SKKN Một số biện pháp và hình thức phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, trường Mầm non Hoa Pơ Lang

SKKN Một số biện pháp và hình thức phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, trường Mầm non Hoa Pơ Lang

Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ.

Bởi giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên không những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao. Những giờ học giáo dục thể chất thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá dồn dập so với những hoạt động thường ngày của trẻ, bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng tập trung kém, khiến trẻ khó mà theo kịp được nội dung bài học. Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự giác tích cực trong hoạt động. Kèm theo đó cô cũng cần không ngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất. Trẻ tích cực tham gia hoạt động.

 

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1474Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp và hình thức phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, trường Mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 những biện pháp tại các lớp của trường để dạy trẻ là hoàn toàn chính xác và phù hợp. Nhưng bên cạch những yêu cầu đó thì gặp không ít khó khăn như về sức khỏe của trẻ, nhận thức của các cháu trong trường một số cháu chưa qua những lớp dưới lên việc tiếp cận với một số bài tập phát triển vận động còn rụt rè, sợ hãi, thao tác chậm có một số cháu chậm phát triển về mặt trí tuệ, có cháu cá biệt không thích làm theo cô mà chỉ tự ý làm theo ý mình nên việc tiếp cận học môn giáo dục thể chất còn hạn chế về các thao tác.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết những vấn đề về thực trạng đặt ra như sau:
Việc rèn kỹ năng để nâng cao môn giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non chưa đạt hiệu quả cao bởi nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là:
Về giáo viên:
Thứ nhất: Đó là việc giáo viên hiểu biết về giáo dục thể chất, các trò chơi vận động cho trẻ chưa được đồng đều.
Thứ hai: Là do giáo viên sử dụng chưa linh hoạt các phương pháp dạy học và những đồ dùng trực quan còn hạn chế khi giảng dạy.
Thứ ba: Là chưa thật sự chú ý nâng cao môn giáo dục thể chất cho trẻ qua các môn học, các trò chơi dân gian và dưới các hình thức khác nhau.
Về học sinh, phụ huynh:
- Trường của tôi hơn 2/4 học sinh là con em đồng bào dân tộc và số cháu theo học lớp lá chưa qua các lớp dưới chiếm 1/3 do một số học sinh vì điều kiện gia đình khó khăn, số khác vì phụ huynh nhận thức hết được tầm quan trọng của các lớp nhà trẻ- mầm- chồi.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới con em mình do mải kiếm 
tiền, lo làm rẫy nươngKhông những thế một số phụ huynh còn hạn chế trong hiểu biết về môn giáo dục thể chất nên không luyện thêm được cho các cháu ở nhà thậm chí còn hướng dẫn sai lệch. 
Về cơ sở vật chất của trường: 
- Phòng học chật hẹp, quá cũ do tiếp cận từ tiểu học dẫn tới việc sinh hoạt môn giáo dục thể chất cũng như các trò chơi vận động trở nên hạn chế.
- Trang thiết bị dành cho môn giáo dục thể chất còn ít và một số dụng cụ còn chưa phù hợp.
Từ những nguyên nhân trên mà qua nhiều năm những kết quả đạt được về phát triển vận động ở trẻ chưa cao cụ thể qua khảo sát trẻ 5- 6 tuổi trường tôi thu được kết quả như sau:
Các tiêu chí
Đầu năm học 2015-2016
Số cháu
Tỷ lệ
Mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia giáo dục phát triển vận động
62/ 100
62 %
Nắm được đầy đủ bài tập vận động
58/100
58 %
Có kỹ năng vận động
58/100
58 %
Vận động thô 
67/ 100
67 %
Vận động tinh
52/100
52 %
Trẻ suy dinh dưỡng vừa và nặng
13/100
13 %
Trẻ thấp còi độ 1 và độ 2
11/100
11 %
Qua bảng số liệu trên ta thấy, đầu năm học mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia và hoạt động phát triển thể chất còn thấp, kỹ năng thực hiện các vận đông thô và vận động tinh còn thấp, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi còn cao.
Từ kết quả trên khiến tôi phải băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để có được giải pháp biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng trên để trẻ phát triển hoàn thiện giảm thiểu tối đa trẻ suy dinh dưỡng trong trường. Ngay từ đầu năm lên kế hoạch cụ thể cho các hoạt động trong đó chú trọng sự phát triển vận động cho trẻ đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Thông qua việc phát động phong trào làm đồ dùng dạy học tự tạo, thường xuyên nhắc nhở giáo viên tuyên truyền sự hiểu biết về phát triển vận động cho trẻ, tổ chức chuyên đề dự giờ thăm lớp.
3. Giải pháp, biện pháp:
3.1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Xác đinh loại tiết cho môn giáo dục thể chất và các hình thức tích hợp lồng ghép ở các môn học khác để chọn phương pháp thích hợp .
Sử dụng đồ dùng trực quan: Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy đúng với độ tuổi, đồ dùng đa dạng màu sắc kích thước phong phú.
Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi bám sát với chương trình hiện hành.
Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ kiến thức hình thành thói quen luyện tập sức khỏe một cách thường xuyên.
Hệ thống các bài tập phải đi từ dễ đến khó đảm bảo tính vừa sức, tính liên tục và hệ thống, tính các biệt phù hợp với đặc điểm của từng cháu để cháu hiểu và dễ dàng thực hiện hiệu quả. Cần kết hợp hài hòa giữa tĩnh và động để tránh sự nhàm chán ở trẻ.
3.2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Dựa vào mục tiêu giáo dục thể chất nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Thực hiện được các vận động cơ bản vững vàng, đúng tư thế. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động nhịp nhàng biết định hướng trong không gian. Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe. Có một số thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo an toàn cho bản thân. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm vui, sự tự tin, sự mạnh dạn và có một sức khỏe tốt tham gia vào tất cả các hoạt động trong gia đình, trong nhà trường và xã hội. 
Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động
Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn chỉ đạo giáo viên nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện. Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và giáo viên tiến hành thực hiện rất hiệu quả.
Sau khi hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tôi tiếp tục hướng dẫn xây dựng “Góc vận động”. Xây dựng góc vận động, để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi cho gợi ý cho giáo viên chọn vị trí trước cửa lớp. Nhắc nhở giáo viên sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ dược bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ trường tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình, xem với vận động này, vận động kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng không, Xây dựng Góc vận động 
Biện pháp 2: Chuẩn bị điều kiện và đảm bảo an toàn phục vụ giáo dục thể chất cho trẻ.
* Môi trường học tập:
- Muốn trẻ hứng thú với giáo dục thể chất thì việc đầu tiên phải gây hứng thú cho trẻ khi tới lớp học, trẻ có sự yêu thương, thích đến lớp thì trẻ mới có hứng thú tham gia các hoạt động khác. Vì thế môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động . Việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết.
 - Đối với lớp học ngay từ đầu năm tôi đã hướng dẫn chỉ đạo cho giáo viên trang trí lớp đẹp theo các chủ điểm để gây hứng thú cho trẻ khi tới trường, với mỗi chủ điểm luôn có sự thay đổi phù hợp, gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt động góc tạo các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp học. 
Từ việc cô cho trẻ tham gia tạo ra các sản phẩm trẻ được phát triển các vận động tinh như: cắt dán, cầm nắm, vẽ, tô màu qua đó trẻ thấy thích thú tham gia các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cô.
Môi trường ngoài lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời trường bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục sáng, trường có sân phát triển vận động với nhiều dụng cụ tập luyện hấp dẫn để trẻ tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, tưới cây Giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kĩ năng theo yêu cầu của chương trình.
Ví dụ: Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất củng cố rèn luyện kĩ năng cho nội dung chính của hoạt động, tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị chơi ngoài trời hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường hay chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian ở ngoài sân trường
Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả của hoạt động cao nhất. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và giáo viên. Qua việc vận dụng khi thực hiện trong môi trường học tập, tôi nhận thấy trẻ các lớp tham gia sôi nổi hơn với các hoạt động đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất.
* Dụng cụ, đồ dùng tập luyện:
- Thông qua các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất thì đồ dùng học tập cho trẻ cũng không kém phần quan trọng. Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục thể chất đối với trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả của trẻ. Có đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa dạng phong phú làm cho hoạt động thêm sinh động hấp dẫn khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao. Hiểu được điều này thì việc tạo ra các đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ có điều kiện hoạt động đúng mục đích là việc làm hết sức cần thiết đối với các lớp học mầm non nhưng bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng đây là việc làm thường xuyên của người giáo viên phải quan tâm.
 Ví dụ: Như khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng thường xuyên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo tuần: khi thì sử dụng vòng thể dục, khi thì gậy thể dục, nơ, cờsử dụng các đồ dùng này phù hợp với nội dung bài học và chủ điểm đang thực hiện
Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản có thể trang trí các đồ dùng học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa - thanh nhựa có màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất để đạt kết quả cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ được cô tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc: bền chắc, không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tai nạn cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Trong các trò chơi vận động giáo viên nghiên cứu và làm đồ dùng đồ chơi hướng dẫn trẻ sử dụng chơi có hứng thú và đạt kết quả cao
Trong trường mầm non việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng đầu, người giáo viên luôn lấy nhiệm vụ an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là trọng tâm kế hoạch đề ra. Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động có sự giám sát của giáo viên đó là với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập, địa điểm cho trẻ hoạt động. Tôi luôn quan tâm nhắc nhở giáo viên làm tốt công tác chuẩn bị: Sân tập, kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập. Đối với các đồ dùng như: ghế thể dục, thang leo cần kiểm tra độ chắc trước khi cho trẻ sử dụng nếu thấy chưa chắc chắn có biện pháp sửa chữa ngay. Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đồ dùng, đồ chơi trong lớp để đảm bảo tính an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động của các lớp.
Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động thể chất:
* Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất: 
- Nói đến giáo dục thể chất mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, cứng nhắc Thật như vậy nếu không có biện pháp làm mềm hóa hoạt động học. Hoạt động giáo dục thể chất khi có âm nhạc sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn.
Ví dụ: Khi dạy trẻ học chủ điểm “ Thế giới động vật’’ chọn nhạc bài:
 “ Nhện nhện đang chăng tơ chăng tơ ta cùng leo lên này
 Trời trời khi mưa to. Ối nhà đâu mất rồi?
 À còn đâu nữa, ông mặt trời lên kìa
 Nhện, lại đi chăng tơ ta cùng leo xuống nào’’
Hoặc có thể từ các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh với nhịp 2/4 như bài hát: “Đàn gà con’’, “Đàn gà trong sân’’ cô cho trẻ kết hợp khởi động được
 Hay: bài hát “ Con rùa chậm chạp’’- kết hợp với trò chơi vận động
 “ Chầm chậm từng bước mà rùa vẫn cố bước đi
 Và còn thi đua cùng thỏ con đang đi rất nhanh
 Chớ có nghĩ, chớ có coi thường
 Tưởng rùa là loài vật chậm nhất
 Đôi chân, đôi chân vẫn bước đi cho đến cùng’’
Với 2 lời có thể thay thế bằng rùa chạy thi cùng với báo, cùng với chim hay một số con vật nào khác
 Tới phần hồi tĩnh, tôi cho trẻ đi nhẹ nhàng theo nhạc bài: Chim bay
 “ Con chim bay chim bay.
 Con cò bay cò bay.
 Vịt có bay không nào?
 Không bay, không bay
 Vịt thích lội dưới ao.
 Cạp! cạp!cạp!
 Hay bài: Đất nước của những giấc mơ
 Như đàn chim vỗ cánh vào trời cao.
 Bay xa khắp chốn, ta cùng bay lên nào.
 Trên trời xanh thắm, trên đồng nương xanh.
 Cho trẻ thơ cất lên ngàn bao mơ ước.
Trẻ làm động tác theo nội dung của bài hát đi nhẹ nhàng 1-2 phút
Với mỗi chủ điểm luôn lựa chon các bài hát có nội dung phù hợp với chủ điểm để đưa vào dạy trẻ. Tôi hướng cho giáo viên thường chọn lựa các bài hát vui nhộn gây hứng thú với trẻ. Tôi luôn hiểu một điều như nhiều nhà giáo dục mầm non đã hiểu là âm nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc trẻ chào đời và kéo dài suốt thời kỳ thơ ấu
* Tổ chức các hội thi trong hoạt động giáo dục thể chất.
- Trong hoạt động giáo dục thể chất trẻ tham gia hoạt động tích cực thì người giáo viên phải lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái không gò bó gây hứng thú cho trẻ. Dựa vào mục đích của chương trình giáo dục mầm non: Làm sao để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo, thể hiện mình và trẻ có nhu cầu bộc lộ mình qua vận động’’. Từ đó tôi có suy nghĩ và áp dụng liên kết xây dựng các hội thi vào các hoạt động giáo dục thể chất để mọi trẻ đều được tham gia tích cực vào các hội thi đó.
Khi dạy trẻ chủ điểm Tết và mùa xuân, tôi tổ chức cho trẻ tham gia hội thi: Ngày hội mùa xuân
Ví dụ: Với hoạt động giáo dục thể chất là: Lăn bóng và di chuyển theo bóng, trò chơi - Nhảy lò cò
+ Khởi động: Cho trẻ lên tàu tới tham dự hội thi
+ Bài tập phát triển chung: Phần thi đồng diễn ( Trẻ tập các động tác thể dục theo hiệu lệnh của cô hoặc theo lời bài hát về chủ điểm này
+Vận động cơ bản: Phần thi Ai khéo hơn ai ( Trẻ lăn bóng và di chuyển theo bóng)
+ Trò chơi: Phần thi : Nhảy đẹp (Trẻ nhảy lò cò)
+ Hồi tĩnh: cho trẻ thể hiện niềm mơ ước của mình (đi nhẹ nhàng )
Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như vậy trẻ thể hiện và hứng thú tích cực tham gia hoạt động. Bên cạnh đó cô chọn lựa các nội dung giáo dục cho tẻ biết về truyền thống, phong tục, tập quán của địa phương quê hương của đất nước con người việt
* Sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao trong hoạt động giáo dục thể chất:
- Thực tế hiện nay tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi không chỉ phát triển vận động mà còn giúp trẻ đang trên đà phát triển về lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật. Với mỗi đề tài, cần tìm hiểu nghiên cứu kĩ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề một câu chuyện để kích trẻ sự tò mò hấp đẫn trẻ hoạt động được tốt hơn
 Ví dụ: Hoạt động giáo dục thể chất với nội dung thực hiện “ Bật vào 5 ô - trèo lên xuống ghế’’ – chủ điểm gia đình.
Có thể sử dụng truyện: Tích Chu, cô dẫn dắt cho trẻ biết là giúp bạn Tích Chu đi lấy nước bà uống để bà Tích Chu trở lại thành người, đường đi lấy nước khó khăn và phải trải qua nhiều sông, suối gồ ghề khấp khểnh, vượt qua nhiều chặng đường nguy hiểm
+ Phần khởi động: Cho trẻ đi lên tàu
+ Trọng động: Tập luyện cùng nhau bật qua những chiếc vòng sau đó trèo lên xuống ghế. Tiếp theo đó cho trẻ thi đua giữa các tổ với nhau, trẻ rất hứng thú tích cực tham gia hoạt động .
+ Phần hồi tĩnh: Bạn Tích Chu có gửi tặng mỗi bạn 1 niềm mơ ước bay tới đất nước của những giấc mơ đẹp.
Ngoài các câu chuyện, tôi còn áp dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao để gây hứng thú dạy trẻ kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Chuyền bóng, tôi cho trẻ đọc các câu thơ:
 Không có cánh mà bóng biết bay
 Không có chân mà bóng biết chạy
 Nhanh nhanh bạn ơi xem ai tài ai khéo
 Cùng nhau đau nào, cùng nhau thi nào.
Đồng thời kết hợp với đọc thơ trẻ chơi vận động nhịp nhàng và thi đua cùng các bạn
Hay như cho trẻ đọc các bài đồng dao: Rồng rắn lên mây, Thả đỉa ba ba qua đó trẻ thấy mạnh dạn và tự tin hơn đồng thời các tố chất thẻ lực của trẻ cũng được phát triển
* Sử dụng trò chơi dân gian trong hoạt động giáo dục thể chất:
- Các trò chơi dân gian được hình thành và ông cha ta truyền từ đơì này sang đời khác trải nghiệm qua thực tế cuộc sống con người. Những trò chơi dân gian đó theo ta từ khi sinh ra và lớn lên, đi vào cuộc sống và còn đọng lại mãi trong tâm hồn chúng ta đó là những hình ảnh về quê hương đất nước về gia đình và tuổi ấu thơ.
Trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các dịp vui chơi hội hè nhằm phát triển các tố chất thể lực. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: Học mà chơi- chơi mà học nên việc sử dụng trò chơi được tôi luôn quan tâm áp dụng khi tổ chức các hoạt động, chính vì vậy nó đã giúp trẻ tiếp thu được kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái.
Tôi vận dụng các trò chơi dân gian phù hợp với kiến thức và tuân thủ nguyên tắc vừa sức của trẻ.
Ví dụ: Với trò chơi: Ai ném xa nhất, có thể thay thế và đưa trò chơi dân gian: ném còn vào dạy trẻ 
Hay đối với các trò chơi củng cố phát triển cơ tay, hông cho trẻ chơi trò chơi: Đua thuyền
Với các trò chơi dân gian thường đi sâu vào tiềm thức của trẻ, trẻ thấy như mình đang được học được chơi ở nhà với người thân, trẻ thể hiện hết khả năng, năng lực của bản thân đồng thời tính trách nhiệm cộng đồng của trẻ cũng được phát huy.
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Ai nhanh nhất, tôi lựa chọn và thay thế bằng trò chơi: Rồng rắn lên mây, ở trò chơi này với yêu cầu người lớn làm đầu rắn phải thể hiện rõ trách nhiệm giữ đầu rắn, ngăn chặn giúp các bạn
 Hay trò chơi“ Nhảy về nhà thỏ” với đề tài “Nhận biết, gọi tên hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật”
 Thực hiện cách chơi như sau: Cô chuẩn bị nhà của các chú thỏ với các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật. Chọn một trẻ điều hành, khi trẻ hô về nhà nào thì các chú thỏ phải nhảy về nhà có hình đó
Từ việc đưa trò chơi dân gian vào thay thế các nội dung trò chơi vận động trong bài học trẻ thấy hứng thú tích cực học tập và nội dung kết quả học cao hơn.
Biện pháp 5: Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ.
Bởi giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên không những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao. Những giờ học giáo dục thể chất thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá dồn dập so với những hoạt động thường ngày của trẻ, bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng tập trung kém, khiến trẻ khó mà theo kịp được nội dung bài học. Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự giác tích cực trong hoạt động. Kèm theo đó cô cũng cần không ngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất. Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
Biện pháp 5: Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi,

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_2015-2016_NGUYET.doc