SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc trong trường Mầm non

SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc trong trường Mầm non

Nếu giáo viên mầm non mạnh dạn áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc trong trường mầm non” vào công tác giáo dục trẻ nói chung và giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) nói riêng ở trường mầm non thì:

- Mang lại hiệu quả về kinh tế: Sau khi tiến hành áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy những giá trị kinh tế mà sáng kiến mang lại như: Tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong quá trình giáo dục trẻ. Tôi có nhiều thời gian hơn để thực hiện các hoạt động khác vì không còn cần quá nhiều thời gian thực hiện các hoạt động giáo dục âm nhạc ít giá trị. Giáo viên có thêm phương pháp giáo dục âm nhạc một cách hiệu quả.

- Mang lại lợi ích về xã hội: Khi thực hiện ứng dụng sáng kiến này đã khẳng định được vị trí vai trò của hứng thú khi trẻ tham gia mọi hoạt động. Khẳng định được vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ. Khẳng định được vai trò của chương chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ đã thực sự tự tin, mạnh dạn hơn rất nhiều khi tham gia các hoạt động ở bất kỳ địa điểm nào. Nâng cao hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Được phụ huynh và cộng đồng tin tưởng.

- Mang lại lợi ích đối với giáo viên: Tôi đã áp dụng những biện pháp trên và chất lượng giáo dục âm nhạc tại lớp tôi có những đổi mới và hiệu quả cao. Bản thân tôi tham gia các kỳ thi như kỳ thi giáo viên giỏi cấp Thành phố và đạt giải nhất nhờ áp dụng một số biện pháp trên. Và bản thân thấy say mê hơn, sáng tạo hơn vì đề tài đã mang lại cảm hứng tích cực rất lớn.

- Mang lại những lợi ích đối với trẻ:

Thực nghiệm được tiến hành trên 70 cháu thuộc lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.

Lớp thực nghiệm gồm: 35 cháu; Lớp đối chứng gồm: 35 cháu

Thực nghiệm được tiến hành vào các hoạt động giáo dục âm nhạc.

Sau một thời gian tiến hành làm thực nghiệm bằng việc tổ chức trẻ theo một hệ thống các nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ và quan sát hứng thú của trẻ. Dựa vào tiêu chí về mức độ phân tích mức độ tiến bộ khả năng hứng thú, kết quả của việc tham gia vào các hoạt động giáo dục âm nhạc. Tôi tiến hành ở cả 2 lớp. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Khi thực hiện kiểm tra, tôi tổ chức cho trẻ hoạt động tự nhiên, không tạo ra không khí căng thẳng và không để trẻ biết trẻ đang bị kiểm tra.

 

doc 18 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 42Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang lại hứng thú cho trẻ. 
Ví dụ: Với bài dạy: Dạy vận đông: “Trời nắng trời mưa”, nghe hát “Giọt mưa và em bé”. Trẻ sẽ đóng làm những chú thỏ sống trong rừng còn cô đóng làm một giọt nước bị lạc vào khu rừng đó gặp thỏ và trò chuyện với thỏ, ca hát cùng thỏ. Hay với bài dạy: Dạy hát: “Đố bạn” Cô có thể làm cô sơn ca còn trẻ sẽ đóng làm các con vật sống trong rừng và sẽ cùng cô Sơn ca thi tài ca hát. Với bài dạy: Dạy hát “Cây bắp cải”, nghe hát “Lý cây bông” trẻ sẽ đóng vai làm cây bắp cải còn cô sẽ đóng vai làm cô công chúa hoa, công chúa hoa đến giao lưu văn nghệ cùng những nàng bắp cải và kết quả là trẻ rất hứng thú.
Để giúp trẻ hứng thú với những bài hát đi cùng năm tháng tôi đã lồng ghép những hình ảnh, những trang phục phù hợp với bài hát vàì trẻ thật sự rất hứng thú: Ví dụ: Với bài hát “Hạt gạo làng ta” kết hợp với hình ảnh người mẹ tần tảo cùng với đồng lúa chín vàng kết hợp với nét đẹp của người nông dân trẻ rất xúc động và hứng thú
 	Ngoài ra với các trang phục truyền thống của dân tộc như trang phục liền chị liền anh của miền đất quan họ, tôi đã mặc và cho trẻ mặc trang phục để biểu diễn và trẻ rất thích thú, từ đó góp phần giáo dục trẻ về truyền thống, giá trị văn hóa của dân tộc
Với cách tổ chức và xây dựng tiết dạy như vậy tôi thấy thật sự có hiệu quả cao, bởi vì trẻ rất hứng thú. 
Bên cạnh đó, tôi thiết kế, tổ chức các trò chơi âm nhạc mang tính mới lạ, hấp dẫn trẻ. Tổ chức trò chơi âm nhạc với mục đích củng cố lại nội dung âm nhạc đã được học và mang lại không khí sôi nổi, mang lại tính động cho hoạt động giáo dục âm nhạc. Tôi đã đổi mới các trò chơi âm nhạc với các yếu tố khác nhau:
- Đổi mới về đồ dùng phục vụ trò chơi: Tôi thiết kế các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động này một cách thẩm mĩ, hấp dẫn, mới lạ để trò chơi đó thu hút được sự tham gia của trẻ, trẻ thực sự tích cực khi tham gia trò chơi, hứng thú với các nội dung chơi.
- Tôi học hỏi để xây dựng các trò chơi mới, đặc biệt dựa theo các trò chơi có cách chơi luật chơi tương tự các trò chơi trên truyền hình để trẻ hứng thú ví dụ: Trò chơi “Đuổi hình bắt nhạc” dựa trên trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”, trò chơi “Đĩa nhạc diệu kì” sáng tạo dựa trên trò chơi “Chiếc nón kì diệu”, trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”, trò chơi “Nốt nhạc diệu kì”...
Với nhiều những thay đổi như vậy, còn rất nhiều những ví dụ nữa về hình thức giáo dục âm nhạc để mang lại hứng thú tốt nhất cho trẻ.
Qua biện pháp này tôi thấy rằng, việc đưa những hình thức mới lạ vào trong các hoạt động âm nhạc trẻ hứng thú hơn rất nhiều. Vì vậy khi đưa vào các hình thức giáo dục âm nhạc mới lạ trẻ ngày càng hứng thú hơn và khi tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
7.1.2. Biện pháp thứ hai: Thiết kế môi trường lớp học đảm bảo khoa học, thẩm mĩ, hấp dẫn với trẻ.
Đối với hoạt động âm nhạc rất cần đến không gian lớp học đảm bảo rộng, trẻ được thoải mái không gò bó khi thể hiện bản thân khi tham gia các nội dung giáo dục âm nhạc: Hát, múa, vận động theo nhạc, nhảy erobic, chơi trò chơi âm nhạc,  Tất cả những nội dung đó, hoạt động đó cần thiết trẻ phải có hứng thú tạo điều kiện cho trẻ thể hiện bản thân. Vì vậy tôi thiết kế bố trí không gian lớp học đáp ứng những mong muốn nhu cầu của hoạt động giáo dục âm nhạc, bày trí đồ dùng đồ chơi đảm bảo thẩm mĩ, khoa học, tận dụng diện tích phòng học để tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.
