SKKN Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao kĩ năng phòng chống và chung sống an toàn với đại dịch covid-19 cho học sinh THPT

SKKN Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao kĩ năng phòng chống và chung sống an toàn với đại dịch covid-19 cho học sinh THPT

Giáo viên chủ nhiệm có thể không đồng thời tổ chức các hoạt động sau đây, nhưng có thể phân chia theo từng buổi trong tuần. Trong 10 phút ít ỏi, cần có kế hoạch sinh hoạt khoa học, khả thi và hiệu quả.

Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn cán sự lớp kiểm tra công tác vệ sinh lớp học, kiểm tra hệ thống cửa sổ đảm bảo mở thông thoáng, kiểm tra hệ thống nước khử trùng, khả năng hoạt động của máy đo nhiệt độ cơ thể và việc thực hiện đeo khẩu trang đầy đủ, đúng cách của học sinh. Cán sự lớp thực hiện báo cáo nhanh, giáo viên ghi chép vào sổ lưu của chủ nhiệm.

Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh đọc báo để cập nhật tình hình về dịch bệnh trong nước và thế giới, đặc biệt là tình hình dịch bệnh tại tỉnh, địa phương.

Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh học tập, tìm hiểu kiến thức về Covid-19: Về cơ chế lây nhiễm, hậu quả, cách phòng tránh, tìm hiểu các lợi ích của việc tiêm vắc xin. Mặt khác, trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng về chung sống an toàn với dịch bệnh, cách ứng phó với giai đoạn “hậu Covid” của các F0 khỏi bệnh

GVCN cần lưu ý, muốn cán sự lớp tổ chức tốt sinh hoạt 10 phút với mục tiêu kép vừa rèn luyện kĩ năng sống, vừa phòng chống dịch bệnh, giáo viên cần tập huấn cho cán sự lớp kiến thức và kĩ năng quản lí lớp trong tình hình dịch bệnh, kĩ năng kiểm soát dịch bệnh.

Để thúc đẩy chất lượng sinh hoạt 10 phút đầu giờ, cần thực hiện thi đua giữa các học sinh trong các tổ. GVCN hướng dẫn tổ trưởng sử dụng công cụ đánh giá thang đo để đánh giá tổ viên của tổ mình phụ trách.

 

docx 53 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao kĩ năng phòng chống và chung sống an toàn với đại dịch covid-19 cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hống phòng chống dịch, các trường học cũng nằm trong hệ thống kích hoạt đó. Vì thể, tất cả các hoạt động của nhà trường đều hướng tới mục tiêu phòng chống dịch. Bởi thế sinh hoạt 10 phút đầu giờ cũng cần phải đổi mới để phù hợp với bối cảnh dịch bệnh.
Giáo viên chủ nhiệm trong quá trình tổ chức sinh hoạt 10 phút cần chú trọng lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục kĩ năng phòng chống dịch bệnh cho học
sinh đặc biệt là kỹ năng lắng nghe tích cực (Lắng nghe tích cực là khả năng tập trung hoàn toàn vào người nói, hiểu thông điệp của họ, hiểu thông tin và phản hồi một cách chu đáo). Đồng thời phát triển năng lực tự chủ và phẩm chất nhân ái, trách nhiệm cho HS.
Tiến trình thực hiện:
Giáo viên chủ nhiệm có thể không đồng thời tổ chức các hoạt động sau đây, nhưng có thể phân chia theo từng buổi trong tuần. Trong 10 phút ít ỏi, cần có kế hoạch sinh hoạt khoa học, khả thi và hiệu quả.
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn cán sự lớp kiểm tra công tác vệ sinh lớp học, kiểm tra hệ thống cửa sổ đảm bảo mở thông thoáng, kiểm tra hệ thống nước khử trùng, khả năng hoạt động của máy đo nhiệt độ cơ thể và việc thực hiện đeo khẩu trang đầy đủ, đúng cách của học sinh. Cán sự lớp thực hiện báo cáo nhanh, giáo viên ghi chép vào sổ lưu của chủ nhiệm.
Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh đọc báo để cập nhật tình hình về dịch bệnh trong nước và thế giới, đặc biệt là tình hình dịch bệnh tại tỉnh, địa phương.
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh học tập, tìm hiểu kiến thức về Covid-19: Về cơ chế lây nhiễm, hậu quả, cách phòng tránh, tìm hiểu các lợi ích của việc tiêm vắc xin. Mặt khác, trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng về chung sống an toàn với dịch bệnh, cách ứng phó với giai đoạn “hậu Covid” của các F0 khỏi bệnh
GVCN cần lưu ý, muốn cán sự lớp tổ chức tốt sinh hoạt 10 phút với mục tiêu kép vừa rèn luyện kĩ năng sống, vừa phòng chống dịch bệnh, giáo viên cần tập huấn cho cán sự lớp kiến thức và kĩ năng quản lí lớp trong tình hình dịch bệnh, kĩ năng kiểm soát dịch bệnh.
Để thúc đẩy chất lượng sinh hoạt 10 phút đầu giờ, cần thực hiện thi đua giữa các học sinh trong các tổ. GVCN hướng dẫn tổ trưởng sử dụng công cụ đánh giá thang đo để đánh giá tổ viên của tổ mình phụ trách.
Hướng dẫn: Hãy ghi lại mức độ mà người học thực hiện những hoạt động dưới đây khi thực hiện nhiệm vụ sinh hoạt 10 phút đầu giờ. Với mỗi hành vi, hãy khoanh tròn vào con số thể hiện mức độ cụ thể:
Mức độ 1: Không tham gia, không thực hiện các nhiệm vụ được giao. Không nhận thức được về dịch Covid-19 và cách phòng chống dịch Covid-19, không có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
Mức độ 2: Có thực hiện nhưng không đầy đủ, không tích cực. Nhận thức chưa đầy đủ và chính xác về dịch Covid-19 và cách phòng chống dịch Covid-19. Ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng chưa cao.
Bảng 6: Mẫu thang đo đánh giá mức độ tham gia các hoạt động của sinh trong sinh hoạt 10 phút:
Mức độ 3: Tham gia và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao, có kĩ năng hợp tác và giải quyết vấn đề. Nhận thức đầy đủ về dịch Covid-19, cách phòng chống dịch Covid-19 và ý thức trách nhiệm bản thân trước đại dịch.
Mức độ 4: Tham gia và thực hiện đầy đủ, tích cực, chủ động, sáng tạo các nhiệm vụ được giao, kĩ năng hợp tác và giải quyết vấn đề tốt. Nhận thức đầy đủ và sâu sắc về dịch Covid-19 và cách phòng chống dịch Covid-19 và ý thức trách nhiệm của bản thân trước đại dịch.
Múc độ
Quá trình sinh hoạt

4

3

2

1
Sự chủ động trong công tác phòng chống Covid - 19 thể hiện trong sinh hoạt 10 phút.

4

3

2

1
Sự tích cực hưởng ứng, tham gia sinh hoạt hướng tới chủ đề phòng chống dịch bệnh Covid – 19.
4
3
2
1
Sự hợp tác, giải quyết vấn đề trong quá trình sinh hoạt.

Chất lượng sinh hoạt hướng tới chủ đề phòng chống
Covid – 19.

4

3

2

1
HS hiểu biết của về dịch bệnh, về phòng chống và chung sống an toàn với dịch bệnh.
4
3
2
1
HS nhận thức về ý thức trách nhiệm của bản thân.
Hiệu quả của giải pháp:
Chúng tôi tiến hành thống kê khảo sát từ kết quả đánh giá tổ viên của các tổ trưởng thông qua thang đo (số lượng HS của hai lớp 10A3 và 10A12 là 80 HS), thu được kết quả như sau:
Bảng 7:
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4

Số
lượng

Tỉ lệ (%)
Số
lượng (HS)

Tỉ lệ (%)
Số
lượng (HS)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (HS)

Tỉ lệ (%)

0/80

0

2/80

2,5

13/80

16,25

65/80

81,25
Từ bảng khảo sát trên chúng tôi nhận thấy, đa số HS tích cực trong sinh hoạt 10 phút, chủ động, hợp tác với nhau để phòng chống dịch. Qua các bài báo, các tài liệu về phòng chống Covid-19 học sinh nắm được kiến thức về dịch bệnh và cách phòng chống. Học sinh có ý thức tự giác trong việc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Qua sinh hoạt 10 phút, HS biết lắng nghe, tiếp
nhận những thông tin cần thiết từ người đọc báo, chắt lọc những thông tin quan trọng để lưu trữ, ứng dụng. Bên cạnh đó, giải pháp này đã tạo cho HS khả năng tự chủ trong mọi hoạt động, nhất là trong việc kiểm soát tình hình phòng chống dịch bệnh của lớp, của tổ nhóm. Thông qua các hoạt động trong sinh hoạt 10 phút, HS cũng được bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm với tập thể, đoàn kết gắn bó với nhau, biết yêu thương sẻ chia với nhau để cùng vượt qua đại dịch.
So với sinh hoạt 10 phút truyền thống còn mang tính qua loa, đối phó thì sinh hoạt 10 phút theo hướng đổi mới có tính thiết thực, phù hợp với tình hình dịch bệnh trong thực tế. Việc đổi mới sinh hoạt 10 phút nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về dịch bệnh và rèn luyện các kĩ năng phòng chống dịch bệnh. Quá trình thực hiện sinh hoạt 10 phút đã giúp HS có kĩ năng hợp tác với nhau, cùng nhau thực hiện các hoạt động để thực hiện mục tiêu vượt qua thời điểm khó khăn do dịch bệnh.
Đạt được những điều này là do sự quan tâm sát sao, chỉ đạo tổ chức cụ thể, hướng dẫn kịp thời bằng giải pháp tích cực của GVCN, sự phối hợp chặt chẽ của cán bộ Đoàn trường. Góp phần tạo nên kết quả đó còn có sự nỗ lực của các tổ trưởng trong việc động viên, nhắc nhở tổ viên. Ngoài ra còn có sự hợp tác tích cực, chủ động của đa số HS trong quá trình sinh hoạt 10 phút. Tuy vậy trong bảng khảo sát cũng thể hiện rõ, một số rất ít HS vẫn còn chưa tích cực tham gia vào các hoạt động sinh hoạt 10 phút, chưa có ý thức phòng chống dịch bệnh, nhận thức về dịch bệnh và cách phòng chống dịch bệnh còn yếu. Mặc dù GVCN đã triển khai, cán sự lớp đã nhắc nhở nhưng chưa tiến bộ. Chúng tôi sẽ tiếp tục động viên, nhắc nhở, giáo dục ý thức và kĩ năng cho các em, giúp đỡ các em tiến bộ trong thời gian tới.
Hình 4: Cán sự lớp 10A3, trường THPT Diễn Châu 5 đọc báo cập nhật tình hình Covid-19
Đổi mới tiết sinh hoạt chủ nhiệm
Một số nét cơ bản và hạn chế của tiết sinh hoạt chủ nhiệm truyền thống
Trong thời khoá biểu hiện nay có một tiết sinh hoạt lớp vào ngày thứ bảy hằng tuần. Đó là quy định bắt buộc theo chương trình của Bộ giáo dục – đào tạo ban hành. Vị trí và tầm quan trọng của tiết sinh hoạt lớp như trên, rõ ràng phải coi nó như một tiết học chính khoá. Thế nhưng theo thói quen lâu nay, GVCN và HS coi tiết sinh hoạt cuối tuần là tiết như để xả hơi, thư giãn và không thực sự quan trọng.
Thông thường GVCN dùng tiết sinh hoạt lớp để tự nhận xét, kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của HS trong tuần và phổ biến kế hoạch,công việc tuần tới. Đôi khi GVCN cũng giao cho HS điều khiển một phần tiết sinh hoạt, chủ yếu dưới dạng sơ kết, đánh giá kết quả học tập, thi đua trong tuần sau đó GVCN nhắc lại làm cho tiết sinh hoạt thường nặng nề, mệt mỏi.
Thực tế cho thấy, tiết sinh hoạt chủ nhiệm chưa được coi trọng và mức tổ chức mới dừng lại làm cho xong nhiệm vụ. Chất lượng giờ sinh hoạt chưa cao vì những lí do: Nội dung giờ sinh hoạt khô cứng, nhàm chán, lặp đi lặp lại, hình thức tổ chức đơn điệu, không khí giờ sinh hoạt tẻ nhạt. Giờ sinh hoạt chủ nhiệm chưa lồng ghép được các chủ đề gần gũi, thiết thực mà học sinh quan tâm cũng như chưa chú ý rèn kĩ năng sống cho học sinh.
Đổi mới tiết sinh hoạt chủ nhiệm trong bối cảnh dịch bệnh
Mục tiêu của chương trình phổ thông 2018 là hướng tới phát triển năng lực cho người học. Do đó, các hoạt động dạy học và giáo dục đều phải chú trọng mục tiêu rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực học sinh. Từ những hạn chế của tiết sinh hoạt chủ nhiệm nên rất cần thiết phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu mà ngành giáo dục đặt ra. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh đang lan nhanh và chưa có xu hướng giảm, tiết sinh hoạt cuối tuần là thời gian vàng để GVCN vừa có thể rèn luyện kĩ năng sống cho HS nói chung vừa rèn luyện các kĩ năng phòng chống và chung sống an toàn với dịch bệnh Covid -19 nói riêng.
Phương pháp tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần theo tinh thần đổi mới là: GVCN đóng vai trò tổ chức hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động, học sinh làm chủ các hoạt động. Do đó, giáo viên phải để học sinh chủ động tích cực trong các hoạt động của tiết sinh hoạt, không nặng nề về đánh giá.
Mục tiêu và nội dung của tiết sinh hoạt chủ nhiệm theo tinh thần đổi mới được thể hiện trong giáo án sau đây:
Ngày soạn:	Lớp chủ nhiệm:
Chủ đề: PHÒNG CHỐNG VÀ CHUNG SỐNG AN TOÀN VỚI ĐẠI DỊCH COVID 19
Mục tiêu:
Năng lực: Thông qua việc cung cấp kiến thức về dịch bệnh, kiến thức về phòng chống và chung sống an toàn với dịch Covid – 19; Thông qua hình thành và phát triển các kĩ năng cho HS trong bối cảnh ứng phó với dịch bệnh (Kĩ năng giải quyết tình huống, kĩ năng làm việc nhóm) GVCN hướng tới phát triển các năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sốcho HS.
Phẩm chất: Hình thành HS phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm,chăm
chỉ.

Tiến trình:
Phần I. Sinh hoạt chủ nhiệm.
Mục tiêu
Sơ kết hoạt động của lớp trong tuần. Nhận xét về những việc làm được,
những tồn tại của lớp để điều chỉnh hoạt động trong tuần tiếp theo.
Đưa ra phương hướng hoạt động trong tuần tới.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Sơ kết hoạt động trong tuần.
Các tổ trưởng sơ kết hoạt động của tổ trong tuần.
Lớp trưởng sơ kết hoạt động của lớp
Bí thư lớp sơ kết hoạt động hoạt động chi đoàn
Giáo viên nhận xét.
Nhận xét, góp ý cho phần sơ kết hoạt động của lớp, chi đoàn trong tuần.
Bảng 8: Các đánh giá của các tổ được t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_chu_nhiem_lop_nham_nang.docx
  • pdfHoàng Thị Thanh Minh, Nguyễn Thị Phương Liên- Trường THPT Diễn Châu 5, THPT Diễn Châu 4- Chủ nhiệm.pdf