Hướng dẫn các em nắm được quy tắc viết chính tả trong môn học là rất quan trọng. Bước đầu hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản khi viết bài. Có nắm được quy tắc viết chính tả thì mới giúp cho các em hạn chế những lỗi sai mà các em thường mắc phải. Trong dạy học người giáo viên phải kết hợp lồng ghép giúp đỡ các em nhớ được quy tắc viết giữa các phụ âm đầu thường kết hợp với những âm nào để tạo thành tiếng. Nếu chưa nắm vững quy tắc chính tả cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến viết sai chính tả. Trong khối lớp 4 các em mắc lỗi chủ yếu là do chưa nắm vững quy tắc viết các con chữ thường gặp
Để giúp cho các em viết đúng chính tả là cả một quá trình lâu dài. Thông thường các em đọc như thế nào thì viết như thế đó. Vậy làm cách nào để cho các em viết đúng. Trước hết giáo viên cần giúp cho các em nắm được qui tắc viết chính tả.
giúp học sinh rèn viết chính tả qua những tiết học chính khóa, tiết luyện tiếng Việt và những buổi phụ đạo học sinh khó khăn về học tập. Nhằm tìm ra biện pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh đạt hiệu quả cao. Trong khi khi xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với nội dung chương trình. Thì việc đầu tiên cần khắc phục những loại lỗi mà các em thường mắc lỗi nhiều nhất, để giúp các em có kĩ năng viết chính xác tốt hơn. Vậy phải làm thế nào trong công tác dạy học nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học đồng thời hạn chế những lỗi mà các em thường mắc phải. Đó cũng chính là nỗi trăn trở của rất nhiều giáo viên hiện nay. Vì thế, việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học góp phần rất lớn trong việc hướng dẫn các em rèn viết đúng chính tả. Trong mỗi phương pháp dạy học đều phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Người giáo viên cần phải biết lựa chọn sao cho phù hợp với từng loại bài, dạng bài sao cho phù hợp. Không nên chỉ lạm dụng một phương pháp hình thức tổ chức dạy học. Cần phải xác định được mục tiêu cần đạt theo Chuẩn kiến thức kĩ năng của bài dạy trong môn chính tả. 3.2. Hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả 3.2.1. Giúp học sinh nắm vững qui tắc viết chính tả Việc nắm được qui tắc viết chính tả của học sinh trong quá trình học tập là rất cần thiết. Bởi vì nếu có nắm được qui tắc viết chính tả sẽ giúp cho các em hạn chế rất nhiều lỗi viết sai trong chính tả. Còn ngược lại khi các em chưa nắm bắt được qui tắc viết chính tả sẽ dẫn đến khi viết các em sẽ rất lúng túng viết chậm, viết sai nhiều lỗi chính tả. Hướng dẫn các em nắm được quy tắc viết chính tả trong môn học là rất quan trọng. Bước đầu hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản khi viết bài. Có nắm được quy tắc viết chính tả thì mới giúp cho các em hạn chế những lỗi sai mà các em thường mắc phải. Trong dạy học người giáo viên phải kết hợp lồng ghép giúp đỡ các em nhớ được quy tắc viết giữa các phụ âm đầu thường kết hợp với những âm nào để tạo thành tiếng. Nếu chưa nắm vững quy tắc chính tả cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến viết sai chính tả. Trong khối lớp 4 các em mắc lỗi chủ yếu là do chưa nắm vững quy tắc viết các con chữ thường gặp Để giúp cho các em viết đúng chính tả là cả một quá trình lâu dài. Thông thường các em đọc như thế nào thì viết như thế đó. Vậy làm cách nào để cho các em viết đúng. Trước hết giáo viên cần giúp cho các em nắm được qui tắc viết chính tả. Trong tiếng việt vốn từ ngữ rất đa dạng và phong phú, bởi vậy nếu chỉ cần viết sai phụ âm đầu thì nghĩa của từ đó