SKKN Một số biện pháp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non

SKKN Một số biện pháp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non

Hoạt động trọng tâm: Ôn số lượng trong phạm vi 6.

- Cô mời cả lớp mình cùng đi chơi và tham quan làng văn hóa nha, trên đường đi chúng ta cùng hát bài "Nhà của tôi" nha. (cho trẻ về ngồi hình chữ u) Làng văn hóa có mấy nhà vậy? mỗi ngôi nhà mang ký hiệu chữ cái gì vậy con? Chúng ta thăm ngôi nhà mang chữ cái gì đầu tiên nào? Cho trẻ đếm đọc các thành viên trong mỗi ngôi nhà và lấy số tương ứng với thành viên. (cho trẻ lên sử dụng chuột để gắn số tương ứng) Vd: nhà có 5 người thì gắn số 5

*Nhận biết nhóm có số lương 7, đếm đến 7 và nhận biết số 7.

 - Trước khi đến thăm làng văn hóa thì cô có chuẩn bị cho các con một số bó hoa để tặng cho các gia đình. Có bao nhiêu bó hoa vậy? (6 bó hoa). Đếm đọc. Muốn có 7 bó hoa thì ta phải làm sao? 6 thêm 1 là mấy? (đếm đọc) Mỗi bó hoa sẽ cắm vào mỗi cái bình, các con nhìn xem thì con thấy có mấy cái bình vậy? (7 bình hoa). Cả hai có bằng nhau không? (đếm đọc) Vậy để chỉ cho 7 bó hoa, 7 bình hoa chúng ta dùng số mấy? Mời một trẻ lên lấy số 7 (lớp, cá nhân đọc số 7) Con nhìn số 7 này con có nhận xét gì không? Cô nhắc nét lại cho cả lớp cùng nghe.(số 7 có 1 nét ngang và 1 nét xiên) Các gia đình có tặng cho cô 1 số ấm trà và cốc uống trà.

 

doc 29 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1345Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các website nói về chủ đề đang học...(điều này một giáo án thông thường không thể có)
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 
 	Chắc hẳn rằng chúng ta còn nhớ năm học 2008- 2009 Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo đã triển khai cuộc vận động “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” ở tất cả các cấp học. Mặc dù trường chúng tôi là một trường nằm cách xa trung tâm huyện và có rất nhiều khó khăn, tuy nhiên những năm về trước bản thân tôi và tất các các động nghiệp chưa có một khái niệm gì gọi là “giáo án điện tử” chỉ mới biết đánh văn bản. Nhưng cho đến nay đã thực hiện và áp dụng chương trình công nghệ thông tin trong giảng dạy áp dụng dạy giáo án điện tử trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
 	Trong quá trình làm việc chăm sóc giáo dục trẻ tại các lớp và nhìn chung vào thực tế khi làm việc bản thân tôi cũng thấy được một số ưu điểm và hạn chế nhất định:
	* Ưu điểm:
 	- Giờ học lôi cuốn trẻ, tạo được hứng thú và gây được sự tập trung chú ý cao nhất ở trẻ. 
 	- Nội dung truyền đạt hấp dẫn và phong phú sinh động hơn, những hình ảnh tưởng chừng như rất trừu tượng trẻ chưa được nhìn thấy bao giờ nay trở nên gần gũi và giúp trẻ khắc sâu ghi nhớ.
 	- Trẻ tích cực hứng thú tham gia học tập, hăng say phát huy tính tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động.
 	* Hạn Chế
 	- Thực hiện giáo án điện tử mất nhiều thời gian công sức trong tìm tư liệu lẫn thiết kế.
 	- Máy móc đôi khi nhiễm vi rút dẫn đến mất dữ kiệu, có một số tình huống xảy ra như mất điện, treo máy
 	- Cách lựa chọn đề tài và xử lý tình huống khi máy gặp sự cố, thao tác vụng về làm gián đoạn quá trình tổ chức
 	- Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ chẳng quan tâm tới nội dung mà cô cần chuyển tải nữa. 
- Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng; tránh dùng nhiều màu sắc, hình ảnh lòe loẹt, không cần thiết.
- Ngoài ra khi sọan thảo cũng cần lưu ý việc chọn size chữ, màu chữ cho phù hợp. Size chữ không nên to và màu chữ nên nổi bậc, tránh chọn nhiều màu chữ trong cùng một Slide trình diễn sẽ gây ra việc khó theo kịp nội dung cần tải và rối mắt đối với trẻ
* Nguyên nhân chủ quan:
- Cách lựa chọn đề tài và xử lý tình huống khi máy gặp sự cố, thao tác vụng về làm gián đoạn quá trình tổ chức
- Một số giáo viên thao tác còn vụng về lung túng khi sử dụng vi tính
	- Máy móc đôi khi nhiễm vi rút dẫn đến mất dữ kiệu có một số tình huống xảy ra như mất điện, treo máy 
* Nguyên nhân khách quan:
- Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm non.
 - Tuy bài giảng điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virusvà mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.
	- Từ những thực trạng nêu trên, bên cạnh những ưu điểm và hạn chế mà CNTT mang lại thì lòng yêu trẻ, yêu nghề luôn thôi thúc tôi hãy làm một điều gì đó để góp phần nhỏ bé của mình vào công việc “trồng người” của đất nước. 
Muốn khắc phục dược những hạn chế nêu trên bản thân tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu một số hình thức những giải pháp biện pháp như sau: 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 	a. Mục tiêu của giải pháp
 	- Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ lĩnh hội tri thức một cách trọn vẹn nhất.
 	- Nhằm cung cấp kiến thức một cách chính xác giúp trẻ hứng thú trong học tập đồng thời phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ cho trẻ.
 	- Nhằm góp phần tạo nên những chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ phẩm chất, nhân cách, tri thức con người mới xã hội chủ nghĩa.
 	 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
. 	 Hiểu và nắm bắt được những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại, vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kiến thức của mình về tin học vào việc soạn giáo án điện tử, sử dụng một số ứng dụng phần mềm vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường tôi 
 	Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã sử dụng trong quá trình công tác và giảng dạy của mình trong những năm học vừa qua:
Sử dụng phần mềm Power Point
 - Với phần mềm này chúng ta có thể sử dụng cho hầu hết các hoạt động: khám phá khoa học, làm quen với toán, hoạt động âm nhạc, thơ, truyện, làm quen chữ cái, tạo hình
Với bộ môn khám phá khoa học
 - Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn và khó hiểu, trẻ lại tò mò hiếu động, luôn đặt ra vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Vì sao nó lại thế này? Vì sao nó lại như thế kia?... Do đó việc tổ chưc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần được linh hoạt, hệ thống, khoa học với hình ảnh màu sắc rõ nét, âm thanh “thật” và sống động sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, giải đáp, thoả mãn được những thắc mắc của mình. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều giờ hoạt động làm quen với môi trường xung quanh giáo viên không có đủ điều kiện để trẻ cầm nắm hay quan sát trực tiếp. 
Chẳng hạn với đề tài “ Động vật sống trong rừng”
 - Mục đích: Giúp trẻ nắm được kiến thưc về đặc điểm, hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, môi trường sống của sự vật hiện tượng. Biết gọi tên, điều kiện sống của sự vật hiện tượng. Đồng thời giáo dục trẻ biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước những con vật hung dữ, trước sự thay đổi của thời tiết, biết yêu thương, chăm sóc vật nuôi. Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả giờ học sẽ hạn chế. Nhưng nếu sử dụng phần mềm Power Point cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh “thật” trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả cao. 
Ví dụ: với đề tài “Quan sát một số con vật sống trong rừng”
 - Mục đích: Giúp trẻ biết tên gọi, đặc điểm, môi trường sống của các con vật sốg trong rừng. Trẻ biết được nguồn thức ăn của chúng, biết bảo vệ bản thân trước các con vật hung dữ, biết tránh xa chúng, không đến quá gần chúng. 
 - Chuẩn bị: Lên mạng tìm phim về các con vật: voi, khỉ, gấu, hổdown về, tiếp theo vào trang “động vật sống trong rừng” tìm hình ảnh các con vật đó copy lại. Vào phần power point chọn slide show tạo trang trình diễn cho từng con vật xuất hiện có gắn tên tương ứng, lồng tiếng kêu của các con vật, vào costum animation tạo hiệu ứng cho từng bộ phận xuất hiện có chữ tương ứng. Sau đó lồng nhạc bài ”Đố bạn biết” 
 - Tiến hành: 
1. Hoạt động mở đầu: Bé biết con vật nào? Cho trẻ hát bài “Đố bạn biết” trò chuyện cùng trẻ: Con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát có những con vật gì? Những con vật này sống ở đâu? Ngoài ra con còn biết những con gì nữa?
 2. Hoạt động trọng tâm: Nào ta khám phá Cho trẻ xem phim về các con vật sống trong rừng. Trình chiếu từng con vật một, cho trẻ nghe tiếng kêu hoặc hoạt động của chúng và hỏi trẻ đó là con vật gì? Sống ở đâu? Có những đặc điểm nổi bật gì? Nó đang làm gì? Thức ăn của chúng là gì?... Kết hợp giáo dục trẻ.
Hình ảnh minh họa:
 Trò chơi: Thi xem ai giỏi Cho trẻ chơi một số trò chơi nhằm kiểm tra lại kiến thức của trẻ: Phân loại nhóm theo đặc tình, thức ăn, môi trường sống, Trò chơi vận động đưa con vật về đùng môi trường sống của chúng 
 3. Hoạt động kết thúc: Cho trẻ hát ”Chú voi con” 
 - Hoặc với đề tài “Gia đình của bé” không gì hấp dẫn và lôi cuốn trẻ bằng chính hình ảnh thật về gia đình của trẻ thay bằng những hình ảnh cô vẽ hay hình ảnh minh hoạ trước đây. Vậy phải làm thế nào đây, rất đơn giản tôi đã thực hiện bắng cách chụp hình về gia đình một số trẻ trong lớp, sau đó đưa vào máy vi tính lưu vào trang hình ảnh từ đó copy qua power point và tạo hiệu ứng, khi đến giờ học trình chiếu cho trẻ xem và trò chuyện cùng trẻ. Bằng cách này tôi đã thu hút sự tập trung cao độ của trẻ, lôi cuốn trẻ vào giờ học một cách nhẹ nhàng, thoải mái và không kém phần hứng thú, mang lại hiệu quả cao trong giờ học. 
 Hình ảnh minh hoạ:
Với bộ môn âm nhạc:
 - Trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Giáo dục âm nhạc là nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu về âm nhạc, sự uyển chuyển, nhịp nhàng của âm nhạc. Dạy trẻ kỹ năng lắng nghe cảm thụ âm nhạc, hát đúng theo nhạc và biết vận động tự tin, sáng tạo theo nhạc. 
 Trong khi đó có nhiều bài hát cô không có khả năng hát, hát không chuẩn nhất là những bài cô hát trẻ nghe mà trẻ nhỏ lại rất thích nghe hát, thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Vì thế khi sử dụng những bài hát trên băng đĩa cho trẻ nghe trẻ rất thích thú và hưởng ứng theo nhạc và hào hứng tham gia như mình là một ca sỹ. Do đó trước mỗi tiết học âm nhạc sau khi xác định mục đích, yêu cầu của đề tài tôi lên mạng tìm những bài hát theo đề tài, tải nhạc về máy lưu và USB hay copy vào đĩa CD khi đến giờ học mở cho trẻ nghe Bên cạnh đó trò chơi âm nhạc cũng là phần gây hứng thú cho trẻ không kém, như với trò chơi “Nhìn hình đoán tên bài hát” tôi vào trang hình ảnh tìm những hình ảnh có nội dung phù hợp với bài hát copy về máy, đưa qua power point vào slide show tạo hiệu ứng và trình chiếu với những hình ảnh sống động đầy màu sắc trẻ rất hứng thú khi tham gia trò chơi. 
 * Kết quả: 
- Thu hút 100% trẻ tham gia tích cực vào giờ hoạt động âm nhạc 
 	- 100% trẻ hát thuộc bài hát. 
 	- 95% trẻ vận động theo nhạc, biết vận đông sáng tạo bằng hình thể.
Với bộ môn làm quen với toán:
 Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế, để có sự phát triển và hướng tới một nền giáo dục toàn diện. Hoạt động làm quen với toán cung cấp cho trẻ kỹ năng nhận biết, so sánh, màu sắc, hình dạng, kích thước, tạo nhóm...đòi hỏi phải có sự chính xác cao. 
 Vì thế đối với môn học này người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị đồ dùng mới mong tiết học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Nhưng với thời đại này giáo viên không phải vất vả chuẩn bị nhiều đồ dùng, thực hiện nhiều công đoạn tốn nhiều thời gian mà chỉ bằng những cái “click chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động. 
 Qua đó giáo viên đã có thể truyền tải được đến trẻ lưọng kiến thức mà yêu cầu chương trình đưa ra. Với những hình ảnh trông rất thật, màu sắc bắt mắt sẽ lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng, giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất, đồng thời cũng giúp cho giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc chuẩn bị đồ dùng cho trẻ. 
 Ví dụ: Tiết học: Đếm đến 7- Nhận biết nhóm có 7 đối tượng- Nhận biết số 7
Chủ điểm: Gia đình
 I.Mục đích:
 * Kiến thức: Trẻ nhận biết nhóm có số lượng 7, đếm đến 7 và nhận biết số 7.
 * Kỹ năng: Củng cố kỹ năng tạo nhóm có 7 đối tượng, đếm đến 7.
 - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định
 - Rèn cách xếp tương ứng 1 – 1 
 * Giáo dục: Phát huy khả năng tư duy toán học.Trẻ hứng thú, tích cực say mê với giờ học.Trẻ biết mối quan hệ, tên gọi của học hàng trong gia đình, biết công dụng của một số đồ dung trong gia đình.
 * Phương pháp thực hiện: Phương pháp dùng lời, quan sát, đàm thoại. Phương pháp sử dụng trực quan, thực hành. 
 II. Chuẩn bị: Trước tiết học tôi vào trang hình ảnh về đồ dùng trong gia đình tìm và lựa chọn những vật dụng mình cần: bình hoa, ấm trà, cái nồi, cái chén, muỗngSau đó copy vào các slide tạo hiệu ứng theo ý mình muốn: Cho các bình hoa xuất hiện lần lượt tới số lượng 7 hoặc mất đi theo thứ tự nhỏ dần
 - Đồ dùng của cô: Giáo án, pp để lên tiết
 - Đồ dùng của cháu: Mối cháu 7 cái nồi. 7 cái ấm trà, thẻ số từ 1 đến 7. 
 - Đồ dùng để phục vụ cho trò chơi. 
 III.Tiến hành:
1. Hoạt động mở đầu: Trò chuyện về họ hàng nhà b
- Cho cả lớp hát bài " em có ông bà, ba mẹ" 
- Trò chuyện dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động trọng tâm: Ôn số lượng trong phạm vi 6.
- Cô mời cả lớp mình cùng đi chơi và tham quan làng văn hóa nha, trên đường đi chúng ta cùng hát bài "Nhà của tôi" nha. (cho trẻ về ngồi hình chữ u) Làng văn hóa có mấy nhà vậy? mỗi ngôi nhà mang ký hiệu chữ cái gì vậy con? Chúng ta thăm ngôi nhà mang chữ cái gì đầu tiên nào? Cho trẻ đếm đọc các thành viên trong mỗi ngôi nhà và lấy số tương ứng với thành viên. (cho trẻ lên sử dụng chuột để gắn số tương ứng) Vd: nhà có 5 người thì gắn số 5
*Nhận biết nhóm có số lương 7, đếm đến 7 và nhận biết số 7.
 	 - Trước khi đến thăm làng văn hóa thì cô có chuẩn bị cho các con một số bó hoa để tặng cho các gia đình. Có bao nhiêu bó hoa vậy? (6 bó hoa). Đếm đọc. Muốn có 7 bó hoa thì ta phải làm sao? 6 thêm 1 là mấy? (đếm đọc) Mỗi bó hoa sẽ cắm vào mỗi cái bình, các con nhìn xem thì con thấy có mấy cái bình vậy? (7 bình hoa). Cả hai có bằng nhau không? (đếm đọc) Vậy để chỉ cho 7 bó hoa, 7 bình hoa chúng ta dùng số mấy? Mời một trẻ lên lấy số 7 (lớp, cá nhân đọc số 7) Con nhìn số 7 này con có nhận xét gì không? Cô nhắc nét lại cho cả lớp cùng nghe.(số 7 có 1 nét ngang và 1 nét xiên) Các gia đình có tặng cho cô 1 số ấm trà và cốc uống trà.
 	- Các con nhìn xem có bao nhiêu âm trà?
 	- Có bao nhiêu cốc uống trà?
 	- Dùng số mấy nào? - Cô cất dần vào giỏ từng cái 1. cô bớt dần và lấy số tương ứng. - Cho đọc số xuôi ngược. 
 	- Chơi trò chơi nhỏ: số nào biến mất ( cho các số biết mất và trẻ trả lời) đọclại số 7.
Hình ảnh minh họa:
- Họ còn cho 1 số đồ dùng trong gia đình nữa nhưng cô không biết đó là cái gì và có số lượng là bao nhiêu bây giờ cô muốn mời 1 số bạn lên xếp ra những đồ dùng cùng loại rồi cho cả lớp biết là bao nhiêu cái. (cho 2 trẻ lên thực hiện trên máy có 7 cái chén và 7 cái ly uống trà)
*Trò chơi: Thi tài
 * Trò chơi: Khởi động cơ thể
 	- Cách chơi: lớp chúng ta sẽ chia ra làm 3 tổ, 1 tổ sẽ thực hiện theo yêu cầu của cô như hãy bật cho cô 7 cái, hay lắc mông cho cô 7 cái, thì 2 tổ còn lại sẽ làm ban giám khảo để quan sát xem tổ của bạn có làm đúng động tác và có đúng số lượng 7 hay không nhé. Nếu tổ nào làm đúng vận động mà cô yêu cầu và đúng số lượng 7 thì chiều sẽ được cắm cờ bé ngoan.- Cho 2 tổ ngồi làm ban giám khảo, tổ còn lại thực hiện trò chơi. Sau mỗi lần chơi cô cho cả lớp cùng nhận xét.- Cho chơi lần 1: bật cho cô 7 cái- Cho chơi lần 2: lắc mông 7 cái.- Chơi lần 3; cho cả lớp cùng chơi
 .	* Trò chơi: Ai nhanh tay.
