SKKN Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung'

SKKN Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung'

Khi hát cho trẻ nghe tôi hát với tốc độ hơi nhanh, vui tươi, nhí nhảnh, hồn nhiên,vừa hát vừa nhìn trẻ tạo cảm giác gần gũi với trẻ còn với bài “Ru con” (Dân ca Nam bộ). Tôi hát với tốc độ hơi chậm, tình cảm, vừa hát tôi vừa cúi xuống âu yếm tình cảm với trẻ tạo sự gần gũi quấn quýt trẻ rất hứng thú khi nghe bài hát này.

Như vậy bằng hoạt động trực tiếp sáng tạo tôi biểu diễn sống động nội dung bài hát, trẻ lớp tôi rất phấn khởi thích thú hưởng ứng cùng cô.

Tổ chức trò chơi âm nhạc:

Đối với trẻ Mầm non học mà chơi, chơi mà học, do vậy hoạt động âm nhạc cũng không thể thiếu trò chơi. Trò chơi âm nhạc là trò chơi được tiến hành bằng các yếu tố âm nhạc. Vì vậy, ngoài các quy định chung trò chơi cô cần lưu ý cho trẻ thực hiện hình thức chơi có tác dụng phát triển năng khiếu, cô hướng dẫn trẻ luật chơi và làm mẫu thật rõ ràng để trẻ nhận biết cách chơi. Trò chơi âm nhạc được thực hiện trong giờ học tạo cho hoạt động nghệ thuật của trẻ thêm sinh động, vì vậy mà cô cần xen kẽ tính chất trò chơi để hướng dẫn trẻ chơi hứng thú có tác dụng giáo dục âm nhạc.

 

doc 25 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1861Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung'", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vận động cho trẻ, bởi vì đức tính quan trọng nhất của một cô giáo là có thái độ tích cực, công nhận và trân trọng các biểu hiện của trẻ. Mỗi trẻ cần có một môi trường mang thông điệp:“Ở đây con làm gì cũng được, cách sáng tạo của con thật tuyệt vời vì con đã tự nghĩ ra”. Giáo viên phải biết động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, có thể thổi cho trẻ bầu không khí tin tưởng bằng những hành động sáng tạo và chơi trò chơi âm nhạc, khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện các nhân của mình, thì trẻ sẽ tự tin hơn, nhiều chi tiết phong phú hơn. Khi có sự tự tin, trẻ tự thấy hài lòng và hãnh diện với suy nghĩ “Mình đã làm được điều đó một mình”. Đồng thời giúp trẻ say sưa, hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Qua khảo sát đầu năm học chất lượng môn giáo dục âm nhạc trẻ chưa đạt yêu cầu so với chỉ tiêu nhà trường, lớp đề ra.
Trước tình hình thực trạng trên tôi đã suy nghĩ để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc.
Giải pháp 1: Tạo hứng thú khi trẻ đến trường 
 Giờ đón trẻ là lúc cần tạo bầu không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho trẻ đến trường, lúc này âm nhạc tác động một phần rất lớn. Tôi tham mưu với lãnh đạo nhà trường lựa chọn ca khúc phù hợp với trẻ mở cho các cháu nghe vào giờ đón trẻ, đầu buổi học và tôi đã suy nghĩ, đưa ra một số bài hát hay lôi cuốn trẻ phù hợp với chủ đề như: Ca khúc “Vui đến trường” của Sĩ Dương Hòa với khung cảnh thiên nhiên niềm phấn khởi đến trường của trẻ qua bài hát “Ngày vui cuả bé” của Hoàng Văn Yến. Ngoài ra để tạo cho trẻ trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài “Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải chào bố mẹ.. “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện.
 Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức nghe nhạc trong các giờ khác. Đây là phương pháp tổng hợp đạt hiệu quả cao. 
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động
Muốn thực hiện tốt bộ môn giáo dục âm nhạc một cách có khoa học và có hiệu quả, bản thân tôi đã tham khảo ý kiến của nhà trường,chuyên môn để lập ra kế hoạch cho lớp mình, tôi lên chương trình, chọn những bài hát, trò chơi phù hợp với chủ đề, phù hợp với lứa tuổi như sau:
STT
Chủ Đề
Nội dung
1
Trường mầm non
Dạy hát: bài Trường chúng cháu là trường mầm non.
Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học.
Trò chơi:Đoán tên bài hát.
2
Bản than
Dạy vận động bài:Tập đếm.
Nghe hát: tay ngoan.
TC: Bịt mắt bắt dê.
3
Gia đình
Dạy hát:bài Cả nhà thương nhau
Nghe hát : khúc hát ru của người mẹ trẻ.
TC: Thi xem ai nhanh.
4
Một số nghế
Dạy vận động: bài Cháu thương chú bộ đội.
Nghe hát: màu áo chú bộ đội
TC: Đoán tên bài hát
5
Thế giới động vật
Dạy hát: bài Gà trống mèo con và cún con.
Nghe hát: chú voi con ở bản đôn
TC: Mèo và chim sẻ.
6
Thế giới thực vật
Dạy vận động: bài mùa xuân đến rồi.
Nghe hát: bài mùa xuân.
TC: Nghe hát tìm đồ vật.
7
Phương tiện giao thông
Dạy hát: Em đi chơi thuyền
Nghe hát: bài lý chiều chiều
TC: ô cửa bí mật
8
Nước và một số hiện tượng tự nhiên.
Dạy vận động: bài nắng sớm
 Nghe hát : Bèo dạt mây trôi.
TC: Tai ai tinh.
9
Quê hương, Đất nước, Bác Hồ.
Dạy hát: Em yêu thủ đô
 Nghe hát: em đi trong tươi xanh.
TC: Thi xem ai nhanh.
Ví dụ: Chủ đề : Gia đình của bé 
Đề tài: Dạy hát “ Cả nhà thương nhau”
Nghe hát: khúc hát ru người mẹ trẻ 
Trò chơi: Thi xem ai nhanh nhất
Mục đích yêu cầu: 
Kiến thức: Trẻ hát đúng, rõ lời bài hát: “Cả nhà thương nhau” trẻ nhớ tên bài hát, tác giả, hưởng ứng theo giai điệu bài hát, hiểu nội dung bài hát nói về tình cảm người thân trong gia đình.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, phát triển tai nghe, kỹ năng nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi.
Giáo dục: Trẻ yêu quý gia đình,trân trọng tình cảm bố mẹ giành cho con,biết yêu thương gia đình.
Chuẩn bị: Tranh, ảnh , bài hát , dụng cụ âm nhạc, đồ chơi ... về chủ đề gia đình
Tiến hành hoạt động:
+ Hoạt động mở đầu: Gây hứng thú giới thiệu bài hát 
Cô cho cả lớp xem hình ảnh gia đình và kể về gia đình của trẻ dẫn dắt giới thiệu bài hát “ cả nhà thương nhau”
+ Hoạt động trọng tâm: Bé làm ca sĩ 
Xác định trọng tâm dạy hát cho trẻ bài hát nắm rõ yêu cầu trọng tâm của đề tài 
Dạy hát nhiều hình thức trẻ đã thuộc bài hát cô chú ý đến kỹ năng của trẻ .trẻ chưa thuộc bài hát cô hướng dẫn kỹ đúng lời, đúng nhạc của bài hát . 
Giải pháp 3: Xây dựng môi trường 
Việc tạo môi trường trong trường mầm non rất quan trọng đòi hỏi giáo viên cần phải tạo được hứng thú hoạt động âm nhạc với trẻ một trong các cách tạo hứng thú âm nhạc cho trẻ đó là trong và ngoài lớp học khi tạo môi trường đảm bảo tính thẩm mỹ ( đẹp, trang trí phù hợp theo chủ đề, đề tài, trang phục đa dạng, đồ dùng đa dạng về chủng loại) đồng thời giáo viên cũng phải phải chú ý tới môi trường mình tạo ra, thường xuyên thay đổi nội dung để trẻ không bị nhàm chán.
Trong lớp học:
 Góc âm nhạc là nơi trẻ thể hiện khả năng âm nhạc của mình,trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển các kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻvì thế phải bố trí, sắp xếp các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc tạo môi trường thật gần gũi với trẻ tạo cảm giác thoải mái cho trẻ thể hiện cảm xúc.
Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh từ các vật liệu trẻ tiếp xúc hằng ngày như: các loại lon, thùng thiếc, thùng... các loại đá, tre, gỗ, dụng cụ nhà bếp...
Trang phục cho trẻ có thể để tờ giấy báo hay những từ giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo các bộ váy khi trẻ biểu diễn.Sưu tầm những bài hát thiếu nhi theo chủ đề, những bài hát dân ca thể hiện các vùng miền ... ngoài ra có những đồ dùng cho trẻ sáng tạo như: khăn choàng, vòng đeo tay, búp bê... những đồ dùng, dụng cụ phải đảm bảo an toàn cho trẻ các đồ dùng phải ở trạng thái mở trẻ có thể dễ dàng lấy và sử dụng, khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác. Khuyến khích trẻ tự làm hay trang trí đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng, có thể cho trẻ kết hợp theo nhóm thiết kế trang trí những bộ trang phục biểu diễn trẻ thích thú khi sử dụng những sản phẩm trẻ tự làm.
 Ngoài lớp học:
Tổ chức ngoài lớp học hoạt động giáo dục âm nhạc là tổ chức dạy học sinh động, thông qua việc quan sát thiên nhiên trẻ sẽ phát triển về tình cảm biết yêu quý môi trường sống... hình thành cho trẻ các biểu tượng cụ thể, sinh động về thế giới xung quanh. 
Những hoạt động âm nhạc ngoài trời trẻ cũng bộc lộ cá tính, sở trường, đồng thời hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau.
Ví dụ: Cho trẻ vận động bài hát “Thỏ con tắm nắng” đứng những đội hình khác nhau như vòng tròn, hai hàng dọc... hay theo nhóm.
Phòng âm nhạc:
Trong phòng âm nhạc trẻ sẽ thể hiện thoái mái ,tiếp thu âm nhạc một cách chủ động và hào hứng hơn,tạo thêm nhiều điều kiện để trẻ phát triển bộc lộ năng khiếu của mình. 
Vì thế sau khi đã học trên lớp tôi đã bố trí 2 tuần một lần đưa trẻ đến phòng hoạt động âm nhạc thời gian hoạt động có thể tiến hành 25- 30 phút,với hình thức này trẻ được ôn luyện củng cố lại các bài hát theo tiếng đàn của cô,trẻ được nghe hát theo nhiều hình thức phong phú hơn, được múa tập thể và chơi trò chơi âm nhạc. 
Tôi luôn chọn nội dung xây dựng các chương trình dễ gây hứng thú cho trẻ khi hoạt động phòng âm nhạc.
Ví dụ: Trẻ sẽ cùng nhau hát đối đáp, hát tốp ca, hát song ca, đơn ca , hát liên khúc như các bài hát dân ca... nghe cô hát, nghe qua băng đĩa, xem video, nghe nhạc kết hợp xem tranh theo chủ đề.
Bên cạnh đó trẻ sẽ tập cùng cô những động tác múa cơ bản những kỹ năng vận động theo nhạc hay các điệu múa dân gian của các dân tộc, những điệu nhạc vui tươi... Như vậy trẻ sẽ cảm thụ âm nhạc, có kỹ năng hoạt động âm nhạc một cách tự nhiên không gò áp đặt trẻ. Bên cạnh đó cô giáo cũng chuẩn bị những trang phục kèm theo càng thêm sinh động và hứng thú thêm.
Giải pháp 4: Trong tiết dạy
Xác định nội dung trọng tâm:
Để trẻ tiếp thu bài tốt và phát huy được hết khả năng của trẻ thì việc xác định nội dung trọng tâm là vô cùng quan trọng, cô lựa chọn hoạt động để tiến hành giờ học và tuỳ vào nội dung trọng tâm của hoạt động để lựa chọn 2- 3 nội dung kết hợp cho nhẹ nhàng mà vẫn gây hứng thú cho trẻ.
- Nếu bài hát đa số trẻ chưa biết: Cô tiến hành hoạt động dạy hát là trọng tâm.
Ví dụ: Hoạt động dạy hát: "Sắp đến tết rồi "
 Nghe hát: "Mùa xuân ơi"
Trò chơi âm nhạc: Mâm cỗ ngày tết
- Nếu bài hát đa số trẻ đã biết: Cô tiến hành dạy vận động theo nhạc là nội dung trọng tâm.
Ví dụ: Dạy vận động theo nhạc: Vỗ tay theo nhịp nhún bước theo nhịp bài hát: “Cháu thương chú bộ đội”.
Nghe hát – nghe nhạc: Màu áo chú bộ đội
Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát ở đâu.
- Nếu bài hát trẻ đã hát và vận động theo nhịp tốt thì chọn: hoạt động nghe nhạc, nghe hát là trọng tâm.
Gây hứng thú giới thiệu bài
Để tạo cho trẻ sự tự tin thoải mái, hứng thú khi vào bài tôi dựa vào nội dung bài hát và tính chất, sắc thái âm nhạc để trò chuyện với trẻ, kết hợp sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan, thơ hợp lý để dẫn dắt vào bài. Làm như vậy sẽ tạo sự hấp dẫn cho trẻ, có tác dụng giúp trẻ nhanh chóng làm quen với bài hát.
Ví dụ 1: Dạy trẻ hát bài: "Em yêu cây xanh" - Nhạc và lời Ngân Hà - cô cho trẻ dạo quanh sân trường quan sát cây xanh, kể tên các loại cây có trong sân trường,cho trẻ xem thêm hình ảnh các loại cây mà trẻ chưa biết.
Ví dụ 2: Dạy trẻ hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân” - Nhạc và lời Hoàng Yến.
 Câu đố: Nghề gì vất vả 
 Xô,xẻng , dao, bay
 Gạch xếp thành hàng
 	 Xây thành nhà cửa.
Trò chuyện cùng các cháu: “Chào các cháu, chú là chú công nhân, hôm nay lên thăm lớp mình! Vậy mơ ước lớn lên các cháu sẽ làm gì? Chú chúc các cháu chăm ngoan để thực hiện ước mơ của mình nhé. “Tạm biệt các cháu, chú đi đây”. Các con thấy hình ảnh chú công nhân như thế nào ?
Trẻ đồng thanh nói: “Mũ chú màu vàng”. Như vậy, tôi vào bài rất nhẹ nhàng tạo hứng thú cho trẻ.
 Dạy hát:
Để tiến hành dạy hát có hiệu quả với một bài hát mới trẻ chưa biết hát, tôi có thể dạy trẻ như cách dạy theo cách đã hướng dẫn trong chuyên đề giáo dục âm nhạc, được vận dụng phù hợp từng khả năng của trẻ. Trẻ học hát thông qua bắt chước giáo viên, do đó giáo viên vừa hát vừa bắt nhịp bằng tay để giữ tốc độ đều cho các cháu hát. Giáo viên cần lưu ý đến những bài có nhịp lấy đà, đảo phách để phân biệt cho đúng tránh ngược phách
Khi phối hợp hát cùng nhạc đệm cô vừa bắt nhịp vừa lắng nghe nhạc đệm để điều khiển trẻ hát đúng, khớp nhạc. Nếu trẻ chưa rõ lời bài hát cô đọc lại lời một cách chậm rãi, diễn cảm hoặc đọc lại lời trên nền nhạc bài hát. Với bài hát dài, bài có 2 lời ca, cô có thể chia đoạn dạy trẻ từng câu liên tiếp.
	Ví dụ: Bài “Trường chúng cháu là trường Mầm non”- Nhạc và lời Phạm Tuyên
Cần thay đổi các hình thức hát, tổ, nhóm luân phiên nối tiếp để trẻ có dịp nghỉ ngơi, theo dõi hoặc hoà nhập đúng lúc với các bạn, chú ý thay đổi tư thế đứng hay ngồi cho trẻ đỡ mỏi, đỡ chán và kết hợp với vận động nhẹ nhàng.
Ví dụ: Khi hát bài: “Cùng múa vui”- nhạc và lời Lưu Hữu Phước. Câu hát "Nắm tay nhau, bắt tay nhau" lần đầu hát nắm trước, bắt sau; lần hai hát bắt trước, nắm sau, hai từ này ở cùng một độ cao nên trẻ dễ lẫn.
Ngoài việc chú ý đến nhịp phách trong khi dạy hát tôi còn tạo ra tình huống cho trẻ vừa hát vừa dùng đồ vật cầm trên tay đung đưa theo nhịp bài hát, và có thể cho từng cặp trẻ giao lưu với nhau.
Ví dụ: Khi hát bài: “Rước đèn dưới trăng”- Sáng tác Phạm Tuyên, cho trẻ cầm chiếc đèn ông sao đưa lên đưa xuống, hát bài: cho 2 trẻ đứng đối diện đập chéo tay nhau theo phách.
Trong quá trình dạy hát cô giáo cần lưu ý nếu trẻ còn hát sai âm điệu, thì cô hát mẫu riêng chỗ cần sửa và cho trẻ nghe trên đàn nhiều lần đặc biệt cần chú ý đến từng cá nhân trẻ.
Điều quan trọng khi dạy trẻ hát mà trẻ hát chưa đúng nhạc, chưa thể hiện đúng phong cách, cô phải động viên,khuyến khích trẻ và hát lại 2-3 lần hát chậm để trẻ ghi nhớ.
Với hình thức tổ chức như trên trẻ lớp tôi hát đúng giai điệu bài hát, tiếp thu bài rất nhanh.
Dạy vận động 
Dạy vận động theo nhạc bao gồm nhiều hình thức nhảy múa hoặc gõ đệm theo nhịp theo tiết tấu, theo phách.
Phần làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn. Nếu là hát kết hợp vận động vỗ tay, theo tiết tấu thì tôi sử dụng các nhạc cụ: Xắc xô, phách tre, phách dừa, mõtôi làm mẫu chậm tiếng gõ, cách gõ, cho trẻ tập chậm rồi mới nhanh dần theo tốc độ bình thường. Tuy nhiên trong tiết học cũng không nhất thiết phải sử dụng nhạc cụ từ đầu đến cuối tiết học mà có thể thay đổi hình thức vận động bằng lắc mông hoặc dậm chân
Ví dụ: Bài “Cháu thương chú bộ đội”- Nhạc và lời Hoàng văn yến
Tôi cho cả lớp vỗ tay tiết tấu chậm, các tổ gõ phách dừa, xắc xô, các nhóm dậm chân theo tiết tấu chậmtrẻ lớp tôi rất thích.
Ngoài ra khi dạy vận động để phát huy tính sáng tạo của trẻ tôi thường cho trẻ vận động theo ý tưởng của trẻ.
Ví dụ: Bài “Cô và mẹ”- Nhạc và lời Phạm Tuyên. Tôi cho trẻ vận động theo ý tưởng của trẻ ( 1-2 trẻ) và cho cả lớp vận động theo trẻ đó.
Sau đó tôi dẫn dắt bằng lời giới thiệu vận động của mình.
Nếu trẻ vận động sai cô có thể sửa dần dần những chi tiết không chính xác bằng cách tách ra để tập riêng. Tuy vậy, không phải bài nào trẻ cũng thuộc ngay ở trên tiết học do đó cô cần luyện cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Với hình thức tổ chức dạy vận động như trên tôi thấy trẻ lớp tôi rất tự tin, thoải mái khi hoạt động âm nhạc và đặc biệt trẻ tiếp thu bài rất tốt.
Cho trẻ nghe nhạc - nghe hát:
Nghe nhạc – nghe hát là một sự tác động sâu sắc đối với tâm hồn con người, là cơ sở để trẻ học hát, vận động, chơi theo nhạc.
Chuẩn bị cho trẻ nghe hát, dẫn dắt trẻ nghe nhạc bằng cách dùng lời dẫn sinh động để giới thiệu qua hình tượng âm nhạc, tên bài hát,tác giả, phần giới thiệu ngắn gọn,lựa chọn sắc thái lời nói để thu hút trẻ, gợi nhu cầu muốn nghe ở trẻ ,Nếu hoạt động trước đó là trầm lắng thì lời nói để thu hút trẻ phải vang rõ, sôi nổi. Nếu hoạt động trước là sôi nổi thì lời nói phải âu yếm nhẹ nhàng.
Có thể cho trẻ nghe qua phương tiện hoặc nghe trực tiếp. Trẻ được nghe cô đàn hát trực tiếp sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất, lôi cuốn nhất. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên cần phải hát thật chính xác, tự nhiên, diễn cảm thể hiện đúng phong cách tác phẩm. Do đó khi đã hát đúng nhạc tôi chú ý đến việc thể hiện tình cảm qua giọng hát kết hợp với nét mặt cử chỉ, điệu bộ sao cho phù hợp với bài hát.
Ví dụ: Bài hát “Đi cấy”- Dân ca Bắc bộ
Khi hát cho trẻ nghe tôi hát với tốc độ hơi nhanh, vui tươi, nhí nhảnh, hồn nhiên,vừa hát vừa nhìn trẻ tạo cảm giác gần gũi với trẻ còn với bài “Ru con” (Dân ca Nam bộ). Tôi hát với tốc độ hơi chậm, tình cảm, vừa hát tôi vừa cúi xuống âu yếm tình cảm với trẻ tạo sự gần gũi quấn quýt trẻ rất hứng thú khi nghe bài hát này.
Như vậy bằng hoạt động trực tiếp sáng tạo tôi biểu diễn sống động nội dung bài hát, trẻ lớp tôi rất phấn khởi thích thú hưởng ứng cùng cô.
Tổ chức trò chơi âm nhạc:
Đối với trẻ Mầm non học mà chơi, chơi mà học, do vậy hoạt động âm nhạc cũng không thể thiếu trò chơi. Trò chơi âm nhạc là trò chơi được tiến hành bằng các yếu tố âm nhạc. Vì vậy, ngoài các quy định chung trò chơi cô cần lưu ý cho trẻ thực hiện hình thức chơi có tác dụng phát triển năng khiếu, cô hướng dẫn trẻ luật chơi và làm mẫu thật rõ ràng để trẻ nhận biết cách chơi. Trò chơi âm nhạc được thực hiện trong giờ học tạo cho hoạt động nghệ thuật của trẻ thêm sinh động, vì vậy mà cô cần xen kẽ tính chất trò chơi để hướng dẫn trẻ chơi hứng thú có tác dụng giáo dục âm nhạc.
	Ví dụ: Trò chơi Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ cô chia trẻ làm ba tổ. cô giới thiệu luật chơi và cách chơi cho trẻ biết,sau mở nhạc cho trẻ nghe âm thanh về chiếc đàn ghi ta, trống, kèntrẻ sẽ chú ý lắng nghe trong thời gian cô quy định trẻ phải nói được tên nhạc cụ.Như vậy sẽ phát triển ở trẻ sự hiểu biết và sự chú ý lắng nghe.
	Ví dụ: Trò chơi Ai nhanh nhất cô tổ chức chơi theo nhóm theo hiệu lệnh của cô, số vòng ít hơn số trẻ. Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh trẻ chạy thật nhanh vào vòng cô quy định.
Nếu là giờ vận động thì tôi chọn trò chơi nhẹ nhàng.
Giải pháp 5: Kết hợp các tiết dạy
+ Làm quen Văn học:
Trong giờ làm quen Văn học giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dungđể truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam.
Thông qua việc dạy bài thơ “Em yêu nhà em” của Phan Thị Thanh Nhàn giúp trẻ biết yêu mến về ngôi nhà của mình, hay là bài thơ “Cô giáo em” sau khi cho trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Cô giáo” để biết được tình cảm của các cháu nhỏ dành cho cô giáo.
Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàn toàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học đó như:
Trẻ đọc bài thơ “Bàn tay cô giáo” của Định Hải 
Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em
Về nhà mẹ khen
Tay cô đến khéo
Bàn tay cô giáo
Vá áo cho em
Như tay chị cả
Như tay mẹ hiền
Qua được đọc bài thơ, trẻ biết được công việc và tình cảm của cô giáo đối với các cháu nhỏ. Thi hát kết hợp bài hát “Mẹ của em ở trường” hay khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ ơn Bác” của Phan Huỳnh Điểu; Thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa” kết hợp bài “Cháu thương chú bộ đội”
Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, tiết truyện sinh động, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay.
 Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được nhiều nhạc sĩ sáng tác thành nhạc và cũng được xoay chuyển hát như: “Gánh gánh gồng gồng”; “Chi chi, chành chành”;“Rềnh rềnh, ràng ràng” giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình học của cháu. 
+ Làm quen chữ viết:
Trong giờ cho trẻ làm quen chữ cái, yêu cầu cháu nhận mặt chữ bằng nhiều biện pháp khác nhau. Song song với việc nhận biết chữ cái, âm nhạc nghe trong giờ học cũng góp phần giúp trẻ nhận biết thêm như: Ôn nhóm chữ cái e, ê, p, q, u, ư qua bài hát “Con lợn ét”; “Một đoàn tàu” và ôn nhóm chữ cái o, ô, ơ; a, ă, â qua bài hát “Sói và gà cánh tiên” của Trần Ngọc.
Mặc dù phần nội dung này không đi sâu vào cấu trúc giờ dạy nhưng khi trẻ thuộc bài hát thì trẻ nhớ được chữ và phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa các chữ cái đó. Qua đó cũng góp phần nào phát triển ở trẻ khả năng âm nhạc, khám phá khoa học.
Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò chơi... thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc với các đối tượng như bài “Giới thiệu một số con vật”, yêu cầu trẻ phân biệt được một số con vật, so sánh, nhận xét sự giống nhau và khác nhau. Qua đó giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ...động vật. Sau đó cho trẻ nghe bài “Gà trống, mèo con và cún con”hoặc có thể cho cháu nghe bài “Vì sao con mèo rủa mặt?”. Bài “Giới thiệu một số loài hoa” yêu cầu trẻ phân biệt được một số loài hoa, so sánh, nhận xét sự giống nhau và khác nhau... Giúp trẻ biết thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, biết yêu quý và bảo vệ các loài cây, các loài hoa xung quanh... Sau đó cho trẻ nghe bài “Hoa trong vườn” hoặc bài “Ra vườn Hoa” của tác giả Văn Tuấn. Trong chủ đề nghề nghiệp như “Chú công nhân” giáo viên yêu cầu trẻ nắm được công việc và ý nghĩa của công việc đó, yêu quý người lao động..., kết hợp cho trẻ nghe bài “Cháu yêu cô chú công nhân” của Hoàng Văn Yến. 
Khi dạy đề tài Chú bộ đội cho trẻ nghe bài “Cháu thương chú bộ đội”, bài “Làm chú bộ đội”, bài “Gác trăng” của Nguyễn Trí Tân... Nhằm giúp trẻ hiểu được trong đêm Trung thu đó các chú bội đội phải đứng gác giữ cho Tổ Quốc được thanh bình để các em thiếu nhi được rước đèn trong đêm trăng. Và còn nhiều chủ đề khác cũng vậy, ở đây chúng ta không nên dừng lại ở phần nghe để chuyển tiết mà nghe hát để nắm

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKKN_2018 UT.doc