SKKN Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

SKKN Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

Hằng ngày giáo viên không hiếm khi bắt gặp và phải xử lí học sinh hút thuốc lá, lúc này người GV phải làm gì để giải quyết tình huống đó? Bản thân tôi đã gặp trường hợp như sau:

VD3: Em T.V.B là một học sinh lười học và có biểu hiện nghiệm thuốc lá, em thường tụ tập, rủ rê một số bạn trong lớp hút thuốc vào những giờ ra chơi. Một lần vào tiết chào cờ đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm bắt quả tang T.V.B trốn trong lớp để hút thuốc. Nếu gặp tình huống trên bạn sẽ giải quyết thế nào?

Gặp trường hợp này chúng ta nên bình tĩnh, vì nếu không khéo léo bạn sẽ dễ dàng xúc phạm, kích động đến học sinh. Hơn nữa đây là một học sinh cá biệt, sẽ có nguy cơ bỏ học nếu chúng ta không khéo léo trong việc xử lí giáo dục các em.

Tục ngữ có câu: “Lạt mềm buộc chặt”. Trước tiên giáo viên chủ nhiệm vờ như chưa phát hiện ra học sinh hút thuốc, nhẹ nhàng đến gần học sinh và hỏi: Sao em không xuống chào cờ cùng các bạn? em bị ốm à? Chắc chắn em này sẽ rất lúng túng trước thái độ ân cần của giáo viên chủ nhiệm. Sau đó ta sẽ tiếp tục: Ồ! Em hút thuốc à? Em hút từ bao giờ vậy? Thầy nghĩ đây là thói quen em nên bỏ với các lí do: Hút thuốc rất có hại cho sức khỏe và hao tốn tiền của, em còn bị phê bình, thậm chí còn bị nhà trường kỉ luật nếu ban nề nếp hoặc đội cờ đỏ phát hiện ra. Việc làm của T.V.B hôm nay coi như chỉ mình Thầy và em biết nhưng với điều kiện em hứa với Thầy sẽ không được tái phạm nữa nhé!

 

doc 29 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1845Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sai trái. Người khác chỉ có thể nể phục khi em trở thành một học sinh ngoan, biết vâng lời và có nhiều thành tích trong học tập.
+ Với những trường hợp cá biệt, có những hành vi cứng đầu, khó bảo, giáo viên chủ nhiệm phải có sự phối hợp với gia đình học sinh, ban nề nếp và nhà trường có biện pháp giáo dục tốt nhất.
+ Việc cai nghiện game không phải dễ, chính vì vậy giáo viên phải kiên trì, thường xuyên giám sát và nhắc nhở các em kịp thời. Gia đình phải quản lý giờ giấc của con em tối đa, không cho các em bất cứ khoản tiền tiêu vặt nào.
Học sinh là lứa tuổi tò mò, hiếu động, thích khám phá, tìm hiểu, chưa phân biệt nổi đúng sai nên dễ dàng trở thành đối tượng tấn công của các tệ nạn xã hội. Học sinh thường bắt trước những điều mắt thấy tai nghe ngoài đời hay nhìn thấy trên phim ảnh, sách báo mà không qua phân tích, nhận xét đó là tốt hay là xấu. Thấy các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ sành điệu, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút thử, hít thử “cho biết cảm giác lạ”, một lần, hai lần thế là thích, là thèm, thiếu không chịu được, riết rồi nghiện lúc nào không hay.
Chính vì vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng. Giáo viên cần phân tích để các em hiểu tác hại của thuốc lá, ma túyĐây là những chất gây nghiện, nó có thể làm tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Bố mẹ bất hòa, hay cãi vả, đánh nhau, li hôn, bỏ bê con cái cũng là nguyên nhân khiến các em sa chân vào tệ nạn. Nhiều em phải sống với ông bà, anh chịvv..v. không ai chăm sóc, dạy dỗ nên dễ dàng bị kẻ xấu rủ rê, lợi dụng.
Đối với những trường hợp này giáo viên chủ nhiệm cần gần gũi quan tâm đến các em nhiều hơn. Trao đổi với nhà trường, các tổ chức đoàn thể để có những chế độ miễn giảm, hỗ trợ về mặt vật chất để động viên kịp thời.
Việc phối hợp của chính quyền địa phương với nhà trường với gia đình và xã hội trong việc quản lý học sinh, đảm bảo môi trường an ninh cho học tập cũng như rèn luyện chưa thật chặt chẽ. Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đã có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Tham mưu với nhà trường tổ chức các chuyên đề về tác hại của tệ nạn xã hội đối với học sinh để các em có nhận thức đúngs đắn hơn và kịp thời tránh xa các tệ nạn đang đe dọa tương lai và cuộc sống của các em.
+ Tăng cường công tác phối hợp để xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực
Nhà trường cần nắm bắt được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn học đường thông qua giáo viên chủ nhiệm để phối hợp với đoàn đội tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tuyên truyền giáo dục kĩ năng sống, phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào trong trường học, tham mưu với nhà trường nên tổ chức một số kì thi tìm hiểu về ma túy học đường, bạo lực học đường bằng hình thức làm bài thi viết hoặc vẽ tranh, thi hùng biện
Đoàn đội cần phát huy vai trò, thế mạnh của đội cờ đỏ, đội xung kích và ban nề nếp để ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm nội quy, hạn chế sự gia tăng tệ nạn xã hôi trong trường học hiện nay.
Giáo viên chủ nhiệm phát huy có hiệu quả hơn các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt lớp bằng hình thức khác nhau để tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn lớp, truyền sự hăng say đến từng em học sinh.
Bước 4: Thực hiện giải quyết vi phạm đạo đức của học sinh.
Ưu tiên hàng đầu là cá nhân giáo viên chủ nhiệm thực hiện các biện pháp với học sinh mà chưa để những người khác biết. Mục đích là học sinh sẽ dễ dàng vượt qua trở ngại về mặt tâm lí (càng nhiều người biết vi phạm của mình thì các em càng thấy tự ti, ngại ngùng, ương bướng, )
Tùy vào mức độ, tính chất của vi phạm, GVCN phối hợp chặt chẽ với BGH nhà trường, các đoàn thể trong nhà trường, cha mẹ học sinh của lớp, đặc biệt là Đoàn TNCS HCM và Đội TNTP HCM trong các quá trình xử lý vi phạm đạo đức của học sinh để đạt hiểu quả tốt nhất.
Mỗi biện pháp khi áp dụng có thể chưa mang hiệu quả tức thì, GV/tổ chức
tham gia cần thực hiện nhiều lần, thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần).
Bước 5: Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm quá trình xử lý.
Nhìn nhận, đánh giá chính xác những vấn đề đã giải quyết được, những vấn đề chưa giải quyết được để rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Những nội dung cần quan tâm để rút kinh nghiệm:
- Ảnh hưởng của môi trường đến học sinh (hoàn cảnh gia đình, bạn bè)
- Vai trò của giáo viên, đoàn-đội, Ban Đại diện CMHS lớp đối với sự phát triển nhân cách của HS.
- Vai trò của Ban giám hiệu, chính quyền địa phương trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS.
- Sự phù hợp của các biện pháp khi áp dụng đối với các đối tượng/tình huống giáo dục đạo đức.
GVCN có thể sử dụng sổ ghi chép hoặc tính năng lưu trữ của công nghệ thông tin (máy tính, điện thoại thông minh) để ghi chép, rút kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận cùng đồng nghiệp.
* Một số trường hợp cụ thể đã được áp dụng trong công tác chủ nhiệm và giảng dạy tại trường THCS Lương Thế Vinh. Như chúng ta đã đề cập ở trên, từ những bất cập trong nhận thức của gia đình học sinh, khó khăn trong cuộc sống và những đổi thay của xã hội đã tác động đến nhận thức của học sinh là nguyên nhân nảy sinh những vấn nạn xã hội trong trường. Hôm nay tôi xin trao đổi một số vấn đề cụ thể như sau:
b.1. Vi phạm về trang phục(Như nhuộm tóc, mặc quần Jean, váy ngắn)
Đồng phục trường THCS 
Lương Thế Vinh
Trang phục học sinh trường THCS Lương Thế Vinh đi học phụ đạo của HS lớp 8 ngày 20/03/2017
Ông cha ta đã thường dạy rằng: “Nhìn mặt mà bắt hàng dong”, từ đó đủ thấy tầm quan trọng của bộ trang phục đối với chúng ta. Cách ăn mặc cũng chính là cách mỗi người tự giới thiệu về bản thân mình với những người xung quanh. Rèn luyện sự chỉn chu, cẩn thận trong lựa chọn trang phục lại càng cần thiết và có ý nghĩa hơn với những học sinh trung học cơ sở - lứa tuổi vẫn còn đang cắp sách tới trường.
Cách ăn mặc của học sinh ngày nay vô cùng phong phú, muôn màu muôn vẻ. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận rằng, phù hợp nhất khi tới trường có lẽ chỉ có bộ đồng phục mà thôi. Ngoài vẻ đẹp giản dị, thường mang màu trắng tựa như sự hồn nhiên, trong trắng phù hợp với lứa tuổi học trò, bộ đồng phục còn xóa nhòa đi ranh giới giữa giàu nghèo, sang hèn, khiến cho mọi người đều hòa đồng, bình đẳng như nhau. Không chỉ vậy, mỗi khi nhìn thấy tấm phù hiệu trên tay áo, chắc hẳn bạn còn thấy gắn bó, tự hào về ngôi trường của mình nữa đúng không? Ấy thế mà, nhiều bạn lại coi đồng phục chỉ là bắt buộc, không tự giác mặc dẫn tới vi phạm nội quy. Tệ hơn nữa, có bạn lại cố gắng “cách tân” bộ đồng phục như mang cạp trễ, quần bó, áo chẽn,... làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết của bộ trang phục này. 
Mặc dù nhà trường đã ban hành nội quy, quy định về trang phục của học sinh khi đến trường. Nhưng không chỉ vậy, ngoài giờ học, nhiều bạn còn chạy theo các mốt hàng hiệu. Mỗi khi xã hội theo một trào lưu mới thì bạn cũng diện một bộ cánh mới cho phù hợp với “thị trường”. Không quá khó để bắt gặp hình ảnh các em nữ sinh cả bậc THPT và THCS với nét mặt non nớt được tô vẽ cầu kỳ từ môi, mắt, chân mày, thậm chí tóc uốn xoăn, nối mi giả đến trường. Nhiều bạn còn sơn móng tay, móng chân với những màu sắc loè loẹt, cầu kỳ. 
VD1: Đ.T.A là một học sinh nữ tại lớp 8A4 trường THCS Lương Thế Vinh (Lớp tôi chủ nhiệm). Em rất thích sơn móng tay, mặc váy ngắn( Váy trang phục của trường nhưng may ngắn hơn), tô son khi đến lớp...vv..v. Và tiết chào cờ đầu tháng 10 năm 2017 tình cờ em bị nhắc nhở trong tiết chào cờ khi gây mất trật tự, e đứng dậy với chiếc váy ngắn, đôi bàn tay sơn đỏ, tóc thì nhuộm hoe hoe và bị Cô Hiệu trưởng nhắc nhở về trang phục. Giao lại cho GVCN lớp xử lý( Ngày thứ 6 tiết sinh hoạt lớp, A chưa nhuộm tóc, sơn móng tayvv.v). Nếu gặp tình huống trên bạn sẽ giải quyết thế nào?
Tôi là một GVCN của lớp sau khi tiếp thu ý kiến của BGH nhà trường, đã phối hợp với hội trưởng hội phụ huynh để tìm nguyên nhân, lý do vì sao trong thời gian ngắn (Trong 2 ngày thứ 7 và chủ nhật) em A lại có những thay đổi dẫn đến vi phạm nội quy nhà trường như thế. 
