Ngay từ những ngày đầu khi có công văn của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vĩnh Yên, nhà trường đã tích cực tuyên truyền tới các bậc phụ huynh kiến thức về dịch bệnh như: cách phòng và tránh lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, hướng dẫn cách vệ sinh, khử khuẩn tại gia đình, chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng thông qua bản tin phát trên loa phát thanh của xã, thông qua trang website của nhà trường.
Chỉ đạo 100% các nhóm lớp cập nhật, trao đổi thông tin với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ hàng ngày thông qua nhóm Zalo của lớp, sau đó báo cáo về Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của nhà trường. Nhà trường cũng thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến của dịch bệnh trong nước cũng như trên thế giới gửi tới các bậc phụ huynh thông qua nhóm Zalo của từng nhóm lớp để giúp các bậc phụ huynh nắm bắt thông tin kịp thời, tránh tình trạng hoang mang, lo lắng thái quá. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng của mỗi phụ huynh.
Và cũng trong thời gian này, nhà trường đã phối hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh như: tập huấn về các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phát tờ rơi tận tay các phụ huynh để tuyên truyền.
Để đón trẻ quay trở lại trường sau khi nghỉ dịch, nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện an toàn giúp phụ huynh yên tâm như: phun khử trùng, vệ sinh toàn bộ các khu vực trong và ngoài nhà trường, trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng, nước sát khuẩn, máy đo thân nhiệt, khẩu trang cho trẻ. Hàng ngày cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế phối hợp với đại diện phụ huynh các lớp tổ chức đón và trả trẻ an toàn, tránh lây nhiễm, kiểm tra thân nhiệt cho trẻ trước khi vào lớp.
tình trạng dinh dưỡng của trẻ qua việc cân, đo, lập biểu đồ theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ tăng trường 3 lần/năm. Kết quả khám sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng được thông báo trên bảng tin của lớp và được gửi tới từng phụ huynh. - Xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì cho trẻ. Đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của trẻ và chế độ vận động hợp lý. - Xây dựng thực đơn phù hợp với điều kiện kinh tế của nhân dân trên địa bàn, phù hợp theo mùa, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cung cấp cho trẻ. Điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phải đặt lên hàng đầu, bếp ăn được thực hiện theo quy trình bếp 1 chiều. Thành lập Ban kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất bếp ăn và bữa ăn của trẻ, trong đó có Ban đại diện phụ huynh của các lớp tham gia kiểm tra, theo dõi và giám sát. - Vận động các bậc phụ huynh tăng mức tiền ăn cho trẻ/ngày để giúp trẻ có bữa ăn chất lượng và phong phú hơn; chú trọng tới bữa sáng của trẻ khi ở nhà, không cho trẻ ăn quà vặt hoặc những thức ăn không tốt cho sức khỏe. - Tổ chức các chuyên đề, diễn đàn có mời các bậc phụ huynh tham gia về phòng chống tai nạn thương tích, một số bệnh thường gặp, giáo dục về sức khỏe giới tính, giáo dục an toàn giao thông... - Tập huấn cho giáo viên phương pháp tổ chức ăn, tổ chức ngủ, tổ chức vệ sinh cho trẻ theo khoa học; cách xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp, phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm để phụ huynh yên tâm. Hàng ngày những trẻ gửi thuốc uống được ghi chép vào sổ theo dõi và có chữ ký của phụ huynh. - Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường an toàn về thể lực sức khỏe cũng như an toàn về tâm lí cho trẻ. Giành thời gian tiếp xúc với trẻ, tạo không khí thân mật như ở gia đình, tạo cảm giác yên ổn cho trẻ khi ở trường mầm non, trẻ tin tưởng rằng cô yêu trẻ. Tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ. Đặc biệt quan tâm chăm sóc các trẻ mới đến lớp và các trẻ có nhu cầu đặc biệt. Đặc biệt, hiện nay trên toàn thế giới nói chung và nước Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với Đại dịch COVID-19 do virus SARS- CoV-2 gây ra. Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nhận định được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong các nhà trường, trường mầm non Thanh Trù đã cho học sinh nghỉ học theo sự chỉ đạo của ngành. Ngay từ những ngày đầu khi có công văn của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vĩnh Yên, nhà trường đã tích cực tuyên truyền tới các bậc phụ huynh kiến thức về dịch bệnh như: cách phòng và tránh lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, hướng dẫn cách vệ sinh, khử khuẩn tại gia đình, chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng thông qua bản tin phát trên loa phát thanh của xã, thông qua trang website của nhà trường. Chỉ đạo 100% các nhóm lớp cập nhật, trao đổi thông tin với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ hàng ngày thông qua nhóm Zalo của lớp, sau đó báo cáo về Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của nhà trường. Nhà trường cũng thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến của dịch bệnh trong nước cũng như trên thế giới gửi tới các bậc phụ huynh thông qua nhóm Zalo của từng nhóm lớp để giúp các bậc phụ huynh nắm bắt thông tin kịp thời, tránh tình trạng hoang mang, lo lắng thái quá. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng của mỗi phụ huynh. Và cũng trong thời gian này, nhà trường đã phối hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh như: tập huấn về các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phát tờ rơi tận tay các phụ huynh để tuyên truyền. Để đón trẻ quay trở lại trường sau khi nghỉ dịch, nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện an toàn giúp phụ huynh yên tâm như: phun khử trùng, vệ sinh toàn bộ các khu vực trong và ngoài nhà trường, trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng, nước sát khuẩn, máy đo thân nhiệt, khẩu trang cho trẻ. Hàng ngày cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế phối hợp với đại diện phụ huynh các lớp tổ chức đón và trả trẻ an toàn, tránh lây nhiễm, kiểm tra thân nhiệt cho trẻ trước khi vào lớp. 7.3.3. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình thực hiện chương trình giáo dục trẻ. Để giúp trẻ đạt được mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời, ngay từ đầu năm học nhà trường đã mời phụ huynh tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của nhóm lớp. Việc nhà trường yêu cầu phụ huynh tham gia vào kế hoạch hoạt động của mình không chỉ mang tính chất thông báo mà quan trọng hơn là coi cha mẹ học sinh như một “kênh” thông tin hữu hiệu để giúp nhà trường có thêm những ý tưởng hay, cách làm mới trong các hoạt động của mình. Kế hoạch giáo dục trẻ từng độ tuổi, từng nhóm lớp theo chủ đề được thông báo trên bảng tin của lớp kèm theo yêu cầu phối hợp đối với phụ huynh. Các bậc phụ huynh sẽ biết được hôm nay các con học gì, chơi gì và cần làm gì để giúp con học mà chơi, chơi mà học. Ví dụ: Trong tuần 3 của tháng 10, trẻ học chủ đề “Những người thân trong gia đình bé”, nội dung gia đình cần phối hợp với nhà trường khi về nhà là: cho trẻ đọc lại bài thơ “Lấy tăm cho bà”, cho trẻ hát nhiều lần bài “Cả nhà thương nhau”, cho trẻ đem tới lớp những tấm ảnh chụp của gia đình, ủng hộ lớp nguyên vật liệu tái sử dụng để làm đồ chơi...Với những phụ huynh ít có thời gian đưa, đón con đến lớp, nhà trường chỉ đạo giáo viên chụp lại nội dung các bài thơ, câu chuyện, ghi chép lại những trò chơi, những chữ cái trẻ đã học ở lớp...gửi qua Zalo cho phụ huynh. Ngoài việc thông báo tới các bậc phụ huynh các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ hàng ngày, nhà trường xây dựng các chuyên đề giáo dục như: “Giáo dục kĩ năng sống”, “Giáo dục an toàn giao thông”, “Giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả”,... để mời phụ huynh tham gia giúp cho các bậc phụ huynh hiểu được trẻ em đến trường ngoài việc được các cô chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ, các con còn được tham gia rất nhiều các hoạt động khác nhau giống như một “xã hội thu nhỏ”. Bên cạnh đó, sự góp mặt của các bậc phụ huynh trong các hoạt động ngày hội ngày lễ của trẻ như: Ngày hội đến trường của bé, ngày Tết trung thu, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Tết thiếu nhi 1/6; các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo...là điều hết sức quan trọng, tạo được sự gắn kết mật thiết hơn giữa nhà trường và gia đình trẻ. Mặt khác, nhà trường cần phải coi trọng việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Đối với trẻ mầm non, vấn đề phát hiện sớm sự phát triển không bình thường là cực kì quan trọng. Bởi vì chính nhờ có sự phát hiện sớm mà nhiều khuyết tất của trẻ có thể được bù đắp và thích nghi, có khi tiến tới bình thường nếu được giúp đỡ kịp thời và đúng đắn. Nhà trường cần cung cấp hoặc giới thiệu cho các bậc cha mẹ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ, và những vấn đề cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm. Bên cạnh việc đảm bảo sức khỏe cho trẻ mầm non trong mùa dịch COVID -19, thì đảm bảo về nhu cầu học tập và phát triển của trẻ cũng vô cùng quan trọng. Chính vì vậy nhà trường đã chỉ đạo 100% giáo viên làm tốt công tác phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ đó là quay video các hoạt động hướng dẫn trẻ các kỹ năng biết cách phòng chống dịch, tự phục vụ, các vận động theo từng độ tuổi, hướng dẫn trẻ kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay khô, kỹ năng đeo khẩu trang, kỹ năng xử lý khi bị ho, kỹ năng cầm thìa xúc, kỹ năng rót nước, kỹ năng gấp quần áo, tránh tiếp xúc với người lạ, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và trao đổi với phụ huynh về cách hướng dẫn dạy trẻ tại nhà. Nắm bắt được tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời gian trẻ tạm nghỉ tiếp tục kéo dài, nhà trường đã chủ động chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung ôn luyện và hướng dẫn bài mới cho trẻ dưới hình thức quay video, bài giảng các hoạt động như: Làm quen với toán, làm quen chữ viết, tạo hình, văn học, khám phá..., các kỹ năng phù hợp với từng độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách để gửi vào nhóm Zalo của lớp. Bên cạnh đó, giáo viên kết nối với phụ huynh trao đổi cách dạy trẻ, củng cố kiến thức và kỹ năng cho trẻ. Đặc biệt là phối hợp tốt với cha mẹ trẻ khi trẻ nghỉ học, chăm sóc tại gia đình an toàn, hướng dẫn và trao đổi với phụ huynh về thời gian học, chơi, ăn, ngủ, theo đúng chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ mầm non, cùng với phụ huynh hướng dẫn trẻ tham gia bài học cùng cô qua nhiều kênh thông tin như hệ thống tin nhắn mạng Zalo, trên truyền hình kênh VTV7, Chương trình Tầm Vóc Việt trên VTV1, hướng dẫn các trò chơi và nhiều hình thức khác nhau để dạy trẻ. 7.3.4. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc - giáo trẻ. Nhà trường đã mời các bậc phụ huynh tham gia cùng với Ban giám hiệu, giáo viên các nhóm lớp kiểm tra đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục như: - Theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất thường...của trẻ diễn ra hàng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ. - Các bậc phụ huynh tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ. Đề xuất với nhà trường hướng dẫn các bậc cha mẹ trẻ thực hiện việc chăm sóc - giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn. - Các bậc phụ huynh đóng góp ý kiến về các mặt như: môi trường trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của nhóm lớp...Thái độ, tác phong, hành vi ứng xử...của giáo viên và nhân viên trong trường với trẻ. Những ý kiến đóng góp, nhận xét, đánh giá của các bậc phụ huynh được nhà trường tiếp thu thông qua sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trườn
Tài liệu đính kèm: