Giáo dục học sinh một số kĩ năng
- Hướng dẫn cách sắp xếp sách vở trên bàn học sinh
+ Đặt sách vở trên bàn theo thứ tự: Dưới cùng là vở ô li, vở bài tập, tiếp theo là bảng con, trên cùng là sách giáo khoa, hộp bút. Tất cả được đặt ngay ngắn theo chiều ngang, trước mặt. Cách sắp xếp sách vở như vậy tạo thành một thói quen tốt cho các em, cũng là một trình tự sử dụng sách vở, đồ dùng học tập trong mỗi giờ học.
+ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ giữ gìn của công: Cất gọn ghế dưới ngăn bàn khi ra chơi, khi ra về bàn trực nhật tắt điện, đóng cửa lớp. Vì không gian lớp học nhỏ và cũng đông học sinh nên tôi luôn nhắc các em mỗi khi ra chơi hay ra về các em nhấc ghế đặt gọn dưới ngăn bàn, vừa tạo không gian lớp học rộng hơn, cũng vừa tạo sự ngăn nắp gọn gàng. Cho đến thời điểm này tất cả học sinh lớp tôi đều đã tạo thành thói quen cất ghế gọn gàng trước khi đứng dậy.
- Hướng dẫn học sinh một số kí hiệu
+ Để học sinh tập trung chú ý trong giờ học, Giáo viên đưa ra một số quy định riêng về kí hiệu phía góc bảng hướng dẫn các em làm quen với kí hiệu của giáo viên để tập trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe giảng bài.
+ Kí hiệu chữ "O" học sinh biết khoanh tay lên bàn, chú ý lên bảng.
+ Kí hiệu chữ: "Str." sau đó gõ nhẹ một tiếng thước, tất cả sẽ mở sách giáo khoa đúng trang giáo viên yêu cầu, giơ sách bằng 2 tay, 2 tiếng thước học sinh đặt sách xuống bàn theo dõi vào bài.
+ Kí hiệu chữ "b" học sinh lấy bảng con để luyện kiến thức. Khi giáo viên xoá bảng chữ "b", học sinh cất bảng vào vị trí trước mặt. Cách giơ bảng cũng được giáo viên yêu cầu: 2 khuỷ tay đặt vuông góc với bàn, giơ bảng ngay ngắn.
+ Kí hiệu chữ "v" học sinh lấy vở ô li để làm bài tập theo hướng dẫn, sau khi làm bài xong học sinh giơ tay báo hiệu.
+ Kí hiệu chữ "V" học sinh lấy vở bài tập làm bài. Sau khi học sinh làm xong thì giáo viên xoá các kí hiệu đó đi, học sinh sẽ cất sách hoặc vở đi.
Tất cả học sinh khi thực hiện các hoạt động bằng kí hiệu. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận không gây tiếng ồn.
Sử dụng kí hiệu trong dạy và học, giáo viên không phải nói nhiều và tạo được sự tập trung và chú ý của học sinh hơn.
* Hướng dẫn học sinh cách trả lời câu hỏi
- Đầu năm, trong các giờ học mỗi khi gọi học sinh trả lời câu hỏi, nhiều học sinh lớp tôi thường đứng ngay dậy trả lời ngay, không thưa gửi, trả lời câu hỏi trống không, cộc lốc.
- Khi hướng dẫn học sinh cách trả lời câu hỏi tôi cũng luôn liên hệ nhắc nhở cách xưng hô, cách nói năng, cách trả lời câu hỏi của các em với những người trong gia đình, làng xóm hay cách cư xử xưng hô với thầy cô và bạn bè trong lớp trong trường. Hình thành cho các em kĩ năng về giao tiếp.
- Trong giờ học hay những buổi sinh hoạt, để tránh tình trạng các em nhao nhao nói, hay nói leo, nói tự do trong lớp, tranh nhau báo cáo. Tôi yêu cầu các em giơ tay xin phép có ý kiến, tôi cũng hướng dẫn các em cách giơ tay, cánh tay vuông góc với mặt bàn, không được giơ cao, hay đứng cả dậy.
