SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán

SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán

Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.

- Từ kết quả khái quát thực trạng của đề tài, tôi có thể đưa ra những phân tích và đánh giá sau:

+ Giáo viên nắm được phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với toán tuy nhiên sự sáng tạo và linh hoạt trong quá trình tổ chức chưa cao vì vậy mà chất lượng giáo dục chưa hiệu quả. Chính vì vậy chưa lôi cuốn và thu hút được trẻ, trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động.

+ Giáo viên tổ chức hoạt động còn cứng, các đồ dùng đồ chơi chưa phong phú hấp dẫn, giáo viên chưa bao quát trẻ tốt vì vậy việc khuyến khích trẻ hoạt động chưa được giáo viên chú trọng, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn và tự tin để tham gia hoạt động.

+ Giáo viên chưa thường xuyên cho trẻ tiếp xúc nhiều với làm quen với toán (Trong các hoạt động mọi lúc, mọi nơi), mà đa phần trẻ tiếp xúc với toán qua các hoạt động làm quen với toán khi giáo viên tổ chức.

Chính vì nhận thấy được những bất cập đó, bản thân tôi đã mạnh dạn tìm tòi, học hỏi để tìm cho mình những biện pháp có thể áp dụng trong quá trình thực hiện hoạt động thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào môn làm quen với toán.

 

doc 15 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2933Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. ... Và các sự vật hiện tượng đến nhận thức xung quanh, tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niệm giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, phám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian.
VD: Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật này lại lăn được nhưng vật kia lại không lăn được, hình dạng, kích thước và chất liệu của chúng khác nhau như thế nào? Hoặc trẻ muốn biết từng nhóm đồ vật có bao nhiêu vật và cách so sánh các nhóm với nhau. Trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia. Bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho hai nhóm được bằng nhau. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niệm thêm bớt một cách giản đơn nhất về phép cộng trừ của bậc tiểu học. Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là nhu cầu cần thiết. Nhưng thực chất chương trình toán học trong trường mầm non hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niện về toán đơn giản, chưa dạy trẻ học toán. Nếu như dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trìu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo. Song khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu giáo là làm quen với một số khải niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt, do thực tế đó mà không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định nghĩa chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến những khái niệm toán học trìu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội được một cách ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ.
2. Thực trạng.
* Khái quát.
	- Lớp lá 3: Tổng số học sinh: 25, Nữ: 10. Dân tộc: 4. Nữ dân tộc: 3.
	- Giáo viên chủ nhiệm: 2 giáo viên.
	- Trình độ chuyên môn giáo viên: 1 cao đẳng, 1 đại học.
	Đầu năm học 2015 - 2016 có khoảng 55% các cháu yêu thích bộ môn toán như các cháu đã biết xác định cao thấp, màu sắc, số lượng, hình khối, kích thước nhận biết được khá tốt. Còn lại 35% trung bình 10% cháu yếu kém chưa xác định được bộ môn toán, không phân biệt được hình khối, số lượng đó là những cháu chưa đi học lớp 4 - 5 tuổi.
2.1. Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi: 
 Năm học 2015 - 2016 được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường tôi chủ nhiệm một lớp 5 - 6 tuổi. Học theo chương trình đổi mới với sĩ số là 25 trẻ. Cha mẹ học sinh cũng biết được nhu cầu của con em mình ở độ tuổi 5 – 6 tuổi rất cần được học bộ môn làm quen với toán và hiểu tầm quan trọng của việc toàn dân đưa trẻ đến trường.
Là một lớp 5- 6 tuổi nên rất được nhà trường quan tâm trong việc mua sắm đồ dùng phục vụ cho bộ môn toán.
Về cơ sở vật chất đã được nhà trường quan tâm đáp ứng nhu cầu đồ dùng đồ chơi. Đảm bảo 2 cháu 1 bàn mỗi cháu 1 ghế. Và được sự quan tâm của phòng giáo dục đã trang bị cho lớp 1 ti vi. 
 	Giáo viên đã kết hợp với phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ học tập được tốt hơn. 
Nhà trường quan tâm đến việc học tập của các cháu, mỗi tháng đều lên kế hoạch cụ thể, chi tiết, đầy đủ đảm bảo dạy và học theo chủ đề.
* Khó khăn:
Trong năm học 2015 - 2016 tôi tìm hiểu thấy được các cháu 100% con em nông thôn nên ít được sự quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng của bố mẹ về khả năng hiểu biết của trẻ còn hạn chế. Độ tuổi không đồng đều quả là một khó khăn cho việc truyền thụ kiến thức cho trẻ, một số cháu chưa được học lớp 3 - 4 tuổi nên còn nhút nhát chưa biết cách cầm bút, cách ngồi và nhận biết về toán còn kém chưa xác định được hình dạng, hình khối, kích thước, màu sắc, số lượng...
2.2. Thành công - hạn chế
* Thành công
- Khi thực hiện đề tài, học sinh lớp đều tiếp thu kiến thức rất nhanh. 
- Trẻ thích đi học, thích đến trường lớp hơn,
- Giáo viên nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động linh hoạt nhẹ nhàng, thu hút được trẻ, trẻ hoạt động tích cực.
* Hạn chế.
	- Luôn thay đổi đề tài theo chủ điểm vì vậy cần bỏ nhiều thời gian, công sức để sưu tầm nhiều đồ dùng.
	- Khi áp dụng đề tài, một số trẻ đồng bào dân tộc chưa mạnh dạn nên tỉ lệ chưa đạt tối đa.
2.3. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh:
- Khi thực hiện đề tài để thu hút, lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động thì đòi hỏi giáo viên phải luôn học tập, nâng cao kiến thức, vì vậy mà chuyên môn của giáo viên ngày càng được nâng cao.
- Giáo viên nắm vững phương pháp, có thêm nhiều kinh nghiêm để tổ chức tốt hoạt động.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, sáng tạo hơn trong các hoạt động.
* Mặt yếu:
- Để tổ chức tốt hoạt động làm quen với toán, giáo viên phải biết tìm tòi tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra các đồ dùng đồ chơi hấp dẫn lôi cuốn trẻ, tuy nhiên khả năng sáng tạo còn hạn chế vì vậy mà một số hoạt động tổ chức chưa sáng tạo, linh hoạt.
2.4. Nguyên nhân
* Nguyên nhân thành công:
- Cơ sở vật chất của trường thuận lợi, lớp học được trang bị đầy đủ như các đồ dùng môn toán phục vụ cho các hoạt động của giáo viên.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo qua trường lớp, yêu nghề mến trẻ ham học hỏi, tìm tòi khám phá.
* Nguyên nhân hạn chế:
- Một số trẻ là người đồng bào dân tộc, nên việc tiếp thu kiến thức chưa thật tốt, chưa thật sự tích cực trong các hoạt động.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
- Từ kết quả khái quát thực trạng của đề tài, tôi có thể đưa ra những phân tích và đánh giá sau:
+ Giáo viên nắm được phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với toán tuy nhiên sự sáng tạo và linh hoạt trong quá trình tổ chức chưa cao vì vậy mà chất lượng giáo dục chưa hiệu quả. Chính vì vậy chưa lôi cuốn và thu hút được trẻ, trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động.
+ Giáo viên tổ chức hoạt động còn cứng, các đồ dùng đồ chơi chưa phong phú hấp dẫn, giáo viên chưa bao quát trẻ tốt vì vậy việc khuyến khích trẻ hoạt động chưa được giáo viên chú trọng, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn và tự tin để tham gia hoạt động. 
+ Giáo viên chưa thường xuyên cho trẻ tiếp xúc nhiều với làm quen với toán (Trong các hoạt động mọi lúc, mọi nơi), mà đa phần trẻ tiếp xúc với toán qua các hoạt động làm quen với toán khi giáo viên tổ chức.
Chính vì nhận thấy được những bất cập đó, bản thân tôi đã mạnh dạn tìm tòi, học hỏi để tìm cho mình những biện pháp có thể áp dụng trong quá trình thực hiện hoạt động thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào môn làm quen với toán. 
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Từ những vấn đề trên việc tìm ra biện pháp tốt nhất để hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5 - 6 tuổi một cách chính xác, bền vững, khắc phục được những khó khăn của địa phương, phát huy được tính tích cực của trẻ là thiết thực là cấp bách và cũng là điều quan trọng trong thực tế hiện nay.
- Những biện pháp, giải pháp nêu ra trong đề tài nhằm mục tiêu giúp trẻ nâng cao chất lượng giáo dục môn làm quen với toán. Trẻ phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt động
.- Giáo viên trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ .
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Từ việc khảo sát chất lượng giáo dục môn làm quen với toán của lớp lá 3 phân hiệu EaTun trường Mầm non Hoa Hồng tôi đã tìm ra những biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Biện pháp1: Sử dụng mô hình, sa bàn, bài thơ câu chuyện. 
 Tôi sử dụng mô hình, sa bàn hoặc một câu chuyện, bài thơ một trò chơi đẻ dẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán.
VD: Nhận biết phân biệt khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật” Tôi chọn chủ điểm Quê Hương – Đất nước - Bác Hồ. Tôi đã dùng mô hình Lăng Bác được xếp theo hình thức sau.
- Lăng Bác xếp bằng khối chữ nhật.
- Hàng rào xung quanh lăng Bác xếp bằng khối vuông 
- Cột trụ cổng vào Lăng Bác xếp bằng khối trụ
- Bóng đèn trên cột trụ được xếp bằng khối cầu.
 	Khi gợi mở cho trẻ vào chủ điểm vào bài giáo viên nói. Hôm nay cô cùng các con sẽ đi thăm một nơi rất đẹp ở thủ đô Hà Nội, khi đi đến trước mô hình cô hỏi trẻ: Chúng mình đang được đến thăm nơi nào vậy nhỉ? Mô hình lăng Bác có gì đặc biệt không? Trẻ nêu được là “ Lăng Bác được xếp bằng khối chữ nhật, hàng rào xếp băng khối vuông,.... đó là những khối đã học rồi ạ”. Cô nhắc lại và nhấn mạnh yêu cầu, để hiểu kỹ hơn về đặc điểm riêng của từng khối đó hôm nay cô và các con sẽ cùng khám phá tìm hiểu nhé! ( Cô và trẻ vào bài) 
 Nhưng đối với bài làm quen với biểu tượng về số lượng tôi cũng gợi ý dẫn dắt trẻ đưa trực quan ra bằng bài thơ .
VD: Bài số 8( tiết 1) chủ điểm thế giới động vật. Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “ Mèo đi câu cá”, sau đó tôi hỏi trẻ : trong bài thơ nói về ai? Trẻ trả lời : Nói về anh em nhà mèo đi câu cá! Tôi đã chuẩn bị sẵn đồ dùng trực quan của mình và trẻ, giống nhau là 2 nhóm : Mèo và cá có số lượng 8 Tôi nói: Vậy chúng mình cùng nhau xếp tương ứng mèo và cá ra để tạo nhóm mới.
 Việc gây hửng thú ngay từ đầu tiên tiết học bằng đồ dùng trực quan không những tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoái mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học.
Biện pháp 2: Việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng chỗ.
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi là tư duy trực quan hình tượng nhưng do trẻ chưa học qua chương trình lớp mầm và lớp chồi. Nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh và mô hình với nhau.
Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng tiết học, đúng chủ điểm, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao tác và sử dụng cùng một lúc với cô nhịp nhàng.
 Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ không lúng túng khi làm theo cô.
 Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phải đúng lúc. Các đồ dùng trực quan tôi chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phức tạp dần. Khi trẻ sử dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ, nếu trẻ còn lúng túng chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu sai sót. Đối với trực quan có nhược điểm riêng biệt, đặc biệt tôi sử dụng câu đố để đưa trực quan ra.
VD: Khối vuông và khối cầu tôi dùng câu đố để trẻ đoán.
Khối gì xinh xắn
Sáu mặt hình vuông.
Bế hãy đoán xem.
Khối gì thế nhỉ? 
 	 Hay:
Khối gì tròn lắm.
Không xếp chồng được đâu.
Không đứng yên được lâu.
Động vào lăn lông lốc..
 Để liên kết các nội dung trong một tiết học được liên hoàn và chuyển sang nội dung mới một cách linh hoạt, đưa trực quan ra một cách hợp lý không có động tác thừa hay các câu hỏi lặp đi lặp lại nhàm chắn, tôi thường sử dụng các câu chuyện sáng tạo.
 	VD: Có một bạn thỏ rất ngoan, hôm nay trên đường đi học bạn thỏ gặp cô, và bạn thỏ đã nói thầm vào tai cô đấy! Chúng mình có muốn biết bạn thỏ nói gì không nào? ( Trẻ hào hứng nghe và rất muốn được biết điều mà Thỏ nói với cô giáo) Tôi lại nói tiếp: Bạn thỏ nhờ cô hỏi các bạn lớp mình xem có biết ngày 20/11 là ngày gì không nào? Trẻ trả lời đúng .Tôi nói tiếp : Bạn thỏ cảm ơn các bạn lớp mình đã giúp cho bạn ấy biết bí mật của ngày 20/11 nên đã tặng lớp mình một món quà ( món quà đó là một trò chơi ôn luyện được chuẩn bị trước)Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp của các môn học khác, vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán bằng câu hỏi nhẹ nhàng, hợp lý điều đó đã phát huy được tính tích cực một cách cao nhất ở trẻ, khi tham gia các hoạt động.
VD: Để khắc sâu kiến thức về khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật tôi đặt câu hỏi?
Bạn nào thích chơi khối cầu và khối trụ? 
Bạn nào thích chơi khối vuông và khối chữ nhật?
Trẻ tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm.
+ Nhóm thích chơi khối cầu, khối trụ về nhóm nặn khối cầu, khối trụ.
+ Nhóm thích chơi khối vuông, khối chữ nhật về nhóm tìm hình bằng giấy màu tương ứng để dán các mặt khối, Điều này trẻ rất hào hứng thi đua, khi cùng nhau tham gia vào các hoạt động.
 Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã 
tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “ Làm quen với biểu tượng toán” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác, sâu sắc và bền vững.
Biện pháp 3: Sưu tầm một số đồ chơi mới.
 Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động làm quen vói biểu tượng toán, trẻ được “Học mà chơi – chơi mà học”. Là một đặc điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo thông qua các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận nhiệm vụ học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không căng thẳng, không gò ép, trẻ hào hứng chơi khi trong trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn, bất ngờ. 
 VD: Trò chơi “ Chiếc túi kỳ lạ”
	- Tuy nhiên các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một tiết học, sẽ dẫn đến trẻ bị nhằm chán, không hứng thú tham gia hoạt động. Yêu cầu của trò chơi phải được nâng dần lên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo tính tích cực của trẻ, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để chọn trò chơi cho phù hợp, tuỳ từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, tổ, cá nhân và tập thể.
	- Trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán tôi thường sử dụng trò chơi học tập, và lựa chọn trong nhiều trò chơi học tập để áp dụng với từng bài cho phù hợp
Ví dụ: Trò chơi “Về đúng nhà”
 	Tôi thường sử dụng trong phần ôn luyện cho tập hợp số lượng, phép đếm.
Ví dụ: Hình dáng chữ số tôi thường sử dụng cho tiết học ôn luyện và nhận biết chữ số.
	Qua việc sử dụng trò chôi trong các giờ làm quen với biểu tượng toán, tiết học trở lên sôi nổi, trẻ được tham gia hoạt một cách toàn diện, tinh thần thoải mái nên cỏ thể không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng thú hăng say trong quá trình tham gia hoạt động học tập.
Biện pháp 4: Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp.
 Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp, tác động hàng ngày đến trẻ. Chính vì vậy, việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi đặc biệt quan tâm.
	- Trang trí, sấp xếp lớp học phòng học hài hoà hợp lý sẽ tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ điểm, theo nội dung từng bài
	- Tuỳ vào nội dung của từng bài để bố trí trực quan xung quanh lớp giá đồ chơi, tranh treo tường cho hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế.
	Ví dụ: Chủ điểm gia đình
	+ Treo tranh về gia đình đông con, ít con để trẻ đếm số lượng người và giáo dục trẻ.
	+ Đồ dùng gia đình xếp ở giá đồ chơi để trẻ có thể luyện đếm.
Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng
	- Trong các tiết học làm quen với toán tôi cũng có thể sử dụng một số thao tác ứng dụng công nghệ thông tin cho việc giảng bài của mình
VD: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong chủ điểm động vật tôi đã kể cho trẻ nghe câu chuyện con gà trống và tôi đưa ra nhóm con gà trống thì lần lượt các con gà được xuất hiện trên màn hình với tiếng gáy ò ó o .....các hiệu ứng, âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh động làm hứng thú với trẻ từ đó gây được sự chú ý với trẻ hơn.
Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh
Làm quen với toán là một hoạt động có thể nói phải luyện tập thường xuyên. Đối với trẻ nhỏ dễ nhớ lại dễ quên. Nếu không được tập luyện thường xuyên thì sau những ngày nghỉ trẻ hay quên. Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để phụ huynh luyện cho trẻ. 
 Trao đổi phụ huynh có thể đóng góp những nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra những đồ dùng đồ chơi hấp dẫn phục vụ cho môn học. Trong công tác kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo là không thể thiếu được , để giúp trẻ luyện tập nhiều hơn. Từ đó khả năng linh hoạt trong hoạt động lám quen với toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên khi tổ chức các hoạt động ở trường.
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
Để thực hiện tốt các biện pháp nêu trên:
- Giáo viên cần nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động làm quen với toán và một số hoạt động khác.
- Giáo viên phải yêu thích môn toán, yêu nghề, mến trẻ, tự tìm tòi, sáng tạo, học hỏi qua đồng nghiệp, tài liệu, và truy cập internet để có những biện pháp hay.
- Giáo viên phải biết tham mưu với nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học.
- Giáo viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt, biết vận dụng kiến thức chuyên môn của mình để giải thích cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán, từ đó có được sự ủng hộ của phụ huynh.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
 Các biện pháp nêu ra tuy khác nhau về mặt nội dung và phương pháp tuy nhiên đều có mối quan hệ mật thiết, khăng khít, hỗ trợ cho nhau nhằm phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ. 	
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
* Kết quả khảo nghiệm:
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, bản thân tôi đã đưa đề tài ra khảo nghiệm để lấy ý kiến của đồng nghiệp:
	Tôi đã đưa ra các câu hỏi khảo nghiệm như sau:
	- Các biện pháp mà tôi đưa ra chị thấy thế nào?
	- Chị thấy những biện pháp trên đã phù hợp với trẻ ở độ tuổi này chưa?
- Với những biện pháp trên khi áp dụng gặp phải những khó khăn gì?
- Hiệu quả khi sử dụng các biện pháp?
 	Với những câu hỏi khảo nghiệm tôi đã nhận được câu trả lời từ đồng nghiệp.:
	+ Đồng nghiệp hoàn toàn nhất trí với những biện pháp mà tôi đưa ra, những biện pháp đã rất phù hợp. 
+ Đồng nghiệp tổ chức hoạt động tự tin hơn, tổ chức nhẹ nhàng và lôi cuốn hơn, đồng thời phát huy được tính chủ động sáng tạo của trẻ.
	+ Trẻ hoạt động tích cực hơn, mạnh dạn và tự tin hơn.
	Bên cạnh việc khảo sát, qua việc áp dụng đề tài trong lớp. Bản thân tôi cũng tự tin và có nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen  các hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng những cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú hơn.
Phụ huynh dần hiểu ra được phương pháp học tập của chương trình Mầm non tuy đơn giản như trò chơi nhưng lại mang nhiều kết quả tích cực.
* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
- Đây là một đề tài sát thực với thực tế của lớp lá 3 Trường Mầm non Hoa Hồng hiện nay giúp giáo viên có thêm một số kinh nghiệm và biện pháp để giảng dạy tốt hoạt động làm quen với toán. Trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển nhận thức, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan, các yếu tố nêu trên vào hoạt động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau.
* Về phía trẻ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động chung, tập trung vào nội dung cô hướng dẫn 
- Trẻ hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến, thời gian tập trung nhận thức vấn đề tốt hơn.
- Trẻ có nề nếp và thói quen học tập tốt và trật tự.
- Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt động nhóm, tập thể...
+ Kết quả cụ thể: 
- Trẻ hào hứng học tập, tập trung chú ý: 100%
- Trẻ mạnh dạn hồn nhiên: 100%
- Trẻ trả lời đúng câu hỏi của cô là 98%
* Về giáo viên:
 	- Cô giáo đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp có khoa học.
- Bổ xung được nhiều đồ dùng, đồ chơi cho tiết dạy.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 
 Từ những kết quả nghiên cứu trên tôi rút ra kết luận như sau:
	Việc hình thành biểu tượng về toán sơ đẳng cho trẻ 5 - 6 tuổi là một trọng tâm những nội dung lớn của chương trình giáo dục cho trẻ Mầm non. Nhằm phát triển trí tuệ và các mặt khác của nhân cách toàn diện, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị cho trẻ học toán ở phổ thông.
Việc làm này không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với các nhà nghiên cứu mà đối với các trường Mầm non phải đặc bịêt là các giáo viên M

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_Trịnh Thị Hằng_2016.doc