SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin ở trường mầm non Họa Mi

SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin ở trường mầm non Họa Mi

Công tác bồi dưỡng giáo viên và nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy trong nhà trường.

Đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy trong nhà trường là một chương trình mang tính sáng tạo và tính giáo dục cao khá đa dạng về chủ đề, hình ảnh sinh động giúp các cháu hứng thú học tập, tiếp thu nhanh và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Từ đó tạo quan hệ giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với cô giáo. Tuy nhiên, để đáp ứng những nội dung yêu cầu giảng dạy theo chương trình mới, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức và óc sáng tạo trong vận dụng các hình thức phương pháp giảng dạy mới. Ứng dụng công nghệ thông tin chính là giải pháp cần thiết để thúc đẩy hoạt động nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ trong nhà trường. Giúp đội ngũ giáo viên biết cách khai thác và sử dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Trước những yêu cầu đổi mới về công tác dạy học, ban giám hiệu nhà trường đã triển khai các văn bản giúp giáo viên nắm được yêu cầu và lộ trình của ngành đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn dạy.

Tôi đã tập trung bồi dưỡng trình độ vi tính tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ 50% kinh phí cho những cán bộ, giáo viên đi học vi tính và chương trình powerpoint và nhất là tập huấn nhắc lại chương trình kidsmart, Happikids và các phần mềm khác để giúp giáo viên biết khai thác và ứng dụng các phần mềm này vào soạn dạy hàng ngày. Bước đầu, xây dựng điểm để chỉ đạo trong nhà trường. Tăng cường trang bị các điều kiện và phương tiện phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin của trường, lớp và giáo viên. Ưu tiên trang bị máy tính, máy in cho chuyên môn. Khối Lá và Lớp chồi ở phân hiệu chính đều đủ máy cho giáo viên và trẻ thực hiện

 

docx 27 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1236Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin ở trường mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày 26 tháng 10 năm 2015 Phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016- 2020.
2. Thực trạng 
Bước đầu để chuẩn bị kế hoạch cho việc ứng dụng công nghệ thông tin nhà trường đã gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị một số phòng lớp xuống cấp, một số hạng mục công trình chưa hoàn thiện, phương tiện dạy và học như máy vi tính còn quá ít, máy chiếu, máy quay phim, chụp hình chưa có. Đội ngũ giáo viên năng lực thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập. Có 1 số giáo viên chưa biết sử dụng vi tính. Mặc khác áp lực từ phía phụ huynh cũng rất cao, nhiều phụ huynh đã băn khoăn, lo lắng và phản đối cho rằng '' Con nít mà học vi tính nỗi gì ? '' 
Mặc dù có những rào cản, những khó khăn trên nhưng cùng đồng hành với ban giám hiệu tôi là đội ngũ trẻ năng động, sáng tạo. Đội ngũ lớn tuổi nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, có sự đồng thuận cao. Bên cạnh, ban đại diện cha mẹ học sinh là những người biết chăm lo cho con em mình nêu cao tinh thần trách nhiệm, thật sự là chiếc cầu nối giữa gia đình và nhà trường, chính quyền địa phương và các đoàn thể trong nhà trường có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng- chăm sóc- giáo dục. Đặc biệt sự quan tâm lãnh chỉ đạo trực tiếp của ngành các cấp. Tôi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng đề tài này.
2.1. Thuận lợi - khó khăn
* Thuận lợi
Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, ban giám hiệu nhà trường, sự ham học hỏi của giáo viên. Với 100% số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo. Một số giáo viên có chứng chỉ tin học do vậy chất lượng tương đối đồng đều. Một số giáo viên có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, sử dụng thành thạo máy vi tính có khả năng sáng tạo khi ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc giáo dục trẻ. Hầu hết giáo viên đều nhiệt tình, gắn bó với nghề, có tinh thần trách nhiệm, chấp hành kỷ luật chuyên môn tốt, có ý thức vươn lên trong công tác. 
* Khó khăn
Một số giáo viên lớn tuổi việc tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, một số lớp ở các phân hiệu chưa có máy vi tính.
2.2. Thành công - hạn chế
* Thành công:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý cũng như dạy học mang lại hiệu quả cao, giúp người sử dụng biết thêm nhiều kiến thức mới và giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập.
* Hạn chế:
- Kinh phí đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm non.
- Tuy máy vi tính mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virusvà mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.
- Kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin của giáo viên mầm non còn hạn chế. Một số giáo viên đã có tuổi ngại ứng dụng công nghệ thông tin, thậm chí còn là sự né tránh, làm cho xong. Một số giáo viên trẻ thì chưa có kinh nghiệm nên tự ti, chưa mạnh dạn nghiên cứu để áp dụng vào bài giảng.
- Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng Internet chưa được các trường mầm non thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu.
2.3. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh
Với 100% số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo. Một số giáo viên có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, sử dụng thành thạo máy vi tính có khả năng sáng tạo khi ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc giáo dục trẻ. Hầu hết giáo viên đều nhiệt tình, gắn bó với nghề, có tinh thần trách nhiệm, chấp hành kỷ luật chuyên môn tốt, có ý thức vươn lên trong công tác. 
* Mặt yếu
Một số giáo viên trình độ chuyên môn, trình độ tin học không đáp ứng yêu cầu, nắm bắt phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin còn rất nhiều hạn chế. 
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Giáo viên có tinh thần tự giác, ý thức được trách nhiệm của mình với nhà trường, với học sinh, hăng hái đi vào đổi mới và cải tiến phương pháp, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề, ham học hỏi.
Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực tổ chức chỉ đạo các hoạt động chuyên môn đi vào nề nếp, việc kiểm tra đánh giá thường xuyên thực hiện nghiêm túc, đảm bảo công bằng. Ban Giám hiệu phân công công việc cho giáo viên hợp lý, động viên khen thưởng kịp thời, hiểu rõ hoàn cảnh giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. 
Các cấp lãnh đạo, Chính quyền địa phương và Hội cha mẹ học sinh luôn quan tâm theo dõi, động viên và tạo điều kiện để nhà trường hoạt động.
Bên cạnh đó thì còn những nguyên nhân khác: Một số giáo viên lớn tuổi còn ngại khi tiếp xúc với công nghệ thông tin, ngại sử dụng bài giảng điện tử vì để có một giáo án sống động đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, hơn nữa lại phải xử lý tình huống khi bị mất điện, khi máy trục trặcMột số giáo viên trẻ nắm chưa chắc kiến thức cơ bản của bậc học nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chưa linh hoạt sáng tạo. Hơn nữa trong quá trình thiết kế giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự tìm hình ảnh phù hợp, sinh động.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
	Học sinh ở trường đa số cha mẹ làm nghề nông nên vấn đề quan tâm đến việc học của con còn hạn chế, điều kiện kinh tế còn khó khăn. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn chưa đủ máy cho tất cả các lớp. Trình độ của đội ngũ giáo viên không đồng đều nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giáo dục trẻ.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non để nâng cao chất lượng toàn diện ở trường Mầm non. Nó đòi hỏi người làm công tác quản lý ở Mầm non phải xác định được trường Mầm non là nơi truyền thụ những kiến thức khoa học đầu tiên, sơ đẳng cho thế hệ trẻ, là nơi phát triển những năng lực sáng tạo, trí tuệ thông minh của học sinh, tạo tiền đề cho sự phát triển và hình thành nhân cách của con người cho tương lai của đất nước. Từ đó có những biện pháp tác động tích cực, đúng đối tượng nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy mà người cán bộ quản lý, giáo viên Mầm non cần phải có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái "click chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Mục tiêu của các biện pháp giải pháp nhằm nâng cao công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, giáo dục trẻ để đem lại hiệu quả cao hơn.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Công tác bồi dưỡng giáo viên và nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy trong nhà trường.
Đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy trong nhà trường là một chương trình mang tính sáng tạo và tính giáo dục cao khá đa dạng về chủ đề, hình ảnh sinh động giúp các cháu hứng thú học tập, tiếp thu nhanh và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Từ đó tạo quan hệ giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với cô giáo. Tuy nhiên, để đáp ứng những nội dung yêu cầu giảng dạy theo chương trình mới, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức và óc sáng tạo trong vận dụng các hình thức phương pháp giảng dạy mới. Ứng dụng công nghệ thông tin chính là giải pháp cần thiết để thúc đẩy hoạt động nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ trong nhà trường. Giúp đội ngũ giáo viên biết cách khai thác và sử dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Trước những yêu cầu đổi mới về công tác dạy học, ban giám hiệu nhà trường đã triển khai các văn bản giúp giáo viên nắm được yêu cầu và lộ trình của ngành đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn dạy.
Tôi đã tập trung bồi dưỡng trình độ vi tính tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ 50% kinh phí cho những cán bộ, giáo viên đi học vi tính và chương trình powerpoint và nhất là tập huấn nhắc lại chương trình kidsmart, Happikids và các phần mềm khác để giúp giáo viên biết khai thác và ứng dụng các phần mềm này vào soạn dạy hàng ngày. Bước đầu, xây dựng điểm để chỉ đạo trong nhà trường. Tăng cường trang bị các điều kiện và phương tiện phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin của trường, lớp và giáo viên. Ưu tiên trang bị máy tính, máy in cho chuyên môn. Khối Lá và Lớp chồi ở phân hiệu chính đều đủ máy cho giáo viên và trẻ thực hiện
Tổ chức triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin tại trường, trọng tâm là khai thác các ý tưởng các phần mềm vui học mầm non để thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục. Những thông tin truy cập được Ban giám hiệu photo gửi cho giáo viên tham khảo, lập album theo chủ đề. Công tác chỉ đạo chuyên môn của Ban giám hiệu trường tiến hành thuận lợi hơn, giảm lao động thủ công, tiết kiệm thời gian và hiệu quả tốt hơn trước khi chưa ứng dụng công nghệ thông tin. Ngoài ra để có hình ảnh thật và gần gũi tăng phần sống động, phong phú hấp dẫn trẻ. Ban giám hiệu đã gợi ý, hướng dẫn và cùng đi với giáo viên quay, chụp các hình ảnh diễn ra hằng ngày phù hợp để đưa vào nội dung từng bài dạy.
Đầu tư các biện pháp bồi dưỡng trình độ vi tính và tay nghề cho đội ngũ, trong đó bồi dưỡng khả năng vận dụng của đội ngũ bằng nhiều hình thức. Bồi dưỡng lý thuyết kết hợp thực hành trên máy, tổ chức thảo luận, hội giảng, thao giảng để trao đổi kinh nghiệm và tháo gở khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời Ban giám hiệu dự giờ góp ý việc vận dụng của giáo viên. Kiểm tra thiết kế giáo án điện tử của giáo viên thiết lập trên máy. Nhận diện và giới thiệu các ý tưởng hay, sáng tạo của giáo viên cho đồng nghiệp học hỏi. Hướng dẫn các giáo viên ứng dụng Microsoft powerpoint để tạo ra các powerpoint đồ dùng dạy học đưa vào tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. 
Tổ chức chuyên đề thiết kế bài giảng cấp trường cho giáo viên học tập, tham gia chuyên đề các cấp, thi tiết dạy tốt, Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường bằng ứng dụng công nghệ tin.
Ngoài ra tổ chức cho cán bộ giáo viên dự giờ, tham quan học tập các trường bạn trong cụm chuyên môn để nâng cao kiến thức và học hỏi rút kinh nghiệm vận dụng vào công tác soạn dạy.
Ban giám hiệu, bộ phận văn phòng nhà trường sử dụng các phần mềm để quản lý nhân sự Pmis, phần mềm kiểm định chất lượng, phầm mềm phổ cập, phần mềm dinh dưỡng, phần mềm Emis, phần mềm lưu công văn đi đến, phần mềm kế toán Misa vào các hoạt động của nhà trường một cách có hiệu quả cao.
Biện pháp 2: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin.
Tăng cường công tác xã hội hoá để tuyên truyền hiệu quả ứng dụng các phần mềm kidsmart - happykids phần mềm khám phá khoa học về luật giao thông, sự kỳ diệu trong vòng đời phát triển của Bướm, Tạo hình : Vẽ vườn hoa mùa xuân của Bé... Nhằm giải toả các lo ngại, giúp phụ huynh an tâm cho con tham gia học các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin dạy và học, tổ chức cho phụ huynh dự các chuyên đề dạy ứng dụng công nghệ thông tin của cô, cháu thực hiện tại trường và vận động phụ huynh hổ trợ các điều kiện giúp cô và cháu thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc - nuôi dưỡng- giáo dục trẻ. Hiện nay trường đã trang bị 9 lớp, trang bị 11 máy tính có kết nối mạng internet (03 máy dùng cho văn phòng) tạo điều kiện để giáo viên truy cập, tìm tư liệu và các thông tin liên quan đến công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, và các máy vi tính đặt tại lớp được cài đặt các phần mềm Kidsmart, làm quen chữ viết, chuyện kể...để trẻ thường xuyên được cô hướng dẫn vui chơi.
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng.
 Việc lựa chọn ứng dụng chương trình dạy học Internet là phù hợp với phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Cụ thể là giáo viên linh hoạt lựa chọn nội dung trong mỗi chủ đề phù hợp với sự phát triển và hứng thú của trẻ lớp mình giảng dạy đổi mới hình thức dạy học thông qua hình thức tổ chức hoạt động vừa học vừa trải nghiệm theo nhóm, số lượng trẻ mỗi nhóm nhiều hay ít tuỳ theo đề tài dạy.
 Xây dựng môi trường giáo dục kích thích tính năng động, tích cực, giúp học sinh biết cộng tác với bạn bè để hoàn thành sản phẩm học tập, biết khi nào cần sự giúp đỡ của cô giáo, không ỷ lại và nhất nhất theo cô như trước đây. Giáo viên là người gần gũi biết được đam mê, hứng thú để thúc đẩy sự nổ lực của trẻ, thay đổi cách dạy áp đặt bắt trẻ học theo cô, hiểu theo những gì cô dạy, thay vào cách dạy mới. Cô luôn bên cạnh chia sẽ và gợi mở. Những ý tưởng hình thành kỹ năng sống tích cực cho trẻ. Điều chuyển biến rõ nét hơn là giáo viên thay đổi cách đánh giá học sinh. Không phê phán vội vàng, máy móc đồng loạt, biết luyện tập cho mình sự kiên trì, chờ đợi, khơi gợi để trẻ mạnh dạn, tự tin bộc lộ suy nghĩ của mình và có cách trả lời theo ý tưởng của riêng mình. Chẳng hạn giờ học- khám phá khoa học: Tìm hiểu về hiện tượng tự nhiên, đề tài '' về không khí '': cô cho học sinh làm các thử nghiệm như: Nhốt không khí trong túi ni lông hay vo một cục giấy cho vào ly và úp ly vào chậu nước cục giấy trong ly không ướt. Hoặc cho nước vào ly úp lên miệng ly một miếng bìa, cầm ly chúc ngược miệng ly xuống, nhưng nước không chảy ra. Sau đó cho trẻ tự phát hiện những điều kỳ diệu của không khí đối với đời sống con người. Hay cho trẻ được quan sát ''vòng đời phát triển của Bướm'' Trứng - sâu - kén - Bướm . Giáo viên đã tạo nên được những đoạn video hấp dẫn, giúp trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực và hứng thú. Cô chỉ là người gợi mở cho trẻ nói lên được hiểu biết và cùng trẻ đưa ra kết luận.
 Qua hướng dẫn kĩ năng của chương trình dạy học internet giáo viên đã được bổ sung những kiến thức cơ bản về máy tính, biết ứng dụng trình, soạn thảo văn bản, phần mềm đa phương tiện xây dựng kế hoạch giảng dạy bằng máy vi tính, sử dụng hiệu ứng kĩ thuật vi tính để khai thác thiết kế trò chơi trên máy, tạo ra các bài dạy trình chiếu, thực hành trên máy vi tính, giới thiệu nhiều hình ảnh trò chơi phong phú cho trẻ khám phá luyện tập trong giờ học, sưu tầm tư liệu, thiết kế phần mềm phục vụ chương trình giảng dạy theo 9 chủ đề giáo dục trong năm học. Từ việc đổi mới chương trình dạy học Internet ban giám hiệu nhà trường đã khai thác ứng dụng xây dựng phần quản lý giáo viên, học sinh và phần mềm theo dõi sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ.
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã tạo ra sự lôi cuốn mạnh mẽ khả năng tập trung của trẻ về bài học. Chỉ bằng một Click chuột, một thế giới mới sẽ mở ra với khá nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh, âm thanh vui nhộn, các cháu thoả thích ngắm nhìn và biểu lộ cảm xúc của mình. Từ đó các trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ, nhận biết đúng sai về những hình ảnh, đồ vật. Nếu so sánh giữa phương pháp giảng dạy truyền thống và phương pháp dạy mới có ứng dụng công nghệ thông tin thì phương pháp mới sẽ khá thú vị. Chẳng hạn với đề tài “Côn trùng”, “Gia súc gia cầm”, “những con vật sống trong rừng”, '' Các hiện tượng thiên nhiên'', '' Sự phát triển của cây ''... nếu như dạy theo phương pháp truyền thống thì giáo cụ trực quan của giáo viên là những bức tranh hoặc những đồ dùng do giáo viên tự làm để giảng dạy. Với phương pháp học truyền thống, các trẻ sẽ tiếp thu bài một cách thụ động. Tuy nhiên bằng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, hình ảnh động và thật sẽ giúp các em hứng thú và nhận biết một cách hoàn toàn chính xác đâu là con vật sống trong rừng, đâu là con vật nuôi trong nhà, đâu là con vật sống dưới nước, đâu là con vật sống trên cạn, các hiện tượng mưa, gió, lũ lụt, sấm sét, các mùa trong năm, và các giai đoạn phát triển từ hạt đến cây, qua các đoạn clip.
 Ngoài ra, giáo viên còn sử dụng phần mềm Happykid để ôn luyện cho trẻ về khả năng so sánh, phân loại và phát triển tư duy qua việc làm quen với các biểu tượng toán học, số lượng, kích thước, hình dạng, không gian Cụ thể đối với môn làm quen chữ viết, giáo viên có thể dạy trên máy vi tính như cách hướng dẫn trẻ tô chữ cho đúng phương pháp, phát âm và nhận biết chữ cái một cách chính xác... Hiện nay, một số nhà sản xuất về công nghệ thông tin đã cung ứng nhiều phần mềm để giáo viên có thể sưu tầm ứng dụng vào giảng dạy như chương trình vui học Kisdmart, Happykid, bút chì thông minh, Bé tập tô màu Từ những chương trình này, giáo viên có thể dùng làm tư liệu, hoặc khai thác các ý tưởng của các trò chơi để vận dụng vào việc tổ chức hoạt động cho trẻ hoặc làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động học tập, sinh hoạt của trẻ.
 Internet đã là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại với hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực, đặc biệt các thông tin trên đó luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ. Như vậy một vấn đề quan trọng đối với giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet. Tôi hướng dẫn giáo viên sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet như: Google hay Yahoo, hoặc các truy cập các nguồn tài nguyên phục vụ cho Giáo dục và Đào tạo như: Thư viện tư liệu giáo dục tại  (cung cấp các tư liệu giúp giáo viên sử dụng vào bài giảng) và Thư viện bài giảng điện tử tại  (cung cấp các bài giảng tham khảo có chất lượng để giáo viên học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy). Thư viện tư liệu giáo dục và Thư viện bài giảng điện tử là các hệ thống mở, không những giúp giáo viên có thể download các tư liệu dạy học và các bài giảng mẫu mà còn cho phép giáo viên có thể đưa các tư liệu và bài giảng của mình lên để chia sẻ với mọi người. Việc sử dụng các hệ thống mở như trên hiện nay đang là xu hướng tất yếu của ngành công nghệ thông tin, với những ưu điểm vượt trội là: Hoàn toàn miễn phí. Có hệ thống dữ liệu khổng lồ vì là do cộng đồng cùng xây dựng. Luôn được cập nhật thường xuyên, từng ngày, từng giờ. Nhiều tư liệu cũng như bài giảng có chất lượng cao vì được chọn lọc và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Thư viện cũng là kênh kết nối các giáo viên trên cả nước, giúp mọi người học hỏi và chia sẻ với nhau nhiều vấn đề trong công việc của mình.
Hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm, tiện ích phục vụ cho công tác giảng dạy học tập và quản lý giáo dục. Học sử dụng máy vi tính thực chất là học cách sử dụng các phần mềm vi tính. Có thể phân ra 2 loại là các phần mềm phổ thông (như soạn thảo văn bản, xử lý ảnh, bảng tính, gõ tiếng Việt, các phần mềm gửi thư điện tử...) và các phần mềm chuyên dụng, cụ thể đối với giáo viên đó là những phần mềm tạo bài giảng như Powerpoint, Violet, e-Learning
Giờ học của trẻ với ứng dụng công nghệ thông tin
 	Các phần mềm phổ thông
Các phần mềm phổ thông là bắt buộc phải sử dụng thành thạo đối với tất cả mọi người, từ cấp quản lý đến giáo viên trong nhà trường. Trong đó một số phần mềm quan trọng có thể kể ra (chủ yếu nằm trong bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office)
Microsoft Word: Phần m

Tài liệu đính kèm:

  • docxSKKN TRANG.docx