Từ những suy nghĩ trên tôi mạnh dạn quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn Tập làm văn” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực nhất để làm tăng hứng thú học tập môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng cho các em học sinh.
*Cơ sở thực tiễn:
Đứng trước thực trạng dạy và học nêu trên, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy và học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn một cách hứng thú, say mê, yêu thích, từ đó các em học tốt hơn nhờ các em nâng cao hứng thú, say mê học tập và viết bài đúng yêu cầu.
Để đạt được mục tiêu nêu trên tôi cần phải tiến hành tìm hiểu rõ nguyên nhân thực trạng của học sinh trong lớp.Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hứng thú cho học sinh.
Ngay từ đầu năm học, qua tìm hiểu, quan sát học sinh trong các giờ học Tập làm văn, tôi nhận thấy ở trong lớp 4A tôi chủ nhiệm chỉ có một số ít em là hào hứng với môn học, phần lớn các em ít tập trung, ít phát biểu xây dựng bài so với các môn học khác, một số em còn nói chuyện hay làm việc riêng giờ học.
ú vị hơn. Trong quá trình dạy học, chức năng của các phương tiện dạy học được xác định qua các yếu tố: mục đích dạy học, tính chất của các phương tiện dạy học và phương pháp tiến hành hoạt động dạy học. Phương tiện dạy học bao gồm các chức năng sau: truyền thụ tri thức, hình thành kĩ năng, phát triển hứng thú học tập và điều khiển quá trình dạy học. Phương tiện dạy học cũng nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh nhờ tính hấp dẫn của các hình thức thông tin. Do vậy tôi thấy việc lồng ghép, ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết đối với phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn học trong chương trình Tiểu học nói chung. Ví dụ trong tiết Tập làm văn bài “Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện” (Trang 64 Tiếng Việt 4/ tập 1) Tôi sử dụng bài giảng powerpoint gây hứng thú cho học sinh bằng cách lần lượt đưa ra từng bức tranh trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu” rồi cho HS tìm hiểu tranh, phân tích tranh, đọc lời kể dưới tranh và sau đó tự mình phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện. (Tranh minh họa cho bài giảng powerpoint bài “Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện” (Trang 64 Tiếng Việt 4/ tập 1) Trong khi các em nêu tôi có thể gợi ý các em hình dung đầy đủ diễn biến trong mỗi đoạn tương ứng với từng bức tranh trong câu chuyện. Khi kể các em cũng chú ý chắt lọc câu từ miêu tả ngoại hình và lưới dìu đề từng đoạn văn trở nên hấp dẫn. Như vậy rõ ràng tiết học trở nên thú vị khi có bài giảng powerpoint, hình ảnh trở nên sinh động hấp dẫn các em. Làm cho các em hứng thú say mê, tiếp thu và vận dụng kiến thức tốt hơn. Giải pháp 2: Gây hứng thú qua việc sử dụng phương pháp động viên, khích lệ, khen ngợi kịp thời. Tôi hiểu thuộc tính tâm lí của các em học sinh Tiểu học rất nhạy cảm, muốn được khen và rất hiếu thắng. Vì thế khi nhận xét học sinh, giáo viên động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi học sinh bằng những cách sau: +Dùng những lời nói có ý nghĩa tích cực như “em đã tiến bộ”, “cô rất vui”, “cô tin em sẽ làm được”, “cô biết em sẽ làm được”, “cô khen ngợi đối với sự tiến bộ của em”, “ em đã làm mọi người ngạc nhiên vì sự tiến bộ của mình” +Dùng ngôn ngữ cơ thể tích cực như vỗ tay, nét mặt tươi vui, mỉm cười với các em. +Thể hiện thái độ thân thiện - tích cực, vui vẻ, hòa nhã, cầu tiến, chân thành với các em học sinh +Giáo viên có thể động viên các em bằng các va chạm tích cực - vỗ vai, xoa đầu, bắt tay học sinh Bên cạnh đó, giáo viên không được dùng những lời lẽ chê bai, mỉa mai, mắng mỏ, quát tháo, chửi bới đe dọa., không đánh đập, gây đau thương, hay tỏ thái độ coi thường, dè bỉu, thiếu tin tưởng học sinh. Theo tôi một người giáo viên tốt cần phải có nhiều lời khen ngợi, khen đúng lúc, kịp thời trong quá trình dạy học và tùy từng đối tượng học sinh để đưa ra lời khen phù hợp. Với những học sinh tiếp thu chậm thì tôi cần phải tìm được những điểm tiến bộ tuy nhỏ để động viên các em. Với những học sinh tiếp thu nhanh, có năng khiếu tôi cần khen đúng lúc, đúng chỗ để khuyến khích các em tích cực trong hoạt động học tập, đồng thời để các em biết được khả năng thực của mình ở mức nào. Tránh trường hợp các em ngộ nhận, chủ quan trong học tập. Có nhiều hình thức để khen ngợi, khích lệ cho học sinh. Có thể sử dụng lời nói trực tiếp, lời nhận xét, góp ý tích cực như tôi đã trình bày ở trên hoặc tặng thưởng sticker ngôi sao mặt cười như tôi vẫn thường áp dụng trong lớp học của mình. Ví dụ : Khi tổ chức các nhóm hoạt động trong dạy học phân môn Tập làm văn, nếu như nhóm nào có kết quả nhanh và chính xác hơn thì nhóm đó sẽ được tôi thưởng nhiều sticker hơn các nhóm còn lại hoặc chẳng hạn khi ra bài tập viết văn cho học sinh, em nào có bài viết tốt hoặc có tiến bộ vượt bậc so với các bài viết trước thì các em đó cũng sẽ được tặng thưởng sticker mang về cho mình. Các sticker đó mang lại hứng thú, niềm vui trong học tập cho các em. Qua quá trình áp dụng, tôi thấy đây thực sự là một cách tạo hứng thú học tập cho học sinh vô cùng hiệu quả, từ các em nhút nhát cho đến các em hay mất tập trung trong giờ học cũng hoạt động một cách rất tích cực. Giải pháp 3: Tạo hứng thú học tập bằng cách tăng cường cho học sinh nhận xét, góp ý. Theo tinh thần của Thông tư 22/2016-TT-BGDĐT, tôi đã tiến hành cho học sinh tăng cường góp ý, nhận xét bài văn của bạn mình, thông qua các tiết học có phần thực hành viết câu, đoạn, bài văn. Ngoài lời nhận xét của tôi thì các em có thể tham gia nhận xét bạn mình và ngược lại, chính điều này đã giúp cho các em có sự thân ái và gắn bó với nhau hơn, ngoài ra các em còn có thể học hỏi ở bạn bè rất nhiều, chính những lời góp ý chân thành của bạn bè đã giúp các em mau tiến bộ hơn. Đúng như câu: “Học thầy không tày học bạn.” Tôi đã đưa ra tiêu chí giúp học sinh làm điểm tựa để các em nhận xét bài của bạn mình một cách chính xác nhất. Thông qua vở Thực hành Tiếng Việt và vở rèn kĩ năng tập làm văn, tôi có thêm công cụ hỗ trợ cho việc dạy Tập làm văn đạt hiệu quả cao hơn. Để tăng cường cho học sinh nhận xét góp ý thì người giáo viên còn cần tạo mối quan hệ gắn bó, gần gũi, thân thiện giữa học sinh với nhau. Người giáo viên cần đưa ra cách làm bài đúng để học sinh kiểm tra và từ đó có thể phát hiện ra lỗi sai trong bài làm của bạn. Sau đó nêu ra những lỗi sai sót mà các em mắc phải, yêu cầu soát lỗi bài làm của bạn. Cuối cùng là gơi ý sửa lỗi hoặc khuyến khích học sinh trao đổi với nhau để tìm cách sửa lỗi. Học sinh tiểu học có thể tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn theo những hình thức như: đổi bài cho nhau, cả nhóm cùng đánh giá một bài, cả lớp cùng nhận xét một bài làm. Theo đó tôi tiến hành như sau: Để học sinh nhận xét được bạn, nhóm bạn tôi cho học sinh phân tích mẫu: Phân tích mẫu để giúp học sinh hiểu thấu đáo mẫu đã nêu ra và làm theo mẫu, rồi từ đó có kiến thức để nhận xét. Để làm được điều này, giáo viên cần phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học kết hợp tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú. Trong giải pháp này tôi thường sử dụng phương pháp quan sát để học sinh quan sát mẫu, đọc thầm mẫu. Sau đó sử dụng phương pháp vấn đáp gợi mở để học sinh hiểu mẫu giúp cho việc định hướng bài học tốt hơn. Sau đó giáo viên sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ tóm lại những điều cơ bản mẫu nêu ra. Như vậy văn bản dài giáo viên cần tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập hợp lý để học sinh nhận diện nhanh nhất. Chẳng hạn, khi dạy bài ''Thế nào là miêu tả"?(Tiếng Việt 4/tập 1) Tôi tiến hành cho học sinh đọc yêu cầu, đọc thầm mẫu (hình thức học cá nhân). Sau đó tôi yêu cầu hoc sinh hãy quan sát mẫu và cho biết (phương pháp quan sát, phương pháp hỏi đáp hình thức học cả lớp). -Giáo viên hỏi: Tên sự vật đầu tiên được miêu tả là gì? Học sinh trả lời: Cây sòi -Giáo viên hỏi: Cây sòi có đặc điểm gì nổi bật? Học sinh trả lời: Cao lớn, lá đỏ chói lọi, lá rập rình lay động như những đốm lửa. -Giáo viên hỏi: "Cao lớn" tả về đặc điểm gì của cây sòi? Học sinh trả lời: Hình dáng. -Giáo viên hỏi: "Lá đỏ chói lọi" miêu tả đặc điểm gì của cây sòi? Học sinh trả lời: Màu sắc. -Giáo viên hỏi: Theo em, tác giả miêu tả lá cây sòi đang ở trạng thái nào? Học sinh trả lời: Chuyển động. -Giáo viên hỏi: Từ nào cho biết lá của cây sòi đang ở trạng thái chuyển động? Học sinh trả lời: Rập rình. Giáo viên tóm lại: Phần mẫu đã chỉ ra một số đặc điểm của sự vật đầu tiên được miêu tả về hình dáng, màu sắc, chuyển động. Sau khi thực hiện biện pháp phân tích mẫu tôi thấy các em đã biết vận dụng mẫu và làm tốt các phần tiếp theo. Sau đó các em tự làm các phần còn lại rồi nhận xét cho nhau, chỉ ra được chỗ đúng chỗ sai của bạn và gợi ý cho bạn cách sửa lỗi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tăng cường cho học sinh nhận xét, góp ý bằng việc hình thành lý thuyết - tìm đặc điểm nổi bật Trong quá trình hình thành lý thuyết miêu tả cho học sinh lớp 4, giáo viên cần sử dụng một số phương pháp đặc trưng như phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp gợi mở, phương pháp phân tích ngôn ngữ kết hợp với một số hình thức dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học. Ở các bài hình thành lý thuyết văn miêu tả, giáo viên thường tiến hành hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm loại văn bản miêu tả thông qua gợi ý, nhận xét trong sách giáo khoa. Các thao tác cần được thực hiện theo trình tự sau: - Yêu cầu học sinh đọc mục nhận xét trong sách giáo khoa, khảo sát văn bản để trả lời từng câu hỏi gợi ý. - Hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhằm rút ra những nhận xét về đặc điểm văn miêu tả. Ví dụ: Dạy bài: "Quan sát đồ vật" (Tiếng việt 4/ tập 1 trang 153). Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan, phương pháp quan sát ở chỗ giáo viên cho học sinh quan sát đồ chơi mà các đem tới lớp kết hợp quan sát tranh một số đồ chơi như gấu bông, con lật đật, con búp bê... Học sinh đọc phần gợi ý trong sách giáo khoa (học cá nhân) trang 154, sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu. Giáo viên sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu, học sinh luyện tập theo mẫu đã gợi ý. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh: - Hãy quan sát một số đồ chơi em thích và ghi lại những điều quan sát được. - Học sinh vừa quan sát vừa ghi chép lại ý quan sát, sau đó sắp xếp ý để tạo thành một dàn ý tả đồ chơi mà em thích. - Giáo viên cho học sinh trình bày những ý đã ghi được sau khi quan sát theo một dàn bài sẽ luyện thực hành giao tiếp cho học sinh. Sau đó khi nghe các bạn trình bày trước lớp về dàn ý cho bài văn miêu tả đồ chơi mà em đã chọn.Học sinh có thể tham gia nhận xét, góp ý cho bạn để phần dàn ý của bạn được hoàn thiện hơn, góp phần tích cực trong quá trình viết đoạn văn, bài văn miêu tả đồ chơi sau này. Khi tham gia nhận xét, góp ý cho bạn, học sinh của tôi rất hào hứng, tiếp thu bài nhanh hơn, hiệu quả bài dạy của tôi được nâng lên rõ rệt. Giải pháp 4: Gây hứng thú học tập bằng cách đảm bảo yếu tố vừa sức trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn. Để đảm bảo yếu tố vừa sức tôi cần điều chỉnh nội dung và thời lượng cho phù hợp với lớp mình, trước hết tôi cần nắm được tình hình học sinh lớp mình: Có bao nhiêu học sinh c
Tài liệu đính kèm: