SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với văn học ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với văn học ở trường mầm non

Một số hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ.

Để tìm được cách vào bài gây hứng thú cho trẻ đòi hỏi người giáo viên ngoài lòng yêu nghề, mến trẻ cần phải có năng lực sư phạm trình độ chuyên môn, hiểu tâm lý trẻ. Trong một tiêt dạy phần vào bài tuy chiếm ít thời gian nhưng lại giữ một vị trí không kém phần quan trọng.

Đối với trẻ 4 tuổi việc hiểu biết và cảm nhận được về tác phẩm văn học chủ yếu là do cô giáo truyền thụ thông qua giọng kể, cac đồ dùng trực quan cho nên cô giáo có thể dẫn dắt vào bài bằng rất nhiều hình thức khác nhau như câu đố, trò chơi dân gian, tiếng kêu, bài hát có liên quan đến chủ đề tới nội dung câu chuyện.

Cô vào bài cần gắn gọn, dí dỏm, dễ hiểu và thu hút trẻ

Sử dụng các trò chơi bài hát để vào bài như: nghe tiếng kêu đoán tên con vật, trò chơi bắt chước tiếng kêu các con vật Cô dùng hình thức cho trẻ vừa hát vừa vận động theo lời bài hát giúp trẻ vào tiết nhẹ nhàng thoải mái hơn.

Ngoài ra tôi còn sử dụng những trò chơi dân gian để vào bài cho trẻ rất thích.

Sử dụng câu đố để vào bài : trong các tiết truyện theo chủ đề tôi sử dụng các câu đố phù hợp với bài dạy để tạo sự tò mò của trẻ.

 

doc 16 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 980Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với văn học ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Với truyện kể, ta hãy giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường (khẩu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Qua tác phẩm văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt.
Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ hứng thú “đọc sách” kỹ năng đọc và kể tác phẩm.
2. Thực trạng:
Như chúng ta đã biết tác phẩm văn học thể hiện hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Bằng sức mạnh của tính hình tượng, sự biểu cảm của ngôn ngử, những hình tượng con người, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bằng ngôn ngữ đã tác động mạnh mẽ đến trẻ em. Ấn tượng trẻ thu nhận được từ tác phẩm văn học khi nghe đọc, kể tác phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển nhận thức thẩm mỹ của trẻ, vào khả năng cảm nhận văn học trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật tác phẩm. Chúng ta đều nhận thấy rằng, trẻ mẫu giáo có khả năng cảm nhận văn học nghệ thuật trong thể hoàn chỉnh, thống nhất giữa nội dung và hình thức tác phẩm bằng cách nghe người lớn đọc, kể tác phẩm. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ giáo viên thường hay mắc phải một số nhược điểm sau:
+ Đồ dùng tranh ảnh còn ít, dẫn đến việc luyện tập ít, nên tiết học buồn tẻ không đem lại kết quả như mong muốn.
+ Do đặc điểm tâm lý của trẻ rất hiếu động, thích khám phá, tìm tòi, nên trẻ không thể chỉ ngồi nhìn và nghe cô giáo kể và đọc thơ. Chính vì vậy, nếu không có đồ dùng trực quan, không cho trẻ thao tác thực hành trên đồ vật đối tượng nhận biết thì trẻ dễ bị phân tán chú ý, mức độ hứng thú không cao, tri thức lĩnh hội được không sâu và hay bị quên.
+ Giáo viên còn nói nhiều, cách truyền đạt chưa lưu loát, chưa diễn cảm không phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động trong giờ.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của trẻ đó là đặc điểm riêng của trường Mầm non Hoa Sen là trường có 5 địa điểm lẻ và mỗi phân hiệu chưa có lớp phân từng độ tuổi của trẻ. Với điều kiện kinh tế của phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn nên ở lớp lá 2 mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi do tôi chủ nhiệm đa phần là các cháu chưa qua lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ mà học luôn chương trình mẫu lớn. Trẻ gặp nhiều khó khăn khi gặp phải một vấn đề phức tạp mà không có sự chuẩn bị dần từ những vấn đề đơn giản, ngoài ra còn có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường, đã tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, về cơ sở vật chất
- Nhờ sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của chuyên môn đã xây dựng phương pháp đổi mới bằng công nghệ thông tin, tổ chức dự giờ, hội giảng góp ý. Từ đó bản thân đã rút ra một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Luôn được các đồng nghiệp trao đổi, học hỏi chuyên môn và giúp đỡ.
* Khó khăn :
- Đa số phụ huynh làm nghề nông, kinh tế gia đình khó khăn, trình độ hiểu biết của họ còn hạn chế nên họ chỉ chú trọng đến việc làm kinh tế chứ không mấy quan tâm đến việc giáo dục dạy dỗ con cái. Họ không có thời gian để trò chuyện hay đọc kể chuyện cho trẻ nghe. Họ không nhiệt tình khi tham gia các buổi họp phụ huynh cũng như hỗ trợ cho giáo viên trong việc dạy và giáo dục cho trẻ.
- 100% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, các cháu giao tiếp với nhau đều bằng tiếng mẹ đẻ, ít hiểu tiếng Việt nên sự tiếp thu bài của trẻ trong lớp không đồng đều, trẻ đánh giá nhận xét về tính cách của nhân vật trong truyện một cách hời hợt, chưa chính xác và sâu sắc, nội dung kể chưa mạch lạc.
- Do đặc thù của địa phương nên việc phát âm của trẻ còn nhiều từ ngọng
- Đồ dùng và đồ chơi cho trẻ còn hạn chế
- Mặc dù có những khó khăn nhưng với tình cảm và trách nhiệm đối với các em đã thôi thúc tôi phải phát huy những thuận lợi, vượt qua những khó khăn để giúp trẻ học tốt hơn nữa bộ môn văn học.
2.2.Thành công và hạn chế:
- Bước đầu thực hiện đề tài đã mang lại cho lớp tôi những thành công như: trẻ đến trường chuyên cần hơn, và khi đến lớp trẻ hứng hơn trong hoạt động văn học, trẻ tập trung chú ý, mạnh dạn tham gia trong giờ học. Phát triển tư duy và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Bên cạnh đó còn một vài hạn chế như : đa số phụ huynh khi trò chuyện với con em họ đều sử dụng tiếng mẹ đẻ, họ không có thời gian để trò chuyện hay đọc kể chuyện cho trẻ nghe hay nghe trẻ nói. Sự nhận thức của phụ huynh còn hạn chế dẫn đến một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn
2.3. Mặt mạnh và mặt yếu.
- Đa số trẻ học ở trường là dân địa phương cư trú tại buôn nên quá trình trẻ đến lớp tương đối thuận tiện. Cơ sơ vật chất, đồ dùng, đồ chơi tuy còn thiếu thốn nhưng vẫn tạo được sự mới lạ đối với trẻ
- Do đời sống của người đồng bào còn khó khăn nên đa số phụ huynh của trẻ chỉ lo công việc nương rẫy mà chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình.
2.4. Các nguyên nhân các yếu tố tác động.
- Các cháu đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số, phụ huynh của các cháu chưa coi trọng việc đưa các cháu đến lớp mầm non, các cháu thường phải tự đến lớp một mình, không có sự đưa đón của bố mẹ, dẫn đến việc giáo viên không có cơ hội gặp gỡ các phụ huynh để trao đổi tình hình của các cháu ở lớp cũng như ở nhà. 
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn trong việc giảng dạy của cô, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy còn nhiều hạn chế.
- Kiến thức học sinh không đồng đều, một số trẻ nhận thức còn chậm, yếu, chưa mạnh dạn trong hoạt độngchính vì vậy mà việc các cháu tiếp thu các tác phẩm văn học còn gặp rất nhiều hạn chế. 
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ Mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt ngắn gọn biêt sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ. Không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ.
Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học là môn học không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non. 
3. Giải pháp biện pháp:
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
- Trước tình hình thực tế ở lớp tôi, tôi nghĩ việc nâng cao chất lượng cho trẻ dân tộc thiểu số làm quen với tác phẩm văn học là một việc hết sức quan trọng, rất cần thiết và cấp bách. Khi mới nghĩ đến điều này thì tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế lại không đơn giản tí nào, tôi đã tự hỏi phải làm thế nào để cung cấp ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt ngắn gọn, biêt sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ một cách hiệu quả. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn nên qua quá trình thực hiện tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp:
Biện pháp 1. Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm:
Để áp dụng các biện pháp một cách tích cực và phù hợp cô cần đánh giá đúng mức độ nhận thức của trẻ ngay từ đầu năm, xếp loại trẻ theo đúng trình độ trẻ có. Qua việc khảo sát tình hình chất lượng với bộ môn Làm quen với văn học ở lớp tôi, tôi thấy tỉ lệ trẻ đạt vẫn còn thấp hơn so với tỷ lệ chưa đạt .
Tổng số trẻ
 Đạt ( tỉ lệ % )
Chưa đạt ( tỉ lệ % )
 25
 8 ( 32 %)
 17 ( 68 % )
Từ những vấn đề trên tôi đã đưa thêm một số biện pháp để nâng cao chất lượng giúp trẻ học tốt môn làm quen với văn học cho trẻ 5-6 tuổi một cách chính xác, bền vững, khắc phục được những khó khăn của địa phương, phát huy được tính tích cực của trẻ là thiết thực là cấp bách và cũng là điều quan trọng trong thực tế hiện nay.
Biện pháp 2: Tạo môi trường học tập cho trẻ:
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi cung cấp nguồn thông tin phong phú khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Môi trường giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện những điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức và kĩ năng của trẻ cũng được củng cố và bổ xung. Một môi trường đẹp, phong phú và phù hợp sẽ gây hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ chú ý và ghi nhớ có chủ định. Chính vì vậy, cần tạo cho trẻ môi trường lớp học phong phú, sáng tạo. Ở lớp tôi, tôi đã xây dựng môi trường trong lớp ngay tại các góc chơi như: “Bé thích xây gì ? ”, góc “Bé vui học toán”, “ Siêu thị của bé”, “ Bé yêu văn học”,  “Bé muốn làm bác sĩ”. Ở mỗi góc cô đều trang trí những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với trẻ có tính sáng tạo, phù hợp với từng nội dung chủ đề. 
Ví dụ : góc “Bé vui học toán” ở chủ đề “ Thế giới động vật ” cô sẽ trang trí vào từng góc tranh ảnh các con vật sao cho phù hợp.
- Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các góc học, đội hình để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ .
- Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã trang bị cho lớp nhiều quyển truyện, tạp chí. Ngoài ra tôi còn sưu tầm các sách văn học, các hoạ báo, tập chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học, tại “Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, hoạ báo. Sau đó cô kể truyện cho trẻ nghe về nội dung những câu chuyện như “Bác gấu đen và hai chú thỏ” hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranh truyện đó dần dần trẻ có thể tự đọc. Tất nhiên có thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ, trẻ nhớ về nội dung câu chuyện cô đã kể rồi tự kể khớp với nội dung câu chuyện mà trẻ tri giác.
Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách sử dụng tranh, sách, rối mô hình để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học đó một cách tốt nhất.
Các loại tranh ảnh sách truyện do cô và trẻ làm không chỉ được sử dụng trong giờ học văn học mà còn được tôi sử dụng để trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi trong góc thư viện. Như vậy trẻ sẽ được ôn luyện, củng cố kiến thức về các câu truyện bài thơ ở mọi lúc, mọi nơi, trong các thời điểm khác nhau .
Không những tôi tạo môi trường học tập trong lớp mà tôi còn tạo cho trẻ môi trường hoạt động ngay ngoài lớp học như xây dựng cho trẻ “Góc thiên nhiên” ở ngoài hiên với nhiều loại cây hoa khác nhau. Qua đó giúp trẻ nhận biết được màu sắc quen thuộc trong cuộc sống và trẻ sẽ học và liên tưởng đến những câu chuyện liên quan đến những loài cây, loài hoa..từ đó trẻ tham gia giúp cô chăm sóc góc thiên nhiên. Ngoài ra tôi còn tận dụng những gì có sẵn trên sân trường để trẻ tiếp thu được kiến thức và kĩ năng theo yêu cầu của chương trình đề ra.
Kết quả cho thấy trẻ thực sự thích thú khi tham gia vào các hoạt động, kiến thức, cảm nhận và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được nâng dần lên.
Biện pháp 3: Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho dạy và học của cô và trẻ:
Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi đã tìm hiểu và trực tiếp một số phụ huynh làm nghề thợ may, tôi đưa những con rối đã làm được cho phụ huynh xem và trao đổi với phụ huynh về cách làm rối, xin phụ huynh góp ý, giúp đỡ thêm các nguyên liệu để làm rối, như những tấm vải để bọc đầu rối, quần áo rối tay, may ủng hộ những bộ trang phục vừa với trẻ để trẻ sử dụng trong các tiết học và để tập kịch như: Quần áo mèo, thỏ, dê, sói. Để đủ bộ tôi tìm đến các tiệm may thú nhồi bông, đặt may thêm các mũ con vật cho phù hợp với các nhân vật trong truyện. Những trang phục đó có thể sử dụng được nhiều trong các thể loại truyện thơ.
Ví dụ:
 Thơ : “Mèo đi câu cá”
Truyện: “Ai đáng khen nhiều hơn”
	 “Cáo và thỏ”
	 “Chú dê đen”...
Còn những con rối tay khi biểu diễn cho trẻ xem yêu cầu phải có không gian, mô hình để diễn, tôi đã vận động phụ huynh đóng giúp bộ khung để treo phông màn khi diễn, bộ khung lắp ráp bằng các chốt gỗ nhỏ tháo lắp dễ dàng, tiện sử dụng, khi không sử dụng được tháo xếp gọn gàng.
Một số câu chuyện bài thơ tôi đã tự làm như: Cắt, dán, tô màu khuôn mặt của nhân vật, phần thân tôi lấy giấy bìa từ hộp bánh cuộn tròn dùng dao khoét lỗ vừa hai ngón tay, khi sử dụng luồn ngón tay giữa và ngón trỏ vào để di chuyển, nhân vật đi lại trên sa bàn rất sống động và ngộ nghĩnh. Không dừng lại ở đó, tôi còn tìm các tập báo hoạ mi, xem các chuyên mục: “Chuyện kể của chim gõ kiến” những câu chuyện bài thơ với nhiều hình ảnh đẹp nội dung phù hợp với chủ điểm.
Ví dụ: Truyện “Khỉ con đi xem phim” - Chủ đề thế giới động vật.
	“ Ba anh em” - Chủ đề ngành nghề
	Thơ: “Hoa mào gà” - Chủ đề thế giới thực vật
Đưa photo phóng hình to, rồi cùng trẻ tô màu tranh trong giờ hoạt động góc ở góc nghệ thuật tạo cho trẻ niềm vui được giúp cô làm đồ dùng dạy học. Để có nhiều trẻ tham gia tôi cho trẻ làm hai bộ để khi kể chuyện sáng tạo hai đội sẽ thi đua ghép tranh kể chuyện.
Để củng cố nội dung tác phẩm, tôi treo những bức tranh đó lên yêu cầu trẻ, mỗi lần sẽ có một bạn lên chọn bức tranh mình thích và đọc lời thơ ứng với nội dung bức tranh và nói vì sao mình chọn bức tranh đó. Những trẻ khi giúp cô tô màu đã rất vui vì trong khi đọc và xem các bức tranh minh họa trẻ tiếp nhận thế giới hiện thực trong tác phẩm văn học.
Biện pháp 4: Cho trẻ làm quen trong các giờ đón trẻ, hoạt động ngoài trời, trước khi trẻ ngủ, thời gian vui chơi tự do buổi chiều.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học không chỉ ở hoạt động chung, hoạt động góc tôi còn tận dụng mọi thì giờ hoạt động đều có thể đưa văn học đến với trẻ bằng các trò chơi một cách nhẹ nhàng như đọc các bài đồng dao, ca dao có tính chất vận động nhẹ nhàng lại có khả năng rèn luyện phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Ví dụ: “Nu na nu nống”
	 “Ông sảo ông sao”
	 “Gánh gánh gồng gồng”.
Trò chơi vận động ở giờ hoạt động tôi sử dụng các trò chơi vận động kèm lời thơ với các bài.
Ví dụ: “Rồng rắn lên mây”
	 “Chi chi chành chành”
	 “Lộn cầu vồng”.
Trước khi trẻ ngủ chọn những bài thơ êm dịu, nhẹ nhàng mang tính chất lời ru như bài thơ “Giờ đi ngủ” hoặc mở nhỏ nhạc lời bài hát ru của các nghệ sỹ, “Ru con”, “Mẹ yêu con”, “Ru con mùa đông”, “Ơn nghĩa sinh thành”...
Ở hoạt động buổi chiều tôi chọn bài thơ, câu chuyện trong báo hoạ mi đọc cho trẻ nghe rồi đặt câu hỏi gợi mở để đạt được mức độ sâu sắc của cảm thụ văn học. Đó là một giải pháp hiệu quả để trẻ nhận thức, thức tỉnh trong trẻ những gì vốn có khiến trẻ không phải thụ động nghe cô giáo đọc và kể tác phảm rồi ghi nhớ một cách thụ động.
Ví dụ: Tôi giới thiệu tên chuyện: Đọc cho trẻ nghe đến khoảng 2/3 nội dung chuyện tôi cho trẻ đưa ra các nhận xét về các hình tượng nhân vật, xác định thái độ của mình với các nhân vật bằng các câu hỏi “cháu thấy câu chuyện này có hay không ? ” Vì sao? “Nếu cháu là nhân vật ... Cháu có làm như vậy không? Tại sao? ... Trong khi trả lời câu hỏi của cô giáo, trẻ phải thể hiện sự hiểu biết của mình về tư tưởng tác phẩm, học cách trình bày, thể hiện các ý nghĩ của mình.
Biện pháp 5 : Một số hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ. 
Để tìm được cách vào bài gây hứng thú cho trẻ đòi hỏi người giáo viên ngoài lòng yêu nghề, mến trẻ cần phải có năng lực sư phạm trình độ chuyên môn, hiểu tâm lý trẻ. Trong một tiêt dạy phần vào bài tuy chiếm ít thời gian nhưng lại giữ một vị trí không kém phần quan trọng.
Đối với trẻ 4 tuổi việc hiểu biết và cảm nhận được về tác phẩm văn học chủ yếu là do cô giáo truyền thụ thông qua giọng kể, cac đồ dùng trực quancho nên cô giáo có thể dẫn dắt vào bài bằng rất nhiều hình thức khác nhau như câu đố, trò chơi dân gian, tiếng kêu, bài hátcó liên quan đến chủ đề tới nội dung câu chuyện.
Cô vào bài cần gắn gọn, dí dỏm, dễ hiểu và thu hút trẻ
Sử dụng các trò chơi bài hát để vào bài như: nghe tiếng kêu đoán tên con vật, trò chơi bắt chước tiếng kêu các con vậtCô dùng hình thức cho trẻ vừa hát vừa vận động theo lời bài hát giúp trẻ vào tiết nhẹ nhàng thoải mái hơn. 
Ngoài ra tôi còn sử dụng những trò chơi dân gian để vào bài cho trẻ rất thích.
Sử dụng câu đố để vào bài : trong các tiết truyện theo chủ đề tôi sử dụng các câu đố phù hợp với bài dạy để tạo sự tò mò của trẻ.
Nhờ các hình thức vào bài mới đơn giản nhẹ nhàng bằng các trò chơi dân gian, trò chơi đóng vai, câu đố.Phù hợp với từng chủ đề để gây hứng thú đối với trẻ, giúp trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu bài hơn, luôn có cảm giác tự nhiên thoải mái không bị gò bó khi vào bài mới. Bằng các hình thức giới thiệu bài phong phú, hấp dẫn không chỉ thu hút trẻ mà còn giúp trẻ nhớ lâu, tạo điều kiện cho trẻ ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ và tư duy cho trẻ.
Biện pháp 6: Sửa lỗi về phát âm ( sữa ngọng) và luyện phát âm giúp trẻ.
Ở độ tuổi này bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện cho nên vẫn còn một số trẻ thường phát âm chưa đúng một số âm như N-L (làm – nàm) KH – H (không – hông). Vì vậy, luyện phát âm cho trẻ là khâu đầu tiên trong quá trình giáo dục ngôn ngữ, là cơ sở đầu tiên để hình thành tiếng nói của trẻ.
Ở lứa tuổi này trẻ bắt trước ngữ điệu một cách dễ dàng và tự nhiên, chính vì vậy để cho trẻ phát âm chính xác, rõ ràng, mạch lạc, ngữ điệu rõ ràng tự nhiên và không bị ngọng thì giáo viên phải phát âm chính xác, to, rõ ràng, chậm, có ngữ điệu để thu hút trẻ và có ý thức dạy trẻ phát âm và sửa nỗi phát âm cho trẻ.
Đối với những từ khó như : l, n, s, x, p, q, t, d, đ.cô phải phát âm mẫu cho trẻ nhiều lần, yêu cầu trẻ chú ý khi cô phát âm và nhận xét cách phát âm, cô cho trẻ phát âm và hỏi miệng, môi, lưỡi phải như thế nào? Cô giới thiệu cho trẻ rõ cách phát âm.
Cô ôn luyện cách phát âm cho trẻ bằng các trò chơi được sử dụng rất nhiều, rất đa dạng và phong phú. 
VD: Trò chơi “ Bắt chước tiếng kêu của các con vật”.
Bò kêu: Bò.
Mèo kêu: Mèo.
Chó sủa: Gâu gâu.
Gà gáy: Ò ó o.
Hay trò chơi “Bắt chước tiếng kêu của các phương tiện giao thông”
Máy bay: ù ù
Tàu hỏa : Tu tu..
Ô tô : Píp píp
Xe đạp : Kính koong.
Cô sử dụng các bài thơ ca dao đồng dao luyện phát âm cho trẻ giúp trẻ cảm nhận được nhịp điệu, vần diệu của tiếng việt. 
VD: Với chữ N cô đọc bài đồng dao “ Nu na nu nống” với chữ D đọc bài “ Dung dăng dung dẻ”, với chữ R đọc bài “ Con rùa”
Ngoài ra cô còn sử dụng những trò chơi dân gian kết hợp với lời ca: Cô sử dụng những bài hát dân gian trong các buổi biểu diễn thơ ca sáng tạo, giúp trẻ có niền tin ham thích văn học, trẻ vừa được chơi vừa được luyện cách phát âm được nhiều hình thức khác nhau, dần dần trẻ có ý thức về âm điệu, nhịp điệu, tiết tấu khả ngăng phát âm được, rèn luyện giúp cho trẻ phát âm chuẩn, chính xác các từ, các câu quen thuộc trong đời sống hàng ngày.
Biện Pháp 7: Đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy.
Phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. Hình ảnh những nhân vật ngộ nghĩnh, những bông hoa biết cử động đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức, thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng .
Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp, hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây giáo viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng mang lại kết quả rất cao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ. Vì vậy giáo viên nên đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy để mang lại kết quả cao. Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 2015-2016 _NGOAC_HOA SEN.doc