làm cho người đọc cũng rất khó hiểu. Vì thế việc rèn viết đúng là một việc làm của người giáo viên ai cũng mong đợi điều đó. Tuy nhiên trong thực tế đối với việc rèn viết đúng chính tả cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Giáo viên cần phải lựa chọn những biện pháp tối ưu nhất có thể giúp học sinh khắc phục những lỗi mà các em thường mắc phải như viết lẫn lộn âm đầu và âm cuối.. Nguyên nhân các em chưa nắm chắc qui tắc viết chính tả bởi vì có một số âm đầu đọc thì giống nhau, nhưng khi viết kết hợp với âm khác thì cách viết lại khác nhau. Đối với học sinh dân tộc thiểu số việc điền sai âm l và âm n chỉ chiếm một số ít. Khi các em viết bài thường hay lẫn lộn giữa âm c với âm k, vì thế mà dẫn đến viết sai. Trường hợp này giáo viên cần đưa ra những tiếng có phụ âm c luôn đi với âm nào hoặc những tiếng có phụ âm k thường đi kèm với âm nào để học sinh dễ dàng nhận biết quy tắc và cách viết của hai con chữ này. o, ô, ơ Âm c a , ă, â Âm k ê, i u.ư Từ sơ đồ trên các em sẽ nhận biết được rõ hơn về âm k chỉ đi kèm với âm ê, i ; còn âm c có thể đi kèm với các con chữ o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư. Quy tắc viết âm ngh ghép với âm ng đơn thường đi với các con chữ nào. Đứng trước nguyên âm i, e, ê, iê được ghi bằng ngh ; đứng trước các nguyên âm o, ô, ơ, a, u, ư được ghi bằng ng. Ví dụ : nghỉ – nghe - nghệ - nghiêng... ; ngô, ngỡ, nga, ngủ... Quy tắc viết d, gi phụ âm (dờ ) có thể được viết bằng d, gi. Viết bằng hình thức nào là căn cứ vào nghĩa của chúng chứ không có căn cứ ngữ âm học. Muốn viết đúng chính tả trường hợp này học sinh cần nhớ và cách viết tương ứng. Ví dụ: da dẻ - gia giẻ ; gia đình – da đình... .hoặc âm d với âm gi như da dẻ - gia giẻ; gia đình – da đình ... Vì vậy, trong các tiết chính tả, giáo viên cần hướng dẫn giúp các em củng cố lại những quy tắc chính tả nói chung, và chú trọng các quy tắc chính tả dễ nhớ nhất để giúp các em nắm vững quy tắc một cách dễ dàng. Hình thức tổ chức trò chơi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ghi nhớ các phụ âm đầu âm cuối hoặc vần. Trò chơi nhằm kích thích sự linh hoạt trong học tập; ngoài ra còn tạo cho các em cảm giác học tập không bị nhàm chán; không bị gò bó. Trò chơi sẽ giúp cho các em có ý thức tinh thần cao trong tập thể; biết hỗ trợ trao đổi gúp đỡ lần nhau trong học tập, các em sẽ tự tin mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Vậy trò chơi như thế nào để giúp cho các em hạn chế những lỗi viết sai trong chính tả là điều rất cần thiết. Người giáo viên cần phải tìm tòi, lựa chọn hình thức chơi sao cho phù hợp với tiết dạy; nhất là đối với bài viết mà các em cần phải viết trong tiết học đó. Giáo viên chuẩn bị một số câu văn có rất nhiều tiếng từ cần phải viết dấu thanh hoặc một số câu văn cần phải điền một số phụ âm đầu, âm cuối hoặc vần. Ví dụ: Điền vào chỗ trống ên hay ênh ? Vở bài tập tiếng Việt lớp 4 tập 2 Mẹ rằng : Quê mẹ, Bảo Ninh M..mông song biển, lđ..mạn thuyền. Sớm chiều, nước xuống triều l.. Cựa thân từ thuở mới l.chín mười. TỐ HỮU Hình thức chơi: Chia thành các nhóm mỗi nhóm số lượng học sinh bằng nhau. Giáo viên đưa ra luật chơi, cách chơi cụ thể để cho các em nắm được sau đó mới tiến hành chơi,. Khi chơi thi đua giữa các nhóm, nhóm nào chơi nhanh và điền đúng là nhóm đó thắng cuộc. Sau mỗi cuộc chơi cần đánh giá kết quả chơi và những hạn chế trong trò chơi để cho các em khắc phục sau mỗi lần chơi khác. Yêu cầu học sinh đọc lại câu văn hoặc khổ thơ sau khi đã điền để giúp cho các em hiểu nghĩa trọn vẹn của câu