SKKN Một số giải pháp trong việc thực hiện sắp xếp bộ máy và chính sách tinh giản biên chế tại trường THPT Lê Hồng Phong

SKKN Một số giải pháp trong việc thực hiện sắp xếp bộ máy và chính sách tinh giản biên chế tại trường THPT Lê Hồng Phong

2. Cơ sở thực tiễn

Trong thời gian qua, việc thực hiện sắp xếp, hoàn thiện, tinh gọn về tổ

chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị được các cấp quản lý từ trung ương đến9

địa phương hết sức quan tâm. Tại Nghệ An, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở

Nội vụ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, kế hoạch thực hiện chính sách

tinh giản biên chế, sắp lại lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Vì vậy, việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại đội ngũ là

hết sức cần thiết. Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại hàng năm, tinh giản

những đối tượng dôi dư, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, không thể bố trí sắp

xếp công tác khác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đáp ứng yêu

cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

pdf 31 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1216Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong việc thực hiện sắp xếp bộ máy và chính sách tinh giản biên chế tại trường THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công tác tinh 
giản biên chế nên 3 năm gần đây quy mô lớp giảm nhưng nhà trường không dôi 
dư giáo viên. Đồng thời, nhà trường đã làm tốt công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, 
tinh giản biên chế, phân công mặt bằng lao động cân đối, hợp lý, công bằng. 
- Việc bố trí công chức, viên chức làm việc đảm bảo cơ cấu và vị trí việc 
làm, hàng năm cơ bản ổn định, cơ bản đảm bảo cân đối mặt bằng lao động. 
- Công tác đánh giá xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được 
thực hiện chặt chẽ theo quy định về đánh giá xếp loại công chức, viên chức hàng 
năm, quy định đánh giá xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề 
nghiệp. 
b) Khó khăn, hạn chế 
- Về cơ sở pháp lý: Chưa có quy định của Bộ GD-ĐT và các Bộ có liên quan 
như: Chưa ban hành quy định về giá và phí dịch vụ trong giáo dục để các đơn vị 
có cơ sở xây dựng được phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện 
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số người làm việc và tài chính đối với đơn vị sự 
nghiệp công lập trong lĩnh vực GD&ĐT. Bởi vì: Để tự chủ về kinh phí thì cần 
sự đóng góp của người học để tự cân đối thu chi khi mà quy định học phí hiện 
nay chưa thể đáp ứng được; trong khi đời sống học sinh vùng nông thôn có 
14 
nhiều khó khăn nên sẽ khó khăn trong việc tự chủ kinh phí; quy định cơ cấu tổ 
chuyên môn trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông; 
- Việc tinh giảm chỉ thực hiện khi giảm lớp. Trong 03 năm liên tục, để 
thực hiện tinh giản biên chế của ngành theo chỉ tiêu giao, nhà trường mỗi năm 
giảm 01 lớp, tương đương mỗi năm giảm 02 giáo viên. Trong khi nhu cầu học 
tập của con em tiếp tục tăng (do học sinh lớp 9 chưa đủ tuổi lao động, việc phân 
luồng sau THCS chưa thực sự phù hợp), năm học 2019 - 2020 nhà trường chỉ 
được thực hiện hơn 65% học sinh có nguyện vọng đăng ký tuyển sinh vào 
trường. 
- Một bộ phận CC, VC bị tác động do sắp xếp dôi dư có tâm lý băn khoăn, 
lo lắng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác (nhất là các vị trí tổ trưởng, 
tổ phó). 
- Mặc dầu tổng biên chế không dôi dư nhưng những năm gần đây, do quy 
mô lớp giảm mạnh, sau khi thực hiện tinh giản biên chế, giáo viên nghỉ hưu 
trước tuổi dẫn đến dôi dư giáo viên cục bộ. Cụ thể: Thiếu GV môn Quốc phòng; 
thừa giáo viên môn Toán, Ngữ văn và môn Địa lý. 
- Công tác xây dựng đội ngũ, quản lý và sử dụng công chức, viên chức có 
nhiều đổi mới, chất lượng đội ngũ ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ, nhận thức và bản lĩnh chính trị nhưng vẫn còn có biểu hiện bất 
cập trong công tác quản lý, khâu đánh giá xếp loại còn có biểu hiện né tránh, nể 
nang nên một số trường hợp chưa đánh giá đúng thực chất. 
- Vẫn còn một số GV ngại đổi mới, ngại học tập nâng cao trình độ Lý 
luận chính trị; việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới 
toàn diện về giáo dục và đào tạo hiện nay. 
- Trong cán bộ quản lý vẫn có biểu hiện làm việc theo chủ nghĩa kinh 
nghiệm, Lãnh đạo nhà trường chưa có những giải pháp đột phá để phát huy tiềm 
năng đội ngũ. Hiệu quả công việc, hiệu quả giảng dạy chưa ngang tầm với trình 
độ đào tạo ở đơn vị có hơn 50% GV có trình độ trên chuẩn và hơn 40% GV đạt 
GVDG cấp tỉnh. 
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN 
BIÊN CHẾ VÀ CƠ CẤU LẠI ĐỘI NGŨ TẠI TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG 
PHONG 
Với sự quyết tâm, tích cực, bám sát chủ trương đường lối của Đảng, pháp 
luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, của Ngành, trong thời gian qua, 
tập thể Lãnh đạo nhà trường đã xây dựng các giải pháp thực hiện công tác tinh 
giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ, đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, thể 
hiện qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp sau: 
15 
1. Thực hiện tốt công tác truyền thông: Tăng cường công tác tuyên 
truyền, phổ biến, quán triệt các nghị quyết, đường lối của Đảng, chính sách 
pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành liên quan đến chính sách 
tinh giản biên chế; sắp xếp lại tổ chức bộ máy đến cán bộ, công chức, viên 
chức và người lao động 
- Để làm tốt công tác tuyên truyền, nhà trường đã tập hợp khá đầy đủ các 
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tinh giản biên chế, sắp xếp bộ máy trong 
các Nghị quyết của Đảng, văn bản của Nhà nước, Bộ, ban, ngành Giáo dục và 
Đào tạo, nhất là các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT để nghiên cứu, thấm nhuần, 
trước hết trong Lãnh đạo nhà trường, Trưởng các tổ chức, đoàn thể. 
- Lãnh đạo nhà trường nghiêm túc tham dự đầy đủ các hội nghị của Sở 
GD&ĐT về nội dung liên quan. Trong đó, tham dự Hội nghị quán triệt Nghị 
quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và 
cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, hướng dẫn triển khai thực hiện 
Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về tinh giản 
biên chế vào ngày 16/9/2015 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho đội ngũ 
cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc Sở. Sau hội nghị cốt cán, Lãnh đạo nhà 
trường đã phối hợp với cấp uỷ, tổ chức công đoàn cơ sở tổ chức phổ biến, quán 
triệt Nghị định 108/2014/NĐ-CP và các văn bản về thực hiện chính sách tinh 
giản biên chế đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động biết, thấm 
nhuần và đồng thuận thực hiện 
Qua công tác truyền thông, nhà trường đã thông tin, tuyên truyền về quan 
điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý 
các đơn vị sự nghiệp công lập; về kế hoạch sắp xếp lại tổ chức bộ máy, chủ 
trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong 
việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà 
nước, của ngành về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính 
trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. 
Việc truyền thông, tuyên truyền được thực hiện bằng rất nhiều hình thức: 
Gửi văn bản, thông qua các cuộc họp Tổ chuyên môn, họp cơ quan, Hội nghị 
CCVC, các hội nghị khác... Đồng thời, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể như 
Công đoàn, Hội cựu chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh... trong nhà trường 
để thực hiện công. Qua đó, để tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đến đội ngũ cán 
bộ, công chức, viên chức và lao động hợp động, nhằm nâng cao nhận thức, trách 
nhiệm về mục tiêu, quan điểm, ý nghĩa, yêu cầu của công tác tinh giản biên chế 
và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. 
Qua việc tuyên truyền, phổ biến, tập huấn đã làm cho công chức, viên 
chức và người lao động toàn ngành đã có sự chuyển biến tích cực trong việc 
nắm bắt, thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết; nâng cao trách nhiệm, thống nhất 
nhận thức và hành động, tạo sự đồng thuận trong toàn thể cán bộ, công chức, 
16 
viên chức đối với chủ trương quan trọng này. Do làm tốt công tác chỉ đạo, tuyên 
truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về chủ trương tinh 
giản biên chế, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà trường đã nhận thức 
đúng vai trò vị trí của việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ là hết sức 
quan quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần nâng cao nâng 
cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị. 
Trong năm 2018, trường THPT Lê Hồng Phong đã thực hiện sắp xếp tổ 
chức bộ máy, sáp nhập Tổ chuyên môn từ 7 tổ chuyên môn, văn phòng với 7 tổ 
trưởng, 8 tổ phó sắp xếp thành 4 tổ với 4 tổ trưởng, 5 tổ phó chuyên môn; 
chuyển Tổ văn phòng thành nhóm nhân viên hành chính được sự đồng thuận, 
thống nhất cao. 
Số người đã thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 108 
các đơn vị trực thuộc Sở dự kiến cuối năm 2019 là 10 người, thuộc đối tượng 
nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc, thôi giữ chức vụ do sắp lại cơ cấu tổ chức bộ máy; 
trong đó trường THPT Lê Hồng Phong đã thực hiện tinh giản được 4 người. 4 
giáo viên nhà trường đã tình nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi để giảm áp 
lực cho nhà trường trước việc giảm lớp, dôi dư đội ngũ. Ngoài ra, có 02 giáo 
viên dôi dư sau khi thấm nhuần chủ trương đã tự nguyên học chuyển đổi sang bộ 
môn còn thiếu. 
Có được kết quả đó, trước hết do nhà trường làm tốt công tác truyền thông, 
đã nhận được sự đồng thuạn, ủng hộ từ các tổ chức, đoàn thể, của mỗi cán bộ, 
giáo viên, nhân viên trong nhà trường. 
2. Cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, đồng bộ với quyết tâm cao, nỗ 
lực lớn và hành động quyết liệt của Chi bộ, Lãnh đạo nhà trường, sự phối 
hợp chặt chẽ của các tổ chức, đoàn thể. Phát huy vai trò của người đứng 
đầu trong công tác thực hiện tinh giản biên chế 
 Muốn thực hiện được việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế thực sự cần 
có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, đồng bộ với quyết tâm cao nỗ lực lớn và hành 
động quyết liệt của Chi bộ, Lãnh đạo nhà trường. Phát huy vai trò của người 
đứng đầu cơ quan, đơn vị trên nguyên tắc gắn trách nhiệm với quyền hạn; trao 
quyền lực gắn với kiểm soát quyền lực. Có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị 
với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả. Lãnh đạo tập 
trung, thống nhất; thực hiện thường xuyên, liên tục, tích cực, mạnh mẽ, có trọng 
tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi vững chắc thì việc thực hiện tinh giản biên 
chế mới có hiệu quả cao. 
Chủ trương của Đảng là giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ 
thống chính trị trực tiếp xây dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, bản 
mô tả công việc, xác định cơ cấu công chức, viên chức, xác định khung năng lực 
theo từng vị trí việc làm và tinh giản biên chế theo các nghị quyết của Đảng và 
quy định của Nhà nước đã được ban hành. Trên cơ sở đó, thực hiện sắp xếp lại 
17 
tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức để thực hiện trả lương theo 
vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo. Tuy nhiên, do nể nang, ngại va 
chạm và đặc biệt là thiếu chế tài nên việc thực hiện cũng đang trong tình trạng 
né tránh hoặc làm hình thức, đối phó, chưa quyết liệt và hiệu quả thấp. 
Do tính chất phức tạp của việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức, nhất là 
bố trí người dôi dư, tinh giản bộ máy mà việc xác định vị trí việc làm gặp nhiều 
khó khăn, thiếu khách quan. Không phải không có tình trạng khi người đứng đầu 
quyết liệt thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, nhưng vì động chạm đến 
quyền lợi các cá nhân mà tín nhiệm thấp, ít cơ hội thăng tiến. Vì vậy, cần có cơ 
chế rõ ràng, có sự bảo vệ từ nhiều phía, nhất là cơ quan quản lý cấp trên đối với 
người đứng đầu đơn vị để tạo môi trường, điều kiện thúc đẩy đổi mới, phát huy 
sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. 
Cùng với việc phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, 
đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm 
minh sai phạm. 
Bộ Chính trị đã có Kết luận số 17 KL/TW, ngày 11-9-2017, về tình hình 
thực hiện biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị 
năm 2015 - 2016, mục tiêu nhiệm vụ năm 2017 - 2021, với chế tài “Không đề 
bạt, bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu phụ trách công tác 
tổ chức, nhân sự thực hiện không nghiêm và không có hiệu quả Nghị quyết số 
39-NQ/TW tại địa phương, đơn vị mình phụ trách” (giảm ít nhất 10% biên chế 
đến năm 2021). Để thực hiện tinh giản biên chế, người đứng đầu cần dân chủ 
bàn bạc trong lãnh đạo, cấp ủy, xây dựng kế hoạch, lộ trình, cách thức tinh giản 
biên chế từng năm, 3 năm; cam kết trách nhiệm và công khai kế hoạch đó cho 
cấp trên và cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị biết để dễ theo dõi, đánh 
giá người đứng đầu. Báo cáo hằng năm phải thể hiện được kết quả thực thi 
nhiệm vụ đó và cần có trách nhiệm giải trình nếu không hoàn thành kế hoạch. 
Tại trường THPT Lê Hồng Phong, Chi bộ đã có Nghị quyết chuyên đề chỉ 
đạo việc thực hiện công tác tinh giản biên chế. Đối với nhà trường, thực hiện 
Nghị quyết và sự chỉ đạo quyết liệt của Chi bộ, sự hướng dẫn của ngành, việc tổ 
chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế được xây dựng thành Đề án thực 
hiện tinh giản biên chế, đưa vào nội dung thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm 
trong lĩnh vực Tổ chức cán bộ. Ngoài ra, có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của 
các tổ chức, đoàn thể như Hội đồng trường, Tổ chuyên môn, Tổ chức Công 
đoàn... Có được kết quả đó, không thể không kể đến vai trò của người đứng đầu. 
Có thể nói, khi người đứng đầu có quyết tâm chính trị tháo gỡ “nút thắt” về tinh 
giản biên chế thì mọi khó khăn, trở ngại sẽ được tháo gỡ và có hiệu quả. 
3. Ban hành các văn bản các văn bản nội bộ để tổ chức thực hiện việc 
tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của đội 
ngũ 
18 
Để thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật 
của Nhà nước, trên cơ sở các văn bản pháp quy có liên quan, dưới sự chỉ đạo, 
hướng dẫn của Sở GD&ĐT, nhà trường đã ban hành các văn bản tổ chức thực 
hiện. Điều này cũng sẽ góp phần tạo sự công khai, minh bạch trong công tác sắp 
xếp bộ máy, tinh giản biên chế, góp phần tạo sự đồng thuận trong cán bộ, giáo 
viên, nhân viên. 
Trước khi ban hành, nhà trường đã tham vấn ý kiến của phòng chuyên 
môn Sở GD&ĐT, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và lấy ý kiến trực tiếp 
từ cán bộ, giáo viên, nhân viên để thống nhất thực hiện. Trong đó có một số văn 
bản (Có Phụ lục kèm theo) như: 
- Quyết định số 70/QĐ-THPTLHP ngày 20/08/2018 Ban hành quy định 
về tiêu chuẩn, cơ cấu và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm đối với 
chức danh tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn. 
- Xây dựng Đề án tinh giản biên chế. 
- Hướng dẫn đánh giá xếp loại công chức, viên chức, các văn quy định và 
hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách. 
4. Chú trọng công tác tổ chức rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ 
máy, đội ngũ, xây dựng đề án vị trí việc làm phù hợp với quy mô phát triển 
của đơn vị gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính 
- Đối với một cơ quan, đơn vị, việc xây dựng Đề án vị trí việc làm là rất 
quan trọng, đây là cơ sở để xác định số lượng biên chế, số người làm việc, tạo 
điều kiện thuận lợi trong việc bố trí sử dụng lao động, tránh dôi dư, trùng lắp, 
người làm việc được bố trí công việc phù hợp với trình độ, năng lực bản thân. 
Thực hiện Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ Quy định 
về vị trí việc làm trong đơn vị sự ngiệp công lập và hướng dẫn của Sở Giáo dục 
và Đào tạo, nhà trường đã tăng cường rà soát đội ngũ, dự báo quy mô phát triển 
để tiếp tục xây dựng đề án vị trí việc làm giai đoạn 2016-2021, trong đó xác 
định các nội dung: 
+ Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành 
gồm vị trí: cấp trưởng và cấp phó. 
 + Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp của 
Giáo viên. 
+ Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ. 
Hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường được 
bố trí đầy đủ, đúng định mức, thực hiện theo đúng vị trí việc làm theo quy định, 
chuyên môn đào tạo phù hợp với vị trí việc làm, góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục, giữ vững các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia. 
19 
- Thực hiện Công văn số 1498/SGDĐT-TCCB ngày 08/8/2018 của Sở 
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhà trường 
đã triển khai thực hiện, góp phần tinh gọn bộ máy, giảm định mức biên chế do 
làm công tác kiêm nhiệm chức vụ. Đây là một giải pháp áp dụng hiệu quả cho 
các cơ sở giáo dục nhằm tinh gọn bộ máy, giảm số giờ làm công tác kiêm nhiệm 
kéo theo giảm định mức biên chế. Nhà trường đã thực hiện sáp nhập Tổ, giải thể 
tổ hành chính, bố trí nhân viên hành chính kiêm nhiệm nhiều việc, phân công 
giáo viên hợp lý, đảm bảo mặt bằng lao động. Từ đó, từng bước giải quyết hợp 
lý tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, phấn đấu đảm bảo đội ngũ nhà giáo đủ 
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với kế hoạch phát triển của nhà trường. 
Sau khi sắp xếp lại, đối với các đơn vị trực thuộc trong toàn ngành: Giảm 
182 tổ (111 tổ chuyên môn và 71 tổ văn phòng), giảm 182 tổ trưởng và 142 tổ 
phó (tương đương giảm 28 định mức biên chế), ngoài ra số tiền chi trả phụ cấp 
chức vụ giảm 94.242.000/tháng. Trong đó, trường THPT Lê Hồng Phong đã 
thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập Tổ chuyên môn từ 7 tổ chuyên môn, 
văn phòng với 7 tổ trưởng, 8 tổ phó sắp xếp thành 4 tổ với 4 tổ trưởng, 5 tổ phó 
chuyên môn; chuyển Tổ văn phòng thành nhóm nhân viên hành chính. 
Trong định hướng sắp tới, ngoài giảm các đầu mối (sáp nhập Tổ), tinh 
giảm đối với đối tượng giáo viên (Đối với người có nhu cầu nghỉ hưu trước tuối 
do hạn chế sức khỏe, do không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...), nhà trường sẽ 
quan tâm đến tinh giảm nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ, 
một người kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc. Để thực hiện được điều đó, nhà 
trường đã động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện để nhân viên hành chính bồi dưỡng 
thêm các chứng chỉ, văn bằng 2... Hiện nay, cán bộ thư viện nhà trường đang 
học thêm văn bằng 2 về chuyên môn ngành Y để sau này có thể kiêm nhiệm 
thêm công tác y tế học đường. 
- Tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với việc cải 
tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính đảm bảo bộ máy tinh gọn, 
hoạt động hiệu quả. 
Nhà trường đã thảo luận, thống nhất xây dựng quy chế làm việc, quy định 
rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng cá nhân, tổ chức trong đơn vị. Gắn quyền hạn 
với trách nhiệm, trong đó, phát huy vài trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, 
đoàn thể trong nhà trường. 
- Thực hiện quản lý đội ngũ chặt chẽ, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành 
chính theo Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ 
thị 17/CT-Tungayf 03/12/2013 của Tỉnh ủy Nghệ An và các chỉ đạo của Ngành 
góp phần nâng cao hiệu quả làm việc. 
Hiện nay, cơ bản cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được thực hiện 
theo đúng vị trí việc làm theo quy định, chuyên môn đào tạo phù hợp với vị trí 
việc làm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giữ vững các tiêu chí của 
20 
trường đạt chuẩn quốc gia; thực hiện kiêm nhiệm vị trí việc làm để tránh lãng 
phí nhân lực và biên chế. 
5. Đẩy mạnh công tác đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức, 
quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng, 
mạnh về chất lượng 
Mục đích của tinh giản biên chế là nhằm tạo ra được bộ máy công quyển 
hoạt dộng hiệu quả trên cơ sở cơ cấu tổ chức tinh gọn với số lượng nhân sự phù 
hợp, được vận hành một cách khoa học để thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm 
vụ đã được xác định. Như vậy, mục đích của tinh giản biên chế không chỉ đơn 
thuần là giảm cơ học số lượng nhân sự (thay đổi về lượng) mà hơn thế, đây là 
cách thức để các cơ quan nhà nước tinh lọc lại nhân sự (thay đổi về chất) nhằm 
làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước có hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn nhu 
cầu của người dân trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. 
Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu 
quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Để thực hiện xây dựng đội ngũ đủ về 
số lượng, mạnh về chất lượng, nhà trường đã thực hiện các nội dung: 
- Nhà trường chú trọng thực hiện nhiệm vụ đánh giá giáo viên, cán bộ 
quản lí cơ sở giáo dục theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Chuẩn hiệu trưởng 
trường phổ thông và theo các công văn hướng dẫn đánh giá theo Chuẩn đã được 
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; kết hợp xây dựng các tiêu chí chi tiết để đánh 
giá và phân loại giáo viên các cấp theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 
9/6/2015 về việc đánh giá, phân loại cán bộ công chức, viên chức. Trong đó, đã 
thực hiện tích hợp, liên thông giữa kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn và 
đánh giá viên chức theo Luật Viên chức và Nghị định số 56/2015/NĐ-CP. Qua 
kết quả đánh giá để làm rõ thực trạng về chất lượng đội ngũ, sử dụng các kết quả 
đánh giá để sàng lọc, tinh giản biên chế đội ngũ theo quy định cũng như xây 
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, sắp xếp bố trí sử dụng phù hợp với vị 
trí việc làm. 
- Tổ chức rà soát trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn của cán bộ, công 
chức, viên chức để có kế hoạch sắp xếp bố trí sử dụng phù hợp với vị trí việc 
làm và yêu c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_trong_viec_thuc_hien_sap_xep_bo_may_va.pdf