- Tôi cũng hướng dẫn học sinh cách báo cáo tình hình lớp ngắn gọn, cũng như ý kiến phản hồi về một số bạn trong lớp phải cụ thể, chính xác. Hướng dẫn các em biết cách nhận xét chung những mặt tốt, cũng như những mặt còn hạn chế, tồn tại của mỗi bạn cũng như tập thể lớp.
cũng như những mặt còn hạn chế, tồn tại của mỗi bạn cũng như tập thể lớp. * Hướng dẫn cách sử dụng từ thích hợp - Những buổi đầu của năm học, mỗi khi muốn đi vệ sinh, các em tự ý đi ra khỏi lớp rồi lại tự ý vào lớp. Tôi vừa ngạc nhiên cũng vừa băn khoăn khi các em đã học lớp 4 mà ngay cả lời xin phép tối thiểu nhất cũng không biết nói. Tôi đã nhắc nhở kịp thời: Các em khi có nhu cầu đi vệ sinh, trước khi ra khỏi lớp thì xin phép, khi đi xong cũng cần phải xin phép cô vào lớp. - Giờ ra chơi hay khi ra về tôi yêu cầu tất cả học sinh khi đứng dậy chào cô, đứng nghiêm và ngay ngắn, cùng hô: Chúng em chào cô ạ! - Trong thực tế một số giáo viên chỉ gật đầu, hoặc bước ra ngay khỏi lớp, xong tôi thiết nghĩ: Chúng ta đã dạy cho các em cách đáp lời cảm ơn, đáp lời xin lỗi, lời chia buồn, chào hỏi...thì giáo viên cũng phải là người thực hiện nghiêm túc những gì chúng ta truyền đạt. Giáo viên cần đáp lại lời chào của các em: Cô chào cả lớp, mời các em ngồi xuống hay cô chào cả lớp, mời các em nghỉ... * Hướng dẫn kĩ năng lên, xuống cầu thang Ngoài ra tôi còn hình thành cho các em thói quen lên xuống cầu thang mỗi khi xuống sân thể dục hay khi ra về. Lên xuống cầu thang đi theo hàng, tránh gây ồn ào ảnh hưởng đến các lớp xung quanh, tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy tranh nhau đi trước. Đã có nhiều trường hợp khi lên xuống cầu thang học sinh xô đẩy nhau ngã hay ghế quệt vào đầu vào mắt nhau. Để tạo cho học sinh có môi trường học tập an toàn, tôi yêu cầu các em lên xuống cầu thang theo hàng lối và đi bên phải, đối với những học sinh cố tình xô đẩy bạn hay phá hàng, chen lấn tôi sẽ yêu cầu học sinh đó quay lại lớp nối tiếp vào cuối hàng bên cạnh sự theo dõi, nhắc nhở của giáo viên. * Xây dựng mối quan hệ thầy - Trò và bạn bè trong lớp - Xây dựng mối quan hệ thầy - Trò + Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ chịu ơn - Ban ơn; bề trên - Kẻ dưới; giảng giải - Ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công - Hợp tác. Thầy thiết kế - Trò thi công. Thầy làm mẫu, giao việc - Trò làm theo mẫu của thầy. Mỗi lời thầy nói ra phải là một “lệnh” (một lời giao việc). Do vậy, mọi yêu cầu tôi đưa ra, học trò phải thi hành thật nghiêm. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm chứ không phải ở thái độ khắt khe, gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi giao việc - Học trò làm; tôi hướng dẫn - Học trò thực hiện. * Xây dựng mối quan hệ bạn bè - Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau: + Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, các em chung nhóm với bạn này nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn khác. Có như vậy mới giúp các em mạnh dạn giao tiếp trong hợp tác. + Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa. + Đầu năm học, tôi thoả thuận với cả lớp rằng nếu trong lớp mình có bạn nào đau ốm phải nằm viện thì lớp sẽ trích quỹ để mua quà đến thăm bạn, động viên bạn an tâm chữa bệnh; những em ở gần nhà sẽ thay nhau chép bài cho bạn. Khi bạn khỏi bệnh, những học sinh giỏi sẽ giúp đỡ bạn học tập để theo kịp chương trình. * Tổ chức các hoạt động tập thể (vui chơi văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động nhân đạo) Sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích của hầu hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “Học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Việc tổ chức các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với nhau. Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. - Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi trong buổi học chính khoá + Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, biểu diễn văn nghệ, chơi trò chơi,... + Trong các tiết Đạo đức, Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: Làm phóng viên; sắm vai xử lí các tình huống . Thông qua các hoạt động này, các em còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết. Căn cứ vào phiếu điều tra đầu năm, tôi nắm được khả năng của từng em nên tôi phân công vai diễn, múa hát hoặc giao việc phù hợp với từng em, khuyến khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng nhưng lại hiệu quả. - Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp + Ở tiểu học, giáo dục ngoài giờ lên lớp được quy định trong chương trình chính khóa, không bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải lên tiết ngoài giờ lên lớp. Nhưng nếu các hoạt động này chỉ diễn ra ở các tiết học chính khóa trên lớp thì sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu như giáo viên vận dụng và tổ chức không khéo léo thì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình giờ học. Do vậy, đối với những hoạt động chiếm nhiều thời gian, cần nhiều sức lực, tôi tổ chức cho học sinh tham gia trái buổi, mỗi tuần 1 buổi. + Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông,... nên gây được sự thích thú, hào hứng cho học sinh mỗi lần tham gia. + Hướng dẫn các em làm dây xúc xích, cắt gấp hoa... để trang trí góc học tập và làm một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để tặng người thân, bạn bè. Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao. Dưới đây là thiết kế bài dạy một tiết Hoạt động tập thể tôi đã xây dựng cho học sinh tham gia để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Hoạt động tập thể Chủ điểm: BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO HOẠT ĐỘNG 1: GIAO LƯU VẼ TRANH VỀ CHỦ ĐỀ “THẦY CÔ GIÁO CỦA EM” I. Mục tiêu - Học sinh thấy được những việc mình đã thực hiện tốt theo đúng yêu cầu, nội quy của lớp. Đồng thời thấy những việc còn tồn tại trong tuần. - Nêu hoạt động trọng tâm của tuần kế tiếp. - Học sinh được sinh hoạt theo chủ điểm: Biết ơn thầy cô giáo. - Khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh. - Hình thành và bồi dưỡng cảm xúc của học sinh trong việc thể hiện sự kính trọng, biết ơn công lao to lớn của thầy cô giáo qua vẽ tranh. - Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu trường, yêu lớp. - Rèn kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng trình bày, chia sẻ, hợp tác cho học sinh. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Nội dung, bài giảng điện tử, máy chiếu,... - Học sinh: Nội dung, giấy, màu vẽ,... III. Các hoạt động dạy học Thời gian Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ A. Khởi động Yêu cầu lớp hát bài: Ở trường em học bao điều hay. Lớp cùng hát tập thể. 1’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài Giới thiệu các nội dung của tiết sinh hoạt (Máy chiếu). 10’ 2. Sơ kết tuần - Yêu cầu lớp trưởng lên điều khiển tiết sinh hoạt. - Theo dõi, động viên. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh xuất sắc. - Nhắc nhở học sinh còn thiếu sót cần cố gắng... * Lớp trưởng điều hành - Lớp trưởng nêu tiêu chí báo cáo: Tổng kết các thành tích đạt được qua hai mặt: Học tập và nền nếp. - Tổ trưởng của 4 tổ thay mặt các bạn tổng kết thi đua: Tuyên dương các bạn đạt thành tích xuất sắc; nhắc nhở các bạn còn thiếu sót, - Lớp trưởng nhận xét chung. - Các học sinh đạt thành tích xuất sắc của 4 tổ lên nhận phần thưởng. 3’ 3. Phổ biến công tác mới - Yêu cầu học sinh nêu những biện pháp khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu kế hoạch các công việc trong tuần tới trước lớp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ hoặc cho cá nhân. - Học sinh nêu những biện pháp khắc phục tồn tại. - Học sinh nêu. 20’ 4. Sinh hoạt theo chủ điểm: Biết ơn thầy cô giáo - Giáo viên giới thiệu chủ điểm. - Yêu cầu học sinh vẽ tranh theo chủ điểm. Tranh vẽ phải thể hiện được các nội dung sau: + Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. + Học tập tốt, rèn luyện tốt. + Yêu trường, yêu lớp. + Chia sẻ khó khăn, giúp đỡ bạn. - Cho học sinh trưng bày tranh. - Giáo viên, học sinh bình chọn những bức tranh đẹp. - Học sinh theo dõi. - Học sinh vẽ tranh. - Học sinh trưng bày, giới thiệu tranh. - Học sinh lắng nghe. 2’ 5. Củng cố -Dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà thực hiện phương hướng. - Học sinh lắng nghe. - Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động nhân đạo Giúp đỡ bạn nghèo, vùng bị lũ lụt, mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ giáo dục miền núi,... Các hoạt động uống nước nhớ nguồn như: Viết thư thăm hỏi các chú bộ đội, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, nghe nói chuyện truyền thống các ngày lễ lớn. Qua việc tổ chức các hoạt động cũng đã góp phần giáo dục đạo đức, phát
Tài liệu đính kèm: