SKKN Một số biện pháp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp 2 trường TH Nguyễn thị Minh Khai

SKKN Một số biện pháp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp 2 trường TH Nguyễn thị Minh Khai

Giáo dục học sinh chấp hành nội quy trường, lớp, nghỉ học phải xin phép. Giáo dục học sinh hiểu ý nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng, trong năm, có thái độ lễ phép với thầy cô, người lớn, gần gũi yêu mến bạn bè qua các buổi sinh hoạt tập thể, nghe kể chuyện (phối hợp với Đội, trong tiết dạy hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp).

Xây dựng một tập thể đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong lớp khi gặp khó khăn như tham gia phong trào “Khăn quàng tặng bạn”, “Lá lành đùm lá rách”.

Phát huy năng lực của cán bộ lớp, xây dựng lớp tự quản bằng cách giao việc cho các nhóm trưởng, HĐTQ tự quản lý một số hoạt động của nhóm mình dưới sự theo dõi của giáo viên. Quan tâm giúp đỡ đến thành phần học sinh trong lớp đặc biệt là đối tượng học sinh ít được gia đình quan tâm, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Giáo viên luôn theo dõi, động viên kịp thời để các em phấn đấu vươn lên.

Tóm lại, để việc giáo dục đạo đức cho các em không phải là giáo viên chỉ hướng dẫn, yêu cầu các em thực hiện mà chính giáo viên phải là tấm gương sáng cho các em noi theo. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn phải biết phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, với Đội, với công tác đoàn, để có kết quả giáo dục tốt hơn.

 

doc 35 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1836Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp 2 trường TH Nguyễn thị Minh Khai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hiện kế hoạch chủ nhiệm, điều này giúp giáo viên và học sinh yên tâm trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
	Giáo viên luôn xác định được nhiệm vụ của mình trong công tác dạy học và tâm huyết với nghề mình đã chọn. Từ đó luôn cố gắng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi các đồng nghiệp đi trước, luôn biết lắng nghe sự góp ý của đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
	3.1. Mục tiêu của giải pháp
	- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên công tác dạy học, giáo viên không tốn nhiều thời gian cho việc tìm kiếm những biện pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp. Giáo viên sẽ nhẹ nhàng hơn trong việc giáo dục học sinh của mình và có những kế hoạch cụ thể trong công tác chủ nhiệm. Các biện pháp này có thể áp dụng hiệu quả cho các khối lớp khác nhau.
	- Giúp học sinh học tập tốt hơn, biết cách rèn luyện bản thân trở thành những những học sinh giỏi và ngoan. Hình thành và phát triển được một số năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
	3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm, tôi thấy rằng đó là trách nhiệm lớn, phải xem lớp chủ nhiệm là những người thân của mình, đó là con, là cháu trong gia đình. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã để hết tâm trí, tình cảm của mình vào công việc quan trọng này. Từ đó tôi xây dựng được những biện pháp chủ nhiệm có hiệu quả, áp dụng cho lớp học của mình.
3.2.1. Biện pháp 1: Khảo sát thực trạng đầu năm học.
a. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh
Năm học 2016 – 2017 này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2A, sau khi nhận lớp xong, tôi tiến hành điều tra lí lịch của từng học sinh. Vì muốn hiểu kĩ học sinh, tôi phải biết rõ gia đình các em.
Lớp 2A có 29 học sinh trong đó có 12 học sinh nữ, 17 học sinh nam. 1 em người dân tộc Tày. Không có học sinh lưu ban.
 * Trước tiên, tôi tìm hiểu sơ lược về thành phần gia đình từng cá nhân học sinh: 
 - Cha mẹ làm nông: 18/29
- Cha mẹ buôn bán: 5/29
- Cha mẹ làm thuê: 4/29
- Cha mẹ là viên chức nhà nước: 2/29
 * Hoàn cảnh gia đình:
- Số học sinh sống cùng với bố mẹ: 28/29
- Số học sinh được sống cùng mẹ hoặc cha: 1 (do cha mẹ đã li dị)
 * Sự quan tâm của mỗi gia đình đối với học sinh:
- 14 em có góc học tập riêng, số còn lại không có góc học tập riêng. 
- 10 em được bố, mẹ hoặc anh chị kiểm tra, nhắc nhở việc học ở nhà.
- 29 em có đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập.
