SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Nhuận Trạch – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Nhuận Trạch – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

* Thực hiện phân cấp trong kiểm tra:

 Phân công quyền hạn, trách nhiệm cho các thành viên, tránh để trong quá trình kiểm tra có sự chồng chéo và vi phạm nguyên tắc kiểm tra kiểm tra. Có thể thực hiện phân cấp trong ban kiểm tra nội bộ trường học như sau:

 - Tổng phụ trách đội kiểm tra công tác đoàn thể, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp của đối tượng kiểm tra.

 - Chủ tịch Công đoàn kiểm tra việc thực hiện nền nếp nội quy nhà trường và các mối quan hệ với phụ huynh học sinh của các đối tượng kiểm tra; Việc thực hiện các phong trào thi đua.

 - Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn thực hiện công tác kiểm tra các hoạt động chuyên môn.

 - Hiệu trưởng thực hiện công tác kiểm tra bao quát và thu thập các thông tin trong kiểm tra để có biện pháp điểu chỉnh kịp thời đối với các thành viên trong ban kiểm tra và đối tượng kiểm tra.

 * Xây dựng chế độ kiểm tra:

 Hiệu trưởng quy định thể thức làm việc của ban kiểm tra, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột suất, kiểm tra định kỳ, dự giờ, số lần kiểm tra/tuần. Ban kiểm tra hàng tuần báo cáo việc thực hiện nhiêm vụ kiểm tra nội bộ, lập hồ sơ kiểm tra, trao đổi rút kinh nghiệm, đề suất khen thưởng và điều chỉnh đối tượng kiểm tra. Đưa ra kế hoạch kiểm tra tuần tới. Cụ thể về thời gian; Người phụ trách.

 Hiệu trưởng cần nêu rõ mục đích, nội dung của đợt kiểm tra và yêu cầu kiểm tra với tinh thần khách quan thẳng thắn, hiệu trưởng phải chấp nhận kết quả thực tế. Sau những đợt kiểm tra, kết quả đó có thể là tốt hoặc xấu để đưa ra biện pháp chỉ đạo, sát sao, hiệu quả hơn.

 

doc 18 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 743Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Nhuận Trạch – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o viên, nhân viên, học sinh tự điều chỉnh, tự thay đổi bản thân cho phù hợp với quá trình quản lý. 
Kiểm tra nội bộ ở trường Tiểu học là một hoạt động mang tính pháp chế được quy định trong các văn bản pháp quy của nhà nước và của Bộ GD&ĐT: Luật Giáo dục; Điều lệ trường Tiểu học; Luật thanh tra; Hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ thanh tra các năm họcỞ trường tiểu học thông thường tồn tại các hoạt động như: Thanh tra giáo dục, kiểm tra nội bộ. Hai hoạt động này có những mặt thống nhất như mục đích, chức năng, nội dung. Nhưng lại không đồng nhất về tính chất, tổ chức, hoạt động, đối tượng và cách xử lý, song chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nội bộ cung cấp thông tin cho thanh tra giáo dục còn thanh tra giáo dục lại cung cấp những nội dung, chuẩn mực đánh giá làm chỗ dựa để kiểm tra nội bộ tiến hành có chất lượng và hiệu quả. 
2.2. Nội dung cụ thể của sáng kiến
* Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học Nhuận Trạch:
 - Việc xây dựng lực lượng kiểm tra nội bộ:
 	 Đã xây dựng được lực lượng kiểm tra nội bộ nhà trường gồm: Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng; Chủ tịch Công Đoàn; Tổng phụ trách; Tổ trưởng tổ chuyên môn và tổ văn phòng.
Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ:
 	Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào văn bản chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo, tình hình thực tế nhà trường, Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học. Nhưng bản kế hoạch này chủ yếu dành cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng. Chủ tịch công đoàn;Tổng phụ trách Đội; Tổ trưởng chuyên môn tham gia chủ yếu vào hoạt động kiểm tra chuyên môn của giáo viên. Các biên bản kiểm tra lưu hồ sơ chưa đầy đủ. Qua bản kế hoạch thấy được công việc kiểm tra của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng là rất nặng, nếu không phân cấp, phân quyền cho các lực lượng để kiểm tra, mà mình Ban giám hiệu làm hết thì khó mà kĩ càng được và kết quả sẽ không cao.
 - Việc xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ:
 	Chuẩn kiểm tra chính là thước đo để đánh giá công việc. Nhưng thực tế trường của tôi chưa xây dựng chuẩn đánh giá chung phù hợp với điều kiện nhà trường, năng lực giáo viên, học sinh, chuẩn cho từng mặt hoạt động. Nhà trường chỉ dựa vào hướng dẫn cụ thể của các văn bản cấp trên, cụ thể là văn bản Hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm của Phòng Giáo dục.
 - Nội dung tiến hành kiểm tra nội bộ:
Trong năm học Hiệu trưởng cùng tổ kiểm tra nội bộ nhà trường đã tiến hành kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên:
 	- Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn giáo viên: 
- Kiểm tra học sinh:
 	- Kiểm tra cơ sở vật chất- thiết bị trường học:
	 - Kiểm tra tài chính:
* Ưu điểm và hạn chế của công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học Nhuận Trạch:
	- Ưu điểm
	+ Hiệu trưởng đã nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc kiểm tra nội bộ trường tiểu học.
+ Đã xây dựng được lực lượng kiểm tra gồm: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, tổng phụ trách, các tổ trưởng.
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ ngay từ đầu năm học và tiến hành kiểm tra được các hoạt động của giáo viên, nhân viên, học sinh. Đặc biệt là hoạt động giảng dạy của giáo viên...
 	+ Sau mỗi lần kiểm tra chuyên môn của giáo viên đã phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm viết biên bản, lưu hồ sơ.
	- Hạn chế:
 	+ Chưa xây dựng được chuẩn đánh giá riêng cho trường mình về công tác kiểm tra nội bộ.
 	+ Chỉ chú trọng vào việc kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên, còn các hoạt động khác thì còn xem nhẹ. 
 	+ Không theo dõi kiểm tra việc sửa chữa, thay đổi bổ sung những thiếu sót, sai lầm của giáo viên sau khi được kiểm tra nhắc nhở, nghĩa là chưa theo dõi sát sao sự tiến bộ của đối tượng được kiểm tra.
+ Tổng kết đợt kiểm tra chưa có hình thức động viên, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở kịp thời.
 	Từ những hạn chế trên cho thấy kết quả của công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Nhuận Trạch còn nhiều bất cập. Chú trọng nhiều đến việc đánh giá giáo viên trong dạy và học; các công tác khác như tham gia các hoạt động khác chưa được đánh giá cao. Vì vậy việc đánh giá giáo viên cuối năm chưa được công bằng khách quan. Như vậy người hiệu trưởng sẽ không bao giờ biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra. Điều đó cũng đồng nghĩa với hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ trường nhà trường chưa cao. Từ những bất cập trên của công tác kiểm tra nội bộ tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó như sau:
2.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác kiểm tra nội bộ trường học: 
 	- Làm cho mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị thấm nhuần về việc kiểm tra nội bộ trường học là việc làm cần thiết để phát triển đơn vị. Đổi mới nhận thức về kiểm tra nội bộ cho lực lượng giáo viên là việc làm rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và xây dựng phương pháp tự kiểm tra trong nhà trường.
 	- Hiệu trưởng có thể tổ chức cho Hội đồng giáo viên cùng thảo luận, học tập các văn bản, nghị quyết có liên quan đến công tác kiểm tra để họ trao đổi giúp nhau đi đến hiểu đúng việc kiểm tra nội bộ trường tiểu học. Cần phân tích để chấm đứt tình trạng giáo viên có hành động đối phó với kiểm tra. Tuyên truyền để họ hiểu rằng công tác kiểm tra là rất quan trọng, để họ có ý thức biến quá trình kiểm tra của hiệu trưởng thành quá trình tự kiểm tra của giáo viên. Nếu tất cả mọi giáo viên đều hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng của kiểm tra nội bộ trường học và tác dụng của nó thì công tác kiểm tra nội bộ của người hiệu trưởng sẽ rất thuận lợi và hiệu quả.
2.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học chi tiết phù hợp với điều kiện nhà trường:
	- Bất kỳ công việc gì đều bắt nguồn từ khâu xây dựng kế hoạch, xây dựng được kế hoạch chi tiết, cụ thể, sát với thực tế giúp cho công tác quản lý của người hiệu trưởng thuận lợi rất nhiều, nhờ đó mà công việc không bị chồng chéo, không bị sót.
- Để xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ có tính khả thi thì hiệu trưởng phải biết căn cứ vào đặc điểm tình hình nhà trường và thực trạng công tác kiểm tra nội bộ năm trước. Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra, hiệu trưởng cần tập trung đội ngũ kiểm tra viên để cùng bàn bạc thảo luận, góp ý kiến cho bản kế hoạch. Xây dựng kế hoạch phải dựa trên kế hoạch thanh tra của Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục. Bởi vậy mà kế hoạch kiểm tra phải được xây dựng một cách tỷ mỷ cho từng đối tượng, khối lớp, thời gian thực hiện...
 	 Kế hoạch kiểm tra năm học là loại kế hoạch tổng thể, ghi toàn bộ đầu việc theo thứ tự thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau. Kèm theo đó là kế hoạch từng tháng, tuần với nội dung cụ thể.
* Kế hoạch Kiểm tra nội bộ theo từng tháng của nhà trường năm học 2015-2016.
Thời gian
Nội dung
Kết quả,
điều chỉnh
Tháng 8,9/2015
- Thành lập Tổ kiểm tra nội bộ .
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra.
- Phân công nhiệm vụ các thành viên.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
- Kiểm tra việc thực hiện hồ sơ, sổ sách 100% cán bộ, giáo viên và nhân viên. 
- Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: 04 giáo viên
Tháng 10/2015
- Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn về xây dựng và thực hiện kế hoạch.
- Kiểm tra nội dung chương trình, kế hoạch dạy học (hàng tuần).
- Giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ giữa kỳ I.
- Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: 04 giáo viên
Tháng 11/2015
- Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn về thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học.
- Kiểm tra nội dung chương trình, kế hoạch dạy học (hàng tuần).
- Kiểm tra hành chính 
- Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: 04 giáo viên 
Tháng 12/2015
- Kiểm tra nội dung chương trình, kế hoạch dạy học (hàng tuần).
- Kiểm tra, Giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ cuối kỳ I.
- Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn - Kiểm tra hành chính.
- Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại học sinh học kỳ I.
- Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: 04 giáo viên 
- Sơ kết công tác kiểm tra nội bộ học kỳ I.
Tháng 1/2016
- Kiểm tra nội dung chương trình, kế hoạch dạy học (hàng tuần).
- Kiểm tra, Giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ cuối kỳ I.
- Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn 
- Kiểm tra hành chính.
- Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại học sinh học kỳ I.
- Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: 04 giáo viên 
- Sơ kết công tác kiểm tra nội bộ học kỳ I.
Tháng 2/2016
- Kiểm tra nội dung chương trình, kế hoạch dạy học (hàng tuần).
- Kiểm tra hành chính 
- Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: 03 giáo viên 
Tháng 3/2016
- Kiểm tra hành chính 
- Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn về thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học.
- Kiểm tra nội dung chương trình, kế hoạch dạy học (hàng tuần).
- Giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ giữa kỳ II.
- Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: 04 giáo viên 
Tháng 4/2016
- Kiểm tra nội dung chương trình, kế hoạch dạy học (hàng tuần).
- Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn.
- Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: 04 giáo viên 
Tháng 5/2016
- Kiểm tra nội dung chương trình, kế hoạch dạy học (hàng tuần).
- Kiểm tra hành chính 
- Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn về thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học.
- Kiểm tra công tác đánh giá, xếp loại học sinh học cuối năm học.
- Kiểm tra công tác xét lên lớp và hoàn thành chương trình tiểu học.
Kế hoạch kiểm tra tiến hành xây dựng, công bố công khai vào đầu năm học. Nội dung kiểm tra phải thiết thực có sức thuyết phục, hình thức kiểm tra phải gọn nhẹ không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng được kiểm tra.
2.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng, tổ chức tốt lực lượng kiểm tra của toàn trường.
 	-Trong nhà trường, hiệu trưởng là nhà quản lý tổng hợp. Do vậy không phải lúc nào người hiệu trưởng cũng tiến hành công tác kiểm tra trực tiếp và liên tục được, mà cần phải có một lực lượng chuyên gia tham gia vào quá trình kiểm tra của hiệu trưởng. Lực lượng này bao gồm những người có uy tín, có chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm vì: “Muốn kiểm soát có kết quả tốt phải có 2 điều: Một là kiểm tra phải có hệ thống, phải làm thường xuyên. Hai là người đi kiểm tra phải là những người rất có uy tín” và thực hiện tốt nguyên tắc “Tập trung dân chủ” trong trường học.
* Xây dựng lực lượng kiểm tra:
 Sau khi đã lựa chọn được thành viên trong ban kiểm tra, hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học. Nội dung quyết định phải thể hiện rõ chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, quyền lợi (chế độ bồi dưỡng), hiệu lực thi hành và được công bố qua đại hội cán bộ công
chức đầu năm. Cơ cấu ban kiểm tra nội bộ trường học bao gồm:
	+ Trưởng ban: Hiệu trưởng
	+ Phó ban: Phó hiệu trưởng; Chủ tịch công đoàn.
 + Uỷ viên: Tổng phụ trách đội, các tổ trưởng chuyên môn, một số giáo viên có kinh nghiệm.
 	* Thực hiện phân cấp trong kiểm tra: 
 	Phân công quyền hạn, trách nhiệm cho các thành viên, tránh để trong quá trình kiểm tra có sự chồng chéo và vi phạm nguyên tắc kiểm tra kiểm tra. Có thể thực hiện phân cấp trong ban kiểm tra nội bộ trường học như sau:
 	 - Tổng phụ trách đội kiểm tra công tác đoàn thể, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp của đối tượng kiểm tra.
 	 - Chủ tịch Công đoàn kiểm tra việc thực hiện nền nếp nội quy nhà trường và các mối quan hệ với phụ huynh học sinh của các đối tượng kiểm tra; Việc thực hiện các phong trào thi đua.
 	 - Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn thực hiện công tác kiểm tra các hoạt động chuyên môn. 
 - Hiệu trưởng thực hiện công tác kiểm tra bao quát và thu thập các thông tin trong kiểm tra để có biện pháp điểu chỉnh kịp thời đối với các thành viên trong ban kiểm tra và đối tượng kiểm tra.
 	* Xây dựng chế độ kiểm tra:
 	Hiệu trưởng quy định thể thức làm việc của ban kiểm tra, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột suất, kiểm tra định kỳ, dự giờ, số lần kiểm tra/tuần. Ban kiểm tra hàng tuần báo cáo việc thực hiện nhiêm vụ kiểm tra nội bộ, lập hồ sơ kiểm tra, trao đổi rút kinh nghiệm, đề suất khen thưởng và điều chỉnh đối tượng kiểm tra. Đưa ra kế hoạch kiểm tra tuần tới. Cụ thể về thời gian; Người phụ trách.
 Hiệu trưởng cần nêu rõ mục đích, nội dung của đợt kiểm tra và yêu cầu kiểm tra với tinh thần khách quan thẳng thắn, hiệu trưởng phải chấp nhận kết quả thực tế. Sau những đợt kiểm tra, kết quả đó có thể là tốt hoặc xấu để đưa ra biện pháp chỉ đạo, sát sao, hiệu quả hơn.
 	* Tạo điều kiện động viên đối với đội ngũ kiểm tra viên:	
 	 Hiệu trưởng cần tạo điều kiện về vật chất, tinh thần, tâm lý cho hoạt động kiểm tra, khai thác và tận dụng mọi khả năng sáng tạo của các thành viên trong ban kiểm tra.
 2.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ. 
 	- Xây dựng chuẩn mực đánh giá có nghĩa quan trọng, làm cơ sở tin cậy cho việc kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả cao và mang tính khách quan trong kiểm tra.
 	- Căn cứ vào hướng dẫn về công tác thanh tra kiểm tra, đánh giá trong giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiệu trưởng trường tiểu học cần xây dựng các tiêu chí đánh giá cho phù hợp với trường mình quản lý.
 	- Công tác xây dựng chuẩn phải được thảo luận đóng góp của tập thể sư phạm nhà trường, được sự thống nhất của tập thể sư phạm và đưa vào Nghị quyết của nhà trường. Chuẩn kiểm tra phải được công bố công khai để mọi đối tượng kiểm tra thấy rõ mà phấn đấu đạt chuẩn trên chuẩn. Giúp cho chủ thể kiểm tra căn cứ vào đó đánh giá chính xác hơn, giúp cho công tác kiểm tra nội bộ đạt hiệu quả, biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra.
2.2.5. Biện pháp 5: Đánh giá xếp loại chuẩn mực các đối tượng kiểm tra.
- Việc đánh giá có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác kiểm tra, vì nếu đánh giá không chính xác, thiếu trung thực, khách quan thì không những không thúc đẩy các hoạt động mà còn làm thui chột những nhân tố tích cực.
- Các đối tượng được kiểm tra, được tổ kiểm tra thực hiện kiểm tra nhưng kết luận cuối cùng là hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải xem xét kỹ càng trước khi kết luận. 
 	 Hiệu trưởng đánh giá đối tượng được kiểm tra phải thật sự chính xác, dân chủ, công bằng, khách quan, đánh giá phải dựa vào chuẩn đánh giá. Việc đánh giá chuẩn mực các đối tượng kiểm tra là rất cấn thiết vì có đánh giá chính xác thì mới thực hiện được các chức năng của kiểm tra, mới nâng cao được chất lượng giáo dục. 
2.2.6. Biện pháp 6: Rút kinh nghiệm và sử dụng tốt kết quả kiểm tra trong công tác thi đua.
 	- Việc rút kinh nghiệm có nghĩa hết sức quan trọng giúp người được kiểm tra nhìn nhận được mặt mạnh, mặt yếu của mình để phát huy mặt mạnh và khắc phục những hạn chế để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
	 - Sau mỗi đợt kiểm tra, cho dù nội dung kiểm tra, đối tượng kiểm tra...Có khác nhau nhưng đều phải tiến hành rút kinh nghiệm để đối tượng được kiểm tra tự thay đổi tự điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu, với chuẩn đặt ra.
Tình trạng kiểm tra xong ghi hồ sơ rồi cất kỹ, còn đối tượng được kiểm tra chẳng hề biết bản thân mình có ưu điểm, khuyết điểm gì. Kết quả kiểm tra không phải là để đấy, mà từ kết quả kiểm tra, cần có biện pháp khen, chê, điều chỉnh kịp thời, làm cho đối tượng được kiểm tra có sự thi đua một cách lành mạnh.
2.3. Hiệu quả của sáng kiến.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục của nhà trường, tôi đã vận dụng các giải pháp trên và đã đạt được những kết quả tương đối cao, cụ thể trong năm học 2015-2016 như sau:
-100% cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường nắm được mục đích, ý nghĩa của công tác kiểm tra nội bộ, từ đó có thái độ tự tin, thoải mái và hợp tác khi được kiểm tra.
-Kế hoạch kiểm tra của nhà trường cụ thể, chi tiết phù hợp với thực tế và được bàn bạc thống nhất ngay từ đầu năm học nên có tính khả thi cao.
-Nội dung kiểm tra thiết thực có sức thuyết phục, hình thức kiểm tra gọn nhẹ không gây tâm lý nặng nề cho cán bộ, giáo viên.
-Các thành phần trong tổ kiểm tra của nhà trường là những người có uy tín nên tiến hành kiểm tra đạt hiệu quả cao.
-Kết quả kiểm tra nội bộ năm học 2015-2016:
+ Về kiểm tra hành chính: 
Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện nội quy trường học, kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử, Quy chế văn hóa trong trường học của 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên.
+ Về kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: đã kiểm tra được 28/30 giáo viên trực tiếp đứng lớp, đạt 93,3%. Kết quả xếp loại giờ dạy thông qua công tác kiểm tra hoạt động sư phạm: Gồm 28 giáo viên đã được kiểm tra, đánh giá:
	- Loại Tốt: 	24/28 	= 93,3%.
	- Loại Khá: 	04/28 =6,7 %.
	+ Về kiểm tra hồ sơ giáo viên: đã kiểm tra được 03 lần/ tổng số GV. Số hồ sơ xếp loại A đạt 100%. Riêng kế hoạch dạy học (giáo án) và kế hoạch giảng dạy được kiểm tra, ký duyệt hàng tuần. 
+ Kiểm tra hoạt động các tổ chuyên môn: Gồm kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục, việc thực hiện qui định về chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy các môn học, qui chế chuyên môn, kết quả học tập của học sinh, chất lượng giảng dạy của giáo viên trong tổ, khối. Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động của ngành đã phát động. Kiểm tra công tác quản lý và tổ chức giáo dục học sinh và kiểm tra việc thực hiện các loại hồ sơ sổ sách, các nhiệm vụ khác được giao của tổ chuyên môn. Kết quả: 100% các tổ chuyên môn chấp hành tốt các nội dung được kiểm tra.
Trên đây là 6 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học. Song để làm tốt công tác này, đòi hỏi mỗi hiệu trưởng phải thực sự hiểu được vị trí, vai trò, chức năng, mục đích của công tác kiểm tra nội bộ trường học. Khi kiểm tra phải hiểu được nội dung, đối tượng, tiến hành phải theo đúng nguyên tắc, phương pháp, quy trình...kiểm tra. Mặt khác trong khi kiểm tra phải thật sự linh hoạt, tránh dập khuôn máy móc. Làm việc phải đảm bảo được lý nhưng cũng phải giữ được tình. Có như vậy thì quá trình kiểm tra mới thật sự đem lại hiệu quả, thúc đẩy được sự phát triển mọi hoạt động trong nhà trường, làm cho nhà trường phát triển một cách bền vững.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
 3.1. Kết luận chung:
 	Đối với mỗi nhà trường sự phát triển toàn diện, chất lượng giáo dục là mục tiêu phấn đấu không ngừng. Muốn nâng cao chất lượng dạy- học và các hoạt động giáo dục khác thì phải có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng. Điều này chỉ được duy trì và phát triển khi công tác kiểm tra đánh giá được coi trọng và trở thành việc làm thường xuyên của nhà trường.
Kiểm tra nội bộ trường Tiểu học là một hoạt động hết sức đa dạng phức tạp vì nó rất nhiều công việc, động chạm đến nhiều đối tượng. Cho nên hiệu trưởng không thể tiến hành một cách tuỳ tiện mà phải hết sức cẩn trọng. Để tránh những sai sót, đem lại kết quả cao thì người Hiệu trưởng trước tiên phải nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, chức năng, tầm quan trọng của kiểm tra nội bộ trường Tiểu học. Sau đó phải nắm vững nguyên tắc, phương pháp, nội dung, hình thức và quy trình kiểm tra. Điều cuối cùng là phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện của trường mình,tránh dập khuôn máy móc, cứng nhắc.
 	 Kiểm tra nội bộ trường học phải được thực hiện dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, khi thực hiện phải đảm bảo đúng nguyên tắc, phải chính xác, công bằng, khách quan, không bị tình cảm chi phối. Khi kiểm tra phải đảm bảo cân đối giữa lý và tình, nếu chỉ dựa vào lý thì việc kiểm tra sẽ gây tâm lý căng thẳng cho đối tượng được kiểm tra và kết quả chưa chắc đã cao, ngược lại khi kiểm tra mà vì tình nhiều quá thì làm cho đối tượng được kiểm tra chây ì, dân chủ quá trớn, không tự giác trong công việc của mình. Việc quan trọng của người Hiệu trưởng là sau khi kiểm tra phải tạo ra được môi trường sư phạm lành mạnh cho nhà trường. Người kiểm tra thấy hài lòng, người được kiểm tra thấy thoải mái, thấy được sai sót của mình là chính đáng và tự giác sửa chữa không cần người khác thúc dục, làm cho tập thể nội bộ nhà trường luôn đoàn kết.
 	 Mỗi nhà trường, kiểm tra nội bộ phải luôn tồn tại song song với mọi hoạt động khác, nó góp phần kích thích sự phát triển của các nhân tố tích cực, ngăn chặn đẩy lùi yếu tố tiêu cực, khơi dậy ở mỗi cá nhân lòng hăng say trong công việc...làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả. Đồng thời giúp 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao_hieu_qua_cong_ta.doc