Sau khi tìm hiểu tôi được biết vì A sống xa Bố Mẹ (Đi làm xa ở Bảo Lộc, Lâm Đồng) ở cùng bác ruột, vào chiều thứ 6 Bố mẹ e có về thăm em và cho em 150 nghìn tiền tiêu vặt, vì đua đòi theo bạn nên trong hai ngày thứ 7 và chủ nhật e đã cùng với chị họ tên B đi nhuộm tóc và sơn móng tay, chính vì thế mới để xảy ra tình trạng như hiện tại.
Đầu tiên tôi không tỏ ra gay gắt với học sinh, mà còn tỏ thái độ gần gũi hơn với em. Sau đó tôi đứng vai trò như một người thân trong gia đình để giúp em dễ dàng tâm sự, giải bày quan điểm của mình.
Tiếp theo tôi phân tích cho em hiểu: Việc em thay đổi một chút về hình thức trông cũng rất xinh. Tuy nhiên chưa thật phù hợp với lứa tuổi học trò, mặt khác thầy tin chắc rằng với hình thức như hiện tại em sẽ không thấy tự tin khi xuất hiện trước bạn bè, thầy cô đúng không.
Tôi đã phối hợp với đại diện cha me học sinh của lớp có những lời khuyên chính đáng để em thay đổi và không tái phạm trong những lần tiếp theo. Ngoài việc nhắc nhở các em chấp hành nội quy của nhà trường, các bậc phụ huynh nên giáo dục các em có ý thức hơn trong việc làm đẹp bởi lứa tuổi học sinh quan trọng nhất là trang phục chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng khi đến trường. Bên cạnh đó, phụ huynh không nên chiều theo mọi đòi hỏi, sở thích của con em mình, nên phân tích những tác hại có thể ảnh hưởng về mặt thể chất và học tập khi các em quá quan tâm đến vẻ bề ngoài, tránh những hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng đến tương lai các em.
b.2. Nói tục, chửi bậy
Nói tục chửi bậy là một biểu hiện trong giao tiếp của mỗi con người. Sự tương tác qua lại với nhau bằng ngôn ngữ nhưng không lịch sự, thô lỗ, không có văn hóa. Có thể đó chỉ là lời nói đối với họ là chuyện bình thường nhưng ở trong mối quan hệ giao tiếp thì nó không phù hợp. Hiện tượng nói tục chửi bậy hiện nay diễn ra rất nhiều, ở nhiều lứa tuổi, nhưng tập trung ở lứa tuổi học sinh, thanh niên. Bởi rằng ở lứa tuổi này, lời ăn tiếng nói chưa được rèn giũa, chưa có chừng mực, cách ứng xử chưa được khéo léo dẫn đến nói tục, chửi bậy nhau. Nhiều người xem nói tục chửi bậy chỉ là câu ‘chửi thề” rất bình thường. Những lời nói đó sẽ trở thành thói quen, câu cửa miệng mỗi khi cất tiếng nói. Một khi đã là thói quen thì sẽ rất khó bỏ, ăn sâu vào tiềm thức. Người ta vẫn nói “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Đó đều là những câu nói khuyên nhủ chúng ta nên lịch sự trong giao tiếp để có thể tạo môi trường lành mạnh, trong sáng nhất.
Việc nói tục trong nhà trường sẽ khiến thầy cô giáo bực mình, bạn bè bưc xúc. Đây là lỗi vi phạm phổ biến trong các lớp học hiện nay không chỉ đối với các em học sinh hư hỏng, mà đối với các em chăm ngoan, học giỏi vẫn còn xuất hiện và đặc biệt là đối với các bạn nữ nổi tiếng là hiền lành, học giỏi.
VD2: Trong tiết vật lý, tiến hành thí nghiệm về lực đẩy Acsimét trong Vật Lý 8, Tôi là giáo viên đứng lớp giảng dạy, sau khi các em báo cáo kết quả thí nghiệm, tôi tiến hành giải thích các khúc mắc của các e trong quá trình làm thí nghiệm. Tổ 2 vì một số lý do nên điểm thấp nhất, sau khi tôi đọc tổ 2 được 6,5 điểm “Chợt đâu đó vang lên một tiếng “” rất to và âm thanh đó làm các bạn trong lớp bật cười. 
Trong trường hợp này chúng ta nên bình tĩnh xác định học sinh nào đã phát ngôn như vậy, sau đó tiếp tục dạy học như bình thường, tiếp tục nhận xét và thông báo điểm cho tổ 3 và 4. Sau đó mời em học sinh vi phạm ở lại gặp sau khi hết tiết.
Sau khi trao đổi với em N.T.T vì sao trong tiết dạy em lại hô to câu nói “Á ĐÙ” thì tôi được biết đó là một câu cửa miệng hàng ngày, trong lúc thầy đang nhận xét về kết quả thí nghiệm của tổ, N.T.T không chú ý, chỉ nghe thông báo điểm về tổ mình nên em thấy ngạc nhiên và buột miệng ra cấu nói như vậy, đây cũng chính là một đặc trưng của người dân trên địa bàn Thôn Quỳnh tân, vì trong giao tiếp hàng ngày một bộ phận không nhỏ người dân (Kể cả người lớn tuổi) vẫn nói tục chửi bậy. 
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, tôi đã ân cần khuyên bảo em vì là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hãy lựa chọn những cái hay, đẹp, cái văn minh lịch sự để học tập. Vì sau này đối với người trưởng thành thì lời ăn tiếng nói vô cùng quan trọng. Người ngoài sẽ đánh giá phẩm chất của bạn qua cách ứng xử, qua lời ăn tiếng nói hằng ngày đó. Bên cạnh đó thông báo với giáo viên chủ nhiệm lớp về tình huống vừa xảy ra để có hình thức nhắc nhở các thành viên trong lớp rút kinh ngiệm cho thời gian tiếp theo, phối hợp với Liên đội để nhắc nhở học sinh toàn trường vì một môi trường giáo dục văn minh, lịch sự đúng nghĩa với câu nói “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn”.
b.3. Nghiện thuốc lá, hút sashi, sử dụng Keo con chó, 
+ Thuốc lá
Hẳn không ai xa lạ với hình ảnh thuốc lá, thuốc lá ở nơi công cộng, ở bưu điện, tại các quán cà phê. Tuy nhiên ít ai lại nghĩ rằng trường học cũng là nơi mà thuốc lá dễ dàng xâm nhập. Tình trạng học sinh hút thuốc lá ngày càng phổ biến. Các em thường tụ tập ở một nơi nào đó kín đáo để hút trộm thuốc. Làn khói thuốc đã len lỏi vào học đường. Mặc dù tác hại về sức khoẻ do hút thuốc lá và khói thuốc gây ra đã được cảnh báo liên tục, nhưng tình trạng hút thuốc ở thanh thiếu niên hiện nay, đặc biệt là học sinh đang có chiều hướng gia tăng. Các em rất dễ dàng mua thuốc lá ở bất cứ chỗ nào tại các thành thị, vùng nông thôn. Vì hệ thống bán hàng và phân phối sản phẩm, đặc biệt là việc bán lẻ ở các quán cà phê, các tiệm và các tủ thuốc lá ở ven đường ngày càng phổ biến. Ngoài ra, pháp luật chỉ buộc nhà sản xuất phải ghi dòng chữ “Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” lên bao thuốc, chứ pháp luật chưa có quy định về độ tuổi bao nhiêu mới được mua thuốc lá và người bán có trách nhiệm từ chối việc bán thuốc cho đối tượng là học sinh. Chính vì thế, để mua được thuốc lá đối với các em là không khó. 
Hằng ngày giáo viên không hiếm khi bắt gặp và phải xử lí học sinh hút thuốc lá, lúc này người GV phải làm gì để giải quyết tình huống đó? Bản thân tôi đã gặp trường hợp như sau:
VD3: Em T.V.B là một học sinh lười học và có biểu hiện nghiệm thuốc lá, em thường tụ tập, rủ rê một số bạn trong lớp hút thuốc vào những giờ ra chơi. Một lần vào tiết chào cờ đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm bắt quả tang T.V.B trốn trong lớp để hút thuốc. Nếu gặp tình huống trên bạn sẽ giải quyết thế nào?
Gặp trường hợp này chúng ta nên bình tĩnh, vì nếu không khéo léo bạn sẽ dễ dàng xúc phạm, kích động đến học sinh. Hơn nữa đây là một học sinh cá biệt, sẽ có nguy cơ bỏ học nếu chúng ta không khéo léo trong việc xử lí giáo dục các em. 
Tục ngữ có câu: “Lạt mềm buộc chặt”. Trước tiên giáo viên chủ nhiệm vờ như chưa phát hiện ra học sinh hút thuốc, nhẹ nhàng đến gần học sinh và hỏi: Sao em không xuống chào cờ cùng các bạn? em bị ốm à? Chắc chắn em này sẽ rất lúng túng trước thái độ ân cần của giáo viên chủ nhiệm. Sau đó ta sẽ tiếp tục: Ồ! Em hút thuốc à? Em hút từ bao giờ vậy? Thầy nghĩ đây là thói quen em nên bỏ với các lí do: Hút thuốc rất có hại cho sức khỏe và hao tốn tiền của, em còn bị phê bình, thậm chí còn bị nhà trường kỉ luật nếu ban nề nếp hoặc đội cờ đỏ phát hiện ra. Việc làm của T.V.B hôm nay coi như chỉ mình Thầy và em biết nhưng với điều kiện em hứa với Thầy sẽ không được tái phạm nữa nhé!
Nếu bằng sự nhẹ nhàng, ân cần của mình nhưng học sinh chỉ hứa suông, vẫn tiếp tục hút thuốc thì làm thế nào? 
Chúng ta thông báo cho gia đình học sinh để gia đình thường xuyên quan tâm, quản lý chặt chẽ trong sinh hoạt hàng ngày của con cái về thời gian và các mối quan hệ bạn bè, không cho các em sử dụng tiền vào các mục đích khác để mua thuốc lá.
Lập biên bản gửi về ban nề nếp, nhà trường để cùng phối hợp giáo dục các em, ngăn chặn kịp thời tình trạng hút thuốc lá.
Để hạn chế tình trạng học sinh hút thuốc lá giáo viên tổ chức trao đổi về tác hại của thuốc lá (thông qua các tiết sinh hoạt lớp), phát động học sinh viết bài tham luận hoặc vẽ tranh tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, hướng đến những hình ảnh về lối sống khoẻ mạnh và tích cực thu hút các em tham gia. 
Đối với nhà trường, đoàn thể, cần đưa nội dung tuyên truyền phòng chống hút thuốc lá vào trường phổ thông, cần lồng ghép giáo dục phòng chống hút thuốc lá thông qua các môn học có liên quan (sinh học , ngữ văn). Trang bị cho học sinh các kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc từ bạn bè hoặc những người xung quanh. Vận động các em nói không với thuốc lá ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
	+ Sử dụng một số chất gây nghiện (Sisha, bóng cười, keo con chó,)
Tâm lý học sinh ở lứa tuổi này thường dễ bị kích động, thích thể hiện mình trước đám đông, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn XH nếu như không phát hiện và xử lý kịp thời. Khi gặp tình huống trên là GVCN tôi sẽ xử lý như sau:
Bình tĩnh, không nóng vội tiến hành thu thập thêm thông tin qua các em học sinh trong lớp, qua bảo vệ trường, qua ban nề nếp để hiểu thêm về sự việc trên, đồng thời điểm lại quá trình học tập, rèn luyện và các biểu hiện sinh hoạt của học sinh trong thời gian qua ở trường.
 Gặp gia đình để tìm hiểu, khai thác thêm thông tin và những biểu hiện của học sinh ở nhà như: Thời gian học sinh hay vắng nhà, các mối quan hệ bạn bè của học sinh gần đây...
 Gặp riêng học sinh, đầu tiên tạo sự gần gủi, thân thiện, cởi mở để xóa khoảng cách cô -trò. Tạo cho học sinh niềm tin bằng cách khen học sinh có tiến bộ về một mặt nào đó, sau đó cho học sinh biết một vài thông tin mà mình vừa thu thập được. Gợi mở để học sinh nói lên quan điểm của bản thân về việc sử dụng chất gây nghiện là đúng hay sai ? nguyên nhân ?
 	Giáo viên phân tích cho học sinh hiểu những tác hại khi sử dụng chất gây nghiện và yêu cầu học sinh từ bỏ khi chưa quá muộn: Thầy hy vọng rằng em sẽ nhận thức được vấn đề này và càng tin rằng em sẽ từ bỏ được việc hút Sisha.
 	Giáo viên chủ nhiệm gặp gia đình, trao đổi nội dung trên và những thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng chất gây nghiện, yêu cầu gia đình quan tâm đến hs, phối hợp với GVCN để giáo dục học sinh.
 	Giáo viên trao đổi với một số học sinh ngoan trong lớp, gần gũi động viên, rủ bạn chơi các trò chơi vui nhộn để quên đi cảm giác thèm thuốc. Đồng thời GVCN phân công cho em trách nhiệm quản lý nề nếp lớp, quản lý ANTT trường học.... tạo mọi điều kiện giúp em hòa nhập với lớp, hồn nhiên với lứa tuổi vốn có của mình.
Các nhà trường kết hợp các cơ sở giáo dục khác phải tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý trong nhà trường, bằng việc lồng ghép vào chương trìnhhọc để cho học sinh hiện nay hiểu rõ về tác hại và hiểm hoạ của ma tuý. 
 Tổ chức việc giáo dục pháp luật về phòng chống ma tuý để học sinh hiểu rõ chính sách pháp luật của Nhà nước về việc xử lí những hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý. Giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh không tham gia vào các tệ nạn xã hội.
 Quản lí chặt chẽ, ngăn chặn học sinh không để họ tham gia vào. Thường xuyên phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền kiến thức về ma túy. Đồng thời ngăn chặn tình trạng nghiện ma tuý trong môi trường giáo dục.
b.4. Gây gổ, đánh nhau
Hằng ngày, cuộc sống vẫn tiếp diễn và trái đất vẫn quay như quy luật của nó. Và trong nhịp thở hối hả của cuộc sống, có khi nào, mỗi chúng ta ngoảnh lại nhìn hay sống chậm lại để nghĩ về những điều đang diễn ra xung quanh? Đối với những người làm trong ngành giáo dục hẳn không ai có thể không trăn trở về vấn nạn bạo lực diễn ra trong trường học. 
Bạo lực học đường từ đâu tới? Câu hỏi này có rất nhiều người trả lời được nhưng lại có rất ít người trả lời chính xác và đầy đủ nhất. Với một khái niệm như thế này, biết trả lời như thế nào mới là đúng và đủ? Bạo lực học đường thường diễn ra khi có mâu thuẫn (lớn hoặc nhỏ) giữa giáo viên với học sinh hay giữa học sinh với nhau. Nhưng hầu hết các vụ bạo lực học đường hiện nay xảy ra đều là do xô xát giữa các học sinh này với nhóm học sinh khác. Từ những xích mích mà các bạn cho là lớn như “cướp người yêu của nhau”, “ làm bẽ mặt các bậc anh chị” cho đến những việc nhỏ bằng đầu tăm như “nhìn đểu”, “vênh” hoặc chỉ vì một trò đùa ngổ nghịch thường ngày đều được lấy ra để lí giải cho hành động đánh bạn.
- VD4: Vì một vài xích mích nhỏ, N.T.P (8A1) thuê L.V.Đ (7A5) đánh bạn N.V.Q lớp 8A3, nếu hoàn thành niệm vụ sẽ trả 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - Chủ nhiệm Sơn.doc