 *Về tình trạng sức khỏe: 
- Sức khỏe bình thường: 28/29 học sinh.
- Sức khỏe yếu: 1/ 29 học sinh.
b. Tình hình học tập
Với học sinh, sau ba tháng nghỉ hè, quả là một khoảng thời gian khá dài khiến các em quên đi kiến thức cũ. Chính vì lẽ đó mà tôi luôn phải có sự chắt lọc kiến thức đầu năm chính xác, để có phương pháp giáo dục thích hợp nhất với sự tiếp thu của từng học sinh. 
Kết hợp ngay trong tuần ổn định, tôi kiểm tra phần đọc và viết của học sinh bằng các bài viết chính tả, đọc văn. Qua đó tôi thấy chữ viết của các em phần lớn chưa đều và chưa đẹp, chữ viết chưa đúng độ cao, điểm bắt đầu và điểm kết thúc đặt chưa đúng, sai chính tả, nhiều em đọc bài còn chậm
Sau một tuần ổn định, tôi tiếp tục tiến hành kiểm tra kiến thức về Toán học, dựa vào chương trình mà các em đã học ở lớp 1. Để nắm rõ tình hình học tập của các em như thế nào? Kết quả như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm học
TSHS
29
9 - 10
7 - 8
5 - 6
Dưới 5
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TV
1
3
8
28
16
55
4
14
Toán
2
7
8
28
16
55
3
10
Từ kết quả trên, tôi nhận thấy phần lớn các em đã quên kiến thức cũ, có những em không thực hiện được phép tính đơn giản, đặc biệt là phép cộng và trừ trong phạm vi 10. 
Bên cạnh đó, nề nếp lớp học chưa được ổn định, còn gây mất trật tự trong giờ học, còn tình trạng học sinh làm việc riêng trong giờ học. Hơn nữa các em chưa tự ý thức được các việc trong lớp cũng như nội quy ra vào lớp, nội quy của nhà trường đề ra. Để ổn định học sinh và đưa nề nếp của các em đi vào quỹ đạo của mình là điều rất khó và phải mất một thời gian dài mới ổn định được. 
Ngay trong tuần đầu, tôi đã gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm năm lớp 1, giáo viên bộ môn, xem lại kết quả học tập của các em qua học bạ, nghiên cứu sổ bàn giao của năm học trước, đặc biệt là phần nhận xét của giáo viên trong việc theo dõi quá trình học tập, nhằm có kế hoạch rèn luyện cho các em đạt kết quả cao hơn. Tôi đã thống kê và phân loại như sau:
- Về mặt hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất: Bản thân đã điều tra học sinh trong lớp xem em nào còn yếu về năng lực và phẩm chất nào. Để có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục cho các em.
- Về tình hình học tập trong giờ học trên lớp: 
 + Học sinh Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (giỏi) hoạt bát, có ý thức xây dựng bài, ngoan ngoãn: (4 em ) 
 + Học có thành tích vượt trội (khen từng mặt) ngoan nhưng thụ động: (5em)
 + Học trung bình, tiếp thu bài chậm, thụ động : (10 em)
 + Học còn yếu tính toán khá chậm (10 em). Trong trường hợp này có 3 em hay nghỉ học không phép, đi học không chú ý theo dõi bài và làm bài, gây mất trật tự trong lớp, 5 em chữ viết sai lỗi chính tả nhiều lại rất ít chuẩn bị bài ở nhà.
Biết được đặc điểm, tính cách, sức học của từng em, tôi đã tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp cho các nhóm Tôi sắp xen kẽ giữa những học sinh khá, giỏi là những học sinh trung bình, yếu. Đặc biệt là những em nghịch được tôi bố trí ở chỗ tôi dễ quan sát và ngồi cạnh những em hiền ngoan, lễ phép, chăm học để những em này có cơ hội học ở bạn những điều mình chưa có.
Sau khi đã điều tra kĩ đối tượng học sinh, tôi bắt đầu xây dựng cho mình một kế hoạch chủ nhiệm theo đặc điểm của lớp. Trong năm học 2016 - 2017 không có Sổ công tác chủ nhiệm tiểu học mà thay vào đó là Sổ tổng hợp kết quả đánh giá học sinh nhưng tôi vẫn tự lập cho mình một quyển sổ chủ nhiệm riêng để thuận tiện cho việc theo dõi học sinh của lớp, nội dung quyển sổ cũng tương đối đầy đủ thông tin về học sinh, sơ đồ chỗ ngồi của các nhóm, danh sách học sinh có năng khiếu, học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn Ngoài ra, tôi còn trang bị cho mình một quyển sổ nhật kí của giáo viên để ghi chép lại những vấn đề đáng chú ý của học sinh mình, cũng nhờ sổ nhật kí đã giúp tôi ghi nhớ lại được hết các vấn đề của học sinh từ đó có biện pháp hỗ trợ kịp thời và tôi đã thấy được sự tiến bộ rõ rệt của học sinh. 
Lập sổ theo dõi cho các nhóm trưởng để theo dõi các thành viên trong nhóm mình, theo dõi tình hình thực hiện nội quy của trường lớp, cuối tuần xếp loại thi đua giữa các nhóm.
VD: Mẫu theo dõi hàng tuần của các nhóm trưởng.
Thứ
Nội dung theo dõi
Xếp loại
2,3,4,5,6
- Chuyên cần: ....................................
- Vệ sinh: . 
- Trang phục: ..
- Xếp hàng: .
- Học tập: 
- Vui chơi: 
- Sinh hoạt: .
..
..
..
..
..
..
..
Đánh giá cuối tuần
..
..
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp.
a. Xây dựng Hội đồng tự quản.
Để được Hội đồng tự quản “Đầu tàu gương mẫu”, tôi đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn là: những em học lực phải học tốt, có năng lực, phải nhanh nhẹn, năng nỗ, mạnh dạn, tự tin, có năng khiếu, có năng lực học tập tốt, hăng hái tham gia các hoạt động, các phong trào ở lớp, ở trường với tinh thần tự giác, có trách nhiệm cao và điều đặc biệt là những em này luôn được bạn bè tín nhiệm, yêu thương. Để xây dựng đội ngũ Hội đồng tự quản tôi đã tiến hành những công việc sau:
- Lựa chọn những học sinh có năng lực phân công vào các chức danh trong đội ngũ của ban tự quản. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong đội ngũ Hội đồng tự quản
- Làm rõ nội dung công tác của Hội đồng tự quản và hướng dẫn cụ thể về phương pháp công tác. Trong đó, cần lưu ý hướng dẫn các kỹ năng công tác cơ bản như: cách ghi chép trong sổ ghi chép công tác, kỹ năng điều hành lớp, nhóm kỹ năng trình bày thuyết phục, vận động, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, 
- Hướng dẫn cho Hội đồng tự quản lớp tổng kết, khái quát kinh nghiệm qua từng thành công hay thất bại trong hoạt động thực tiễn.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của Hội đồng tự quản, giúp các em khắc phục khó khăn, động viên kịp thời những cố gắng của các em.
- Xây dựng, củng cố và bảo vệ uy tín Hội đồng tự quản trước tập thể.
- Không bao che khuyết điểm. Tuyệt đối tránh tạo ra sự đối lập giữa Hội đồng tự quản với các thành viên trong lớp.
- Chủ tịch hội đồng tự quản và phó chủ tịch hội đồng tự quản theo dõi kiểm tra mọi hoạt động của lớp. Điểm danh và ghi sĩ số của lớp bảo bảng Ngày em đến lớp của lớp, điều khiển lớp xếp hàng tập thể dục, ra vào lớp. Quản lí lớp khi cần thiết khi cô vắng lớp. Tham gia các buổi hợp giao ban HĐTQ, truyền đạt lại nội dung, nhận xét và đề xuất của tổng phụ trách đến tập thể lớp.
Hình 1: Hội đồng tự quản lớp 2A
- Các nhóm trưởng: Tôi chia lớp thành 5 nhóm, 4 nhóm mỗi nhóm có 6 học sinh, một nhóm có 5 học sinh và ở mỗi nhóm đều có một nhóm trưởng. Nhóm trưởng là linh hồn của nhóm học tập, là người điều hành, giám sát hoạt động học của mỗi thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng hỗ trợ tích cực cho tôi trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động và báo cáo với kết quả học tập hay những vướng mắc trong học tập của nhóm cần hỗ trợ.
Hình 2: Các nhóm đang tự thực hiện các hoạt động trong tài liệu
- Các ban tự quản trong lớp được hướng dẫn và giao nhiệm vụ cụ thể.
+ Ban học tập: Có nhiệm vụ phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng nhận tài liệu và đồ dùng học tập. Kiểm tra bài tập ứng dụng, kiến thức cũ của các bạn và báo cáo với cô giáo vào đầu giờ học. Điều hành lớp thực hiện các hoạt động học tập theo lô gô. Mời các bạn chia sẻ bài học.
+ Ban vệ sinh – sức khỏe: Theo dõi vệ sinh chung của cả lớp. Theo dõi sức khỏe của cả lớp. Nhắc nhở cả lớp thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Ban thư viện: Cho các bạn mượn và thu truyện, sách. Sắp xếp thư viện ngăn nắp. Vận động các bạn cùng góp sách, truyện để đọc chung.
+ Ban ngoại giao: Thực hiện việc ngoại giao của lớp. 
+ Ban văn nghệ - TDTT: Tổ chức cho lớp hát, múa, chơi trò chơi vào đầu hoặc cuối tiết học. Tổ chức cho các bạn tập văn nghệ cho các phong trào của lớp. Phụ trách các phong trào về thể dục thể thao của lớp, hướng dẫn tổ chức cho các bạn tập luyện.
 	Sau mỗi buổi học, Hội đồng tự quản ở lại về sau các bạn 5 phút để gặp giáo viên báo cáo những việc đã làm được những việc chưa làm được còn gặp khó khăn để giáo viên kịp thời tư vấn giúp đỡ và giao nhiệm vụ ngày mai cho các bạn.
b. Xây dựng nề nếp lớp học và nề nếp xếp hàng ra vào lớp
Trong học tập không những chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như kiểm tra hoạt động ứng dụng đầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, tự giác thực hiện các hoạt động học tập dưới sự điều hành của nhóm trưởng và của hội đồng tự quản. Vì nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp một phần lớn quyết định kết quả học tập của học sinh.
Nề nếp lớp học phải được tiến hành thường xuyên theo từng buổi học. Đây là nề nếp mang tính trật tự, kỉ luật cần được duy trì suốt năm học.
 Cho cả lớp học nội quy trường lớp học.
Giáo viên hướng dẫn các em làm quen với kí hiệu của giáo viên để tập trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe giảng bài, các lôgô trong sách Hướng dẫn học.
Ví dụ: Phía trên tay trái góc bảng ghi rõ lớp, sĩ số học sinh, dưới sĩ số là các kí hiệu ở góc bảng: +, B, V, S 
Chỉ vào + là cả lớp trật tự lắng nghe giáo viên giảng bài.
 Khi viết kí hiệu B là cả lớp lấy bảng con cá nhân làm bài.
Khi viết kí hiệu S là học sinh mở sách, kí hiệu V là lấy vở ra để ghi hoặc làm bài tập tại lớp. Sau khi học sinh làm xong thì giáo viên xoá các kí hiệu đó đi, học sinh sẽ cất sách hoặc vở đi.
Thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh hoạt ngoài giờ.
	Ví dụ: Bắt đầu có trống báo là các em có mặt đầy đủ ở lớp, giữ trật tự, sinh hoạt đầu giờ, hội đồng tự quản kiểm tra việc thự hiện hoạt động ứng dụng của nhà, tổ chức cho các em đi vào nề nếp, tuy giáo viên không có mặt ở lớp các em vẫn làm tốt.
Giao quyền tự quản cho HĐTQ lớp trong những hoạt động mà các em đã được hướng dẫn để phát huy tính năng động cho học sinh (thể dục giữa giờ, sinh hoạt đội, vệ sinh trường lớp,)
Tuyên dương, nhắc nhở kịp thời với những cá nhân tiến bộ và chưa tiến bộ trong việc thực hiện nề nếp chung của lớp. Ví dụ: Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép. Các em đi học mặc đồng phục, vệ sinh cá nhân, để dép đúng nơi quy định, Từ đó tạo cho các em sự tự giác biết tự lo cho bản thân, tự giác học tập, thi đua để tạo thành tích giữa các thành viên trong lớp và thi đua giữa các khối lớp trong toàn trường. 
Khi kết hợp chặt chẽ những hoạt động trên thì nề nếp lớp học sẽ đi vào khuôn khổ và điều đó sẽ là một phần quan trọng giúp giáo viên tiến hành các hoạt động học tập dễ dàng hơn. 
Đưa quy định cụ thể khi các em xếp hàng, đứng thành 2 hàng và đánh số thứ tự, yêu cầu học sinh phải nhớ số thứ tự của mình. Điều này giúp các em có tính tự giác trong khi xếp hàng, không tốn thời gian và không gây mất trật tự. 
Hình 3: Học sinh lớp 2A thực hiện việc xếp hàng ra vào lớp
c. Xây dựng nề nếp chuẩn bị sách vở 
Đầu năm học tôi quy đinh các loại vở, cách bao bọc, nhắc nhở các em thực hiện việc chuẩn bị sách vở. Ghi thời khóa biểu dán ngay góc học tập ở nhà, nhắc nhở học sinh để sách vở ngay ngắn, gọn gàng, bao và ghi nhãn vở đầy đủ. Yêu cầu các em thực hiện cùng cha mẹ, sau một vài lần sẽ hình thành nên thói quen soạn sách vở cho các em. Lâu dần các em sẽ không cần sự hỗ trợ của cha mẹ nữa, tạo nên tính tự giác, tự chủ cho các em.
Hình 4: Em Uyển Như đang soạn sách vở theo thời khóa biểu.
Cuối mỗi buổi học trước khi về nhà tôi dành vài phút để hướng dẫn các em đem theo sách, vở và đồ dùng học tập cho buổi học sau.
Vào đầu buổi học các nhóm trưởng kiểm tra lại, nếu em nào thực hiện không đúng tôi sẽ hướng dẫn lại, sai phạm nhiều lần sẽ báo phụ huynh nhờ sự giúp đỡ. Với các bước thực hiện như trên cho đến học kì một thì các em đã có thói quen chuẩn bị sách vở đúng theo quy định, các em cảm thấy thoải mái không còn lo sợ khi đến lớp mà quên mang sách, vở nên việc học tập diễn ra nhẹ nhàng hơn.
d. Xây dựng nề nếp học tập
 Tổ chức có kế hoạch hoạt động học tập cho học sinh nhằm nâng cao kết quả học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo viên chủ nhiệm. Kết quả hoạt động học tập không những thể hiện ở kết quả nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn thể hiện ở kết quả phát triển năng lực của trí tuệ, năng lực tư duy sáng tạo ở học sinh.
Tôi thường xuyên gần gũi với các em thì các em không còn e dè, các em đã biết hoạt động học tập ở trường là vì thích hơn là vì nghĩa vụ.
Tôi yêu cầu các em viết cụ thể thời gian biểu ở nhà của mình. Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh qua việc kiểm tra hoạt động ứng dụng. Hướng dẫn cha mẹ học sinh quản lý học sinh học tập ở nhà (có góc học tập ở nhà và thời gian biểu cho học sinh). Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với đối tượng học sinh mình phụ trách, để tăng cường tính tự học của học sinh, thường xuyên sử dụng tranh ảnh, đồ dùng học tập mang tính minh họa cao để tạo hứng thú học tập cho các em. Tạo cho học sinh có thói quen tự lực, không dựa dẫm vào bạn khi làm bài ở lớp, khi kiểm tra. Trong các kì kiểm tra học sinh làm bài nghiêm túc, không có hiện tượng quay cóp, gian lận. Phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng: 
Hình 5: Học sinh tự giác học bài ở nhà
*Đối với học sinh có năng khiếu: Trong các tiết dạy, tôi đưa ra từ 1 đến 2 câu hỏi với yêu cầu cao hơn, dạng các câu hỏi sao ( * ) hoặc các bài tập nâng cao. Để ra các câu hỏi này, tôi luôn nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, tìm hiểu ở các tài liệu có liên quan nhằm mục đích hướng dẫn, kích thích học sinh (nhất là học sinh có năng khiếu) tự tìm ra kiến thức mới, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh. 
Hình 6 : GVCN đang hướng dẫn HS có năng khiếu làm thêm bài tập
*Đối với học sinh yếu: Các em chán học do bị mất căn bản ở lớp dưới, học sinh cảm thấy việc học rất nặng nề. Qua tìm hiểu theo dõi trong quá trình giảng dạy tôi phân loại được từng đối tượng học sinh. Vì thế tôi đưa ra bài tập dễ, sử dụng câu hỏi nhỏ, đơn giản, phù hợp với sức học của mỗi em, gọi các em trả lời hoặc giải bài tập, đồng thời tuyên dương kịp thời cũng như động viên giúp đỡ các em trong quá trình thực hiện các bài tập. Từ các bài tập dễ tôi nâng dần lên theo sự tiến bộ của học sinh. Bên cạnh đó, thành lập các đôi bạn cùng tiến, xếp cho học sinh khá giỏi ngồi gần bạn yếu, kém. Qua một thời gian tôi thấy các em yếu kém tiến bộ hơn, biết tự giác học tập, các em không cần sự hướng dẫn quá nhiều từ giáo viên.
e. Hình thành và phát triển về năng lực và phẩm chất cho học sinh
Trong quá trình giáo dục, công tác lớn được đặt ra đó là hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Cụ thể, phải hình thành ở học sinh những năng lực như tự phục vụ tự quản, giao tiếp hợp tác, tự học và tự giải quyết vấn đề, các phẩm chất như chăm học chăm, làm tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, tự tin tự trọng tự chịu trách nhiệm, trung thực kỉ luật đoàn kết, yêu gia đình bạn bè yêu trường lớp. Kết quả giáo dục cần đạt được là học sinh tự giác biến những yêu cầu của xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng. Vì vậy, việc rèn hình thành và phát triển về năng lực và phẩm chất cho học sinh là không thể thiếu trong công tác giáo dục học sinh mà giáo viên chủ nhiệm chính là người chịu trách nhiệm trước nhà trường.
Giáo dục học sinh chấp hành nội quy trường, lớp, nghỉ học phải xin phép. Giáo dục học sinh hiểu ý nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng, trong năm, có thái độ lễ phép với thầy cô, người lớn, gần gũi yêu mến bạn bè qua các buổi sinh hoạt tập thể, nghe kể chuyện (phối hợp với Đội, trong tiết dạy hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp).
Xây dựng một tập thể đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong lớp khi gặp khó khăn như tham gia phong trào “Khăn quàng tặng bạn”, “Lá lành đùm lá rách”. 
Phát huy năng lực của cán bộ lớp, xây dựng lớp tự quản bằng cách giao việc cho các nhóm trưởng, HĐTQ tự quản lý một số hoạt động của nhóm mình dưới sự theo dõi của giáo viên. Quan tâm giúp đỡ đến thành phần học sinh trong lớp đặc biệt là đối tượng học sinh ít được gia đình quan tâm, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Giáo viên luôn theo dõi, động viên kịp thời để các em phấn đấu vươn lên.
Tóm lại, để việc giáo dục đạo đức cho các em không phải là giáo viên chỉ hướng dẫn, yêu cầu các em thực hiện mà chính giáo viên phải là tấm gương sáng cho các em noi theo. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn phải biết phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, với Đội, với công tác đoàn, để có kết quả giáo dục tốt hơn.
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp kết hợp với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 Thường xuyên cho học sinh tham gia hoạt động ngoài giờ như: chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp học, tham gia Hội khỏe Phù Đổng, đi tham quan thực tế ở các địa điểm di tích lịch sử Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí do nhà trường tổ chức như: thi làm lồng đèn ngày trung thu, diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 và các ngày lễ lớn khác. Giúp các em rèn luyện thể lực, bảo vệ sức khỏe nhằm giúp học sinh mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, sảng khoái tinh thần nhằm bảo đảm thực hiện yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi để học tập, rèn luyện và tu dưỡng tốt. 
Hình 7: HS tham gia văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng trường lớp “Xanh – Sạch – Đẹp” thường xuyên chăm sóc cây xanh trong trường học. Giáo dục học sinh biết lao động tự phục vụ, học sinh có ý thức rèn luyện thể dục thể thao như tập thể dục mỗi buổi sáng, thể dục giữa giờ ở trường.Tham gia các hoạt động y tế để bảo vệ sức khỏe như uống thuốc tẩy giun, phòng chống sốt xuất huyết, cúm, khám sức khỏe định kỳ, Giáo dục học sinh giữ vệ sinh thân thể, trang phục đến lớp luôn gọn gàng sạch sẽ (rửa tay trước khi ăn trưa, đánh răng sau khi ăn ở trường,)
Hình 8: Học sinh tham gia vào hoạt động chăm sóc cây xanh
 Động viên các em tham gia những phong trào đoàn thể, phong trào do trường tổ chức để rèn luyện thêm sự nhanh nhẹn, bạo dạn như: Thi viết ch

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN cô Phạm Thị Thanh Hoàng.doc