SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong giờ Tập làm văn cho học sinh Lớp 5A1 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong giờ Tập làm văn cho học sinh Lớp 5A1 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn

Một số bài làm kém của học sinh:

* Bài làm mang tính liệt kê, kể lể, thiếu hình ảnh.

Ví dụ: Tả ngôi trường.

Trường em là trường Lê Quý Đôn. Ngôi trường có mái ngói đỏ, tường vôi trắng với những hàng cây bao quanh. Trường em gồm hai dãy A và B. Trường có văn phòng, phòng thư viện, đoàn đội, đồ dùng, y tế học đường, bảo vệ. Các lớp học có đủ quạt trần, bình nước , tủ để sách, tường lớp có khẩu hiệu, năm điều Bác dạy và các bức tranh do chúng em sưu tầm hoặc vẽ.

 (Bài của học sinh Nguyễn Văn Khôi Lớp 5A1)

* Bài làm không đi đúng trọng tâm, lan man kể vào những cảnh thứ yếu.

Ví dụ: Tả ngôi nhà gia đình em đang sinh sống.

Ngôi nhà em ở là nhà xây. Nhà lợp ngói đỏ tươi. Tường nhà quét vôi trắng. Nhà em có nuôi rất nhiều vật nuôi như lợn, bò, chó, mèo, gà. Vườn nhà em trồng rất nhiều cây như nhãn, cam, táo, ổi, xoan nâu. Nhà em hoa. Bố em làm rẫy rồi lại về thả cá nữa nên rất vất vả. Em thấy cảnh ngôi nhà em thật đẹp và đầm ấm.

 (Bài làm của học Nguyễn Gia Tú lớp 5A1)

* Bài làm của học sinh không biết xây dựng đoạn văn phát triển ý theo một logic hợp lý, diễn đạt còn chưa phù hợp.

Ví dụ: Tả một đêm trăng đẹp.

Trăng đêm nay hơi méo một tí. Em cũng đã được nhìn thấy trăng vào đêm trung thu năm ngoái nó tròn. Cảnh hôm ấy cũng đẹp y như hôm nay, bầu trời cũng có nhiều ông sao sáng lấp lánh. Bây giờ thì chúng em vừa ăn bánh vừa ngắm trăng. Ông trăng tròn như cái bánh. Cảnh vật hôm nay rất náo nhiệt. Các ngôi sao ở trên cao kia cứ thi nhau nhấp nháy vui mắt. Chúng em thi nhau ca hát.

 (Bài luyện nói của học sinh Trần Kim Hoàng lớp 5A1)

*Bài làm không nắm được trình tự miêu tả, diễn đạt, dùng từ chưa phù hợp, dùng từ địa phương.

Buổi sáng cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ. Đến gần ta thấy rõ những ruộng lúa xanh tốt. Trông xa, lúa ngã lên ngã xuống. Cuối mùa hè chắc ruộng lúa chín vàng . Nhìn gần, những cây lúa nằm xuống vì những bông lúa trĩu hạt. Cả nhà em hối hả ra đồng gặt hái.

 

docx 35 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1247Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong giờ Tập làm văn cho học sinh Lớp 5A1 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững khả năng lựa chọn tùy theo ý thích của các em.
Ví dụ: Tả cảnh một buổi sáng( trưa, chiều) trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Đề bài tập làm văn tả cảnh thường đề cập đến những đề tài gắn bó với vốn sống, vốn hiểu biết của các em, gần gũi với các em.
Ví dụ: + Tả quang cảnh trường em trước giờ vào học. 
 + Tả ngôi nhà gia đình em đang sống.
 + Tả một cơn mưa.
Nội dung dạy học văn tả cảnh trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 thể hiện rõ quan điểm tích hợp.
Phần văn tả cảnh lớp 5 nói riêng và phân môn Tập làm văn nói chung có sự gắn bó chặt chẽ với chủ điểm của mỗi tuần học với các phân môn khác trong môn Tiếng Việt.
Ví dụ: Gắn với chủ điểm “ Việt Nam – Tổ quốc em” học sinh được làm quen với bài văn tả cảnh “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” ( Tuần 1- TV5)
Một số ngữ liệu dùng trong phân môn Luyện từ và Câu có tác dụng rất tốt đối với việc dạy văn tả cảnh.
Ví dụ: Mẩu chuyện “ Bầu trời mùa thu” ( Luyện từ và câu tuần 9 – TV5) giúp học sinh mở rộng vốn từ, học tập cách dùng từ chỉ thiên nhiên trong bài văn tả cảnh.
Giáo viên giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, lấy học sinh làm trung tâm, trong đó GV đóng vai trò người tổ chức hoạt động học của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và phát triển. Ban giám hiệu và các đoàn thể trong và ngoài trường luôn phối hợp quan tâm đến chất lượng dạy và học .
 Bên cạnh những ưu điểm đó, qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Lê Quý Đôn tôi nhận thấy một số khó khăn trong quá trình dạy tập làm văn miêu tả như sau:
Đây là một môn học khó. Thực tế giảng dạy Tập làm văn Miêu tả lớp 5, bản thân người giáo viên là người hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy lúng túng bí từ và không biết phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay, có hình ảnh có cảm xúc. Một số tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế chỉ hướng dẫn chung chung, còn một số sách khác như là văn mẫu lại chỉ có những bài văn đã viết sẵn mà không có sự hướng dẫn nào để định hướng cho giáo viên cũng như học sinh.
*Những hạn chế trong bài làm của học sinh:
- Các lỗi phổ biến trong bài làm:
Bài viết của học sinh thường mang tính liệt kê, kể lần lượt từng phần của cảnh không tả được sự đặc sắc nổi bật của cảnh. Những bài viết thể hiện được nội dung cơ bản thì na ná giống nhau, các em thường vận dụng rập khuôn theo gợi ý của thầy cô hoặc văn mẫu, các em không biết miêu tả cảnh ở trong không gian và thời điểm khác nhau. Cách tả thường ước lệ chung chung, hời hợt khiến người đọc có cảm giác các em tả cảnh mà các em chưa từng quan sát.
Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả khiến bài viết thiếu hình ảnh, khô khan, thiếu chân thực độc đáo. Sự vật mà các em miêu tả thường ở trạng thái tĩnh không sống động.
 Các em không nắm được trình tự miêu tả, sắp xếp ý lộn xộn, diễn đạt còn lặp ý, không biết cách liên kết đoạn văn chính vì vậy nội dung thiếu logic, thiếu chặt chẽ. Các em chưa biết sử dụng từ ngữ miêu tả vì vậy nội dung còn nghèo nàn, các em dùng từ thiếu chính xác không phù hợp với sắc thái biểu cảm. Học sinh thường viết câu không trọn ý hoặc quá dài dòng.
* Một số lỗi cụ thể trong bài văn tả cảnh của học sinh:
- Dùng từ sai do không hiểu nghĩa của từ:
Sân trường to cồng kềnh thỏa thích cho chúng em chơi.
Học sinh đã dùng “to cồng kềnh” là không phù hợp.
Sửa Thay cụm từ “to cồng kềnh” bằng “rộng thênh thang”
* Học sinh dùng từ sai do không biết kết hợp:
Ví dụ câu: Quê hương đã để lại trong tôi bao nhiêu kỷ niệm nhưng tôi chẳng muốn rời xa.
Học sinh dùng sai từ “nhưng” nên thay bằng từ “nên”.
* Viết câu còn lặp từ:
Ví dụ: Quê ngoại em là một vùng quê ở Quảng Bình, quê ngoại em có đồng lúa rộng, quê ngoại em có nhiều cá.
Trong ví dụ trên học sinh đã lặp đi lặp lại “quê ngoại em” hướng dẫn các em có thể thay thế bằng các từ “nơi ấy” hoặc “nơi đó”.
* Viết câu dài dòng hoặc chưa trọn ý:
Ví dụ 1:Những trái cà phê như những chiếc lá khô.
Ví dụ 2: Nhìn từ xa mái nhà như một bông hoa cà phê. Ngôi nhà được làm bằng ngói to.
- Một số bài làm kém của học sinh:
* Bài làm mang tính liệt kê, kể lể, thiếu hình ảnh.
Ví dụ: Tả ngôi trường.
Trường em là trường Lê Quý Đôn. Ngôi trường có mái ngói đỏ, tường vôi trắng với những hàng cây bao quanh. Trường em gồm hai dãy A và B. Trường có văn phòng, phòng thư viện, đoàn đội, đồ dùng, y tế học đường, bảo vệ. Các lớp học có đủ quạt trần, bình nước , tủ để sách, tường lớp có khẩu hiệu, năm điều Bác dạy và các bức tranh do chúng em sưu tầm hoặc vẽ. 
 (Bài của học sinh Nguyễn Văn Khôi Lớp 5A1)
* Bài làm không đi đúng trọng tâm, lan man kể vào những cảnh thứ yếu.
Ví dụ: Tả ngôi nhà gia đình em đang sinh sống.
Ngôi nhà em ở là nhà xây. Nhà lợp ngói đỏ tươi. Tường nhà quét vôi trắng. Nhà em có nuôi rất nhiều vật nuôi như lợn, bò, chó, mèo, gà. Vườn nhà em trồng rất nhiều cây như nhãn, cam, táo, ổi, xoan nâu. Nhà em hoa. Bố em làm rẫy rồi lại về thả cá nữa nên rất vất vả. Em thấy cảnh ngôi nhà em thật đẹp và đầm ấm.
 (Bài làm của học Nguyễn Gia Tú lớp 5A1)
* Bài làm của học sinh không biết xây dựng đoạn văn phát triển ý theo một logic hợp lý, diễn đạt còn chưa phù hợp.
Ví dụ: Tả một đêm trăng đẹp.
Trăng đêm nay hơi méo một tí. Em cũng đã được nhìn thấy trăng vào đêm trung thu năm ngoái nó tròn. Cảnh hôm ấy cũng đẹp y như hôm nay, bầu trời cũng có nhiều ông sao sáng lấp lánh. Bây giờ thì chúng em vừa ăn bánh vừa ngắm trăng. Ông trăng tròn như cái bánh. Cảnh vật hôm nay rất náo nhiệt. Các ngôi sao ở trên cao kia cứ thi nhau nhấp nháy vui mắt. Chúng em thi nhau ca hát.
 (Bài luyện nói của học sinh Trần Kim Hoàng lớp 5A1) 
*Bài làm không nắm được trình tự miêu tả, diễn đạt, dùng từ chưa phù hợp, dùng từ địa phương.
Buổi sáng cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ. Đến gần ta thấy rõ những ruộng lúa xanh tốt. Trông xa, lúa ngã lên ngã xuống. Cuối mùa hè chắc ruộng lúa chín vàng . Nhìn gần, những cây lúa nằm xuống vì những bông lúa trĩu hạt. Cả nhà em hối hả ra đồng gặt hái.
 ( Bài luyện nói của học sinh: Nguyễn Thùy Trang lớp 5A1)
*Nguyên nhân:
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến học sinh viết văn tả cảnh chưa tốt. Tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Vốn kiến thức và kinh nghiệm viết văn miêu tả của học sinh còn hạn chế. Các em chưa có được những kiến thức về kiểu bài, học sinh không phân biệt được kể khác với tả.
Học sinh chưa có được kĩ năng quan sát thực tế cảnh vật, con người, đồ vật khả năng quan sát của học sinh không được thường xuyên rèn luyện, quá trình quan sát còn hời hợt thiếu định hướng, thiếu tinh tế chính vì vậy học sinh chưa tìm ra được đặc điểm nổi bật của cảnh để tả. Khả năng liên tưởng của học sinh còn hạn hẹp.
Các em chưa có được kĩ năng lập dàn ý phát triển ý xây dựng đoạn văn. Học sinh chưa biết liên kết đoạn thành bài.
Vốn từ ngữ của học sinh còn nghèo nàn, không hiểu nghĩa từ, dùng sai từ đồng nghĩa.
Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc trong quá trình miêu tả, chưa viết được câu văn có hình ảnh, chưa biết sử dụng biện pháp tu từ đã học vào việc viết văn.
Nội dung phần lí thuyết tập làm văn giáo viên dạy chưa sâu, chưa chốt được kiến thức cho học sinh.
Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp tìm ra cách thức giúp học sinh khắc phục yếu kém.
Chương trình sách giáo khoa hiện hành xây dựng chưa liền mạch còn có những bất cập khiến học sinh khó tiếp cận.
 3. Nội dung và hình thức giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
* Để đạt được mục đích giúp học sinh có kĩ năng lập dàn ý và viết và nói đoạn văn miêu tả, đề tài này hướng đến những mục tiêu sau đây:
- Hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan đến việc nghiên cứu.
- Tìm hiểu và đổi mới phương pháp dạy và họccác dạng bài: Tập làm văn miêu tả lớp 5 hiện nay.
- Bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học về Tập làm văn Miêu tả lớp 5.
 - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) cung cấp những kiến thức cơ bản để học sinh biết cách sử dụng Tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập, tạo điều kiện cho học sinh độc lập suy nghĩ, chủ động sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, tạo hứng thú và nhu cầu sản sinh ngôn bản ở học sinh.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1.Một số biện pháp về phương pháp dạy văn tả cảnh: Một số biện pháp chung khi dạy văn tả cảnh.
* Biện pháp 1:Dạy học sinh nắm vững thể loại và cấu tạo bài.
Giáo viên cần giúp cho học sinh nắm vững bài văn tả cảnh gồm cấu trúc 3 phần. Học sinh dựa vào cấu trúc 3 phần đó để xây dựng nội dung đoạn văn, bài văn.
Văn tả cảnh ở lớp 5 thường yêu cầu học sinh tả những cảnh nhỏ gần nơi các em đang sống: Ngôi nhà em ở, quang cảnh trường em, con đường đưa em tới trường, dòng sông với rất nhiều kỉ niệm. Điều quan trọng là giúp học sinh xác định được:
Đối tượng miêu tả là gì? Trọng tâm miêu tả của cảnh?
Khi xác định được như vậy các em sẽ miêu tả đúng trọng tâm không bị lạc đề khi miêu tả.
*/ Biện pháp 2:Dạy kĩ năng quan sát.
Một yêu cầu cơ bản để viết tốt bài văn tả cảnh đó là học sinh phải có kĩ năng quan sát. Học sinh phải biết cách quan sát và chọn lọc các chi tiết quan sát được. Mọi kết quả quan sát được thể hiện trong bài văn tả cảnh của các em. Quan sát tinh vi, thấu đáo bài viết sẽ đặc sắc hấp dẫn. Quan sát hời hợt phiến diện bài viết sẽ khô khan. Khi quan sát chúng ta có thể quan sát trực tiếp cảnh vật hoặc hồi tưởng lại những cảnh vật mà mình đã từng quan sát.
Kĩ năng quan sát chủ yếu được hình thành trên cơ sở luyện tập. Thông thường các em học sinh đã sử dụng kĩ năng này nhiều lần và thường là không tự giác, sơ lược đơn giản. Điều quan trọng là giáo viên giúp học sinh khi học văn tả cảnh biết tự giác, chủ động có định hướng, mục đích khi quan sát.
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lựa chọn trình tự quan sát. Tốt nhất là mỗi em tự tìm một trình tự quan sát thích hợp. Trường hợp học sinh yếu gặp khó khăn giáo viên có thể gợi ý trình tự quan sát.
Thông thường có một số trình tự quan sát cảnh vật tương ứng với trình tự miêu tả:
+ Trình tự không gian: từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc ngược lại, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới , từ ngoài vào trong...
+ Trình tự thời gian: quan sát theo diễn biến thời gian từ bắt đầu đến kết thúc, từ mùa này sang mùa khác, tháng này sang tháng khác, tuần này sang tuần khác..
Dù quan sát theo trình tự nào thì học sinh cũng phải biết dừng lại ở bộ phận chủ yếu, trọng tâm của cảnh để quan sát kĩ lưỡng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát. Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định. Thông thường các em chỉ dùng mắt để quan sát giáo viên cần hướng dẫn các em dùng mũi để ngửi hương thơm của cây cỏ, dùng tai để nghe âm thanh của sự vật, dùng làn da để cảm nhận hơi thở, cảm nhận làn gió thổi, không khí....
Khi quan sát học sinh cần phải biết thu nhận đặc điểm đặc sắc hay độc đáo ở cảnh vật do từng giác quan mang lại.
Học sinh thu nhận các cảm xúc, các liên tưởng, hồi tưởng, so sánh do các đặc điểm của cảnh vật mang lại. Học sinh tìm tòi các từ ngữ thích hợp để diễn đạt các điều thu nhận trên.
*/ Biện pháp 3:Dạy kĩ năng lập dàn ý:
Kĩ năng lập dàn ý có vai trò hết sức quan trọng đây là khâu quyết định của việc xây dựng nội dung bài văn.
Muốn lập được dàn ý giáo viên phải hướng dẫn học sinh hai công việc chính đó là chọn lọc ý và sắp xếp thành dàn ý.
Những điều các em quan sát thu thập được bao gồm cả thô lẫn tinh. Điều quan trọng khi lập dàn ý là các em biết lựa chọn tinh và loại bỏ thô. Dựa vào đâu để lựa chọn? giáo viên cần định hướng cho các em đâu là trọng tâm đâu là thứ yếu.
Ví dụ: Khi tả hồ sen thì trọng tâm là tả hồ, tả sen còn cảnh bầu trời, cảnh vật quanh hồ là phụ.
Các em cần biết sắp xếp nội dung theo từng phần dàn ý có thể là theo thứ tự không gian hoặc thứ thự thời gian.
Với học sinh yếu kém giáo viên có thể cho học sinh lập dàn ý theo mức độ từ dễ đến khó.
Mức độ 1: Lập dàn ý dựa trên kết quả quan sát và câu hỏi định hướng.
Mức độ 2: Lập dàn ý dựa trên kết quả quan sát.
*/ Biện pháp 4:Dạy học sinh kĩ năng dựng đoạn trong bài tả cảnh.
Từ dàn ý đã lập được học sinh sẽ sử dụng ngôn ngữ phát triển ý để dựng thành đoạn và bài.
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh viết bài văn tả cảnh thành nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một bộ phận của cảnh. Như vậy các đoạn đều có nội dung tập trung miêu tả cảnh định tả.
Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn, giáo viên phải hướng dẫn các em đảm bảo có sự liên kết chặt chẽ về ý nghĩa giữa các câu trong đoạn để cùng tả những đối tượng có quan hệ mật thiết với nhau trong cảnh. Sự liên hệ của các câu về mặt ngôn ngữ là nhờ các biện pháp liên kết phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng. Đoạn nào không đảm bảo các yêu cầu trên sẽ trở nên lộn xộn.
Các đoạn văn trong bài liên kết với nhau thành một bài văn hoàn chỉnh. Có nhiều cách liên kết đoạn văn như dùng từ ngữ thay thế, dùng câu nối..
Trong đoạn văn luôn có câu chủ đề hoặc câu kết đoạn. Câu chủ đề thường đứng ở đầu đoạn diễn dịch tóm tắt toàn bộ nội dung đoạn. Câu kết đoạn thường đứng ở cuối đoạn quy nạp.
Thường thì trong văn tả cảnh khi miêu tả theo trình tự thời gian người ta hay dùng các từ chỉ thời gian để liên kết đoạn. Còn miêu tả theo thứ tự không gian thì dùng các từ chỉ vị trí.
Khi xây dựng đoạn văn trong bài văn tả cảnh giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung dàn ý phát triển đoạn thì nội dung các đoạn không bị lặp dàn ý, đồng thời nội dung phong phú xúc tích.
*/ Biện pháp 5: Dạy kĩ năng sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong văn tả cảnh, sắp xếp ý...
Ngôn ngữ góp phần làm cho bài văn tả cảnh trở nên sinh động và tạo hình.
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng ngô ngữ tả cảnh giáo viên cần hướng dẫn các em sử dụng tính từ chỉ màu sắc, hình khối, tính chất.. các từ tượng thanh và tượng hình, các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.. Nếu học sinh biết sử dụng khéo chúng ta sẽ phối hợp với nhau, đan cài vào nhau dệt nên bức tranh phong cảnh bằng ngôn từ nhiều màu sắc, có góc cạnh.
Sự sống của bài văn nằm trong hình ảnh. Khi sử dụng hợp lí các biện pháp tu từ sẽ giúp cho hình ảnh trở nên sống động gợi cảm, gợi hình.
Thông qua việc sử dụng ngôn từ và hình ảnh học sinh có thể bộc lộ cảm xúc của mình khi viết khiến bài văn chân thực và đặc trưng riêng của cá nhân mỗi học sinh.
Muốn giúp học sinh biết sử dụng ngôn từ, lựa chọn hình ảnh phù hợp khi tả cảnh giáo viên phải giúp học sinh tích lũy vốn từ thông qua việc học các phân môn khác của Tiếng Việt. Việc tích lũy ấy chẳng khác nào dòng sông chắt chiu dần từng hạt phù sa để rồi có một bãi bồi màu mỡ hứa hẹn cho một vụ mùa bội thu cây trái.
Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý sao cho hợp lí, biết chuyển ý chuyển đoạn. Ví dụ cho các em cụ thể như một bức tranh các em đang vẽ, không phải là vẽ tất cả các chi tiết cùng một lúc mà là vẽ lần lượt từng bộ phận từng chi tiết. Vậy khi viết đoạn văn hay bài văn tả cảnh cũng gần tương tự như vậy, viết từng câu và sắp xếp sao cho mạch lạc, gắn kết với nhau.
*/ Biện pháp 6: Xây dựng nội dung nói.
    	Phải hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung nói, vì vậy khi ra đề, giáo viên phải móc nối mục đích của đề bài và đề bài phải hấp dẫn đối với các em, phải rộng rãi mở ra nhiều khả năng cho học sinh lựa chọn, có như vậy mới hấp dẫn được các em, giúp các em hứng thú trong học tập.
    	Phân tích để xác định trọng tâm vấn đề cần quan sát và tiếp thu, hướng dẫn học sinh quan sát bằng nhiều giác quan để tái hiện chân thực sự vật. Quan sát tỉ mỉ nhiều lượt để tìm được những nét riêng, nét tiêu biểu của sự vật và xác định rõ vị trí khởi điểm và trình tự quan sát, xác định rõ trọng tâm mà đề bài yêu cầu để vạch ra hướng quan sát cho học sinh. Khi đã có đầy đủ những chi tiết, những điều cần nói về đề tài giúp cho các em lập dàn ý, sắp xếp các ý quan sát được cho hợp lo-gíc. Trong tiết Tập làm văn này giáo viên cần rèn luyện cho học sinh tập nói theo các ý đã sắp xếp và học sinh không thể nói nếu không chuẩn bị kĩ nội dung nói, do đó việc giúp học sinh xây dựng nội dung nói là điều kiện đầu tiên để giờ Tập làm văn thành công.
b.2.Cách thức tiến hành từng tiết cụ thể như sau:
Ví dụ 1: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
	 ( Dạy theo nội dung TLHD TV5 tập 1B)
I. Mục tiêu:
	Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài “Buổi sớm trên cánh đồng” ( BT1).
	Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày ( BT2).
II. Cách thức tiến hành:
Bài tập 1: ( Áp dụng phương pháp dạy học theo mô hình VNEN) . 
Tiến hành dạy nội dung như SGK
Bổ sung một số câu hỏi chốt nội dung lí thuyết.
- Khi tả cảnh chúng ta nên chọn những sự vật nào để tả?
( Những sự vật tiểu biểu đặc trưng của cảnh)
- Khi quan sát cảnh cần tả ta phải chú ý điểu gì?
( Quan sát bằng nhiều giác quan tập trung quan sát kĩ lưỡng tinh tế những sự vật hình ảnh nổi bật).
Bài tập 2: Tiến hành như SGK – SGV
Trường hợp học sinh yếu giáo viên có thể nêu câu hỏi định hướng cho học sinh.
- Mở bài: 
	Em định tả cảnh gì? Ở đâu? Em tả cảnh đó vào thời gian nào?
	Tại sao em lại lựa chọn cảnh đó để tả?
- Thân bài:
	Em tả theo trình tự nào?
	Em đã quan sát được những cảnh vật nào? Em sẽ lựa chọn hình ảnh tiêu biểu nào để tả.
	Em hãy ghi lại đặc điểm của các hình ảnh đó?
- Kết bài: 
	Em có nhận xét gì về cảnh vật đó?
	Nêu cảm nghĩ của em khi đứng trước cảnh vật đó?
Ví dụ 2: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 ( Dựa vào nội dung TLHD TV5 tập 1B trang 35)
I. Mục tiêu:
	Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích( BT1).
	Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước.
II. Cách thức tiến hành:
Bài tập 1: ( Áp dụng phương pháp dạy học theo mô hình VNEN) Tiến hành như SGK bổ sung một số câu hỏi nhằm chốt kiến thức lí thuyết.
Khi quan sát cảnh vật ta nên quan sát vào những thời điểm nào và cần có chú ý gì ?
( Ta cần quan sát vào các thời điểm khác nhau và cần có sự liên tưởng để giúp sự vật trở nên gần gũi với con người hơn)
Bài tập 2: Tiến hành theo đúng quy trình SGK trang ... Bổ sung câu hỏi xác định yêu cầu đề.
Đề bài yêu cầu em làm công việc gì?
Cảnh em sẽ tả là cảnh gì? Thời điểm nào em đã quan sát cảnh đó?
Sau đó tiến hành theo quy trình.
Ví dụ 3: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 ( Dựa vào nội dung TLHD TV5 tập 1B trang 52)
I. Mục tiêu:
	Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài “ Mưa rào”; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
	Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
II. Cách thức tiến hành:
Bài tập 1: ( Áp dụng phương pháp dạy học theo mô hình VNEN)
Yêu cầu học sinh phân tích trả lời câu hỏi như sách giáo khoa.
Giáo viên bổ sung câu hỏi nhằm chốt kiến thức về cách sử dụng từ ngữ trong bài văn miêu tả:
- Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả khi miêu tả cơn mưa? ( Tác giả sử dụng nhiều tính từ, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình)
- Việc sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?
( Sử dụng từ ngữ như vậy làm cho cảnh vật trở lên sinh động, nội dung tả chân thực, thú vị)
Giáo viên chốt nội dung lí thuyết về cách sử dụng từ ngữ khi miêu tả.
Bài tập 2:
	Đây là một bài tập khó để tổ chức cho học sinh có thể lập được dàn bài tôi yêu cầu học sinh về nhà quan sát cơn mưa và ghi lại những điều quan sát được.
	Học sinh đã có sự chuẩn bị trước. Giáo viên chỉ phải kiểm tra kết quan sát của các em trước khi lập dàn ý.
	Bài tập khó giáo viên có thể dùng câu hỏi định hướng giúp các em lập dàn bài.
- Mở bài:
	Cơn mưa diễn ra ở đâu? Khi nào?
- Thân bài:
	Dấu hiệu gì báo hiệu cơn mưa đến?
	Khi mưa đến cảnh vật có gì đặc biệt?
Bầu trời? Mặt đất? Nước mưa? Cây cối? Loài vật? Con người? Em nghe thấy những âm thanh gì?
Sau cơn mưa cảnh vật thay đổi như thế nào?
- Kết luận: Cơn mưa có tác động gì đến cảnh vật?
 Cảm nghĩ của em.
Từ định hướng trên học sinh có thể dễ dàng hoàn thành bài tập.
II. Cách thức tiến hành:
- Công tác chuẩn bị: Tổ chức cho học sinh quan sát cảnh đẹp của địa phương và ghi lại những điều quan sát được.
Bài tập 1: Bổ sung một số câu hỏi hướng dẫn.
	- Đề bài yêu cầu tả cảnh gì?
	- Cảnh em lựa chọn là cảnh nào?
Bài tập 2

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_noi_trong_gio_tap_lam_van.docx