu hết các em không có hứng thú học, kiến thức về An toàn giao thông của các em ở các lớp trước chưa nắm được. Cho nên, tôi cho các em làm thử một bài khảo sát với hình thức và nội dung phiếu như sau: 
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng:
Tình huống 1: 
Khi tham gia giao thông trên đường bộ, gặp đèn đỏ các em phải :
A. Đi chậm lại	B. Dừng lại	C. Tiếp tục đi
Tình huống 2:
Đang tham gia giao thông trên đường bộ, muốn qua đường các em cần phải:
A. Qua thật nhanh 
B. Quan sát đường trước khi qua
C . Cả hai ý đều đúng
Tình huống 3: 
 Khi gặp biển báo hiệu “cổng trường” cắm ở nơi đang có sữa chữa đường, làm đường, làm cầu, các em cần phải điều khiển xe như thế nào? 
A. Điều khiển xe cẩn thận để đề phòng tai nạn
B. Điều khiển xe cùng với sự can thiệp của người lớn
C. Cố gắng điều khiển thật nhanh để qua đoạn đó
Tình huống 4: 
Gặp biển báo nguy hiểm, em cần phải làm gì?
A. Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia giao thông an toàn 
B. Căn cứ vào nội dung biển báo của biển để đề phòng tai nạn có thể xảy ra
C. Nhắc nhở mọi người đi cẩn thận 
Tình huống 5: 
Đường phố không bảo đảm an toàn giao thông là:
A. Đường có biển báo hiệu giao thông
B. Đi qua vòng xuyến có nhiều ngã đường
C. Đường có đèn chiếu sáng, có vỉa hè rộng
Tình huống 6: 
Khi tham gia giao thông , người đi xe đạp cần phải đi như thế nào?
A. Đi cả hai bên lề trái, lề phải của đường đều được
B. Phải đi bên phải của lề đường
C. Cả hai ý đều đúng.
Tình huống 7: 
Hiện nay tai nạn giao thông xảy ra rất nhiều, nguyên nhân chính là do:
A. Do trời mưa, đường sá chật hẹp
B. Có nhiều phương tiện cùng lúc tham gia giao thông trên đường
C. Do người tham gia giao thông không thực hiện đúng quy định của luật giao thông đường bộ.
Kết quả thu thập được như sau: 
Năm học 
Lớp
TSHS
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
Đúng
Tỉ lệ %
Sai
Tỉ lệ %
2016-2017
5A
32
15
38,46%
17
61,54%
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: 
Kiến thức về an toàn giao thông của các em chưa được tốt, số lượng học sinh trả lời sai đang còn nhiều. 
Bên cạnh đó giảng dạy An toàn giao thông cho học sinh tiểu học là một nội dung tuy có vẻ đơn giản nhưng rất khó dạy vì người giáo viên ngoài việc dạy học cho học sinh còn cần phải thuộc những điều luật quy định, mặt khác còn cần làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn là có được ý thức, thói quen, hành vi đúng khi tham gia giao thông.
Thực tế cho thấy: nội dung của bài học về An toàn giao thông rất khô khan, đơn điệu và dễ gây nhàm chán, giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc dạy các bài qua tranh, ảnh minh hoạ.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học có nhưng còn rất hạn chế, việc thực hiện qua sa bàn lại càng khó khăn vì thực tế trường, lớp chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, hơn nữa việc thực hiện qua sa bàn cũng rất khó khăn đối với những giáo viên “không chuyên” . Vì thế, nếu giáo viên chỉ dạy một cách máy móc, áp đặt thì hiệu quả tiết học sẽ không cao, dẫn đến học sinh không khắc sâu được những kiến thức cần thiết và khó hình thành kỹ năng, ý thức, hành vi.
Học sinh không mấy thích học An toàn giao thông chỉ học thuộc lòng những gì giáo viên cho ghi chép do đó các em chưa có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
Một thực tế cần nói đến nữa là việc đầu tư về thiết bị, đồ dùng dạy học của nhà trường, các ngành có liên quan cho việc giảng dạy An toàn giao thông còn ít, bên cạnh đó là sự thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình. Có nhiều phụ huynh “khoán trắng” việc giáo dục con em mình cho nhà trường kể cả việc dạy chữ và dạy làm người. Tất nhiên nhà trường là nơi để dạy dỗ, giáo dục các em nhưng cũng cần có sự hợp tác của gia đình, của xã hội đặc biệt trong việc giảng dạy An toàn giao thông cũng cần phát huy tối đa mô hình giáo dục hợp tác Nhà trường – Gia đình – Xã hội.
Địa phương nơi các em ở là thôn buôn tương đối xa xôi nên việc tiếp cận với vấn đề giao thông còn hạn chế. Hơn nữa đa số các em là con nhà nông còn nhiều khó khăn về kinh tế, ngoài giờ học còn phải phụ giúp cha mẹ làm việc nhà nên thời gian để dành cho việc học còn ít đặc biệt là thời gian dành để học An toàn giao thông – chỉ học ở lớp là chủ yếu.
Một số giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc hình thành ý thức, thói quen tốt trong khi tham gia giao thông cho học sinh trong cuộc sống hàng ngày nên sự quan tâm ở đây còn rất hạn chế. 
Từ thực tế trên cho thấy, trong thời gian giảng dạy với quan tâm làm sao cho học trò của mình hằng ngày đến trường bình yên, khoẻ mạnh để vui chơi và học hành. Đồng thời khích lệ các em cảm thấy hứng thú khi học những bài học về An toàn giao thông. Giúp các em có những kiến thức và kĩ năng cơ bản để tự mình rèn luyện và ứng dụng vào trong cuộc sống hằng ngày. 
III. Giải pháp, biện pháp 
1. Thiết kế nhiều hình thức dạy học tích cực 
Chương trình An toàn giao thông từ lớp 1 dến lớp 5 có nội dung đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó tuỳ theo sự nhận thức của trẻ, có những nội dung trùng lặp ở các khối lớp nhằm khắc sâu thêm và tăng cường các kỹ năng cho các em.
Và tôi xác định: Học sinh khối lớp 5 là khối lớp lớn nhất trong trường tiểu học, là đối tượng có thể tiếp thu kiến thức để thực hành có hiệu quả nhất những kỹ năng, thói quen và hành vi đúng trong việc chấp hành tốt Luật giao thông đường bộ. 
Mỗi bài dạy, tôi đều tổ chức cho học sinh học tập với nhiều hình thức khác nhau, căn cứ vào đặc điểm tình hình học sinh của lớp, của địa bàn dân cư, những con đường mà các em thường qua lại, đồng thời dựa vào mục tiêu từng bài dạy để lựa chọn phương pháp truyền đạt cho phù hợp, sáng tạo những hình thức dạy học phong phú, hấp dẫn, đồng thời có tính khả thi, nhằm mục đích:
- Giúp cho học sinh có hiểu biết, có ý thức tuân theo những quy định của Luật giao thông đường bộ, để phòng tránh tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn tính mạng và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
- Dạy cho học sinh một số kỹ năng cơ bản, cần thiết khi tham gia giao thông, nhất là để hình thành ý thức, thói quen chấp hành tốt Luật giao thông đường bộ.
- Hướng dẫn học sinh biết cách phòng tránh tai nạn giao thông khi đi trên đường phố có các tình huống phức tạp, biết lựa chọn con đường đi đảm bảo an toàn.
- Đặc biệt lấy việc hình thành kỹ năng, ý thức hành vi đúng làm cơ bản.
Qua những năm giảng dạy tiết An toàn giao thông tôi đã cùng trao đổi với các đồng nghiệp trong trường để đúc rút ra những hình thức dạy học theo tôi là tích cực và trong năm học 2017 – 2018 tôi đã thực hiện trong từng bài dạy như sau:
TÊN BÀI
PHẦN THỂ HIỆN
HÌNH THỨC ÁP DỤNG
MỤC ĐÍCH
1.BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
- Khắc sâu nội dung biển báo
- Củng cố bài học:
- Trò chơi hái hoa dân chủ:
Giáo viên làm 4 bông hoa, mỗi bông hoa là tên một bài thơ về các nhóm biển báo (4 nhóm) mà các em đã được học hồi lớp 4.
Tổ nào hái được bông hoa có tên bài nào thì sẽ đọc bài thơ ấy.
Ví dụ:
Tổ 2 hái được bông hoa có nội dung: “Biển báo cấm” sẽ đọc bài: 
Này biển báo cấm phải trông
Hình tròn viền đỏ, trắng trong kẻ hình.
Bốn sáu biển báo rành rành
Các đường báo cấm vẽ tranh rõ ràng
Lưu ý : Nếu tổ nào không đọc được sẽ có tổ khác bổ sung. Giáo viên chấm điểm công khai và có khen thưởng kịp thời 
- Trò chơi: “ Ai nhanh ai đúng”
+ Chia lớp thành 2 đội chơi:
+ Nhận diện các biển báo: 
Một đội mô tả hình dáng bằng lời, một đội trả lời nội dung, ý nghĩa các biển báo đó và ngược lại
Hiểu biết về sự cần thiết của các biển báo.
- Học sinh nhớ và giải thích được các biển báo đã học và ôn lại các biển báo qua các bài thơ đã học hồi lớp 4.
Hiểu được tác dụng điều khiển giao thông của những biển báo mới.
2. ĐI XE ĐẠP AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG
-Phần củng cố bài học.
- Giáo viên sáng tác một bài thơ, đọc cho học sinh nghe một lượt, sau đó tổ chức cho học sinh chép vào “sổ tay” đã chuẩn bị từ trước rồi thi đọc diễn cảm.
-Tổ nào có nhiều bạn thuộc sẽ được thưởng quà.
Ví dụ: 
Mỗi khi đi xe đạp
Xin em chớ coi thường
Phải đi đúng phần đường
Về phía bên tay phải
Qua ngã ba ngã bảy
Phải theo tín hiệu đèn
Nếu muốn rẽ sang đường
Thì phải đi chậm lại
Quan sát xe phải, trái
Rồi giơ tay xin đường
Em luôn phải nhớ rằng
An toàn là bạn tốt.
- Sau khi học xong bài sẽ hình thành được ý thức, kỹ năng đi xe đạp an toàn và có thói quen chấp hành tốt luật.
3.ĐƯỜNG AN TOÀN GIAO THÔNG 
-Thực hành về đường phố an toàn
- Trắc nghiệm: 
Học sinh chuẩn bị bảng con.
Giáo viên sử dụng dạy trên máy chiếu + Đưa ra các bài tập trắc nghiệm những điều kiện an toàn và chưa an toàn trên những con đường theo phương án (A, B, C,D) để học sinh lựa chọn và điền vào bảng con.
Ví dụ:
Khi tan học bước ra cổng trường em thấy một chiếc xe máy cày đang dần tiến đến chỗ em (đường chật hẹp) em sẽ:
A) Nép sát vào lề đường chờ máy cày đi qua rồi mới đi
B) Cứ đi rồi máy cày sẽ tránh mình 
Học sinh sẽ phải lựa chọn phương án A
Sau khi HS có đáp án, giáo viên yêu cầu học sinh giải đáp sự lựa chọn của mình. Các em học sinh khác có quyền nhận xét, bổ sung
-GV chốt lại ý kiến đúng nhất.
Qua đó đồng thời cũng giáo dục cho HS có ý thức để tránh tai nạn khi đi trên con đường này.
-Học sinh biết được những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường để lựa chọn con đường đi cho phù hợp.
4.TAI NẠN GIAO THÔNG
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
- Thực hành làm chủ tốc độ
- Hồi tưởng:
Mỗi em học sinh chuẩn bị một câu chuyện về an toàn giao thông do em chứng kiến hoặc do người khác kể lại
-Sưu tầm các mẫu chuyện qua sách báo, truyền thanh, truyền hình ,để kể trước lớp .
-Sau mỗi câu chuyện, giáo viên cùng học sinh phân tích để tìm hiểu nguyên nhân gây ra tai nạn
- Trò chơi thử nghiệm tốc độ trên sân trường.
+ Giáo viên chọn và cử 1 em đi bộ, 1 em chạy bộ. Giáo viên hô: “Khởi hành” cả 2 em cùng xuất phát về phía trước, bất ngờ giáo viên hô : “dừng lại”, 2 em phải dừng lại ngay. Giáo viên phân tích cho học sinh nhận thấy em chạy, khi nghe lệnh vẫn chưa dừng ngay được mà cần có khoảng thời gian.
Điều đó chứng tỏ:
Khi đi xe máy, xe đạp, cần đi đúng tốc độ cho phép. Không phóng nhanh vượt ẩu để xử lý kịp các tình huống có thể xảy ra trên đường đi.
- Giáo viên sáng tác mẫu thơ để học sinh chép vào “sổ tay”
Ai ơi nhắc nhở nhau cùng
Ra đường chú ý đề phòng hiểm nguy.
Giao thông, tai nạn bất kỳ
Phải đi đúng luật ta thì nhớ cho.
(Giáo viên tổ chức cho HS học thuộc để thực hiện cho tốt luật giao thông đường bộ).
- Học sinh hiểu được những nguyên nhân khác nhau dẫn đến tai nạn giao thông.
- Gây ấn tượng cho học sinh về sự nguy hiểm của tai nạn giao thông.
- Trò chơi giúp rèn luyện kỹ năng biết làm chủ tốc độ, ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
5.AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
- Kết thúc bài học
- Thi sáng tác thơ và vẽ tranh có nội dung tuyên truyền về an toàn giao thông (Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị từ tiết học trước).
Dựa theo mẫu của giáo viên và giáo viên gợi ý các em có thể sáng tác bài thơ ngắn dựa vào phần ghi nhớ của bài học.
Những bài hay sẽ được đọc vào buổi chào cờ hay sinh hoạt lớp cuối tuần.
- Về vẽ tranh cũng vậy.
- Trò chơi sắm vai
- Kịch bản:
(Trang 41, tài liệu ATGT, Sách giáo viên).
Đây là trò chơi “ Xử lý tình huống nguy hiểm”.
Có 2 nhân vật đóng vai, sau tiểu phẩm, lớp phân tích tình huống và tìm ra giải pháp hợp lý để thuyết phục các bạn cùng thực hiện.
- Rèn kỹ năng tuyên truyền và thuyết phục quần chúng chấp hành tốt luật lệ giao thông đượng bộ.
2. Sưu tầm một số bài thơ, bài vè về An toàn giao thông 
Tôi tích cực sưu tầm các bài vè, bài thơ về An toàn giao thông đọc cho các em nghe trong các tiết học và yêu cầu các em ghi chép vào sổ tay để học thuộc và vận dụng, đồng thời tuyên truyền người thân và gia đình cùng thực hiện tốt. Vè và thơ thường có vần điệu sẽ giúp cho học sinh dễ nhớ và thích học. Một số bài vè và bài thơ mà tôi đã dạy cho học sinh là : 
+ Bài vè về Nghị định 32 của chính phủ về thực hiện đội mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông 
Ve vẻ vè ve
Nghe vè tôi nhé
Giờ đây tôi kể
Tai nạn giao thông
Nước ta người đông
Phố phường chật hẹp
Xe thì đông nghẹt
Học luật chưa nghiêm
Tai nạn thường xuyên
Bao nhiêu người chết
Đau thương chưa hết
Trên những tuyến đường
Trước tình hình trên
Đảng và Chính phủ
Ban hành đầy đủ
Một nghị định hay
Toàn dân thấy ngay
Một điều thiết thực
Từ nay bắt buộc
Mọi người đi xe
Xin hãy nhớ ghi
Đội mũ bảo hiểm
Mọi điều đơn giản
Để bảo vệ mình
Lịch sự văn minh
An toàn xã hội
Rồi ngày đó tới
Chẳng thể ai quên
Ra phố mà xem
Xe qua nườm nượp
Chao ôi tuyệt đẹp
Bảo hiểm đội đầu
Màu sắc đua nhau
Đỏ xanh vàng tím
Giờ mũ bảo hiểm
Là bạn của ta
Hạnh phúc muôn nhà
Cùng nhau nhắn nhủ
Hoan hô Chính phủ
Có nghị định hay
Toàn dân từ nay
Thực hành nghiêm túc.
+ Bài thơ về các biển báo giao thông : 
Lái xe trên đường giao thông
Không thuộc biển báo là không an toàn.
Biển tam giác sơn màu vàng
Biển báo nguy hiểm lại càng khắc ghi.
Biển tròn vành đỏ nói gì?
Đó là biển cấm không đi ngược chiều.
Mũi tên dù chỉ hướng nào
Có một gạch chéo đi vào phạt nhanh.
Biển chữ nhật sơn màu xanh
Là biển chỉ dẫn rành rành đường đi.
Trên đường quốc lộ phẳng lì
Sơn vàng hai vạch không đi chèn vào.
Đi vào thì sẽ làm sao?
Lấn làn chèn vạch lẽ nào được tha.
Đi gần hay đi đường xa
Tôn trọng pháp luật mới là văn minh.
+ Bài thơ Qua đường 
Qua đường xem trước, ngó sau
Ngã ba, ngã bảy, đường tàu giảm ga
Đèn đỏ, chớ có vượt qua
Rượu bia quá chén, cấm mà lái xe
Lòng đường, phân cách, vỉa hè
Làm chủ tốc độ, nhường xe ngược chiều
“Văn hóa giao thông” cần nhiều
Cùng nhau thể hiện, vạn điều bình an
3. Xây dựng một số bài tập trắc nghiệm 
Sau mỗi bài học tôi thường cho các em làm một số bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức cho các em. Bài tập còn đưa ra một số tình huống về an toàn giao thông để nhắc nhở các em chọn cách xử lý sao cho đúng và từ đó có ý thức hiện tốt an toàn giao thông.
Một số dạng bài tập trắc nghiệm mà tôi đã cho các em thường làm đó là:
Câu 1: Khi tham gia giao thông, trường hợp nào dưới đây là không an toàn, gây nguy hiểm?
A. Đi qua đường cùng người lớn.
B. Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy.
C. Đi xe đạp chở 1 người ngồi sau.
Câu 2: Khi đi qua chỗ đường giao nhau, có tín hiệu đèn, em cần chú ý điều gì?
A. Quan sát kỹ tín hiệu đèn giao thông, khi đèn xanh bật mới được đi.
B. Nhờ người lớn dẫn qua đường.
C. Không chú ý tín hiệu đèn mà đi sát lề đương bên phải
Câu 3: Em cùng các bạn đi học về thấy một số bạn chơi đùa trên đường, em sẽ làm gì?
A. Nhắc các bạn không chơi đùa trên đường vì không an toàn.
B. Vui chơi cùng các bạn.
C. Vẫn đi bình thường như không có việc gì xảy ra.
Câu 4: Em được người lớn đèo bằng xe máy đi trên đường, em phải ngồi thế nào cho an toàn?
A. Đội mũ bảo hiểm và ngồi trước người lớn.
B. Đội mũ bảo hiểm, ngồi sau người lớn và bám chắc vào người lớn.
C. Đội mũ bảo hiểm và ngồi sau người lớn.
Câu 5. Khi lên, xuống ô tô cần phải làm gì?
A. Chỉ lên xuống khi xe đã dừng hẳn
B. Khi lên xuống xe phải đi theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy. 
C. Cả hai ý trên 
Câu 6. Quy định nào để đảm bảo an toàn trên đường đi?
A. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều.
B. Đi đúng hướng đường, làn đường cho phép.
C. Đi xe máy che ô, buông thả hai tay.
Câu 7. Khi gặp biển báo nguy hiểm, chúng ta phải:
A. Phải căn cứ vào nội dung báo hiệu để đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra.
B. Cho là không quan trọng.
C. Phải căn cứ vào nội dung báo hiệu để đề phòng và nhắc nhở mọi người đặc biệt chú ý để đề phòng nguy hiểm.
Câu 8. Học sinh lứa tuổi nào thì được đi xe đạp?
A. 10 tuổi 	B. 11 tuổi 	C. 12 tuổi
Câu 9. Khi đi xe đạp chúng ta phải:
A. Đi trên vỉa hè bên phải hoặc bên trái gì cũng được
B. Đi trên phần đường dành cho người đi xe đạp ở bên tay phải, muốn rẽ phải hay trái phải quan sát 2 bên đường, đi chậm lại và không quên giơ tay xin đường.
C. Đi bất cứ phần nào của đường nếu thấy ít người, xe qua lại.
Câu 10. Đường phố đảm bảo ATGT phải có những điều kiện: 
A. Đường thẳng, rộng, có rải nhựa hoặc bê tông. Vỉa hè thông thoáng, có giải phân cách và vạch qua đường dành cho người đi bộ. 
B. Đường có đèn chiếu sáng, biển báo giao thông, đường sắt cắt ngang và có rào chắn.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 11. Khi đi học hay đi chơi các em phải:
A. Lựa chọn con đường đi đảm bảo an toàn để phòng tránh tai nạn.
B. Chọn con đường ngắn nhất để đi cho nhanh, nguy hiểm cũng được.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 12. Tai nạn xảy ra là do nguyên nhân: 
A. Do người tham gia giao thông không chấp hành tốt luật giao thông, do đường xá và các loại phương tiện giao thông không đủ điều kiện an toàn.
B. Do yếu tố thời tiết và địa hình.
C. Cả 2 ý trên , nhưng do con người quyết định nhiều hơn.
Câu 13. Khi điều khiển 1 phương tiện giao thông ta phải:
A. Đảm bảo tốc độ hợp lý, không phóng nhanh, vượt ẩu.
B. Cứ phóng nhanh nếu không gặp cảnh sát giao thông.
Câu 14. Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh và mỗi công dân cần phải làm gì?
A.Tìm hiểu học tập để biết rõ về Luật an toàn giao thông đường bộ. 
B. Thận trọng khi tham gia giao thông trên đường.
C. Không đùa nghịch, chạy nhảy hoặc đá bóng dưới lòng đường.
D. Thực hiện tất cả các điều trên.
Câu 15. Khi em đang đi bộ trên đường, có người quen mời em đi xe máy mà em và người đó đều không đội mũ bảo hiểm, em sẽ làm gì?
A.Lên xe ngồi luôn, vì đi bộ mệt
B.Cảm ơn họ vì đã mời ngồi xe nhưng nhất định không lên xe vì em không đội mũ bảo hiểm.
C. Lên xe ngồi và dặn họ đi chậm, quan sát cảnh sát giao thông sợ bị phạt vì cả hai người không đội mũ bảo hiểm.
IV. Tính mới của giải pháp
- Tôi đã linh hoạt sử dụng nhiều hình thức dạy học tích cực nhằm khơi gợi sự hứng thứ, tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức của các em. 
- Đọc cho các em nhiều bài vè, bài thơ vừa tự sáng tác, vừa sưu tầm về luật An toàn giao thông để các em chép vào sổ tay, yêu cầu các em học thuộc và tổ chức cho các em nắm bắt dưới nhiều hình thức khác nhau. Qua đó các em sẽ nhớ lâu và có ý thức thực hiện tốt khi tham gia giao thông.
- Nhiều em đã chủ động tìm kiếm kiến thức về các luật giao thông, chú trọng tìm hiểu luật giao thông đường bộ. Các em đã chia sẽ sự hiểu biết của mình với bạ

Tài liệu đính kèm:

  • docDoThiLieu_THDraySap.doc