SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Anh 8 dạng bài A closer look 2

SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Anh 8 dạng bài A closer look 2

Nghiên cứu các tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên chương trình thí điểm Tiếng Anh lớp 8. Nắm rõ mục tiêu yêu cầu của đổi mới của sách giáo khoa mới so với chương trình hiện hành.

- Thực hiện chỉ đạo dạy học chương trình Tiếng Anh thí điểm lớp 8 của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, sự chỉ đạo thực hiện chương trình Tiếng Anh thí điểm lớp 8 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana cũng như trường THCS Lương Thế Vinh.

- Nắm bắt các văn bản về việc dạy Tiếng Anh theo đề án khung 6 bậc theo tham chiếu châu Âu của Bộ giáo dục và Đào tạo. Công văn số 2653/BGDĐT-GDTrH về về việc hướng dẫn triển khai dạy học tiếng Anh cấp THCS và THPT theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 từ năm học 2014-2015. Công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 29 tháng 9 năm 2014 về việc triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Anh cấp THCS từ năm học 2014-2015.

 

doc 26 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3902Lượt tải 14 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Anh 8 dạng bài A closer look 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng được nhu cầu nâng cao khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh đối với học sinh lớp 8 trường THCS Lương Thế Vinh đang học chương trình Tiếng Anh thí điểm nói chung và học sinh lớp 8A1 nói riêng, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Anh 8 dạng bài A closer look 2”.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra những giải pháp nhằm tạo sự phù hợp cho các đối tượng học sinh trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức ngữ pháp trong chương trình Tiếng Anh 8 sách giáo khoa mới, đồng thời thông qua đó tăng sự hứng thú học tập cho học sinh.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh đặc biệt là theo định hướng giao tiếp đáp ứng yêu cầu mới theo khung tham chiếu chuẩn Châu Âu của Bộ GD&ĐT.
 - Cải thiện chất lượng đại trà môn Tiếng Anh 8 đối với học sinh trường THCS Lương Thế Vinh nói chung và lớp 8A1 nói riêng, tăng khả năng vận dụng kiến thức ngôn ngữ trong giao tiếp, về lâu dài giúp học sinh thực hiện mục đích giao tiếp bằng Tiếng Anh hiệu quả hơn.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	I. Cơ sở lý luận của vấn đề:
- Nghiên cứu các tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên chương trình thí điểm Tiếng Anh lớp 8. Nắm rõ mục tiêu yêu cầu của đổi mới của sách giáo khoa mới so với chương trình hiện hành. 
- Thực hiện chỉ đạo dạy học chương trình Tiếng Anh thí điểm lớp 8 của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, sự chỉ đạo thực hiện chương trình Tiếng Anh thí điểm lớp 8 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana cũng như trường THCS Lương Thế Vinh.
- Nắm bắt các văn bản về việc dạy Tiếng Anh theo đề án khung 6 bậc theo tham chiếu châu Âu của Bộ giáo dục và Đào tạo. Công văn số 2653/BGDĐT-GDTrH về về việc hướng dẫn triển khai dạy học tiếng Anh cấp THCS và THPT theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 từ năm học 2014-2015. Công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 29 tháng 9 năm 2014 về việc triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Anh cấp THCS từ năm học 2014-2015.
	II. Thực trạng vấn đề:
- Chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 8 đề án yêu cầu đánh giá học sinh theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo về chuẩn Tiếng Anh theo khung sáu bậc của châu Âu.
- Theo thông tư số 5333 của Bộ GD và ĐT triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014-2015 thì việc kiểm tra kiến thức ngôn ngữ của học sinh sẽ thể hiện được năng lực ngôn ngữ của học sinh về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cách sử dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh. Do đó mà để học sinh biết cách sử dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh thì phương pháp giảng dạy các mẫu câu cho học sinh cũng phải phù hợp với yêu cầu này.
- Đặc thù lớp 8A1 với sĩ số học sinh là 33 em, trong đó có 17 học sinh nữ, đặc biệt có đến 16 học sinh dân tộc thiểu số có khả năng tiếp thu kiến thức còn chậm. Có đến 20/33 học sinh thuộc diện hộ nghèo có điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu thốn các dụng cụ, phương tiện học tập. Phương pháp dạy học mà giáo viên từng áp dụng trong năm học 2018-2019 còn quá chú trọng về việc thuyết giảng các cấu trúc ngữ pháp nhằm giải quyết các dạng bài tập ngữ pháp, chưa tạo nhiều cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức ngữ pháp đó vào những hình thức giao tiếp nên chất lượng đại trà của lớp chưa cao:
Chất lượng
năm học 2017-2018
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu/Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
HKI
(2017-2018)
33
5
15,1
7
21,2
8
24,3
13
39,4
HKII
(2017-2018)
33
6
18,1
8
24,3
11
33,3
8
24,3
- Xác định rõ nhiệm vụ giảng dạy và kiểm tra đánh giá học sinh theo yêu cầu mới, tôi đã tìm hiểu nội dung một số văn bản, tài liệu giảng dạy theo chương trình đề án, tham gia các đợt tập huấn, chuyên đề do cụm tổ bộ môn, Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục tổ chức nhằm tìm ra các biện pháp hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng dạy và học chương trình Tiếng Anh 8.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Qua quá trình nghiên cứu chương trình Tiếng Anh lớp 8 chương trình mới, tôi đã trải nghiệm và tìm ra một số giải pháp cơ bản giúp học sinh nắm bắt được kiến thức ngữ pháp, đồng thời vận dụng được những kiến thức ấy vào giao tiếp.
Một là, xác định rõ các điểm ngữ pháp tương ứng với 12 đơn vị bài học qua 12 mục A closer look 2. Khi truyền tải kiến thức ngữ pháp đến học sinh, trước tiên giúp học sinh nắm rõ 3 vấn đề căn bản là: cấu trúc, ý nghĩa và cách sử dụng của các cấu trúc đó dựa vào các thông tin trong phần Look out, Learning tip và Remember được biên soạn khá cụ thể trong sách giáo khoa mới mà sách giáo khoa hiện hành không biên soạn. Sau khi học sinh nắm được các mẫu câu, để tiết kiệm thời gian, tôi chỉ yêu cầu học sinh ghi chép những mẫu câu này thật ngắn gọn, phần chi tiết học sinh xem lại trong sách giáo khoa. 
Hai là, dạy ngữ pháp phối hợp với một số kĩ năng khác như speaking, listening, writinggiúp học sinh vận dụng những kiến thức ấy vào giao tiếp thông qua một số nhiệm vụ học tập. Các dạng bài tập phù hợp để kiểm tra, đánh giá việc nắm bắt kiến thức của học sinh như: multiple choice, making sentences, questions-answers, matching Tuy nhiên, với mỗi mẫu câu khác nhau thì việc thiết kế một nhiệm vụ học tập cũng thật sự linh hoạt, đa dạng nhằm kích thích khả năng tư duy cho học sinh, đồng thời đảm bảo việc vận dụng những mẫu câu ấy gắn với thực tế giao tiếp.
Ba là, có thể dạy đảo một số nội dung thiết kế trong sách giáo khoa trên cơ sở chọn lọc và xây dựng những câu bài tập để học sinh cảm thấy vừa sức, nhằm tăng thêm sự hứng thú cho các em trong quá trình tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, việc đảo các bài tập vừa phải đảm bảo tính logic đồng thời tiết kiệm được thời gian, phù hợp với năng lực học tập của đối tượng học sinh của từng trường, từng lớp. 
Bốn là, thay đổi một số nội dung, hình ảnh cho phù hợp với học sinh theo từng vùng miền. Chẳng hạn như, giáo viên có thể thay đổi hình ảnh một số lễ hội ở các địa phương khác bằng các lễ hội truyền thống địa phương huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk như lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Krông Ana, lễ hội còng chiên của đồng bào dân tộc Ê đê
Năm là, cuối mỗi một đơn vị bài học, giáo viên cho học sinh làm một bài kiểm tra khả năng hiểu và vận dụng các mẫu câu của các em. Các câu bài tập nên kèm theo hình ảnh, bảng biểu hoặc tình huống để tăng khả năng ghi nhớ cho học sinh. Những hình ảnh, bảng biểu hoặc tình huống đó gợi lại cho học sinh những kiến thức ngôn ngữ gắn liền với chủ điểm của từng đơn vị bài học.
Sáu là, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học như nhằm tăng sức hấp dẫn cho học sinh đồng thời giúp các em khắc sâu và vận dụng được kiến thức. Các phương tiện dạy học hiệu quả dành cho việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh 8 chương trình sách giáo khoa mới: như sách mềm, giáo án power point, tranh ảnh hoặc clip minh họaSo với chương trình sách giáo khoa hiện hành, chương trình Tiếng Anh mới được biên soạn đồng thời cả sách in và sách mềm dành cho sách giáo khoa và sách bài tập. Ngoài ra, sách mềm còn có các bài tập ôn tập sau mỗi đơn vị bài học, hệ thống đề kiểm tra thường xuyên và định kì nhằm kiểm tra đầy đủ các kĩ năng ngôn ngữ của học sinh qua đó giúp các em củng cố kiến thức vô cùng hiệu quả.
Trên đây là sáu giải pháp cơ bản để thực hiện giảng dạy chương trình Tiếng Anh 8 sách giáo khoa mới dạng bài “A closer look 2”. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học giáo viên cần sáng suốt chọn lọc các giải pháp sao cho phù hợp với đặc thù kiến thức ngôn ngữ của từng đơn vị bài học, đối tượng học sinh cũng như các phương tiện dạy học để làm sao mỗi tiết học sẽ mang lại hiệu quả cao nhất có thể.
 Dạng bài A closer look 2 được minh họa qua một số tiết dạy thuộc 12 đơn vị bài học trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 8 mới như sau:
UNIT 1: LEISURE ACTIVITIES
* Grammar: Verbs of liking + gerunds / to infinitive
- Bước 1: Cung cấp ngữ liệu mới thông qua kĩ năng nghe để nhận biết cấu trúc ngữ pháp. Đảo mục 2 dạy trước, giáo viên bật một đoạn băng trong đó có các động từ love, enjoy, detest, prefer , fancy, yêu cầu học sinh nghe và đánh dấu üvào bảng số 2 để từ đó rút ra mẫu câu:
Verbs
Followed by gerund only
Followed by both gerund and to-infinitive
1. love
ü
2. enjoy
ü
3. detest
ü
4. prefer
ü
5. fancy
ü
(Audio script:
1. I love eating spicy food.
 I love to eat spicy food.
2. Jane enjoys running.
3. Phong detests doing DIY.
4. I prefer reading poetry.
 I prefer to read poetry.
5. Do you fancy watching TV?)
* Form: 
- enjoy/detest/fancy + gerund 
- love/ prefer + to-infinitive
* Meaning: thích (ghét) làm gì
* Use: to talk about the things we like or don’t like to do
- Bước 2: Giúp học sinh nắm nội dung phần Look out và Learning tip để các em hiểu thêm về một số động từ chỉ sở thích và việc không thay đổi nghĩa quá nhiều khi dùng gerund hay to-infinitive theo sau love, like, hate và prefer.
- Bước 3: Giúp học sinh vận dụng kiến thức vừa học để hoàn thành các câu trong bài tập số 3, trang 10. Để phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh nói và giúp các em hoàn thiện những câu trong bài tập này, sau đó mới yêu cầu các em viết vào vở.
1. Mai enjoys making crafts, especially bracelets.
2. People I Britain love to watch (watching) TV in their free time.
3. Do you fancy skateboarding in the park this Sunday?
4. Nick likes learning (to learn) Vietnamese.
5. Ngoc hates sitting at the computer too long.
- Bước 4: Vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế thông qua kĩ năng speaking, giáo viên cho một số hoạt động thông qua hình ảnh. Học sinh quan sát và chia sẻ với nhau về những hoạt động mình thích hoặc không thích sử dụng mẫu câu vừa học. Với hình ảnh minh họa sinh động, chắc chắn sẽ tăng thêm sự hứng thú và giúp học sinh khắc sâu kiến thức hơn so với một số từ gợi ý trong sách giáo khoa.
+ Giáo viên đưa ra một số hình ảnh nói về các hoạt động gắn liền với chủ đề của bài học là “Leisure activities”.
+ Học sinh dùng những hình ảnh gợi ý để nói về sở thích của mình:
1. I like listening to music.
2. I love playing sports with my friends.
3. I prefer to make crafts in my free time.
4. I don’t fancy playing computer games.
UNIT 4: OUR CUSTOMS AND TRADITIONS
* Grammar: 
1. Should and shouldn’t to express advice (Review)
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc, nghĩa và cách sử sụng should và shouldn’t. (Vì nội dung này học sinh đã được học trước đó)
* Form:
S + should / shouldn’t + infinitive
*Meaning: 
 nên / không nên làm gì
*Use: to express advice
- Bước 2: Bằng việc sử dụng hình ảnh trình chiếu trên power point, giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập số 1 trang 41, điền should/shouldn’t vào chỗ trống để hoàn thiện các câu nói về phong tục, tập quán theo chủ đề bài học.
	- Bước 3: Thay cho bài tập số 2 trang 41, Giáo viên yêu cầu học sinh dùng mẫu câu “We/ You should/shouldn’t ” luyện nói theo cặp đưa ra lời khuyên về những việc nên và không nên làm liên quan đến phong tục tập quán.
	Ex: We shouldn’t break things at Tet.
 In Viet Nam, you should wait for the elderly people to sit before you sit down.
2. Have to express obligation or necessary:
- Bước 1: Giáo viên giúp học sinh nắm được cấu trúc, nghĩa cũng như cách dùng mẫu câu với “Have to”:
*Form: 
* Meaning: ... (không) cần phải làm gì...
* Use:
+ Để học sinh phân biệt sự khác nhau giữa don’t have to và mustn’t, giáo viên cho học sinh nghiên cứu thêm mục Rememer! trang 41.
- Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vừa học và điền các dạng của động từ “have to” vào chỗ trống thông qua sách mềm:
- Bước 3: Để học sinh phân biệt rõ hơn sự khác nhau giữa have to và must, thông qua sách mềm giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu có sử dụng các dạng của hai động từ khiếm khuyết này và nói trước lớp.
J I have to clean my house before Tet.
J Vietnamese people mustn’t drive a motorbike when they don’t wear the helmets.
J Students don’t have to go to school on Sundays.
J When the traffic light turns red, we must stop.
J My mother has to work on Saturday.
UNIT 5: FESTIVALS IN VIET NAM
* Grammar: Simple, compound and complex sentences
-Bước 1: Giáo viên giúp học sinh phân biệt simple and compound sentences thông qua việc xác định dạng câu qua bài tập số 1 thông qua sách mềm:
+ Simple sentences: sentences including a subject with one or more verbs.
+ Compound sentences: sentences including two clauses connected by conjunctions such as: and, but, or, so, yet, however, nevertheless, moreover, therefore, otherwise.
- Bước 2: Để học sinh hiểu hơn về dạng câu compound, thông qua sách mềm giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm lần lượt làm bài tập số 2 và số 3.
- Bài tập số 2, trang 51:
- Bài tập số 3, trang 51:
- Bước 3: Để lưu ý học sinh việc sử dụng đúng dấu câu, thông qua sách mềm giáo viên giúp học sinh đọc kĩ mục Look out! trang 51.
-Bước 4: Giúp học sinh xác định được loại câu được gọi là complex sentences bằng cách làm rõ những thông tin về dạng câu này kèm theo các ví dụ minh họa tại trang 51, sách mềm:
- Để học sinh hiểu rõ hơn về dạng câu complex và sử dụng đúng subordinators, hiểu rõ hơn về lễ hội đua voi, giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập số 5, trang 52 thông qua sách mềm:
 Vì thời lượng không đảm bảo, giáo viên hướng dẫn để học sinh tham khảo thêm bài tập số 4 và số 6 tại nhà.
- Bước 5: Để học sinh phân biệt kĩ hơn cả 3 dạng câu simple, compound and complex sentences, giáo viên thiết kế bảng củng cố kiến thức bằng cách đưa ra các loại câu và yêu cầu học sinh đánh dấu ü vào đúng cột:
Sentences
Simple
Compound
Complex
1. My friend went to Ha Long last year to join the carnival there.
ü
2. Nam was tired after the trip, so he went to bed early.
ü
3. Though the buffalo-fighting Festival sounds frightening, many people like it.
ü
4. Chu Dong Tu and Giong are both legendary saints; however, they are worshipped for different things.
ü
5. Because I like the Elephant Race Festival, I take part in it in Don village every year. 
ü
	- Bước 6: Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng các loại câu simple, compound and complex sentences nói về lễ hội ở Đăk Lăk và huyện Krông Ana.
Ex: Foreign tourists don’t know much about Central Highland Gong Festival; howerver, they like it. (Compound) 
Ex: Buon Ma Thuot Coffee Festival is held in March every two years. (simple)
Ex: Because Krong Ana Boat Racing is held on lunar January 4th, many people take part in it. (Complex)
	UNIT 10: COMMUNICATION
* Grammar: Future continuous (review); Verb + to infinitive
1. Future continuous (review):
-Bước 1: Giáo viên giúp học sinh nắm lại thì tương lai tiếp diễn bằng cách yêu cầu học sinh đọc lại đoạn Getting Started và tìm một số câu sử dụng thì này và nhắc lại cấu trúc thì tương lai tiếp diễn:
*Form:
- Affirmative: S + will be + Ving
- Negative: S + won’t be + Ving
- Will + S + be + Ving?
*Meaning: sẽ (không) đang làm gì
* Use:
- Bước 2: Thông qua sách mềm, giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập số 2 trang 41 để ôn lại kiến thức về thì tương lai tiếp diễn:
- Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán về các phương tiện giao tiếp sẽ đang sử dụng hoặc không sử dụng vào những năm 2020, 2025, 2030.
Ex: In 2020, we will still be sending snail mail.
 In 2025, we will be using signs, but the signs will be more interactive.
 In 2030, we will be communicating with telepathy devices.
2. Verb + to infinitive:
	- Bước 1: Giáo viên giúp học sinh nắm cấu trúc bằng cách yêu cầu học sinh đọc lại đoạn Getting Started và tìm một số động từ được theo sau là động từ dạng “to infinitive”. Sau đó giáo viên cung cấp thêm cho học sinh một số động từ khác cũng được theo sau bởi “to infinitive” thông qua sách mềm.
	- Bước 2: Giáo viên lưu ý thêm cho học sinh về một số động từ được theo sau bởi cả hai dạng động từ là “to infinitive” và “gerund”:
- Bước 3: Thông qua sách mềm, giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức này và thảo luận theo cặp để hoàn thành bài tập số 5, trang 42:
- Bước 4: Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh luyện kĩ năng nói thông qua việc sử dụng mẫu câu để trình bày quan điểm của mình về các phương tiện giao tiếp:
	Ex: - I think many people want to have a mobile phone battery that uses solar energy.
 - I think my parents prefer to communicate by face-to-face.
 - I think Lan tried to call you lots of time but couldn’t get through.
IV. Tính mới của giải pháp: 
Năm học 2018-2019 là năm đầu tiên Sở Giáo dục Đào tạo Đăk Lăk và Phòng GD và Đào tạo Krông Ana nói chung, trường THCS Lương Thế Vinh nói riêng thực hiện thí điểm dạy chương trình Tiếng Anh 8 theo sách giáo khoa mới. Đó cũng là lí do tại sao nhiều giáo viên trường THCS THCS Lương Thế Vinh còn nhiều boăn khoăn, lúng túng trong việc đưa ra các giải pháp giảng dạy chương trình sách giáo khoa này. Có thể nói đây là một trong những đề tài đầu tiên tại đơn vị triển khai nghiên cứu về chương trình Tiếng Anh 8 thí điểm. 
Thực tế cho thấy, hầu hết các thầy cô chưa chú trọng nhiều đến việc giúp học sinh vận dụng kiến thức ngữ pháp vào giao tiếp thông qua kĩ năng nói. Đề tài sáng kiến này sẽ góp 1 phần vào việc cải thiện phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp để phù hợp với yêu cầu mới của Bộ GD&ĐT về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá thông qua chương trình sách giáo khoa mới.
Đề tài nghiên cứu đã tìm ra một số điểm mới như: chọn lọc nội dung để dạy, đảo vị trí một số nội dung trong sách giáo khoa, thay đổi hệ thống tư liệu phù hợp với từng vùng miền, thiết kế thêm bảng biểu, gợi ý hệ thống tranh ảnh, đặc biệt tăng cường khả năng nói Tiếng Anh cho học sinh ngay cả trong khi dạy kiến thức ngữ pháp.
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
- Sau khi nghiên cứu và áp dụng các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm này vào thực tế, nhiều học sinh lớp 8A1 đã nắm bắt và vận dụng kiến thức tốt hơn. Đặc biệt các em tự tin hơn trong việc sử dụng các mẫu câu được học trong giao tiếp. Bài kiểm tra có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực từ đầu kì đến cuối kì, từ bài định kì số 1 đến bài số 4. Kết quả kiểm tra cụ thể:
Chất lượng
năm học 2018-2019
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu/Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Định kì số 1
(2018-2019)
33
7
21,4
8
24,2
12
36,3
6
18,1
Định kì số 2
(2018-2019)
33
8
24,2
10
30
11
33,3
4
12,1
Học kì I (2018-2019)
33
9
27,2
11
33,3
10
30
3
9,1
Định kì số 3
(2018-2019)
33
10
30
12
36,4
9
27,4
2
6,2
Định kì số 4
(2018-2019)
33
11
33,3
13
39,5
8
24,2
1
3
- Bảng thông kê các bài kiểm tra định kì trên đây cho thấy, chất lượng đại trà của lớp 8A1 đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Cuối năm học 2017-2018, tỉ lệ học sinh yếu kém của lớp là 24,3%. Tỉ lệ này đã giảm rõ rệt qua các bài kiểm tra định kì thể hiện trong bảng thống kê. Thời điểm kiểm tra định kì số 4 năm học 2018-2019 (vào giữa tháng 4), tỉ học sinh yếu kém chỉ còn 3%. Kết quả thống kê đã cho ta thấy những giải pháp mà đề tài đã đưa ra đã mang lại những hiệu quả đáng kể. Đa số học sinh cảm thấy tự tin và hứng thú hơn khi học môn Tiếng Anh 8 chương trình mới. 
- Kết quả trên là bước đầu của sự đi lên về chất lượng môn Tiếng Anh lớp 8A1 trường THCS Lương Thế Vinh. Tuy nhiên hy vọng đây sẽ là một nền tảng vững chắc cho những bước tiến tiếp theo trong phong trào dạy và học Tiếng Anh lớp 8A1 nói riêng và phong trào dạy chương trình Tiếng Anh sách giáo khoa mới tại trường THCS Lương Thế Vinh nói chung.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	I. Kết luận: 
Trên đây là một số giải pháp nghiên cứu về dạy kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 8 theo chương trình thí điểm để đáp ứng yêu cầu đánh giá theo chuẩn khung 6 bậc của Châu Âu. Mặc dù mới đưa vào thí điểm chưa được bao lâu nhưng tôi nhận thấy việc phối hợp các giải pháp trên song hành với chương trình học sẽ giúp học sinh nắm vững hơn kiến thức ngữ pháp và hình thành thói quen sử dụng ngữ pháp Tiếng Anh trong quá trình giao tiếp.
Mỗi giáo viên dạy chương trình Tiếng Anh 8 sách giáo khoa mới cần nghiên cứu thật kĩ các điểm ngữ pháp của từng đơn vị bài học để sử dụng những phương pháp dạy học phù hợp, chú trọng đến phát triển kỹ năng nói tạo cơ hội cho học sinh phát triển khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh.
Đây là những trải nghiệm đầu t

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Kim Thi LTVinh (2019).doc