 	- Cách chơi: Các con sẽ có mỗi bạn 1 cái bảng và 1 cục phấn các con sẽ nhanh tay làm theo yêu cầu của cô như cô yêu cầu con vẽ cái gì và số lượng bao nhiêu thì các con phải làm đúng như thế, nếu ai vẽ đẹp và đúng số lượng thì sẽ là người thắng .- Cho cả lớp chơi 2 lần:+ Lần 1: vẽ cho cô 7 cái ly, cho trẻ vẽ ai vẽ nhanh giơ lên trước, cô cho cả lớp kiểm tra nhau.+ Lând 2: Cô gõ bao nhiêu tiếng thì viết số tương ứng với số tiếng gõ của cô. 5 tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng. Viết số rồi thì hãy khoanh tròn số các con vừa được học.- Nhận xét cả lớp.
 	3. Hoạt động kết thúc: Hát bài “ Cả nhà thương nhau” 
Với bộ môn làm quen văn học
 	- Văn học là môn học rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sữ dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. 
 	- Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú dối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ. Kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch. Cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
 	- Làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân- tự tin- độc lập- sáng tạo- hình thành tư duy- khả năng ghi nhớ có chủ đích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả năng hoạt động nghệ thuật, sáng tạo. 
 	- Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học là môn học không thể thiếu trong trương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non. Và công nghệ thông tin đã đóng góp một phần quan trọng không kém trong việc đổi mới hình thức dạy và học môn văn học của trẻ ở trường mầm non. Tôi xin lấy một tiết dạy văn học cụ thể có sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin: 
Ví dụ với đề tài: Văn học:Truyện” Sự tích hoa cúc trắng”
Dưới đây là phần minh họa trò chơi: “ Hộp quà bí mật”
 Sử dụng phần mềm Painter hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình:
 	Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết nó giúp trẻ củng cố được kiến thức của môi trường xung quanh, phát huy trí tưởng tượng, kỹ năng quan sát, óc thẩm mỹ. Dạy trẻ có kỹ năng xé dán, vẽ nặn... 
 	Một điều không thể thiếu trong các giờ tạo hình của trẻ là tranh (vật) mẫu của cô. Với những bức tranh cô vẽ trên giấy, tô màu sáp (nước) đã thành quen thuộc với trẻ, nó mờ nhạt không sặc sỡ như tranh được vẽ trên máy vi tính. Những bức tranh vẽ có hình ảnh rõ nét màu sắc hài hoà sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ. 
 	Hình ảnh minh họa: Vẽ nhà của bé
hay Vẽ về biển
Ví dụ: Hướng dẫn trẻ vẽ vườn cây ăn quả
 * Mục đích: Trẻ vẽ được một số cây ăn quả quen thuộc. Trẻ biết đặc điểm đặc trưng của cây ăn quả. Biết chăm sóc, bảo vệ cây để cây ra nhiều quả. 
 * Chuẩn bị: Lên mạng vào trang “Nông nghiệp nông thôn” copy hình ảnh một số loại cây ăn quả như: cây bưởi, cây khế, cây mít, cây ổi, cây dừa, cây chuối... Cô vẽ cây bưởi, cây dừa tán lá rời, cây khế, cây mít tán lá tròn (vẽ trên painter) Cho xuất hiện lần lượt từng bộ phận của cây: thân, cành, lá, quả, sau đó tô màu. Lồng nhạc bài hát “Qủa” vào slide bằng cách sử dụng phần mềm Windows Media Player hoặc sử dụng phần mềm Windows Movies Maker. Lưu và USB hay copy qua đĩa CD. 
 *Tiến hành: Cô cho trẻ nghe bài hát “Qủa” và quan sát vườn cây ăn quả Hỏi trẻ có những loại cây ăn qủa nào ở trong vườn? Đặc điểm của từng loại cây (hình dáng lá, màu sắc, hình dáng quả...) 
 	- Cho trẻ quan sát các bước vẽ cây ăn quả để tạo ra vườn cây ăn 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN HANH 2018-123.doc