Ví dụ, những đồ dùng, kệ giá, bàn ghế có thể bày trí ra ngoài hiên lớp học hoặc kê sát tường để tạo không gian tiết kiệm diện tích tối đa cho trẻ hoạt động.
Ngoài ra, tôi đã chuẩn bị những dụng cụ âm nhạc quen thuộc: Đàn, xắc xô, phách tre, trống con, trống cơm,  tôi luôn sắp xếp tại lớp học một cách khoa học hợp lý để đảm bảo trẻ có thể sử dụng bất kể khi nào để trẻ không bị gián đoạn hứng thú của mình. Vì vậy tôi đã chủ động xây dựng thiết kế một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc như: Mũ múa, những trang phục biểu diễn tự tạo từ các nguyên liệu khác nhau (Giấy, vải, bóng, xốp, nỉ,), những chiếc microphone được sáng tạo từ giấy, ống nhựa, bóng nhỏ và tôi sử dụng những đồ dùng này ở góc hoạt động âm nhạc cho trẻ. 
Từ những việc tôi đã làm thì tôi nhận thấy việc thiết kế môi trường học tập cho trẻ đối với các hoạt động giáo dục âm nhạc là rất quan trọng. Bởi vì việc làm đó khiến trẻ hứng thú hơn rất nhiều, trẻ không những thích thú khi tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc mà còn hứng thú tham gia vào mọi hoạt động trong trường mầm non.
 7.1.3. Biện pháp thứ ba: Cho trẻ tham gia các hoạt động tại phòng giáo dục âm nhạc.
Đây là một nội dung thiết yếu để mở rộng hứng thú cho trẻ, dựa trên những nhu cầu phát triển năng khiếu của các bậc cha mẹ trẻ, dựa trên khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ. Tôi cho trẻ tham gia các hoạt động tại phòng giáo dục âm nhạc. Trẻ được sử dụng các nhạc cụ âm nhạc như đàn, xắc xô, phách tre, các loại trống... Trẻ tập làm nghệ sỹ biểu diễn nhạc cụ, trẻ vô cùng thích thú khi tham gia các hoạt động biểu diễn tại phòng hoạt động âm nhạc qua đó gây hứng thú cho trẻ trong mọi hoạt động giáo dục tại trường mầm non
Cho trẻ được ngắm mình trước gương và làm các động tác mà trẻ yêu thích, trẻ được ngắm mình và các bạn cùng tham gia và trở nên thích thú.
	Tôi cho trẻ được tham gia các bài học về âm nhạc: Dạy trẻ kỹ năng múa, kỹ năng hát, nhảy ereobic, dạy trẻ học đàn, học sử dụng các dụng cụ âm nhạc .... Việc làm này đã thực sự đưa âm nhạc đến gần với trẻ, là hoạt động thường ngày thường xuyên quen thuộc với trẻ. Hơn thế nữa năng khiếu âm nhạc của trẻ được khơi gợi, được bộc lộ và chúng ta lại có kế hoạch bồi dưỡng trẻ ở những bước tiếp theo.
Qua biện pháp này tôi nhận thấy vai trò của phòng giáo dục âm nhạc là rất cần thiết. Khi trẻ tham gia các hoạt động của phòng giáo dục âm nhạc trẻ không những được thỏa mãn sở thích của mình, được phát triển năng khiếu mà trẻ còn được cung cấp kiến thức kỹ năng âm nhạc cao hơn nữa. Trẻ thích thú khi được biểu diễn trước mọi người, trước bạn bè, trước gia đình và trước bất kì ai. Từ đó trẻ được rèn luyện tính tự tin
7.1.4. Biện pháp tư: Cho trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc trong ngày lễ hội.
Dựa trên những bài học chúng ta đã cung cấp cho trẻ, chúng ta trau truốt lại, chắp ghép lại những nội dung để có được những tiết mục văn nghệ có thể giúp trẻ biểu diễn trên sân khấu.
- Cho trẻ tham gia vào các ngày lễ hội như “Ngày hội đến trường của bé”, “Ngày tết trung thu”, “Ngày lễ giáng sinh” 
 Khi này trẻ thực sự đã trở thành nghệ sĩ, diễn viên thật sự tự tin có vốn âm nhạc cho mình và mang âm nhạc đến với tất cả mọi người. Điều quan trọng là những nghệ sĩ, những tiết mục văn nghệ này đã và sẽ truyền cảm hứng âm nhạc tới những trẻ em khác, tới phụ huynh và ngày càng mở rộng được đối tượng giáo dục
Thực hiện các chương trình âm nhạc cho trẻ tham gia các tiết mục biểu diễn để trẻ có sự hồi hộp, hứng thú, qua đó trẻ được rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn khi đứng trên sân khấu, rèn luyên các cảm xúc tích cực
Qua biện pháp này sự hứng thú của trẻ không chỉ được truyền đạt qua người nghe mà còn được truyền đạt tới tất cả những trẻ khác. Từ đó trẻ được mạnh rạn trước đám đông. Qua đó trẻ còn được rèn luyện kỹ năng sống qiuan trọng như sự tự tin... 
7.1.5. Biện pháp thứ năm: Phối hợp với phụ huynh cùng tạo môi trường tốt về mọi mặt cả ở nhà và ở trường.
Phụ huynh thường rất khó nắm bắt để xem con mình ở trường được học những gì và học như thế nào để về nhà chia sẻ với trẻ. Lúc này trẻ sẽ là sợi dây liên hệ quan trọng giữa giáo viên và gia đình. Việc cô giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà tìm hiểu trước nội dung hoạt động đó tạo cho trẻ hứng thú và hiệu quả nhất định, hơn nữa sẽ tạo thói quen hàng ngày chia sẻ với bố mẹ những điều vừa học ở lớp và thực hành những yêu cầu được giao trong thời gian ở nhà. Trước và sau mỗi hoạt động âm nhạc tại lớp. Lặp lại nhiều lần như cách này sẽ tạo thành một thói quen tốt và là sự kết hợp tuyệt vời giữa gia đình, nhà trường và bản thân trẻ. Làm trẻ sẽ luôn háo hức mỗi khi trở về nhà và kể với bố mẹ những điều vừa được biết.
Trao đổi với phụ huynh trang trí phòng riêng, nhà ở tạo môi trường hấp dẫn, hiệu quả giúp cho trẻ hoạt động âm nhạc ngay tại nhà mình
Trao đổi với phụ huynh có thể cho con tham gia các hoạt động văn nghệ ngay tại nhà, ngay tại nơi trẻ sinh sống hoặc các phòng năng khiếu mà trẻ có thể tham gia.
Vận động phụ huynh cùng tham gia trang trí lớp học, tham gia các hoạt động của nhà trường 
 Tuyên truyền với cha mẹ trẻ về chương trình giáo dục âm nhạc để phụ huynh có điều kiện hiểu con hiểu về các bài học, hiểu về nhu cầu, mong muốn của trẻ. Cùng với cô giáo phát hiện ra những năng khiếu về âm nhạc để kịp thời bồi dưỡng, phát huy tối đa hứng thú của trẻ với những nội dung này.
Phụ huynh cùng tham gia rèn luyện cảm thụ âm nhạc là vô cùng cần thiết đặc biệt là với những trẻ nhút nhát. Vì vậy việc phối hợp với phụ huynh là vô cùng quan trọng, qua đó không chỉ hình thành kỹ năng âm nhạc mà trẻ còn được rèn luyện kỹ năng kỹ xảo biểu diễn tự tin trước mọi người.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Tôi tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoa Sen, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Với tổng số trẻ là 70. Áp dụng từ ngày 20/9/2017 và kết thúc vào ngày 31/3/2018. Sau khi áp dụng sáng kiến với các tác động tích cực, khắc phục những hạn chế đã thu lại những kết quả đáng khích lệ: 100% trẻ được giáo dục âm nhạc bằng phương pháp mới có hiệu quả. Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc. Kết quả khảo sát trẻ số trẻ đạt tang lên rất nhiều. Vì vậy tôi có thể khẳng định sáng kiến “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc trong trường mầm non Hoa Sen” có khả năng ứng dụng vào thực tế rất cao, có thể mở rộng áp dụng cho tất cả trẻ mầm non đặc biệt là với trẻ 5-6 tuổi.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin cần được bảo mật.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên cần thường xuyên tự học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, trên mạng và đồng nghiệp n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_tre_5_6_tuoi_tham_gia.doc