Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
Sau khi tiến hành dạy theo hướng thiết kế như trên tôi nhận thấy rằng đa số học sinh hứng thú hơn trong các tiết học, biết vận dụng kiến thức về các món ăn và đặc biệt kĩ năng nói của các em được cải thiện.
Các em học sinh được tham gia nấu món ăn truyền thống mà mình yêu thích cùng với các bạn trong lớp tạo một môi trường học tập thân thiện, rèn luyện tinh thần hợp tác, ý thức vì tập thể. Học sinh được phát triển khả năng chế biến một số món ăn để phục vụ cho bản thân và gia đình trong những bữa ăn hàng ngày.Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo này mà tên của các món ăn, các nguyên liệu được học trong cả bài 5, chương trình Tiếng Anh 7 đề án được lặp đi lặp lại nghiều lần giúp các em tự tin hơn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh và củng cố được vốn từ vựng về chủ đề ẩm thực.
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: Từ lối quen thuyết giảng, không ít người chỉ “chạy” theo khối lượng kiến thức có trong sách giáo khoa, không quan tâm đến việc tìm ra những biện pháp tác động đến quá trình nhận thức của học sinh. Đây là thói quen, cũng là rào cản thứ hai của giáo viên khi đổi mới phương pháp dạy học. Bản chất của việc dạy học là làm cho học sinh chủ động tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức. Học sinh tiếp thu kiến thức không những chỉ thông qua kênh nghe, kênh nhìn mà còn phải được tham gia thực hành ngay trên lớp, đặc biệt thông qua các hoạt động trải nghiệm. Từ xa xưa, người phương Đông đã có câu: “Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy, học sinh chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15% nội dung kiến thức. Nếu quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ được 25%. Thông qua thảo luận với nhau, học sinh có thể nhớ được 55%. Nhưng nếu học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75%. Còn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới được 90%. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, trong đó phải kể đến việc dạy học kết hợp cho học sinh được trải nghiệm sáng tạo. Trong thực tế kĩ năng nói tiếng Anh của đa số học sinh còn quá yếu, thiếu tự tin khi giao tiếp bằng ngôn ngữ này mà chỉ chú trọng các kĩ năng còn lại. Khi các em rời các trường phổ thông, bước vào các trường chuyên nghiệp hay tiếp cận với môi trường làm việc đặc biệt khi tiếp xúc với đối tác người nước ngoài, khoảng cách về ngôn ngữ là một cản trở không nhỏ. Có thể nói nguyên nhân chính là khi các em còn học ở các trường phổ thông chưa có được môi trường tiếng như các bạn học sinh ở những vùng thuận lợi, các em chưa có nhiều cơ hội để luyện kĩ năng nói tiếng Anh, và hậu quả là kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của các em còn nhiều hạn chế. Nhưng tôi thiết nghĩ môi trường tiếng trong giải pháp tình thế cho các em vùng khó khăn đó chính là lớp học. Các em có thể trau dồi kĩ năng nói tiếng Anh với các bạn ngay trong những tiết học hàng ngày. Đây cũng chính là nền tảng để các em có thể tự tin tham gia các lớp học tiếng và tăng cường khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh về sau. Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học trải nghiệm sáng tạo với chủ đề “Our traditional dish” - Môn Tiếng Anh 7 đề án. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Việc nghiên cứu, thực hiện và triển khai đề tài này sẽ giúp cho học sinh phát triển kĩ năng nói bằng tiếng Anh, vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn giúp cho việc học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn và cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hiệu quả hơn. Đề tài này sẽ giúp cho người dạy thay đổi phương pháp dạy ngoại ngữ thiên về thuyết giảng, nặng về ngữ pháp mà chưa chú trọng nhiều đến kĩ năng giao tiếp, ứng dụng vào thực tiễn. 3. Đối tượng nghiên cứu. Dạy học trải nghiệm sáng tạo môn Tiếng Anh 7. 4. Giới hạn của đề tài. Dạy học trải nghiệm sáng tạo môn Tiếng Anh 7 đề án - chủ đề “Our traditional dish” 5. Phương pháp nghiên cứu. Dựa trên thực tế giảng dạy trên lớp, theo dõi sự vận dụng kiến thức ngôn ngữ của học sinh trong quá trình rèn luyện các kĩ năng. Đàm thoại với học sinh để có định hướng để nắm bắt những kiến thức của học sinh về các món ăn và khả năng chế biến các món ăn đó. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Giáo dục đang trong giai đoạn cải cách, thay sách giáo khoa điều đó đồng nghĩa với việc sử dụng các phương pháp mới trong quá trình dạy và học. Trong thực tế có rất nhiều phương pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp, trải nghiệm sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên không ít giáo viên thường sử dụng phương pháp dạy học trong đó chỉ dừng lại những nội dung đã được thiết kế sẵn trong sách giáo khoa, ít sáng tạo trong việc thiết kế thêm nội dung bài dạy, không gây nhiều hứng thú cho học sinh, đặc biệt chưa tạo cơ hội cho học sinh được thực tế trải nghiệm. Để thực hiện thành công chương trình sách giáo khoa mới nói chung và sách Tiếng Anh lớp 7 nói riêng, việc rèn luyện các kỹ năng cần được chú trọng đặc biệt là kĩ năng thực hành, trải nghiệm. Trong đó, dạy học trải nghiệm sáng tạo với chủ đề “Our traditional dish” được Bộ Giáo dục quan tâm và có văn bản chỉ đạo, tập huấn và hướng dẫn giáo viên xây dựng thực hiện. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Thực tế cho thấy nhiều giáo viên dạy Tiếng Anh 7 đề án vẫn còn chưa chú trọng về việc ứng dụng kiến thức vào các hoạt động trong đời sống hàng ngày. Học sinh chỉ chú tâm học tập các hệ thống ngôn ngữ hiện có trong chương trình hiện hành mà chưa biết rằng việc sử dụng những kiến thức được học đó vào thực tế là vô cùng quan trọng. So với chương trình Tiếng Anh lớp 7 hiện hành, học sinh được học về các món ăn, trình bày tên các nguyên liệu, cách thức chế biến, và ý nghĩa của các món ăn đó trong chương trình Tiếng Anh 7 đề án. Từ đó, việc thực hiện chương trình Tiếng Anh 7 đề án đặt ra yêu cầu cho người dạy phải có biện pháp định hướng để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh để kiến thức mà các em được học gắn liền với thực tiễn. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Việc nghiên cứu, thực hiện và triển khai thành công đề tài này sẽ giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức bởi các em hiểu rằng việc tiếp thu kiến thức gắn liền với việc các em được trải nghiệm những kiến thức mình được học vào thực tế từ đó học sinh có thêm cơ hội để hoàn thiện bản thân hơn. Thông qua đề tài này người dạy sẽ biết cách giúp cho học sinh được vận dụng những kiến thức học được vào thực tế, đồng thời tăng khả năng tổ chức các hoạt động tập thể mang tính giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Trước khi thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Our traditional dish”, giáo viên cần nghiên cứu kĩ và triển khai đến học sinh về kế hoạch thực hiện. Học sinh phải được biết kế hoạch ngay sau khi học tiết học đầu tiên của bài 5 “Vietnamese food and drink”. Các em sẽ tiến hành các hoạt động trải nghiệm sáng tạo sau khi học xong bài 5 này. Do vậy khi phổ biến kế hoạch giáo viên phải đồng thời phân chia các nhóm để học sinh chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức về các món ăn như tên gọi các món ăn, tên các nguyên liệu, công thức chế biến, ý nghĩa của các món ăn đó và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Để thực hiện thành công hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề “Our traditional dish”, tôi đã tiến hành các bước sau đây: Bước 1: Giáo viên giúp học sinh nắm được tên của một số món ăn truyền thống của Việt Nam thông qua các tiết học như: Beef noodle soup (Pho Bo), Chicken noodle soup (Pho Ga), omelette, Eel soup, sweet soup, Sticky rice (Xoi), Pancake, Spring roll, Fried rice, . Omelet Spring rolls Fried rice Beef noodle soup Pancakes Sticky rice Rice Chung cake Bước 2: Giáo viên giúp học sinh nắm được tên của một số nguyên liệu được sử dụng để chế biến các món ăn truyền thống của Việt Nam thông qua các tiết học như: + Omelette: salt, pepper, vegetables, oil, flour + Spring roll: pork, vegetables, salt, pepper, sugar, oil + Beef noodle soup: beef, bones of cows, salt, pepper, red pepper, + Chicken soup: chicken meat, chicken bones, Bước 3: Giáo viên dạy cho học sinh nguyên liệu và qui trình chế biến một số món ăn truyền thống. Sau đây là một vài ví dụ minh họa: * Omelette: (Món trứng chiên) - Ingredients for an omelette: + two eggs + a pinch of salt + two teaspoons of cols water + a half teaspoon of pepper + two tablespoons of oil - Instructions for an omelette: Step 1: Beat the eggs with salt and pepper. Step 2: Heat the frying pan over a high heat and at cooking oil Step 3: Pour the egg mixture into the pan. Step 4: Fold the omelette in half Step 5: Serve with some vegetables. * Pancake: (Món bánh rán) - Ingredients for an omelette: + two eggs + three teaspoons of sugar + four tablespoons of flour + one cup of milk + two teaspoons of honey + one strawberry - Instructions for an omelette: Step 1: Beat the eggs together with sugar, flour and milk. Step 2: Pour ¼ cup of the mixture into the pan at a time Step 3: Heat the oil over a medium heat in a frying pan. Step 4: Cook until golden. Step 5: Serve the pancake with some vegetables. * Fried rice with seafood: (Món cơm chiên) - Ingredients for a plate fried rice: + three teaspoons of cooking oil + two onions + some shrimps + a bowl of rice + some vegetables - Instructions for an omelette: Step 1: Pour three teaspoons of cooking oil into the pan Step 2: Heat the oil over a medium heat Step 3: Put two sliced onions into the pan with the hot oil Step 4: Pour a bowl of rice with some boiled shrimps into the pan Step 5: Stir fry the mixture about 5 minutes Step 5: Serve the fried rice with some vegetables. Bước 4: Tổ chức cho học sinh được trải nghiệm chế biến các món ăn truyền thống mà các em được học hoặc được biết theo các nhóm. Trong suốt quá trình học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm, giáo viên theo dõi tinh thần hợp tác của các thành viên trong các nhóm. Ngoài ra, để ôn lại kiến thức từ vựng giáo viên còn đặt ra một số câu hỏi về tên món ăn, tên các nguyên liệu. Chẳng hạn như: “What’s the name of the dish?”, “What is this in English?”, “How many eggs do you use for an omelette?”, “What are the ingredients you use for your dish?” Bước 5: Học sinh trưng bày sản phẩm, thuyết trình tên của các món ăn, nguyên liệu và qui trình chế biến. Ngoài ra học sinh còn cho biết ý nghĩa của các món ăn đó về mặt dinh dưỡng và tinh thần. Bước 6: Giáo viên đánh giá về tinh thần tham gia của học sinh cũng như sản phẩm đạt được. c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng Sau khi tiến hành dạy theo hướng thiết kế như trên tôi nhận thấy rằng đa số học sinh hứng thú hơn trong các tiết học, biết vận dụng kiến thức về các món ăn và đặc biệt kĩ năng nói của các em được cải thiện. Các em học sinh được tham gia nấu món ăn truyền thống mà mình yêu thích cùng với các bạn trong lớp tạo một môi trường học tập thân thiện, rèn luyện tinh thần hợp tác, ý thức vì tập thể. Học sinh được phát triển khả năng chế biến một số món ăn để phục vụ cho bản thân và gia đình trong những bữa ăn hàng ngày.Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo này mà tên của các món ăn, các nguyên liệu được học trong cả bài 5, chương trình Tiếng Anh 7 đề án được lặp đi lặp lại nghiều lần giúp các em tự tin hơn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh và củng cố được vốn từ vựng về chủ đề ẩm thực. III. Phần kết luận, kiến nghị 1. Kết luận Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi về phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo với chủ đề “Our traditional dish” – môn Tiếng Anh 7 đề án. Việc xây dựng phương án và thực hiện dạy học trải nghiệm sáng tạo có thể bằng nhiều cách khác nhau để mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, cách tiến hành trên đây của tôi thực sự đã được trải nghiệm và mang lại hiệu quả rõ rệt. Với phương pháp trên đây, nhiều bạn đồng nghiệp có thể áp dụng được trong quá trình giảng dạy. Tôi hy vọng rằng qua kinh nghiệm nhỏ này của mình sẽ ít nhiều giúp các bạn đồng nghiệp vận dụng đề tài vào việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh 7 đề án bậc THCS nhằm giúp học sinh được vận dụng kiến thức đã học thông qua việc tham gia các hoạt động trải nghiệm để từ đó giúp cho việc học môn Tiếng Anh của các em học sinh trở nên hứng thú, hiệu quả và ý nghĩa. Rất mong được các bạn đồng nghiệp đón đọc và đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 2. Kiến nghị - Đối với Phòng GD&ĐT: Tổ chức nhiều hơn nữa các chuyên đề về phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo để giáo viên các trường có thêm cơ hội để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. - Đối với lãnh đạo các trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để các hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo diễn ra một cách có hiệu quả. - Đối với giáo viên dạy môn Tiếng Anh: Tăng cường công tác nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp để áp dụng phương dạy học trải nghiệm sáng tạo một cách hiệu quả. Người viết Huỳnh Thị Kim Thi NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Tài liệu tham khảo: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học lớp 7 ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam). MỤC LỤC Tên mục Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3. Đối tượng nghiên cứu. 4. Giới hạn của đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng III. Phần kết luận, kiến nghị 1. Kết luận 2. Kiến nghị 1 1 1 2 2 2 2 2 2 3 3 3-8 9 9 10
Tài liệu đính kèm: