SKKN Một số giải pháp thực hiện để quản lý tài chính và có kinh phí để mua sắm tài sản côngtrong điều kiện hết sức khó khăn về ngân sách tại trường DTNT tỉnh Hòa Bình

SKKN Một số giải pháp thực hiện để quản lý tài chính và có kinh phí để mua sắm tài sản côngtrong điều kiện hết sức khó khăn về ngân sách tại trường DTNT tỉnh Hòa Bình

Nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

 Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài sản công tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực:

 + Cử cán bộ đi công tác trong nước, chế độ thanh toán tiền công tác phí, tiền thuê chỗ nghỉ, khoán thanh toán công tác phí cho những trường hợp thường xuyên đi công tác;

 + Quản lý, phân bổ kinh phí, sử dụng văn phòng phẩm cho các bộ phận của đơn vị.

 + Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí thanh toán tiền cước điện thoại công vụ tại cơ quan cho từng đầu máy điện thoại hoặc từng bộ phận trong đơn vị; tiêu chuẩn, định mức sử dụng, thanh toán cước phí điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan.

 + Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí sử dụng ô tô, xăng dầu theo định mức km.

 + Quản lý và sử dụng điện thắp sáng.

 + Về trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức.

 Khi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

 

doc 20 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 1443Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp thực hiện để quản lý tài chính và có kinh phí để mua sắm tài sản côngtrong điều kiện hết sức khó khăn về ngân sách tại trường DTNT tỉnh Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ máy:
	- Số tổ chuyên môn: 03 (Tổ Toán lý hoá, Tổ Văn sử địa và tổ Sinh ngữ - giáo dục công dân - thể dục - quốc phòng)
	- Số tổ chức năng: 03 (Tổ Văn phòng - Giáo vụ, Tổ Quản lý nội trú và Tổ Quản trị đời sống).
	Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo ở Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình luôn được quan tâm, giữ thế ổn định và từng bước phát triển. Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XV và Nghị quyết Đảng bộ lần thứ XVI nhiệm kỳ 2010-2015, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Trong kỳ thi học sinh giỏi năm học 2011-2012 có 01 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia và 99 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh.
2. Tiến hành kiểm tra tình hình và hoạt động tài chính của Nhà trường. 
	2.1. Kiểm tra chứng từ chi hàng tháng hàng quý của nhà trường 
	Nhằm mục đích nắm được thực tế tình hình tài chính của nhà trường Hiệu trưởng cùng kế toán rà sát việc chi tiêu có biện pháp lên kế hoạch .
	Trên cơ sở phân loại như trên, kế toán lập kế hoạch để bố trí nguồn chi trả dựa trên kế hoạch ngân sách được giao.
2.2. Kiểm tra các nguồn thu của nhà trường:
	Bằng các báo cáo và qua sổ sách, Hiệu trưởng cùng với kế toán, thủ quỹ nhà trường rà soát các khoản thu .
	Từ kết quả kiểm tra trên, Hiệu trưởng và kế toán chuẩn bị kế hoạch điều chỉnh lại việc thu và sử dụng các loại quỹ trên sao cho đúng quy định và đúng mục đích của từng loại quỹ.
	2.3. Kiểm tra quy trình cấp phát, chi trả tại nhà trường:
	Đây là công việc hàng ngày không chỉ riêng của bộ phận tài vụ mà là công việc có liên quan tới nhiều bộ phận trong nhà trường. Nếu như trong khâu lập dự toán, dự trù có thể xảy ra thất thoát ngân sách do dự toán lập không đúng giá mặt bằng thì khâu cấp phát chi trả, nếu không làm tốt công tác tư tưởng cũng như quản lý sẽ dẫn tới những tiêu cực như gây khó khăn, nhũng nhiễu, đòi chi phần trăm cho người được thanh toán v.v. Qua việc tìm hiểu ở nhiều bộ phận, kế toán thấy hiện tượng tiêu cực xảy ra tại khâu cấp phát chi trả về cơ bản là không có song do chưa có sự rõ ràng về trách nhiệm giữa một số cá nhân trong một vài bộ phận nên đã dẫn tới sự hiểu lầm, gây dư luận không hay. 
3. Một số giải pháp:
	Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, căn cứ vào nhiệm vụ phân công tại Quy chế làm việc của Ban giám hiệu được thông qua đầu 
 năm kế toán bắt đầu thực hiện những việc sau:
 3.1. Làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ giáo viên công nhân viên và học sinh để mọi thành viên trong nhà trường nắm được tình hình tài chính, điều kiện, hoàn cảnh mới của công tác tài chính, từ đó thực hành tiết kiệm, đoàn kết cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
	- Có những khó khăn đó một phần do người làm công tác quản lý tài chính chưa thật chặt chẽ, chuẩn xác song phần lớn là do nhu cầu của nhà trường trước hoàn cảnh mới, điều kiện mới. 
	- Cần phải có những chuyển đổi cho phù hợp với cơ chế tài chính mới. Sự chuyển đổi đó đòi hỏi mỗi thành viên của nhà trường, mỗi Toorchuyeen môn và tổ chức năng thay đổi cách nghĩ, cách làm về công tác sử dụng kinh phí, sử dụng trang thiết bị, nguyên vật liệu, cơ sở vật chất, nhân lực và thời gian. 
Tất cả nhằm mục tiêu: Tiết kiệm tới mức tối đa song vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo các hoạt động của nhà trường diễn ra bình thường.
	- Sẽ thực hiện công khai, dân chủ theo quy chế hoạt động dân chủ trong nhà trường và Quy chế chi tiêu nội bộ. Nhà trường sẽ công khai mọi nguồn thu và tình hình hoạt động chi trước toàn cơ quan. 
	- Sẽ chấn chỉnh lại việc sử dụng một số nguồn - quỹ, thực hiện tiết kiệm chi trong tất cả mọi hoạt động của nhà trường. Kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình gây lãng phí, nhũng nhiễu trong việc cấp phát, chi trả.
	Nhìn chung, qua việc công khai tình hình tài chính và trình bày kế hoạch công tác tài chính, đa phần cán bộ giáo viên công nhân viên đều hiểu, thông cảm với điều kiện tài chính hiện tại của nhà trường, thể hiện tinh thần ủng hộ tích cực với kế hoạch - giải pháp do Hiệu trưởng đề ra. Đây chính là cơ sở rất quan trọng để tôi có thể tiến hành những công việc tiếp theo. 
 3.2. Thực hiện việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
	Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ với mục đích: 
	+ Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho thủ trưởng đơn vị.
	+ Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.
	+ Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát của KBNN; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.
	+ Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.
	+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
	+ Công bằng trong đơn vị; Khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
	Nguyên tắc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ: 
	+ Không được vượt quá chế độ chi hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định;
	+ Phải phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị;
	+ Phải đảm bảo cho cơ quan và cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ được giao;
	+ Phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động;
	+ Mọi việc chi tiêu phải đảm bảo có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp;
	+ Phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong cơ quan;
	+ Phải có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn đơn vị bằng văn bản;
	Căn cứ để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
	+ Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
	+ Căn cứ vào tình hình thực hiện qua các năm về chi tiêu và sử dụng tài sản tại đơn vị;
	+ Căn cứ vào chương trình, kế hoạch các nhiệm vụ được giao trong năm;
	+ Dự toán chi ngân sách được giao thực hiện chế độ tự chủ;
	Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công do thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn cơ quan và được công khai trong toàn cơ quan, phải gửi đến Kho bạc nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch để kiểm soát chi theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi giám sát.
	Nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
	Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài sản công tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực:
	+ Cử cán bộ đi công tác trong nước, chế độ thanh toán tiền công tác phí, tiền thuê chỗ nghỉ, khoán thanh toán công tác phí cho những trường hợp thường xuyên đi công tác;
	+ Quản lý, phân bổ kinh phí, sử dụng văn phòng phẩm cho các bộ phận của đơn vị.
	+ Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí thanh toán tiền cước điện thoại công vụ tại cơ quan cho từng đầu máy điện thoại hoặc từng bộ phận trong đơn vị; tiêu chuẩn, định mức sử dụng, thanh toán cước phí điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan.
	+ Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí sử dụng ô tô, xăng dầu theo định mức km.
	+ Quản lý và sử dụng điện thắp sáng.
	+ Về trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức.
	Khi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
	Khen thưởng và xử lý vi phạm quản lý tài chính, tài sản công:
	 Phạm vi và đối tượng áp dụng:
	+ Các cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành.
	+ Vi phạm về chi vượt mức khoán, tiêu chuẩn và định mức quy định:
	+ Vi phạm về quản lý tài sản công.
	 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong sử dụng tài chính, tài sản công:
	Các cá nhân, tổ chức nào có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
	 Hành vi vi phạm, hình thức phạt và mức xử phạt:	
	- Vi phạm về chi vượt mức khoán, tiêu chuẩn và định mức quy định: Không thanh toán số chi vượt định mức.
	- Vi phạm về quản lý tài sản công: Người quản lý và sử dụng tài sản công làm hỏng ( do cố ý ) hoặc mất mát tài sản thì phải bồi thường 2 lần giá trị tài sản.
	- Những bộ phận và cá nhân sử dụng tài sản, kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm và có hiệu quả, cuối năm học sẽ được cộng điểm trong xét thi đua khen thưởng.
 	3.3. Thực hiện một số biện pháp chấn chỉnh hoạt động tài chính:
	Tuy không phải tất cả mọi người đều ủng hộ hai quyết định trên song muốn tạo sự chuyển đổi trong cách nghĩ, cách làm về công tác tài chính, hai việc trên không thể không làm được .
	Việc thứ hai, để đảm bảo những quyền lợi chính đáng cho cán bộ giáo viên công nhân viên, từ đó động viên cán bộ giáo viên công nhân viên tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng cùng kế toán và bộ phận tài vụ phối hợp với Ban Giám hiệu bàn cách tìm nguồn để chi trả .
 	Tính toán kỹ lưỡng kế hoạch chi các khoản trong kế hoạch ngân sách giao năm 2011. Được sự ủng hộ sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hoà Bình 
 	Để công tác tài chính dần đi vào nề nếp, sau khi tranh thủ ý kiến của các đồng chí trong tập thể Đảng uỷ và Ban giám hiệu, kế toán đã tham mưu cho Hiệu trưởng đã định ra Quy định về việc lập dự toán và quy trình thanh toán kinh phí cho tất cả mọi hoạt động của nhà trường. 
 Quy định này được phổ biến tới các Tổ chuyên môn và các tổ chức năng. Tổ chuyên môn và tổ chức năng lấy đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch tài chính và lập dự toán hoạt động của tổ chuyên môn . Nội dung của quy định trên đã tạo nên thói quen cân nhắc, thận trọng, sát hợp và tiết kiệm khi xây dựng kế hoạch tài chính hoặc lập dự toán chi của cán bộ giáo viên công nhân viên.
	3.4. Thực hiện điều chỉnh các hoạt động khác của nhà trường nhằm giảm sức ép về tài chính.
	Về mặt tổ chức: 
	Do dư thừa giáo viên nên để giảm sức ép về chi trả lương, nhà trường quyết định chỉ tiếp nhận thêm giáo viên những bộ môn còn thiếu. Số giáo viên dư sẽ kiêm nhiệm thêm những công việc khác và được giảm dần hàng năm bằng việc điều chuyển hoặc nghỉ chế độ. Đối với công nhân viên, căn cứ vào khối lượng công tác được giao và nhân lực hiện có, và trình độ chuyển môn đào tạo để xắp xếp hợp lý cho từng cán bộ, công nhân viên.	
	Về mặt chuyên môn : 
	Công tác chuyên môn là xương sống của mọi hoạt động trong nhà trường. Do vậy, mọi hoạt động liên quan đến công tác chuyên môn đều được ưu tiên hàng đầu về kinh phí.
	Đối với khối giáo viên trực tiếp giảng dạy, căn cứ vào các quy định về chỉ tiêu công tác, chương trình giảng dạy của ngành, Hiệu trưởng đã cùng với Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo rà soát lại việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên từng bộ môn, từng khối lớp. Trên cơ sở đó, bố trí phân công hợp lý, bổ sung thêm nhiệm vụ cho giáo viên. Căn cứ vào sự chỉ đạo của ngành, dựa trên những quy định tài chính hiện hành, sau khi làm tốt công tác tư tưởng cho khối giáo viên. Ngoài việc mỗi năm tiết kiệm chi gần 200 triệu đã dành vào mua sắm trang thiết bị văn phòng.. 
	Về mặt mua sắm sửa chữa :
	Đối với một trường lớn như trường DTNT tỉnh Hòa BÌnh việc mua sắm trang thiết bị văn phòng, sửa chữa nhỏ chống xuống cấp các công trình là việc thường xuyên phải tiến hành. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, Ban giám hiệu đã thống nhất: Phải tận dụng triệt để những trang thiết bị hiện có và chỉ mua sắm những thứ tối cần thiết phục vụ làm việc và cho việc giảng dạy - học tập và sinh, hoạt của học sinh. Việc sửa chữa các công trình cũng dựa trên nhu cầu và hoàn cảnh thực tại để phục vụ trực tiếp và có hiệu quả cao các hoạt động của nhà trường.
4. Kết quả:
	Có kết quả việc điều chỉnh hoạt động tài chính và các hoạt động khác của nhà trường như sau:
	Trước hết, việc điều chỉnh hoạt động tài chính và các hoạt động khác của nhà trường có liên quan tới tài chính đã tiết kiệm cho nhà nước những khoản tiền không nhỏ mà vẫn đảm bảo đầy đủ mọi chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường.
	So với năm 2009, Năm 2010 Nhà trường đã tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên mua sắm một số trang thiết bị dạy học gồm 03 máy chiếu, 07 máy tính sách và 01 ti vi phục vụ cho các phòng học bộ môn kinh phí mua sắm gần 200 triệu đồng. Cũng năm 2010 được Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm cấp kinh phí chi không thường xuyên để mua sắm thiết bị làm việc cho nhà làm việc giáo viên với kinh phí 400 triệu đồng sau khi xây nhà làm việc.
	Năm 2011 sau khi có Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Cuối năm sau khi có công văn số 1829/UBND-TCTN của Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép của UBND tỉnh mua sắm tài sản phục vụ cho công tác chuyên môn. Nhà trường đã tiết kiêm chi thường xuyên mua sắm được 11 chiếc máy tính để bàn phục vụ cho phòng máy tính với số kinh phí là: 99.200.000đồng.	
	Năm 2012 nhà trường đã tiết kiệm chi thường xuyên trang bị được 01 phòng học tin học hiện đại với kinh phí là: 396.219.000đồng.
	Việc mua sắm nhà trường đã tiết kiệm ngân sách năm 2011, 2012 được tiến hành mua vào cuối năm và xác định rõ cần thiết mua gì, cái gì cần mua trước cần thiết cho công việc. Hiệu trường lập kế hoạch mua thông qua Đảng ủy, hội đồng. Trong quá trình mua sắm Nhà trường luôn thực hiện theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội; Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về sử đổi, bổ sung một số điều liên quan của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị , tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
	Tài sản mua về được nghiệm thu, kiểm tra chất lượng, số lượng xem có đúng chủng loại trong hợp đồng không mới nghiệm thu và cho thanh toán. Nhà trường tiến hành mua sắm theo quy trình thống nhất đúng quy định tài chính. 
	Toàn bộ tài sản của nhà trường đã được theo dõi ở sổ tài sản và sổ theo dõi tài sản tại nơi sử dụng. Đối với quản lý tài sản nhà trường đã đề ra quy định sử dụng và giao trách nhiệm quản lý cho từng bộ phận .
	Trong quản lý và sử dụng tài sản công nhà trường đã thực hiện theo luật số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước; Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
	- Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 về việc ban hành chế độ quản lý và tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
	- Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc ban hành Quy định về công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
	Toàn bộ tài sản được đánh ký hiệu của tài sản chuyển và giao nhận về các phòng ban nhà trường để sử dụng, bảo quản được ký nhận đầy đủ .
	Quan trọng hơn, từ những việc làm trên, những kết quả trên, nhà trường đã có một cơ sở về vật chất trang thiết bị văn phòng công sở tương đối tốt, cho các Tổ chuyên môn, tổ chức năng và phòng họp, cảnh quan sư phạm nhà trường được thay đổi. Sau khi đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà cấp kinh phí không thường xuyên sửa chữa nhà ba tầng lớp học, xây mới nhà làm việc giáo viên nhà trường đã có đủ phòng họp, phòng học để tiến hành học một ca .
 	Điều đó đã tạo nên sự chuyển biến về mặt tâm lý trong khối cán bộ giáo viên công nhân viên. Đa phần các thành viên trong cơ quan phấn khởi, tin tưởng vì được tôn trọng, được đối xử công bằng trong việc thực thi công vụ, được đảm bảo thanh toán đúng, đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách mà họ có quyền được hưởng. Mặt khác, từ việc buộc phải thực hiện các quy định đã hình thành ý thức tiết kiệm khi sử dụng vật tư, trang thiết bị. Điều này là cơ sở rất quan trọng để nhà trường có thể hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong hoàn cảnh, điều kiện ,tài chính buộc phải tuân theo cơ chế mới.
PHẦN 3
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG 
TẠI TRƯỜNG DTNT TỈNH HÒA BÌNH
	Trong các trường học muốn có chất lượng hiệu quả đào tạo bền vững phải có môi trường dạy học tốt và có đủ nguồn tài chính. Quá trình làm công tác quản lý mua sắm. Trong đó có công tác quản lý tài chính - Mua sắm tài sản công trong hoàn cảnh mới tại Trường DTNT tỉnh Hoà Bình đã giúp kế toán rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
	1. Muốn công tác quản lý hoạt động của trường DTNT tỉnh Hòa Bình nói chung và quản lý tài chính nói riêng đạt hiệu quả, điều quan trọng nhất phải được sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan cấp trên nhất là Sở chủ quản và sự đồng thuận nhất trí cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
	2. Muốn quản lý tài chính tốt trước hết thể hiện nhà trường có nguồn ngân sách dồi dào và biết hướng nguồn ngân sách này vào các mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học là động lực thúc đẩy mục tiêu đào tạo.
	3. Trong quá trình hoạt động, kế toán phải làm tốt công tác tham mưu cho Hiệu trưởng quản lý và điều hành công tác tài chính, kế toán luôn phải bám vào các văn bản mang tính chất pháp quy hiện hành. Thực hiện đúng hướng dẫn của Nhà nước, của ngành về việc xây dựng kế hoạch - dự toán thu, chi trả đúng theo quy định hiện hành một cách kịp thời là vấn đề có tính chất quyết định sự thành bại của công tác này.
	4. Dựa vào Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, cần có sự ủng hộ của chi uỷ, Ban giám hiệu, và các tổ chức đoàn thể, để hoạch định kế hoạch; định kỳ thực hiện báo cáo tài chính công khai nhằm phát huy quyền làm chủ của mọi thành viên trong cơ quan, tạo không khí đoàn kết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
	5. Kế toán tham mưu cho Hiệu trưởng - người làm công tác quản lý tài chính - luôn phải nhạy bén, tìm tòi, học hỏi, đi sâu ,đi sát với hoạt động giảng dạy - học tập - sinh hoạt - đời sống của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh; quyết đoán, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
	6. Hiệu trưởng, kế toán là người làm công tác quản lý tài chính phải là người gương mẫu thực hiện mọi quy định, quy chế có liên quan, thực hành tiết kiệm trong công tác và trong đời sống, vận động mọi thành viên khác trong cơ quan cùng thực hiện.
 	7. trong quá trình mua sắm tài sản công phải được sự đồng ý cơ quan cấp trên phê duyệt mới được mua sắm thực hiện theo đúng qui định tài chính .
Trong quá trình làm công tác kế toán và quản lý tài sản công của trường DTNT tỉnh Hòa Bình tôi hiểu rất rõ giá trị của công tác quản lý tài chính. Tôi nhận thấy dù ở bất kỳ cương vị công tác nào tôi sẽ không ngừng rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi bạn bè đồng nghiệp và những người lớn tuổi đoàn kết, giúp đỡ, thăm hỏi chia sẻ với những người xung quanh không những ở đơn vị công tác mà còn cả các đơn vị bạn, để học hỏi kinh nghiệm nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công tác quản lý tài chính ở trường DTNT tỉnh Hòa Bình. Trong các giải pháp tôi thấy rằng đây là bài học kinh nghiệm từ công tác quản lý tài chính mua sắm tại trường DTNT tỉnh Hòa Bình, tuy nhiên tôi nhận thấy phải học hỏi thêm nữa để nâng cao hiệu quả công tác, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để có giải pháp làm việc ngày càng tốt hơn .
 Hòa Bình,ngày 15 tháng 5 năm 2013
 Người viết 
 Hoàng Thị Sâm
§¸nh gi¸ cña héi ®ång khoa häc nhµ tr­êng
........................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_thuc_hien_de_quan_ly_tai_chinh_va_co_k.doc