văn, khổ thơ. Trò chơi không những chỉ đem lại cho các em một cách chơi thích thú mà còn giúp cho các em nắm vững cách viết tiếng từ ngữ phổ thông chính xác. Thông qua trò chơi còn bồi dưỡng cho các em một kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phán đoán, hình thành cho các em óc tò mò linh hoạt sáng tạo, có được sự tự tin trong học tập. Việc củng cố các quy tắc chính tả được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau. Như (kiểm tra bài cũ, qua các bài tập âm vần trong sách giáo khoa; trong các tiết ôn luyện chính tả...), và phải được củng cố thường xuyên. Bên cạnh đó, đối với những học sinh có khả năng ghi nhớ thấp. Cần khuyến khích các em ghi vào sổ tay các quy tắc chính tả, lỗi chính tả các em thường mắc phải và cách sửa lỗi. Khi các em đã nhớ các qui tắc viết chính tả thì khi viết bài sẽ hạn chế việc mắc lỗi. Từ đó các em cảm thấy tự tin hơn khi viết một bài viết. 3.2.2. Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ tiếng Việt Nghĩa của từ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú khi dùng một số từ ngữ đứng trong một câu văn thì nghĩa của từ cũng hoàn toán khác nhau. Chính vì thế việc giúp cho học sinh hiểu được nghĩa của từ là rất quan trọng. Bởi nếu có hiểu được nghĩa của từ thì khi viết một số từ ngữ, câu văn mới đem lại cảm xúc cho người đọc người nghe hiểu được trọn vẹn ý của câu văn muốn nói về vấn đề gì. Còn nếu không hiểu được từ ngữ sẽ dẫn đến viết sai chính tả làm cho người đọc, người nghe sẽ không hiểu được ý trọn vẹn của câu văn. Nguyên nhân các em viết sai chính tả là do các em chưa hiểu hết nghĩa của từ tiếng Việt. Ở nhà các em thường gọi tên một số sự vật, đồ vật bằng tiếng mẹ đẻ; khi đến lớp học tiếng Việt một số tên gọi đồ vật, sự vật khác hẳn hoàn toàn với tên gọi hằng ngày của các em. Do đó khi các em học tập trên lớp có rất nhiều từ ngữ các em khó hiểu hoặc hiểu nghĩa của từ bị sai. Ví dụ: Một số từ tên gọi một số đồ vật thông dụng tiếng Việt phổ thông như cái bàn, con dao, cái bút, quyển vởnhưng tiếng dân tộc Ê-đê lại gọi các đồ vật này là jhưng, Dhong, Giê Cih, HDruôm Hră Trong trường hợp này giáo viên cần giúp đỡ các em hiểu nghĩa của từ phổ thông bằng cách cho các em quan sát đồ vật thật, hoặc mô hình tranh ảnh. Hướng dẫn cách so sánh từ ngữ phổ thông tên gọi các sự vật đó với từ ngữ địa phương của các em thường gọi ở nhà giống và khác nhau ở điểm nào ? Để các em hiểu rõ sự vật đó Khi các em quan sát sự vật đó thì mới giúp cho các em hiểu được nghĩa của từ. Người giáo viên cần giúp cho các em hiểu một số từ ngữ và giải thích rõ cho các em thấy được việc viết đúng chính tả sẽ làm cho văn bản viết có giá trị. Còn nếu viết sai chính tả thì văn bản viết sẽ hiểu theo một cách khác và không còn giá trị. Ví dụ: “ Cây bàn ở sân trường luôn tươi tốt quanh năm”. Khi đọc câu văn thì ta cảm thấy câu văn rất lủng củng không hiểu vấn đề gì. Bởi thế việc viết đúng âm cuối sẽ làm cho người đọc sẽ hiểu được câu văn trọn ý như “ Cây bàng ở sân trường em luôn tươi tốt quanh năm” hay vần ang các em thường viết thành vần an Nghe và viết đúng là cả một quá trình rèn luyện không những chỉ dừng lại một số biện pháp nhất định. Mà cần phải sử dụng linh hoạt nhiều hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong quá trình dạy học. Vì thế cần phải giúp đỡ cho các em hiểu nghĩa từ tiếng Việt không chỉ ở phân môn Chính tả mà cần phải kết hợp giải nghĩa từ trong phân môn Luyện từ và câu. Khi các em hiểu và nắm được từ ngữ tiếng Việt thì sẽ giúp cho các em khi viết chính tả sẽ hạn chế được những lỗi viết sai của mình. Qua đó hình thành cho các em hiểu nghĩa vốn từ ngữ tiếng Việt phổ thông; giúp cho các em tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Các em biết yêu quí vốn từ ngữ tiếng Việt 3.2.3. Giúp học sinh rèn viết đúng dấu thanh Rèn viết đúng dấu thanh cho học sinh dân tộc thiểu số không những chỉ để hiểu rõ từ ngữ tiếng Việt, mà còn giúp cho các em có kỹ năng đọc viết tiếng Việt tốt hơn. Khi học sinh đã biết tự sửa những lỗi sai mà mình thường mắc phải. Thì sẽ giúp cho các em không những học tốt môn chính tả nói chung và các môn học khác nói riêng. Đối với môn Chính tả thường thì các em phát âm như thế nào thì viết như vậy .Hầu hết các em bị ảnh hưởng do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương, tiếng dân tộc thiểu số; dẫn đến khi viết còn mắc lỗi chính tả nhiều. Việc đọc và viết tiếng Việt là rất khó khăn đối với các em, cho nên các em thường đọc và phát âm sai dấu thanh là chủ yếu. Đa số các em khi viết bài không viết dấu thanh vào những tiếng có dấu thanh và ngược lại những tiếng có dấu thanh thì các em lại viết dấu thanh vào, dẫn đến việc hiểu nghĩa của từ là chưa chính xác. Trong công tác dạy học không những học sinh đọc đúng tiếng Việt mà còn phải đòi hỏi đọc chuẩn xác tiếng từ ngữ phổ thông. Biện pháp rèn viết dấu thanh trước phải rèn cho các em kĩ năng đọc đúng tiếng Việt thông qua dạy học chủ yếu ở phân môn tập đọc và ngoài ra ở các môn học khác. Ví dụ: Học môn Tập Đọc bài “ Hoa học trò” sách tiếng Việt 4 tập 2 Học sinh đọc câu: “Câu chăm lo học hanh, rồi lâu cũng quên mất mau la phượng” Khi các em đọc một câu văn này bị thiếu dấu thanh rất nhiều dẫn đến người nghe hiểu nghĩa của câu cũng khác đi hoàn toàn. Có rất nhiều em đọc thiếu dấu thanh. Trong trường hợp này người giáo viên cần hướng dẫn các em luyện đọc những tiếng từ mà các em đọc còn thiếu dấu thanh nhiều lần, qua bước luyện đọc cá nhân lần một. Tuy nhiên tùy theo từng đối tượng học sinh, người giáo viên không nhất thiết cần phải luyện đọc cho các em chỉ ở bước này, mà cần phải linh hoạt hướng dẫn các em luyện đọc tất cả ở những bước tiếp theo. Tuy nhiên, việc hướng dẫn luyện đọc đúng dấu thanh là một quá trình dàn trải lâu dài, xuyên suốt quá trình học tập của các em. Vì thế người giáo viên cần phải lựa chọn, cần phải luyện đọc phát âm tiếng từ nào trước. Trường hợp một số em khó phát âm giáo viên có thể gọi một số em đọc mẫu, đọc chuẩn xác trước, sau đó những em khác nghe và phát âm theo. Ngoài ra giáo viên cũng có thể đọc mẫu phát ân chuẩn xác để các em đọc theo. Phân môn Tập đọc trong tiếng Việt đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn luyện đọc đúng phát âm chính xác. Từ môn học này sẽ góp phần trong việc học phân môn Chính tả đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên trong việc dạy học môn Chính Tả điều quan trọng trước khi viết bài giáo viên cũng cần phải luyện đọc cho các em đọc một số từ ngữ khó đọc nhất là một số từ ngữ có dấu thanh mà các em thường đọc sai. Ví dụ: Khi dạy bài chính tả nghe viết“ Sầu riêng” (Sách tiếng việt lớp 4 tập 2) Có những em thường viết lẫn lộn dấu thanh sau đây: Tưng chum (từng chùm); Vai nhuy (vài nhụy) Sâu riềng (sầu riêng); Lung lăng (lủng lẳng) Giáo viên cần giúp cho các em so sánh từ ngữ có dấu thanh và từ ngữ không có dấu thanh giống nhau và khác nhau ở điểm nào ? Khi các em đọc hai từ ngữ này thì cách đọc có giống nhau hay là khác nhau ? Cách hiểu nghĩa từ có giống nhau và khác nhau hay không ? Nêu câu hỏi cho một số tiếng từ các em thường viết thiếu dấu thanh chẳng hạn “tưng chum” muốn viết thành “từng chùm” chúng ta thêm dấu thanh gì ? hoặc từ “lung lăng” muốn viết thành “lủng lẳng” chúng ta thêm dấu thanh gì ? Khi học sinh trả lời được chính xác là cần phải điền dấu thanh gì tức là các em đã nắm được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và chữ viết. Việc dạy và học khắc phục những lỗi dấu thanh đạt hiệu quả cao nhất, yêu cầu quan trọng đặt ra là việc đọc mẫu của giáo viên phải chuẩn xác phát âm rõ tiếng, đúng chuẩn tốc độ đọc phải phù hợp với tốc độ viết của học sinh. Đồng thời chú ý luyện sửa phát âm đúng chuẩn, nhiều lần cho các em một số từ ngữ thường đọc thiếu dấu thanh.bằng nhiều hình thức khác nhau. Ghi nhớ mối liên hệ giữa âm thanh ngôn ngữ và ký hiệu chữ viết cho học sinh để phân biệt các dấu thanh. Trong trường hợp học sinh viết sai dấu thanh hỏi và thanh ngã đối với học sinh là rất phức tạp. Do đó giáo viên phải kiên trì từng bước hướng dẫn các em đọc đúng chuẩn xác một số từ ngữ có dấu thanh thường đi kèm với nhau như: Học sinh viết sai dấu thanh hỏi và thanh ngã đối với học sinh là rất phức tạp. Do đó giáo viên phải kiên trì từng bước hướng dẫn các em đọc đúng chuẩn xác một số từ ngữ có dấu thanh thường đi kèm với nhau như: Tiếng có dấu hỏi đi với tiếng có dấu hỏi: đủng đỉnh, bủn rủn, lẩn thẩn, lỏng lẻo Tiếng có dấu sắc đi với tiếng có dấu hỏi : sáng sủa, rẻ rúng, hối hả Tiếng có dấu huyền đi với tiếng có dấu ngã : mỡ màng, não nùng, dễ ràng Tiếng có dấu ngã đi với tiếng có dấu ngã : lõm bõm, lõa xõa, lẵng nhẵng Tiếng có dấu nặng đi với tiếng có dấu ngã: nũng nịu, thõng thẹo, rộng rãi.. Tuy nhiên biện pháp này cần phải được rèn luyện thường xuyên để giúp cho các em ghi nhớ cách viết chính tả đối với những tiếng có dấu thanh này. Ngoài ra cần hướng dẫn học sinh cách luyện viết tiếng từ và cách so sánh giữa tiếng viết đúng dấu thanh, và tiếng viết thiếu dấu thanh để giúp cho các em hiểu nghĩa của chúng. Ngoài việc học sinh viết những bài chính tả trong sách giáo khoa và làm các bài tập phân biệt dấu thanh có thể giáo viên cho học sinh viết thêm một số bài sưu tầm vào phiếu học tập để các em tự điền dấu. Ví dụ : em hãy điền dấu thanh gì vào những chữ in nghiêng dưới đây ? “ Cơn tức giận của tên cướp dư dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dong dạc và qua quyết .” ( Trích SGK lớp 4 tập 2) Việc kết hợp rèn đọc, viết chính xác dấu thanh và thực hành làm các dạng bài tập điền dấu thanh, sẽ giúp cho các em khi viết chính tả sẽ hạn chế được những lỗi viết thiếu dấu thanh. Hình thành cho các em kĩ năng viết đầy đủ dấu thanh ngoài ra khi đọc bài viết dẫn đến người nghe sẽ hiểu trọn vẹn văn bản cần nói đến vấn đề gì. Để hạn chế những lỗi viết thiếu dấu thanh người giáo viên chủ nhiệm cần rèn luyện đọc cho các em và đồng thời giúp cho các em cách ghi nhớ dấu thanh qua việc luyện viết một số tiếng từ khó là chủ yếu. Bên cạnh đó cần phải phối kết hợp với các giáo viên bộ môn khác để giúp đỡ các em đọc đúng dấu thanh. Việc làm này ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm bắt từng đối tượng học sinh để trao đổi với giáo viên bộ môn khác biết về khả năng đọc của từng em. Từ đó giáo viên bộ môn khác sẽ có cơ sở biện pháp giúp đỡ. 3.2.4. Rèn viết hoa đầu câu, danh từ riêng, danh từ chung. Viết đúng danh từ riêng, danh từ chung hình thành cho các em thói quen khi viết tên riêng không những cho bản thân và cả cho những người khác. Ngoài ra giúp cho các em nắm được một số kiến thức cơ bản về một số địa danh trong nước và trên thế giới. Việc học sinh bị mắc lỗi khi viết hoa đầu câu do các em chưa nắm vững cấu tạo câu văn. Hoặc chỉ viết theo quán tính chưa nghe kĩ thầy cô đọc kết thúc sau mỗi câu văn; chưa nắm được thành phần của câu văn dẫn đến các em thường mắc những lỗi này. Chính vì vậy dẫn đến các em thường không viết hoa đầu câu. Để khắc phục những lỗi hạn chế này người giáo viên cần hướng dẫn giúp đỡ các em hiểu rõ thành phần của câu văn hoặc cách diễn đạt ý trọn vẹn của câu văn. Sâu mỗi câu văn các em cần phải viết dấu chấm và bắt đầu viết chữ cái đầu tiên cần phải viết hoa. Nguyên nhân các em thường viết sai là do các em chua nắm và phân biệt được đâu là danh từ riêng, danh từ chung hầu hết chữ viết của tiếng Ê- đê là không có dấu thanh. Hoặc một số em kĩ năng viết chữ hoa còn hạn chế nên các em nghĩ rằng miễn làm sao viết được tên là được. Các em chưa nhận rõ tầm quan trọng của danh từ riêng và danh từ chung. Chính vì điều này giáo viên cần giải thích cho các em hiểu danh từ riêng, danh từ chung luôn luôn cần phải viết hoa. Ví dụ : Nghe viết bài : “ Họa sĩ Tô Ngọc Vân ” Sách tiếng Việt 4 tập 2 “ Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1931 và sớm nổi danh từ trước Cách mạng tháng Tám với các bức tranh Ánh mặt trời. Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen...Nước nhà độc lập, ông hăng hái tham gia công tác cách mạng bằng tài năng hội họa của mình. Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ông đi cùng bộ đội, dân công hóa tuyến, vẽ nhiều tranh và kí họa về họ. Đáng tiếc, chỉ trước ngày chiến thắng gần một tháng, người nghệ sĩ tài năng đã ngã xuống khi chưa đầy 50 tuổi. ” Em hãy tìm những từ ngữ trong đoạn viết có chữ in hoa ; một số em tìm và nêu một số từ: Tô Ngọc Vân, Đông Dương, Điện Biên Phủ. Vì sao những từ ngữ đó lại được in hoa ? Giáo viên cần khắc sâu kiến thức cho các em nhớ khi viết những danh từ này chúng ta cần phải lưu ý và phải viết hoa. Hiệu quả của việc nắm được danh từ riêng và danh từ chung trong từ ngữ tiếng Việt là điều cần thiết. Hình thành cho các em kĩ năng, thói quen khi viết bài không mắc phải lỗi viết hoa tùy tiện. Hoặc khi gặp những danh từ riêng, danh từ chung các em cần phải viết hoa. Từ đó hạn chế những lỗi viết sai trong môn chính tả nói riêng và môn tiếng Việt nói chung. Hướng dẫn học sinh tự sửa lỗi chính tả Tự sửa lỗi tự đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập theo hướng dẫn của thông tư 22 hiện nay. Nhằm giúp cho các em nhận ra được những điểm nổi bật và hạn chế của mình, từ đó sẽ khắc phục được những hạn chế của bản thân. Qua việc đánh giá nhận xét lẫn nhau sẽ giúp cho các em học tập sôi nổi, tự tin và yêu thích môn học. Biết chia sẻ trình bày ý kiến của mình với kết quả học tập với bạn. Ví dụ: Nghe viết bài: “Nghe lời chim nói” sách tiếng Việt 4 tập 2 “ Lắng nge lời chim nói Về những cánh đồng cuê Mùa nối mùa bận rộn Đất với người sai mê” Trong bài chính tả vừa qua em đã mắc những lỗi nào ? Những lỗi đó thường viết sai ở bộ phận nào của tiếng ? Khi các em nhận ra được những lỗi mình thường viết sai thường mắc phải thì các em mới tự tìm ra những kĩ năng viết chính xác hơn Thông thường giáo viên thường giao nhiệm vụ hai em ngồi cùng bàn trao đổi bài viết của mình để tự tìm ra những lỗi sai bằng cách dùng bút chì gạch chân những tiếng từ của bạn viết sai. Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của giáo viên rồi trình bày trao đổi với bạn; giúp bạn thấy những lỗi sai. Sự chia sẻ này các em cảm thấy rất thoải mái khi chia sẻ về bài viết. Sau khi phần
Tài liệu đính kèm: