SKKN Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay

SKKN Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay

Trường THPT Tương Dương 1 đóng trên địa bàn huyện miền núi giáp danh với Lào thuộc quốc lộ 7A với 55 năm bề dày lịch sử là địa chỉ đỏ, là trung tâm văn hóa và chính trị của vùng, là nơi khởi đầu nuôi dưỡng và chắp cánh ước mơ, từ đây bao thế hệ học trò đã trưởng thành và đóng góp công sức to lớn vào công cuộc xây dựng quê hương giàu mạnh. Mục tiêu của trường là đào tạo nguồn cán bộ và nguồn nhân lực cho các huyện miền núi trong tương lai.

- Cơ cấu bộ máy nhà trường

Tổng số cán bộ, giáo viên gồm 70 đồng chí biên chế và 1 hợp đồng, trong đó Ban giám hiệu gồm có 3 đồng chí, giáo viên 62 đồng chí và nhân viên là 5 đồng chí. Được chia làm 4 tổ: Toán - Tin, Tự Nhiên, Xã Hội và Văn - Ngoại Ngữ. Những đồng văn phòng được ghép vào tổ Toán - Tin, còn đồng chí phụ trách thiết bị ghép vào tổ Tự Nhiên, còn các đồng chí BGH được ghép vào tổ ứng với chuyên ngành của họ.

Trong đó số lượng giáo viên nữ là 45 đồng chí chiếm 69%. Dân tộc Thái là 22 đồng chí chiếm 30%. Độ tuổi trung bình là 37 khá trẻ nên nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên luôn biến động, một số năm gần đây do thiếu giáo viên mỗi giáo viên phải dạy thêm giờ nhiều, giáo viên còn trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục chưa nhiều. Số lượng giáo viên ở dưới xuôi lên công tác chiếm phần đông nên tính ổn định không cao.

Về trình độ chuyên môn, chính trị: BGH có 3 Thạc sĩ và 3 Trung cấp chính trị; Giáo viên có 8 Thạc sĩ, 7 Trung cấp chính trị, 35 sơ cấp chính trị; Nhân viên có 3 đại học, 2 Trung cấp và không có sơ cấp chính trị

- Về phía học sinh

Trường THPT Tương Dương 1 có tổng số học sinh 1076 em (tính đến 18/10/2021) gồm 3 khối, mỗi khối 10 lớp. Khối 10 có 424 em, khối 11 có 312 em và khối 12 có 340 em. Trong đó dân tộc Thái chiếm 72,15%, dân tộc Mông chiếm 6,45%, dân tộc Kinh chiếm 9,14%, dân tộc Khơ mú chiếm 10,65%, dân tộc Tày Poọng chiếm 1,40%, dân tộc Hoa 0,21%. Tỉ lệ học sinh nữ chiếm 42,24%.

Do trường đóng trên địa bàn miền núi nên tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm gần 48%. Học sinh của nhà trường cơ bản các em ngoan. Tuy nhiên chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp so với các huyện khác. Học sinh ở phân tán trên khắp

địa bàn huyện, điều kiện đi lại khó khăn do đó việc duy trì sĩ số, nề nếp còn nhiều bất cập. Số lượng học sinh hộ nghèo gia tăng. Ý thức học tập của một bộ phận học sinh chưa cao, động cơ học tập chưa rõ ràng. Còn một bộ phận phụ huynh do mưu sinh nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em phó thác việc học tập cho nhà trường.

Đội ngũ cán bộ chủ yếu đều từ dưới xuôi lên công tác và đều ở trong KTX của nhà trường, còn học sinh thì các em đến từ các bản xã nghèo, trường bị cắt nội trú nên cơ sở vật chất không đủ để các em ở nội trú mà đa số các em phải thuê nhà ở trọ của dân để sinh hoạt và học tập. Việc quản lý các em đối với nhà trường thật sự gặp nhiều khó khăn, tình trạng bỏ học diễn ra đến mức báo động. Với đặc thù của môi trường như vậy nên công việc của giáo viên, công nhân viên nhà trường cũng khác với các trường THPT khác trong tỉnh. Ngoài những giờ lên lớp trên bục giảng, chúng tôi còn là những người anh, người chị, người cha người mẹ quản lý, chăm sóc các em, dạy các em những kĩ năng cuộc sống khi xa gia đình, là người bạn cùng các em tâm tình, sẻ chia. Trong đại dịc đang diễn biến phức tạp, chúng tôi luôn có mặt kịp thời khi các em cần, xem các em học sinh là con, là em, xem ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của mình. Với môi trường như vậy, mọi hoạt động của nhà trường đều hướng đến mục tiêu chung đó là xây dựng một ngôi trường thân thiện, hạnh phúc. Tất cả luôn bên nhau, yêu thương, sẻ chia, đoàn kết để cùng hướng đến thực hiện nhiệm vụ: “Đào tạo nguồn cán bộ cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh nhà”, “Xây dựng Trường THPT Tương Dương 1 là trung tâm chất lượng cho giáo dục huyện miền núi Tương Dương Nghệ An.

 

docx 56 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 414Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nội quy cứng nhắc mà chủ yếu phổ biến hướng dẫn một cách mềm dẻo, linh hoạt, dễ làm, dễ thực hiện. Học sinh chủ yếu phải có ý thức tự giác và thực hiện nội quy giống như việc thích ứng với môi trường sống hàng ngày. Từ những hoạt động đó học sinh được phát huy năng lực, sáng tạo, HS cảm thấy được tôn trọng. Hơn nữa khi có học sinh vi phạm nội quy, chúng tôi đã sử dụng phương pháp “tạm lắng” để HS tự nhận ra sai lầm của mình, rút kinh nghiệm Học sinh phải tự giác trong các hành động như học tập, sinh hoạt trong ở KTX cũng như ở nhà trọ.
Trong tất cả các hoạt động của nhà trường như: sinh hoạt nội trú, học tập trên lớp, hoạt động Đoàn thanh niên, chúng tôi đều xây dựng nội quy và học sinh phải thực hiện các nội quy một cách nghiêm túc và tích cực.
Đưa ra các hình thức giáo dục mang tính tích cực.
Vệ sinh trường lớp, khu KTX, khu vực xung quanh trường: Tùy vào mức độ phạm lỗi của học sinh để giới hạn thời gian làm vệ sinh lớp học (ít nhất là 2 ngày và nhiều nhất là 1 tuần) hoặc phạt nhóm học sinh vi phạm thực hiện một buổi lao động do đoàn trường phân công( Tưới hoa, cây cảnh, làm cỏ, dọn vệ sinh tổng quan sân trường và vùng lân cận. Hình phạt này vừa giáo dục ý thức lao động cho học sinh vừa bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
Giúp đỡ những HS khác trong học tập: Những học sinh vi phạm nội quy nhưng có thành tích học tập tốt giáo viên có thể yêu cầu học sinh đó giúp đỡ bạn yếu hơn trong học tập. Sự tiến bộ của bạn là thước đo cho việc sữa sai của học sinh.
Đọc sách: giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật học sinh đến thư viện của trường tìm đọc một cuốn sách mà giáo viên giới thiệu (cần lựa chọn những cuốn sách tiêu biểu, có dung lượng vừa phải, hoặc giáo viên sẽ lựa chọn chủ đề có nội dung giáo dục tương ứng với điều học sinh vi phạm). Trong thời gian 1 tuần học sinh phải đọc và chia sẻ những điều mà mình đã đọc và học được ở cuốn sách đó trong giờ sinh hoạt lớp.
Nếu học sinh vẫn không tiến bộ hoặc vi phạm có hệ thống hoặc các lỗi nặng như đánh nhau, bỏ học,thì hình thức cao nhất là phải lập hồ sơ kỉ luật lên nhà trường, chiếu theo điều lệ khen thưởng, kỉ luật của học sinh THPT để xử lý.
Tăng cường các hoạt động để phát huy các năng lực của học sinh.
Phát huy năng lực của học sinh không chỉ được phát huy thông qua các hoạt động của lớp học, trong các phong trào thi đua, các giờ sinh hoạt lớp mà còn được phát huy thông qua việc tiếp nhận kiến thức các môn học. GVCN đồng thời là giáo viên giảng dạy bộ môn cho nên trong các giờ dạy cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huy hết năng lực của học sinh. Không sử dụng các phương pháp theo kiểu truyền đạt lại kiến thức, học sinh ghi chép và học thuộc mà phải sử dụng các phương pháp mới để kích thích học sinh tự tìm tòi, tự khám phá, tự tìm ra mâu thuẫn để giải quyết vấn đề Sau đây chúng tôi xin trình bày một số phương pháp đã thực hiện tại Trường THPT Tương Dương 1:
Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề
Để giúp học sinh thích ứng với mọi môi trường sống (học sinh dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, xã bản, nhiều em lần đầu tiên xa gia đình ra ở và sống ở môi trường thị trấn, vì thế rất cần thiết phải cung cấp cho các em các kỹ năng sống và cách thức thích ứng với môi trường học tập và sinh hoạt ở KTX và nhà trọ của người dân), chúng tôi đã tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những sự tình gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, nhà ở và cộng đồng như: mối quan hệ tình bạn, tình yêu ở tuổi vị thành niên, cuộc sống sinh hoạt nội trú, văn hóa ứng xử nơi công cộng thông qua các buổi ngoài giờ
lên lớp. Những cách làm này không chỉ có ý nghĩa đối với phương pháp dạy học mà phải được xem như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm
Học sinh xa gia đình các em học tập, ăn ở sinh hoạt tập thể trong KTX và nhà trọ nên việc hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau là điều rất cần thiết. Một trong những cách làm mà chúng tôi đã áp dụng hiệu quả đó hướng dẫn các em học theo các nhóm học tập và các giáo viên trẻ ở KTX sẽ hỗ trợ giúp đỡ các em ngoài giờ lên lớp, từ đó cùng nhau học tập, cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
- Sử dụng phương pháp đóng vai
Học sinh phần lớn là ở vùng sâu vùng xa ra nên các em rất tự ti, e ngại trong giao tiếp, đặc biệt là e ngại trong hoạt động tập thể. Với đối tượng như thế, chúng tôi đã tổ chức cho học sinh đặt mình vào một số tình huống giả định để từ đó tự đưa ra phương pháp cách thức giải quyết vấn đề. Qua phương pháp đóng vai học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng xử sự và giãi bày thái độ hoài nghi trong môi trường không có các mối nguy hiểm hoặc rủi ro trước khi thực hành trong thực tiễn. Phương pháp này gây hứng thú và chú ý cho học sinh, tạo hoàn cảnh làm phát sinh sự sáng tạo của học sinh.
Giáo dục cho học sinh kĩ năng phòng chống bạo lực học đường
Bạo lực học đường là một vấn đề đang được các nhà quản lí giáo dục quan tâm, đây cũng đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Bởi nếu không đẩy lùi được bạo lực ra khỏi môi trường nhà trường thì các em học sinh - đối tượng trung tâm của hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ phải chịu tổn thương nhiều nhất.
Việc trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng để phòng và chống bạo lực học đường là việc làm thiết thực và cần thiết. Thông qua các hoạt động giáo dục chống bạo lực học đường học sinh nắm được tác hại của bạo lực đối với bản thân, gia đình và nhà trường. Các em sẽ nắm được luật, nắm được cách thức phòng, chống bạo lực. Các em tự bảo vệ bản thân và các bạn của mình. Hiểu được tầm quan trọng của một môi trường lành mạnh, an toàn từ đó có những hành động cụ thể để xây dựng môi trường trường học an toàn, lành mạnh.
GVCN tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh.
Việc tuyên truyền có thể thực hiện dưới nhiều hình thức trong nhiều không gian và thời gian khác nhau. GVCN có thể mời các tuyên truyền viên hoặc tổ tư vấn học đường, hoặc đoàn trường tổ chức thành một buổi tuyên truyền cho toàn thể học sinh.
Tổ chức tuyên truyền dưới hình thức sân khấu hóa về tác hại của bạo lực học đường trong buổi sinh hoạt lớp.
Giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức kĩ năng để học sinh hiểu được nguyên nhân vì sao bản thân và bạn của mình lại có hành động bạo lực, khi rơi vào hoàn cảnh bị bạo lực thì bản thân sẽ xử lí như thế nào? Từ đó biết cách kiềm chế và làm chủ cảm xúc trong nhũng tình huống căng thẳng, khi bị đánh bạn sẽ làm gì? Khi thấy bạn trong lớp, trong trường bị đánh nên xử sự như thế nào? Biết nói lời xin lỗi và lời cảm ơnTừ đó đưa ra các tình huống cụ thể để thử thách học sinh, cho học sinh đưa ra các phương án xử lí. GVCN sẽ phân tích và hướng dẫn cách xử lí phù hợp nhất.
Phối hợp với công an phường để hướng dẫn học sinh cách phòng chống bạo lực học đường, cách phòng ngừa ứng phó với bắt nạt, xâm phạm tình dục
Bên cạnh việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức cho học sinh về tác hại của bạo lực học đường thì nhà trường đã phối hợp với công an thị trấn giáo dục cho học sinh hiểu sâu hơn nữa về tác hại của bạo lực học đường.
Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn xảy ra.
Để hướng đến một trường học hạnh phúc thì việc đảm bảo an toàn, tránh các tai nạn, thương tích xảy ra với các em học sinh trong và ngoài nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết.
Giáo dục cho học sinh cách phòng tránh tai nạn xảy ra giúp các em có kĩ năng bảo vệ mình và những người xung quanh để đảm bảo an toàn, khỏe mạnh. Từ đó giúp giữ gìn môi trường lớp học, nhà trường an toàn, lành mạnh
GVCN cùng với đoàn trường, phối hợp với các cán bộ Ban tuyên truyền thị trấn tổ chức các lớp học để cung cấp kiến thức về kĩ năng phòng tránh tai nạn xảy ra như: cách phòng cháy chữa cháy, cách thoát hiểm khi bị cháy; Hướng dẫn cách để tránh đuối nước... Tìm hiểu, quan sát, dự đoán về môi trường trong nhà trường và nhà ở hoặc nơi cư trú để tránh bị thương tích, tránh hiện tượng nhà sập, cây đổ Bởi trong cuộc sống có nhiều tai nạn xảy ra bất ngờ, hậu quả của những vụ tai nạn này cũng không hề nhỏ, có trường hợp ảnh hưởng đến thể xác, nặng hơn nữa là mất mạng hoặc gây thương tích cho nhiều người. Vì vậy việc cung cấp kĩ năng cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Chúng tôi đã tổ chức cho học sinh trong các lớp dựng nên các tình huống giả định về phòng cháy chữa cháy, đuối nước, bị thương
Ở hoạt động này các GVCN có thể tổ chức cho học sinh là phối hợp với giáo viên bộ môn dạy ngoài giờ lên lớp để thực hành tiết học giả định để trải nghiệm về các hoạt động này ngoài ra GVCN phối phối hợp các giáo viên giáo dục thể chất để dạy bơi cho học sinh ở hồ bơi Hòa Nam. Hoạt động này vừa cung cấp kĩ năng, vừa tạo được không khí vui vẻ, hạnh phúc cho học sinh. Đa số các em rất yêu thích và hưởng ứng nhiệt tình.
Ngoài ra GVCN tổ chức cho học sinh quan sát từ đó có những dự đoán về môi trường xung quanh trường nội trú xem đã thực sự an toàn hay chưa như: Quan
sát hành lang lớp học, các cây cổ thụ, công trình xây dựng Từ chỗ các em dự đoán, chúng tôi đã đề nghị với nhà trường những lỗ hổng có thể mất an toàn trong tương lai, những kiến nghị này đã được nhà trường xem xét và có những giải pháp thích hợp.
Kết quả đạt được
Với phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực, học sinh được làm chủ, được nói lên những tâm tư, nguyện vọng của mình nên các em luôn cảm thấy thỏa mãn, tự nhận ra khuyết điểm của mình và tự tìm cách sửa chữa. Có thể nói đây là một hình thức giáo dục kỉ luật tích cực mang lại hiệu quả rất cao. Học sinh cũng dần bớt tâm lí tự ti, mặc cảm mà thay vào đó là sự tự tin, nhanh nhẹn, làm chủ bản thân.
Nhiều em nhận ra lỗi của mình, cảm thấy hoà nhập với tập thể, vui vẻ đến lớp, gần gũi với bạn bè, thầy cô hơn, tiếp thu bài tốt hơn. Nhờ vậy, giáo viên giảm được áp lực quản lý lớp học do học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Từ đó giáo viên tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, được học sinh tôn trọng và quý mến. Mối quan hệ thầy - trò trở nên thân thiện. Lớp học đoàn kết, chất lượng dạy và học được nâng cao, giáo viên có nhiều niềm vui, cảm thấy yêu nghề, gắn bó với nghề và luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_truong_hoc_hanh_phuc_tai_truo.docx
  • pdfTrần Thị Nhung- THPT Tương Dương 1- Lĩnh vực công đoàn.pdf