SKKN Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm của học sinh trường THPT miền núi về bảo vệ biên giới quốc gia với nước CHDCND Lào

SKKN Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm của học sinh trường THPT miền núi về bảo vệ biên giới quốc gia với nước CHDCND Lào

Việt Nam và Lào có chung đường biên giới dài hơn 2.300 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của nước ta (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum) với 10 tỉnh của Lào (Phongsaly, Luang Prabang, Houaphanh, Sekong, Attapeu, Savannakhet, Saravane, Xiengkhuang, Borikhamxay, Khammouane). Khu vực biên giới Việt Nam - Lào được hai nước xác định là một trong những khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và kinh tế - xã hội.

Xuất phát từ quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, thiện chí giữa hai nước, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, sau hơn hai năm đàm phán, ngày 18-7-1977, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã được ký kết tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào). Năm 1978, Việt Nam và Lào bắt đầu triển khai công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa và hoàn thành vào năm 1984.

Kết quả của công tác này được ghi nhận trong Nghị định thư ngày 24-1-1986 về việc phân giới trên thực địa. Theo Nghị định thư, hai bên đã phân giới được 1.877km trong tổng số hơn 2.000km chiều dài của đường biên giới và cắm được 202 mốc quốc giới. Đồng thời, xuất phát từ thực tế quản lý biên giới, năm 1986 và 1987, hai nước đã ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia và Nghị định thư bổ sung ghi nhận toàn bộ kết quả công tác phân giới, cắm mốc theo hiệp ước bổ sung.

 

docx 27 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 91Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm của học sinh trường THPT miền núi về bảo vệ biên giới quốc gia với nước CHDCND Lào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập trung giải quyết được các vấn đề thành lập bộ bản đồ đường biên giới chính thức giữa hai nước thay cho bộ bản đồ của Pháp tỷ lệ 1/100.000 mà hai bên sử dụng trong hoạch định và hoàn tất việc phân giới trên thực địa ở một số đoạn biên giới còn lại mà hai bên chưa đến được do địa hình quá hiểm trở; đồng thời, bắt đầu thảo luận về công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới năm 2004. Với sự nhất trí cao của hai nước, năm 2008, hai bên đã đồng loạt triển khai công tác này trên toàn tuyến và hoàn thành vào tháng 6-2013. Sau khi hoàn thành toàn bộ công tác, hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào bao gồm 1.002 mốc, gấp 4,5 lần so với giai đoạn trước. Toàn bộ kết quả này được ghi nhận trong Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào (ngày 16-3-2016).
Giới thiệu mục đích, yêu cầu ký kết và nội dung Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới và Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào ngày 16/3/2016
* Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào
Mục đích và yêu cầu ký Nghị định thư
Trên cơ sở Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1977, Hiệp ước bổ sung hoạch định biên giới năm 1986, Hiệp ước bổ sung hoạch định biên giới năm 2007, Hiệp ước về xác định giao điểm đường biên giới giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc năm 2006 và Hiệp ước về xác định giao điểm đường biên giới giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia năm 2008, tạo lập một văn kiện pháp lý có giá trị cao, không chỉ mô tả đầy đủ, chính xác hướng đi của đường biên giới, địa hình đường biên giới đi qua và vị trí các mốc quốc giới theo kết quả thực hiện Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới trên thực địa, phù hợp với hệ tọa độ, độ cao trên bộ bản đồ tỷ lệ 1/50.000, mà còn ghi nhận được toàn bộ thành quả giải quyết các vấn đề về biên giới giữa hai nước.
Nội dung chính của Nghị định thư
Nghị định thư bao gồm Lời nói đầu và 15 điều, được chia làm 04 phần và 04 Phụ lục,
- Lào
*. Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam
Mục đích và yêu cầu ký Hiệp định
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý biên giới và cửa
khẩu biên giới Việt Nam - Lào trong tình hình mới; bảo đảm sự bền vững, ổn định của biên giới quốc gia, an ninh, trật tự và an toàn xã hội khu vực biên giới; tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, đi lại và sản xuất của cư dân biên giới; thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xã hội ở vùng biên giới giữa hai nước; góp phần tăng
cường, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
- Gia tăng tính hài hòa và thống nhất giữa hai hệ thống pháp luật Việt Nam và Lào về quản lý, bảo vệ biên giới và cửa khẩu biên giới, qua đó tăng cường sự tương đồng và gắn kết lực lượng làm công tác biên giới nói riêng và hai nước nói chung, góp phần bảo đảm đường biên giới chung hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.
Nội dung chính của Hiệp định
Hiệp định bao gồm Lời nói đầu và 57 Điều, được chia thành 10 Chương và 12 Phụ lục.
Một số văn bản của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Nghệ An
Chỉ thị số 12/3013/CT-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2013 của UBND tỉnh Nghệ An về viêc tổ chức phong trào kết nghĩa giữa các cụm dân cư hai bên tuyến biên giới Việt Nam – Lào trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chị thị 05/CT-TU ngày 27 tháng 4 năm 2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Nghệ An về việc tăng cường bảo vệ an ninh biên giới tỉnh Nghệ An trong tình hình mới.
Cơ sở thực tiễn
Việt Nam và Lào có chung đường biên giới dài hơn 2.300 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của nước ta (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum) với 10 tỉnh của Lào (Phongsaly,LuangPrabang, Houaphanh, Borikhamxay, Khammouane, Savannakhet, Saravane, Xiengkhuang, Sekong và Attapeu). Khu vực biên giới Việt Nam - Lào được hai nước xác định là một trong những khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và kinh tế - xã hội.
Biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào nói chung, Biên giới quốc gia giữa huyện Tương Dương và huyện Kỳ Sơn của tỉnh Nghệ An nói riêng trong thời gian qua luôn ổn định và phát triển. Hai bên luôn quan tâm phối hợp việc bổ sung, tôn tạo các cột mốc biên giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại song phương, tình hình an ninh khu vực biên giới luôn được đảm bảo đã góp phần vào mỗi quan hệ bền chặt không thể tách rời giữa hai quốc gia.
Tuy nhiên dưới tác động nhiều mặt của xã hội hiện nay đã làm ảnh hưởng tới biên giới quốc gia tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn khó lường trong đó có một số học sinh chưa nhận thức được đúng đắn về bảo vệ biên giới quốc gia, không chịu học tập, trải nghiệm tham gia các hoạt động tập thể, lao vào các tệ nạn xã hội, dễ bị lôi kéo vào các hành vi xâm phạm đến lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, nâng cao nhận thức cho học sinh về bảo vệ biên giới quốc gia là việc làm cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức mới.
Khảo sát thực tiễn tại trường THPT Tương Dương 1, THPT Tương Dương 2, THPT Kỳ Sơn( Câu hỏi phụ lục 01)
Kết quả khảo sát học sinh khối 11 vào tháng đầu tháng 10 năm 2021
TT

Trường

Tổng số hs
Điểm khảo sát
Số lượng
/%
≥ 8
{8;6.5]
{6.5;5]
{5;3.5]
< 3.5

1
Tương Dương 1

315
Số lượng
57
68
96
78
16
%
18,1%
21,6 %
30,5%
24,7%
5,1%

2
Tương Dương 2

168
Số lượng
30
40
43
49
6
%
17,9%
23,8%
25,5%
29,2%
3,6%

3

Kỳ Sơn

420
Số lượng
90
103
108
97
22
%
21,4%
24,5%
25,7%
23,2%
5,2%
Nhận xét kết quả khảo sát
Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh nhận thức đầy đủ sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng về bảo vệ biên giới quốc gia với nước CHDCND Lào còn thấp. Mặt khác tỷ lệ học sinh nhận thức chưa đầy đủ và một số em không quan tâm, thờ ơ với việc bảo vệ biên giới quốc gia Việt Nam - Lào còn rất cao.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
+ Nhiều học sinh thờ ơ, lười học tập nghiên cứu và trải nghiệm, còn coi nhẹ bảo vệ biên giới quốc gia.
+ Nhà trường đã tổ chức ngoại khóa, ngoài giờ để để tuyên truyền, giáo dục học sinh về bảo vệ chủ quyền quốc gia biên giới Việt Nam - Lào tuy nhiên số lượng còn ít và chất lượng chưa cao.
+ Giáo viên giảng dạy GDQP - AN chưa cập nhật kịp thời và thường xuyên các các các văn bản, nghị quyết cũng như các hoạt động về bảo vệ biên giới quốc gia Việt Nam - Lào của địa phương.
Nguyên nhân khách quan
+ Điều kiện kinh tế rất khó khăn, cơ sở vật chất còn hạn chế, chất lượng giáo dục toàn diện còn thấp.
+ Khu vực biên giới là khu vực nhạy cảm và phức tạp, các thế lực thù địch thường xuyên chống phá trên mọi lĩnh vực và mọi đối tượng trong đó có học sinh.
Giải pháp nâng cao trách nhiệm của học sinh trường THPT miền núi về bảo vệ biên giới quốc gia với nước CHDCND Lào.
Để nâng cao trách nhiệm học sinh trong bảo vê biên giới quốc gia nói chung, bảo vệ biên giới quốc gia với nước CHDCND Lào nói riêng, ngoài những nội dung chính của bài 3:“Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 11 tôi còn cung cấp thêm một số giải pháp chính của sáng kiến như sau:
Lồng ghép vào bài dạy các quan điểm của Đảng, các văn bản của địa phương về bảo vệ biên giới quốc gia với nước CHDCND Lào.
Một trong những nền tảng quan trọng trong việc củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí cho thế hệ trẻ đối với vận mệnh của đất nước, đó là cần nắm vững tư tưởng, quan điểm của về bảo vệ biên giới quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Đảng lãnh đạo toàn diện và xuyên suốt, nên chỉ có nắm vững được các quan điểm của Đảng thì mới có được thái độ và những hành động đúng đắn trong việc bảo vệ BGQG
Thông qua nội dung bài 3“ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” giáo viên lồng ghép, tích hợp vào bài dạy các quan điểm của Đảng các hoạt động của địa phương, hoạt động của lực lượng chuyên trách mang tính chất thời sự để học sinh nắm rõ hơn ý nghĩa và vai trò trách nhiệm của bản thân trong bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Yêu cầu học sinh cần phải tích cực trau dồi những kiến thức về pháp luật. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ BGQG. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của bản thân mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có lòng yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa. Có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cách mạng và lối sống đẹp; có ước mơ, hoài bão khát vọng đưa đất nước vươn lên; có tri thức, sức khỏe, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, tích cực tham gia xây dựng Đảng; đấu tranh kiên quyết bài trừ những tiêu cực, tệ nạn xã hội, những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch.
Cần rèn luyện cho học sinh một lập trường, tư tưởng đúng đắn, vững vàng, kiên định. Cảnh giác trước những âm mưu, xúi giục phản động, gây chia rẽ của kẻ thù. Luôn có thái độ tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng. Tham gia vào các tổ chức xã hội, tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, từ đó chủ động tham mưu với các cấp Đảng, cấp chính quyền trong vấn đề thanh niên với bảo vệ biên giới quốc gia.
Nâng cao ý thức phối hợp, giúp đỡ các lực lượng chức năng đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, BGQG, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực BGQG trên biển, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Hình 3.1.1: Tiết học môn GDQP-AN tại trường THPT Tương Dương 1
Hình 3.1.2: Tiết Tiết học môn GDQP-AN tại trường THPT Tương Dương 1
Tổ chức cho học sinh trải nghiện tham quan một số cột mốc biên giới trên địa bàn huyện Tương Dương huyện Kỳ Sơn
Như chúng ta đã biết Nghệ An có tổng chiều dài đường biên giới với nước CHDCND Lào dài nhất cả nước với 419km; giáp với 3 tỉnh Xiengkhuang, Borikhamxay và Huaphanh, đã cắm được 102 mốc chính, từ mốc số 359 đến mốc số 462 (Từ huyện Quế Phong đến xã Thanh Thủy huyện Thanh Chương)
Việc cho học sinh trực tiếp trải nghiệm và học tập tại thực địa này giúp các em hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của nhân dân vùng biên, các quy định của pháp luật khi ra vào khu vực biên giới. V

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_trach_nhiem_cua_hoc_sinh_truo.docx
  • pdfPhan Trọng Hào, Nguyễn Ngọc Tuấn - THPT Tương Dương 1 - GDQP.pdf