Nội dung các chuyên đề phải thật gần gũi, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Có thể theo chủ điểm hàng tháng hoặc những vấn đề đang được xã hội quan tâm như môi trường sống, an toàn giao thông; tình bạn; Hoặc chọn nghề cho tương lai như thế nào; tiêu tiền như thế nào khi chúng ta còn sống phụ thuộc vào cha mẹ; lợi ích của việc đọc sách và lòng đam mê tìm hiểu kiến thức; bạo lực gia đình và trách nhiệm của chúng ta; tự học như thế nào để có kết quả tốt; kinh nghiệm học giỏi bộ môn; khắc sâu kiến thức và phương pháp học tập Khi đưa ra những chuyên đề này, tôi luôn xây dựng những tình huống có vấn đề để phát huy trí lực HS; khơi gợi những bức xúc, những suy nghĩ đa chiều để các em bộc lộ. Trong các giờ sinh hoạt, tôi thường tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của HS để các em được bàn bạc, nỗ lực cố gắng và hợp tác với nhau để hoàn thành công việc được giao.
Dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của tôi, thông qua tiết sinh hoạt còn góp phần tăng cường vai trò tự quản của HS; HS là chủ thể của giờ sinh hoạt lớp, được tham gia vào những vai trò và nhiệm vụ khác nhau như người thực thi nhiệm vụ được giao, người tổ chức, người khám phá và đánh giá hoạt động, người điều khiển, dẫn chương trình Tôi thường xuyên thay đổi hình thức giờ sinh hoạt một cách linh hoạt. Trong giờ sinh hoạt các em được nói, được hát, được chơi, được thể
hiện hết mình nên giờ sinh hoạt đã trở thành sự háo hức, sự chờ đợi đối với các em. Nó thực sự lôi cuốn được cả tập thể lớp.
Tôi xây dựng chi tiết và cụ thể kế hoạch sinh hoạt lớp theo 9 chủ đề sinh hoạt ứng với 9 tháng:
Tháng 9: Truyền thống nhà trường Tháng 10: Chăm ngoan học giỏi Tháng 11: Tôn sư trọng đạo Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
Tháng 1+ 2: Mừng Đảng mừng xuân Tháng 3: Tiến bước lên Đoàn
Tháng 4: Hòa bình và hữu nghị Tháng 5: Bác Hồ kính yêu
g và duy trì tình đoàn kết, suy nghĩ tích cực, hoàn thiện nhân cách, biết tạo dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Từ đó, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Cách thức thực hiện. Giúp đỡ, chia sẻ với học sinh trong lớp có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn Chia sẻ, giúp đỡ HS là việc làm thường xuyên và rất cần thiết trong môi trường giáo dục, đặc biệt là đối với những HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy, từ khi mới bắt đầu nhận lớp chủ nhiệm việc làm đầu tiên của tôi là tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng HStrong lớp. Từ đó nắm bắt tâm tư, tình cảm, kịp thởi sẻ chia, động viên về cả vật chất, lẫn tinh thần. Đồng thời, vận dụng linh hoạt những chính sách của tập thể nhà trường, đoàn trường và các tổ chức khác để hỗ trợ các em hiệu quả hơn. Với tư cách là GVCN, ngoài việc sát sao tìm hiểu và chia sẻ với HS thì bản thân luôn cố gắng trở thành tấm gương về tinh thần tương thân tương ái, nỗ lực để lan truyền những năng lượng tích cực và yêu thương cho HS của mình. Kết quả trong những năm học từ 2016-2019 và 2019-2022, bản thân GVCN và các lớp chủ nhiệm đã hỗ trợ được một số bạn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, như: Em Nguyễn Thị Huyền Trang , khóa học 2016-2019 (Mồ côi cả cha lẫn mẹ, ba chị em đang độ tuổi đi học). Đối với Huyền Trang là trường hợp rất đặc biệt nên GVCN đã tích cực kêu gọi các bạn học sinh trong lớp yêu thương, động viên và giúp đỡ bằng cả tinh thần lẫn vật chất: Mỗi tháng các thành viên chia sẻ một chút trong số tiền sinh hoạt phí của mình, GVCN hỗ trợ thêm để có một món quà ý nghĩa trao tặng cho Huyền Trang. GVCN cũng kịp thời báo cáo với BGH nhà trường, từ đó nhà trường đã có chính sách hỗ trợ rất đúng đắn và ấm áp tình người đối với Huyền Trang. Không phụ lòng yêu thương và kì vọng, Huyền Trang rất bản lĩnh, mạnh mẽ, bản thân em luôn là một nguồn năng lực tích cực, lạc quan. Thành tích thì đáng ngưỡng mộ: 3 năm là học sinh giỏi toàn diện; Đạt giải nhất môn Địa Lý cấp Tỉnh năm 2007; Đậu trường Đại học Luật Hà Nội với số điểm rất cao. Và hiện tại đang là Sinh viên năm thứ 3 . Khi đã là Sinh Viên, Trang vẫn luôn giữ cho mình một tinh thần tốt, đầy tích cực. Em dành những học bổng quan trọng của các tổ chức uy tín như Vietseeds, ngoài ra em còn làm thêm để có thể trang trải cuộc sống, chi phí trong học tập ở một môi trường mới và nhất là để nuôi thêm một em trai đang học nghề ở Hà Nội. Ngoài ra, trong các năm học còn rất nhiều trường hợp các em học sinh có gia đình khó khăn thuộc hộ nghèo cũng được GVCN và các bạn học sinh tương trợ, giúp đỡ với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, như các bạn: Vi Thị Phương, Vũ Thị Ngọc, Lữ Văn Nghĩa, Lương thị Yến Nhi,. Các bạn được miễn giảm các khoản đóng góp của lớp, được đề xuất hỗ trợ ở các chương trình học bổng của đoàn trường, nhà trường và hội cha mẹ học sinh. Các món quà về vật chất không nhiều nhưng sự quan tâm bằng tình thương, trách nhiệm đối với các em là rất quan trọng. Đó là động lực tinh thần to lớn để các em được tiếp thêm sức mạnh, nhân lên niềm tin, tinh thần lạc quan, tích cực trong học tập và trong cuộc sống. Sau đây là một số hình ảnh về các hoạt động kết nối yêu thương, chia sẻ với sự lan tỏa tích cực về ý nghĩa nhân văn trong cuộc sống: Hình ảnh kết nối yêu thương của GVCN và các bạn học sinh lớp C1K51 khóa học 2016 – 2019. Trao quà Xuân Yêu thương cho các bạn học sinh nghèo vượt khó GVCN cố gắng trở thành tấm gương để lan truyền tinh thần tương thân tương ái cho học sinh lớp chủ nhiệm Phối hợp với giáo viên bộ môn đổi mới phươg pháp dạy học để góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc Dựa vào đặc trưng các bộ môn, GVCN trao đổi với GVBM để định hướng nhiệm vụ học tập cụ thể, đáp ứng mục tiêu môn học, phù hợp với đặc điểm lớp học và tâm lý đặc điểm của HS. Lớp tôi chủ nhiệm là lớp chọn khối C (Môn chuyên: Văn , Sử, Địa) vì vậy đầu tư chuyên môn sâu ở môn khối, đối với các môn khác đặc biệt không thi tốt nghiệp, tăng cường các hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kĩ năng sống cho HS Một số hình ảnh hoạt động trải nghiệm sôi nổi ở các môn. Vừa nâng cao chất lượng bộ môn, vừa góp phần kiến tạo lớp học hạnh phúc: Môn Tiếng anh của cô giáo Nguyễn Thị Vân Môn Sinh Học của cô giáo Phạm Thị Bích Ngọc Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh trong nhiệm vụ giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm Đây là một lực lượng quan trọng để giúp GVCN trong công tác quản lý, giáo dục HS của mình. Vì vậy GVCN luôn thường xuyên trao đổi để nhận được sự giúp đỡ và ngược lại hỗ trợ cha mẹ học sinh để quản lý sát sao con em mình. Phát hiện và quan tâm, khích lệ kịp thời con em mình trong quá trình học tập, trưởng thành và hoàn thiện nhân cách. Sự kết hợp này mà nhuần nhuyễn, bài bản thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên. Lúc đó, cả lớp học và cả gia đình sẽ trở nên hạnh phúc. Một số hình thức GVCN dùng để kết nối với cha mẹ học sinh: Trao đổi trực tiếp trong các cuộc họp phụ huynh hoặc gián tiếp qua điện thoại; Lập nhóm zalo, messenger,để thuận tiện trong công tác trao đổi thông tin, bàn bạc thống nhất các kế hoạch hoạt động của lớp, trường, Một số nội dung trao đổi với Hội cha mẹ Học sinh: + Bàn bạc thống nhất các kế hoạch của nhà trường trong công tác phối hợp với GVCN. + Báo cáo kết quả, báo cáo thành tích của học sinh + Trao thưởng đặc biệt cho các bạn học sinh có thành tích xuất sắc. + Bàn bạc thống nhất về các hoạt động trải nghiệm của học sinh, nhiệm vụ học tập + Trao đổi những điều thầm kín, những ước mơ và định hướng nghề nghiệp cho các em nhất là lớp cuối cấp Một số hình ảnh Kết nối hợp tác với Hội cha mẹ học sinh Hình ảnh cuộc họp phụ huynh và phát thưởng cho học sinh Viết thư cho Bố mẹ, chuẩn bị cho cuộc họp phụ huynh Cuộc họp phụ huynh có nội dung tư vấn nghề phổ thông Bám sát nội dung kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Ban giám hiệu và Đoàn trường động viên, khích lệ học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể để xây dựng lớp học hạnh phúc, học sinh tích cực Hoạt động tập thể luôn là những trải nghiệm quý giá để các em được thể hiện cảm xúc, phát huy năng lực, thể hiện bản thân, khẳng định chính mình. Đó cũng là dịp để các thành viên trong lớp, trong trường thể hiện tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia, kết nối xây dựng tập thể, hoàn thiện bản thân. Đó cũng là những cơ hội để HS thể hiện ý thức trách nhiệm đối với tập thể lớp và nhà trường. Các hoạt động tập thể theo chủ đề mà học sinh lớp tôi đã tích cực tham gia: Tuyên truyền về An toàn giao thông; Tuyên truyền phòng chống ma túy; Tuyên truyền phòng chống dịch Covid; Tham gia các Câu lạc Bộ văn học; Các hội thi văn nghệ; ngày hội đọc sách; Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc; Cuộc thi Bước nhảy học đường, Một số hình ảnh tham gia hoạt động tập thể và học sinh lớp chủ nhiệm và học sinh toàn trường: + Tuyên truyền An toàn giao thông trong trường học + Sinh hoạt chủ đề: Tuyên truyền Phòng chống ma túy +Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 luôn là điểm nhấn nổi bật trong các hoạt động tập thể của nhà trường. Bản thân tôi là GVCN luôn giữ vai trò hướng dẫn HS của khối lớp mình tham gia các tiết mục chất lượng. Trong hai năm liền kề 2019-2020 và 2020- 2021 khối lớp do tôi phụ trách , trong đó có rất nhiều HS do tôi giảng dạy và chủ nhiệm đều đạt giải nhất và giải đặc biệt toàn trường. Đó là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực, quyết tâm và tài năng , cống hiến của GV, HS. Đồng thời cũng mạng lại nhiều xúc cảm hân hoan, hạnh phúc trong lòng người Giải đặc biệt: Một hoạt cảnh âm nhạc để đời, xuất sắc đi vào lòng người. Hai tiết mục Đơn ca và Nhảy hiện đại cũng đạt giải Nhất ở các thể loại + Tham gia các Câu Lạc Bộ do nhà trường tổ chức: CLB Văn học dân gian; CLB Song Ngữ “Xuân yêu thương”,... và một số CLB ở các môn Tiếng Anh, Toán Học, KHXH,. CLB VHDG – Cô trong vai trò MC chương trình CLB Song Ngữ - Cô phụ trách phần nội dung Tiếng Việt, gồm các nội dung: Văn Nghệ; phần thi Hùng biện về Ngày Tết Cổ Truyền của dân tộc và Phần trình bày trang phục lễ hội. + Tham gia các cuộc thi do Đoàn trường và nhà trường tổ chức và đạt được nhiều thành tích cao. Phần thi Bước nhảy học đường trên sân trường của Lớp 12C1, có sự tham gia trực tiếp của GVCN lớp. Bài dự thi Video clip tri ân thầy cô giáo nhân kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11: Đạt giải Nhì cấp trường. Hướng dẫn làm bài thi “Đại sứ văn hóa đọc”, có nhiều giải cao + Động viên khích lệ Học sinh tham gia các cuộc thi KHKT cấp trường; tuyên truyền Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của Đồng bào Dân tộc Thái ở địa phương: Em Lữ Văn Nghĩa học sinh Lớp chủ nhiệm tham gia phần thi KHKT cấp trường Em Lữ Văn Nghĩa-HS lớp chủ nhiệm tham gia tích cực vào các hoạt động Bảo tồn Bản Sắc văn hóa dân tộc ở địa phương, được các cấp ngành ghi nhận. + Đặc biệt trong các hoạt động kỉ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc sách, các thành viên lớp dưới sự hướng dẫn của tôi là GVCN, đồng thời cũng là GVBM Ngữ Văn đã đạt nhiều kết quả cao. Tinh thần tham gia nghiêm túc, cống hiến, thể hiện những phần thi xuất sắc được ghi nhận cao Trong Ngày hội sách năm 2019, Khối lớp chọn C do tôi phụ trách đạt giải nhất phần thi “Trưng bày gian sách nghệ thuật” và Giải Nhì phần thi Giới thiệu cuốn sách mà em yêu thích. Gian sách “Theo dòng lịch sử” đạt Giải Nhất Hình ảnh những hoạt động tại sân trường trong Ngày hội sách và Văn hóa đọc của GV và HS trường THPT Quỳ Châu năm 2022 Trong hoạt động bản thân tôi được phân công phụ trách khối 12, tham gia các hoạt động: Giới thiệu Cuốn sách hay, Song ngữ: Khối chọn giới thiệu cuốn “Búp Sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng Hoạt động Đọc sách tại xe sách lưu động của Thư viện Tỉnh Nghệ An Hoạt động thuyết trình song ngữ: Giới thiệu Thu viện Sách của trường THPT Quỳ Châu Ngoài ra, trong ngày hội Khối 11 và Khối 10 có thêm phần thi: “Trưng bày gian sách nghệ thuật” theo chủ đề. Các hoạt động diễn ra rất sôi nổi và nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của các thầy cô và HS toàn trường. Đây là một hoạt động ý nghĩa để nâng cao ý thức đọc Sách cho GV và HS toàn trường. Dồng thời có ý nghĩa lan tỏa tình yêu và niềm đam mê Sách tới tất cả mọi người. Chính vì vậy, hoạt độn
Tài liệu đính kèm: