SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non EaTung, xã EaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non EaTung, xã EaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk

Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ta cho trẻ hiểu được câu chuyện, bài thơ đó nói về cái gì? Ví dụ: thông qua hình ảnh so sánh ví von qua bài thơ “Trăng ơi! Từ đâu đến?” em bé hỏi trăng như hỏi mọi người. Em bé tự tìm câu trả lời và câu trả lời thật gần gũi: Trăng tròn như “quả bóng”, như “mắt cá”, như “quả chín” nhằm nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng của trẻ.

Qua tác phẩm văn học, cô giáo đã giúp trẻ thấy được cái hay, cái đẹp như thế nào. Ví dụ: trong chuyện “Ba cô gái”, bà mẹ thương các cô, bà lo cho các cô từng li từng tí, làm việc quần quật mà không hề phàn nàn, cái đẹp ở trong cử chỉ, hành động. Hoặc như trong bài thơ “Em yêu nhà em”, cô hỏi: Ngôi nhà của bạn có gì mà bạn lại yêu quý đến thế? Bạn nào cho cô biết? Cô giáo luôn tạo cho trẻ động não, sáng tạo. Vì thế, giáo viên luôn tạo cho trẻ những tình huống, tạo cơ hội để trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết. Về ngôn ngữ, tôi luôn giúp trẻ phát triển vốn từ, từ chỗ trẻ chỉ biết sử dụng danh từ, sau thêm tình từ. Ví dụ: em bé ngoan ngoãn; hoa hồng đỏ thắm . Tù chỗ nói câu đơn đến trẻ nói câu phức có 2 cụm từ trở lên và dùng những từ láy. Ví dụ như: xanh: xanh xao. Hôm trước tôi cho trẻ xem tranh, hôm sau tôi hỏi “tranh nói lên điều gì?” hoặc “tại sao con biết em bé nghe lời mẹ?.Hoặc khi kể chuyện, tôi không kể đoạn kết mà lại hỏi: Theo con, con kết thúc câu chuyện này thế nào? Trong quá trình phát triển tôi luôn bám sát kinh nghiệm của trẻ, nâng cao và mở rộng hơn nữa những hiểu biết của trẻ. Ví dụ: Con đóng vai Dê đen tốt rồi bây giờ con đóng tốt hơn nữa. Vì thế, lúc đầu cháu đứng yên một chỗ nói, sau cháu có thêm những hành động như nhún mình, nói to và trôi chảy hơn Trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi luôn tạo cho trẻ cơ hội diễn đạt ý tưởng của mình – tức là phải thực hành. Đứa trẻ phải được trao đổi với cô, được kể lại từng đoạn chuyện rồi đóng kịch qua các trò chơi phân vai, qua các ngày lễ hội, thông qua các hoạt động khác để diễn tả cảm xúc của mình như tạo hình, âm nhạc, vận động Tôi luôn tạo tình huống để giúp trẻ trực quan trong quá trình phám phá. Ví dụ, ở lần 1 sử dụng tranh để trẻ làm quen, lần 2 sử dụng tranh để trẻ nhớ, trẻ sáng tạo sử dụng tranh cũng thể hiện nâng dần kiến thức cho trẻ. Trong trực quan, tôi không sử dụng 1 dạng mà luôn có nhiều đồ dùng như tranh, rối nhằm làm cho buổi hoạt động trở nên sinh động hơn, tăng sự chú ý của trẻ và từ đó làm cho trí tưởng tượng của trẻ phong phú thêm. Bên cạnh đó, việc đọc, kể diễn cảm, lời nói ngữ điệu tạo tình huống kích thích trẻ tư duy, phát triển ngôn ngữ diễn cảm của trẻ. Những câu hỏi gợi mở cho từng đối tượng cùng giúp trẻ phát triển. Bởi vì khả năng từng trẻ khác nhau.

 

doc 24 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1159Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non EaTung, xã EaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của trẻ. Bản thân tôi rất có trách nhiệm trọng công tác và được đào tạo trên chuẩn của ngành học mầm non.
Khó khăn
Nội dung chương trình tuy đã chú ý phát triển toàn diện nhưng trong nội dung chưa gắn kết tính đồng bộ, tích hợp các môn học, các lĩnh vực vào bài dạy. Các môn học còn độc lập, tách rời mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy tính tích cực, chủ động ở trẻ, giáo viên chưa biết tạo môi trường để trẻ được học tập, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi. Phương pháp tổ chức các hoạt động chương trình còn dựa vào bài soạn mẫu chưa sáng tạo thực hiện máy móc, cứng nhắc.
Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập. Phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường.
2.2. Thành công- Hạn chế
Thành công
Năm học 2014-2015 tôi tiến hành tìm hiểu về các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ 5- 6 tuổi.Trẻ được giáo dục một cách tốt nhất, phát triển một nhân cách toàn diện cho trẻ.
Hạn chế
Tuy nhiên vẫn có một số vấn đề gặp khó khăn trong lúc tôi thực hiện, trẻ rất chậm vì từ lúc nhỏ đến lớn trẻ đã quen với cuộc sống trẻ thời gian tiếp xúc của trẻ với cô còn ít, phụ huynh còn chưa hợp tác, đôi lúc muốn bỏ cuộc, tinh thần không vui vẻ.
2.3. Mặt mạnh- Mặt yếu
Mặt mạnh
Là một giáo viên trẻ tâm huyết với nghề và yêu trẻ, mong trẻ đạt được những điều tốt đẹp nhất cũng như hình thành và phát triển 5 mặt (đức, trí, thể, mỹ, lao động). Đối tượng tôi tiến hành thử nghiệm là lớp 5- 6 tuổi là năm cuối để chuyển sang bậc học mới.
Mặt yếu
Có thể do tôi là giáo viên trẻ nên có nhiều tâm tư tình cảm và sự chia sẽ không bằng các đồng nghiệp khác .
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Do nhận thức của phụ huynh về tâm quan trọng của bậc học mầm non còn hạn chế
Nhận thức về cuộc sống của phụ huynh chưa cao trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ.
Bên cạnh đó cuộc sống cơm áo gạo tiền với một số phụ huynh là vấn đề khó khăn.
Bên cạnh đó có những cháu hoàn cảnh rất đáng thương, cha mẹ chia tay cháu sống với ông bà đã già, còn vài cháu thì ba mẹ đi làm ăn xa cũng ở với ông bà vì thế sự giáo dục trẻ còn hạn chế
Muốn cháu học tốt nhưng không biết giáo dục cháu từ đâu?
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Mục đích thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 -6 tuổi trường Mầm non EaTung.
Theo tôi nghĩ chúng ta luôn đổi mới hình thức chăm sóc giáo dục trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, phát huy khả năng sáng tạo và tính tự lập của trẻ. Trẻ được giáo dục một cách khoa học, bài bản và logic trong hệ thống giáo dục của giáo viên và riêng bản thân tôi thì tôi nghĩ rằng cháu sẽ phat triển toàn diện nhân cách của trẻ cũng như một nền kiến thức cơ bản nhất định để cháu vững bước ở các bậc học tiếp theo.
Với bản thân tôi, tôi muốn có một phương pháp giáo dục trẻ thật tốt cả thể chất lẫn tinh thần, tuy nhiên vấn đề chúng ta đặt ra là, chúng ta sẽ làm gì để trẻ có thể phát triển, có một nền tảng cơ bản để cháu tự tin bước tiếp không khỏi bỡ ngỡ với các bậc học tiếp theo.
Những năm trước tôi đã thử áp dụng cách dạy, giáo dục trẻ tuy nhiên tôi nghĩ bản thân mình chưa đi sâu, chưa nghiên cứu kĩ, chưa phát huy được hết khả năng của trẻ, bởi mục tiêu tôi đặt ra chưa cao và chưa quyết tâm cao và cũng một số lý do cá nhân đã làm bản thân tôi còn chưa làm hết khả năng của mình trong giáo dục trẻ.
Việc nâng cao giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non tôi nghĩ chúng ta cần nắm rõ vấn đề, thực trạng của lớp đang dạy, nắm được tình hình của lớp, các phương pháp thực hiện giáo dục trẻ, lồng ghép các môn học trong giáo dục trẻ, tạo cho trẻ tâm thế vững vàng đê cháu bước vào lớp một.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Những giải pháp thực hiện
Với những giải pháp tôi chọn trong việc giáo dục trẻ lồng ghép qua các hoạt động, giúp trẻ tiếp thu một cách dễ dàng hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Với 2 giải pháp:
Tạo môi trường cho trẻ giao tiếp
Giáo dục trẻ thông qua các tác phẩm văn học
Sau đây tôi xin trình bày để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
	3.2. Nội dung
Giải pháp 1: Tạo môi trường giao tiếp đối với sự phát triển của trẻ
* Môi trường giao tiếp:
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, hình thành ở trẻ nhân cách ban đầu của con người mới. Ở lứa tuổi này, trẻ học thông qua “học mà chơi và chơi mà học”. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có năng lực tổ chức, hướng dẫn, dìu dắt trẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ được phát triển thông qua các hoạt động “học”, qua giao tiếp, hoạt động vui chơiCác công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học và giáo dục đã chứng minh rằng: “Giao tiếp đóng vai trò quyết định không chỉ làm giàu nội dung ý thức trẻ em mà giao tiếp còn quyết định cấu trúc ý thức, xác định cấu trúc của các quá trình tâm lý đại cương cao cấp của loài người”. Trong cuộc sống của trẻ, trẻ sống giữa xã hội loài người nhưng về mặt tâm lý cũng có sự phát triển khác nhau. Sự phát triển của nó còn phụ thuộc vào sự giao tiếp.
Ví dụ: Những đứa trẻ sống trong gia đình ít giao tiếp với xung quanh sẽ chậm phát triển về mặt thể chất và đặc biệt chậm phát triển về tâm lý. Người lớn hay bố mẹ ít quan tâm chăm sóc, giao lưu với trẻ sẽ dẫn đến tình trạng trẻ rất trầm tư, thu mình, rụt rè, sợ sệt và cũng có trẻ thể hiện nóng nảy, cọc cằn. Hoặc như ở lớp, cô giáo thiếu quan tâm đến trẻ, ít gần gủi trẻ, các bạn ít chơi cùng, không có mối quan hệ thân tình, yêu thương sẽ làm cho trẻ rất thụ động, sợ sệt bất kỳ cái gì hay khóc mỗi khi đột ngột cô giáo gọi đến tên mình đứng dậy trả lời câu hỏi. Trái lại, trẻ được sinh ra và lớn lên ở những gia đình hay cơ sở mầm non có môi trường giáo dục tốt, trẻ cảm thấy mình được che chở yêu thương sẽ làm cho nó được phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Hầu hết, những trẻ này hiếu động, ham học, học tốt, chủ động, sáng tạo và luôn biết giúp đỡ bạn.
Nếu không có giáo tiếp thì trẻ không thể phát triển tốt được. Những đặc điểm giao tiếp giữa trẻ và người lớn quyết định toàn bộ hứng thú của trẻ đối với thế giới xung quanh, quan hệ với những người khác và với bản thân mình trẻ trở thành người như thế nào, nhân cách trẻ phát triển ra sao. Vì vậy, người lớn chúng ta nhất là cô giáo mầm non phải biết tạo ra môi trường giao tiếp tốt nhất để giúp trẻ phát triển.
Giao tiếp thông qua các hoạt động:
Cô giáo mầm non là người được giao nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ. Mối quan hệ giữa cô và trẻ là sự tác động qua lại giữa cô và trẻ nhằm mục đích hiểu biết trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Đối với những giáo viên có hiểu biết cao về trẻ, họ biết đánh giá, quan sát một cách tinh tế, biết lắng nghe trẻ, có khả năng xâm nhập vào nội tâm trẻ, biết đặt mình vào từng vị trí của trẻ, biết thông cảm, chia sẻ với trẻ, rất nhiệt tình tổ chức hoạt động hấp dẫn gây hứng thú đối với trẻ, lôi cuốn những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin vào hoạt động. Biết sử dụng những câu hỏi phát huy tính chủ động sáng tạo của trẻ. Những giáo viên này luôn quan tâm đến những thay đổi trong sự phát triển của trẻTừ những hiểu biết trên lý thuyết trên, tôi đã vận dụng vào thực tế của mình để chăm sóc - giáo dục trẻ.
Ví dụ: Tôi thấy cháu Hoàng nhanh nhẹn nhưng hay bộp chộp, làm việc gì cũng phải hư hỏng vài lần. Cháu Huyền rất ít nói nhưng làm việc gì cũng chắc chắn. Hoặc cháu Tư tuy nhút nhát nhưng biết yêu thương bạn, luôn giúp bạn, nhường nhịn bạn. Hoặc cháu Quân mấy hôm nay không chịu đi học, tới tìm hiểu và tự soát lại mình thì chợt nhớ ra hôm trước đã nặng lời trách cháu vì ăn cơm làm đổ vãi ra nhà. Đối với cháu này tôi hiểu ra rằng, các cháu rất tình cảm, chỉ cần nhắc nhỡ nhẹ nhàng là các cháu tự sửa sai được, không nên la mắng cháu.
Ở tuổi mẫu giáo lớn, các cháu ham thích học hỏi, tìm tòi khám phá. Trẻ thường xuyên đặt ra các câu hỏi như tại sao? Cái gì? Cô ơi con gà có rốn không ạ? Hoặc như vào ban đêm có mặt trời không?...Tôi đã luôn giải thích những câu hỏi của trẻ, không tìm cách lãng tránh hay bỏ qua từng câu hỏi của trẻ. Bởi vì, nếu không trả lời câu hỏi của trẻ thì sẽ làm thui đột tính ham hiểu biết của trẻ. Bên cạnh đó, tôi phải luôn tạo cho trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, tôn trọng trẻ, phải biết kết hợp nhiều hoạt động để giáo dục trẻ. Những câu hỏi tôi đặt ra cho trẻ là những câu hỏi mở, ví dụ: Cháu có nhận xét gì? Cháu thấy thế nào? Theo cháu thì thế nào? Nếu trẻ không trả lời cháu sẽ đem câu hỏi đó về hỏi bố mẹ và như vậy bố mẹ trẻ đã tham gia vào hoạt động nhận thức của trẻ.
Một vấn đề tôi quan tâm đó là phải kiên trì, phải thật sự yêu thương trẻ. Tôi không bao giờ nói: Hỏi gì mà hỏi nhiều thế?...Đối với các cháu 5 tuổi, giao tiếp nhân cách ngoài tình huống phát triển mạnh, chủ yếu là đặt ra các câu hỏi về xã hội, về con người và về mối quan hệ xung quanh trẻ. Điều này giúp trẻ hình thành và phát triển tốt nhất vì trẻ rất muốn được hiểu biết, muốn được yêu thương, động viên, khuyến khích, có tấm lòng yêu thương trẻ cô giáo mới giáo dục được trẻ, trẻ dễ tiếp thu. Còn ngược lại, giáo viên không độ lượng, thờ ơ với trẻ thì trẻ sẽ tiếp thu một cách miễn cưỡng hoặc có khi không nghe lời cô, có khi trẻ biết sai mà vẫn cứ làm. 
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi hỏi cô giáo mầm non phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi nơi, vì chỉ khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện.
Giải pháp 2: Giáo dục trẻ thông qua các tác phẩm văn học
Ta biết rằng, mục đích của việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học đó là nhằm giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, sáng tạo. Qua tác phẩm văn học mà ta phát triển ngôn ngữ và phát triển cảm xúc, tình cảm đạo đức xã hội chho trẻ.
Trước hết, văn học không chỉ cung cấp vốn sống, vốn kinh nghiệm mà còn làm nhiệm vụ nâng cao nhận thức cho trẻ. Tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển khả năng suy đoán.
Ví dụ: Các cháu thử đoán xem nếu dê đen giống như dê trắng thì sẽ thế nào? ( trong chuyện “Chú dê đen”)
 Tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển khả năng so sánh, ví dụ: Các cháu so sánh giữa thỏ anh và thỏ em xem có gì giống và khác nhau ( trong chuyện Ai đáng khen nhiều hơn). Khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học là giúp trẻ phát triển trí nhớ, nếu các cháu có chú ý thì mới nhớ được chuyện, trẻ mới kể lại được chuyện.
 Làm quen văn học giúp trẻ thêm vốn sống, vốn kinh nghiệm. Vốn sống càng phong phú thì vốn kinh nghiệm của trẻ càng phong phú hơn. Ví dụ: trẻ được nhìn thấy mưa thì sẽ biết thêm được mưa to, mưa nhỏ, mưa lộp bộp, mưa tí tách
 Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo. Trẻ luôn tìm ra những ý tưởng mới, cách giải quyết mới để phục vụ cho mình đạt được hiệu quả cao. Đứa trẻ có tính sáng tạo là những đứa trẻ biết thay từ, thay câulàm cho chi tiết bên trong câu chuyện phong phú hơn. Còn trái lại, những trẻ không có tính sáng tạo thì sẽ thụ động, không bao giờ nãy ra được ý tưởng mới, chậm chạp, lề mề
 Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là chúng ta giúp trẻ hình thành, phát triển đạo đức xã hội. Thông qua nội dung câu chuyện, bài thơ mà giúp trẻ đồng cảm với nhân vật một cách sâu sắc. Ví dụ: Cô út biết thương bà nên cô út được các con yêu quý. Vậy, thương yêu chính là điều mà ta giáo dục trẻ.
Từ chỗ giáo dục trẻ những việc làm cụ thể như đánh răng, rửa tay chân, vâng lời mẹ, dần dần đứa trẻ biết đánh giá bạn khác qua động cơ chứ không phải qua hành vi nữa.
Ví dụ: trong câu chuyện Ba cô gái, cô chị Cả và chị Hai chỉ mới nói “Chưa về thăm mẹ” mà đã bị biến thành những con vật. Sóc con trong chuyện không phải con đẻ của bà cụ mà lại nhiệt tình( Sóc ở đây có thể là một người hàng xóm chẳng hạn). Khi mẹ ốm nặng, việc thăm mẹ cần thiết hơn hay việc cọ chậu, xe chỉ là cần thiết hơn? Thăm mẹ lúc này là điều động viên, an ủi mẹ, mẹ đang xót xa chờ con. Chỉ cả và chị Hai quá thờ ơ, lạnh lùng khi nghe tim mẹ ốm. Cô giảng giải như thế sẽ giúp trẻ hiểu, làm cho trẻ động lòng, rung cảm. Thông qua giáo dục đạo đức mới hình thành lòng nhân ái, luôn luôn đối xử tốt với mọi người xung quanh. Có đối xử tốt với mọi người thì mọi người mới đối xử tốt với mình được. 
 Tác phẩm văn học đem lại cho các cháu lòng hướng thiện, tình cảm yêu cuộc sống, vươn tới cái hay, cái đẹp. Qua tác phẩm văn học nó đọng lại cái gì ở trẻ? Ví dụ: chuyện: Chú dê đen, giáo dục trẻ phải bình tĩnh, gan dạ, không nên nhút nhát, sợ sệt. Vai trò của giáo dục ở đây giúp trẻ định hướng nhưng không áp đặt. Qua tác phẩm văn học giúp trẻ hướng tới cái thiện mà còn hiểu được ở hiền gặp lành.
Đối với trẻ, nhờ làm quen với tác phẩm văn học mà trẻ phát triển vốn từ. Thông qua tác phẩm văn học mà làm cho vốn kinh nghiệm, vốn tù của trẻ phát triển. Ví dụ: nóng: nóng rát; lạnh: se lạnh.
Nếu vốn từ phong phú thì giúp trẻ phát âm đúng. Ví dụ: Nước chảy ào ào; cậu bé lao theo tiếng chim én kêutừ đó giúp trẻ diễn đạt mạch lạc hơn. Diễn đạt mạch lạc liên quan đến tư duy. Nếu trẻ hiểu được vấn đề ngôn ngữ phát triển mới mới diễn đạt mạch lạc được. Đối với trẻ ngay từ đầu đã có khả năng sáng tạo nhưng nếu có được tác động của văn học cô giáo sẽ thổi bùng lên khả năng sáng tạo của trẻ ( qua đóng kịch) nếu không khả năng đó sẽ thui chột dần dần. Bằng ngôn ngữ văn học giúp trẻ hiểu được cách cư xử thế nào cho tốt, cho phù hợp. Ví dụ: bẩn thì phải rửa tay, thay quần áoDần dần, trẻ biết đánh giá nhân vật, cảm nhận tâm trạng của nhân vật qua động cơ ( chứ không qua hành vi ), cao hơn nữa là giáo dục lòng hướng thiện cho trẻ.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ta cho trẻ hiểu được câu chuyện, bài thơ đó nói về cái gì? Ví dụ: thông qua hình ảnh so sánh ví von qua bài thơ “Trăng ơi! Từ đâu đến?” em bé hỏi trăng như hỏi mọi người. Em bé tự tìm câu trả lời và câu trả lời thật gần gũi: Trăng tròn như “quả bóng”, như “mắt cá”, như “quả chín”nhằm nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng của trẻ.
Qua tác phẩm văn học, cô giáo đã giúp trẻ thấy được cái hay, cái đẹp như thế nào. Ví dụ: trong chuyện “Ba cô gái”, bà mẹ thương các cô, bà lo cho các cô từng li từng tí, làm việc quần quật mà không hề phàn nàn, cái đẹp ở trong cử chỉ, hành động. Hoặc như trong bài thơ “Em yêu nhà em”, cô hỏi: Ngôi nhà của bạn có gì mà bạn lại yêu quý đến thế? Bạn nào cho cô biết? Cô giáo luôn tạo cho trẻ động não, sáng tạo. Vì thế, giáo viên luôn tạo cho trẻ những tình huống, tạo cơ hội để trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết. Về ngôn ngữ, tôi luôn giúp trẻ phát triển vốn từ, từ chỗ trẻ chỉ biết sử dụng danh từ, sau thêm tình từ. Ví dụ: em bé ngoan ngoãn; hoa hồng đỏ thắm. Tù chỗ nói câu đơn đến trẻ nói câu phức có 2 cụm từ trở lên và dùng những từ láy. Ví dụ như: xanh: xanh xao. Hôm trước tôi cho trẻ xem tranh, hôm sau tôi hỏi “tranh nói lên điều gì?” hoặc “tại sao con biết em bé nghe lời mẹ?...Hoặc khi kể chuyện, tôi không kể đoạn kết mà lại hỏi: Theo con, con kết thúc câu chuyện này thế nào? Trong quá trình phát triển tôi luôn bám sát kinh nghiệm của trẻ, nâng cao và mở rộng hơn nữa những hiểu biết của trẻ. Ví dụ: Con đóng vai Dê đen tốt rồi bây giờ con đóng tốt hơn nữa. Vì thế, lúc đầu cháu đứng yên một chỗ nói, sau cháu có thêm những hành động như nhún mình, nói to và trôi chảy hơnTrong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi luôn tạo cho trẻ cơ hội diễn đạt ý tưởng của mình – tức là phải thực hành. Đứa trẻ phải được trao đổi với cô, được kể lại từng đoạn chuyện rồi đóng kịch qua các trò chơi phân vai, qua các ngày lễ hội, thông qua các hoạt động khác để diễn tả cảm xúc của mình như tạo hình, âm nhạc, vận độngTôi luôn tạo tình huống để giúp trẻ trực quan trong quá trình phám phá. Ví dụ, ở lần 1 sử dụng tranh để trẻ làm quen, lần 2 sử dụng tranh để trẻ nhớ, trẻ sáng tạo sử dụng tranh cũng thể hiện nâng dần kiến thức cho trẻ. Trong trực quan, tôi không sử dụng 1 dạng mà luôn có nhiều đồ dùng như tranh, rốinhằm làm cho buổi hoạt động trở nên sinh động hơn, tăng sự chú ý của trẻ và từ đó làm cho trí tưởng tượng của trẻ phong phú thêm. Bên cạnh đó, việc đọc, kể diễn cảm, lời nói ngữ điệutạo tình huống kích thích trẻ tư duy, phát triển ngôn ngữ diễn cảm của trẻ. Những câu hỏi gợi mở cho từng đối tượng cùng giúp trẻ phát triển. Bởi vì khả năng từng trẻ khác nhau.
Một vấn đề mà tôi áp dụng trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là chú ý tính vừa sức nâng dần yêu cầu. Tức là làm cho tất cả các cháu phải đạt được yêu cầu trung bình chung nhất. Nhưng nếu chỉ dừng lại mức đạt yêu cầu thì kìm hãm sự phát triển của trẻ. Vì vậy, ta phải nâng dần yêu cầu. Trước hết, nâng dần kiến thức bằng cách như đặt câu hỏi: hôm nay đặt câu hỏi dễ, vừa sức, ngày mai nâng dần lên. Ví dụ: có phải dê đen có móng bằng đồng không? Dê trắng không có móng bằng đồng phải không? Đặc biệt, nên cho trẻ tự đặt câu hỏi. Khi đầu, các câu hỏi của trẻ chưa trơn tru nhưng cô phải hiểu, câu hỏi cuả trẻ phải được cả lớp thảo luận. Bên cạnh những trẻ đặt yêu cầu cao thì những trẻ yếu chỉ yêu cầu trẻ thuộc chuyện là được.
Cần phải chú ý một vấn đề rất quan trọng là luôn lấy trẻ làm trung tâm ( cá nhân hóa). Quá trình nhận thức phát triển không phải cháu nào cũng giống cháu nào. Vì vậy, tôi luôn chú ý gợi mở, tạo môi trường, tạo điều kiện để trẻ có vốn sống, vốn kinh nghiệm. Không chỉ ta dạy thơ để trẻ đọc thuộc lòng mà ta giúp trẻ phát triển vốn từ, thể hiện cảm xúc của mình qua bài thơ, câu chuyện, hiểu được ý nghĩa của câu chuyện.
Để giúp trẻ phát triển nhận thức và khả năng tư duy tốt, khi dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học tôi luôn dùng các hệ thống câu hỏi có các dạng như:
- Câu hỏi mang tính nhận biết là những câu hỏi bắt buộc để giúp trẻ nhận biết sự vật, hiện tượng xảy ra trong chuyện, tên nhân vật.
Ví dụ như: 	- Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Câu chuyện xảy ra vào lúc nào? 
Nếu chỉ sử dụng câu hỏi như vậy thì chưa được mà ngay trong câu hỏi mang tính nhận biết cũng phải có tính nâng cao, ví dụ như:
+ Tại sao con biết câu chuyện xảy ra vào buổi sáng/tối?
Hoặc: Bạn gà đang kiến ăn trên bãi cỏ thì con gì đang rình bắt gà con?
- Có những câu hỏi đòi hỏi trẻ phải vận dụng kinh nghiệm, ví dụ: 
+ Thỏ trắng trong chuyện được tả như thế nào?
+ Theo con, bạn thỏ trắng là nhân vật thế nào?
+ Con hãy so sánh giữa thỏ nâu và thỏ trắng hái bạn đó có gì khác nhau?
	Có các câu hỏi mang tính giải thích, phỏng đoán, suy luận. Ví dụ:
+ Làm thế nào mà con biết cậu bé là người nết na, tốt bụng? ( trong chuyện: quả bầu tiên )
+ Bà cụ rất vất vã, vậy theo con con dùng từ khác để thay thế từ vất vã nào? 
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.
Để thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp ta cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
Lồng ghép đan xen các biện pháp, giải pháp với nhau.
Tiến hành một cách có khoa học hợp lý, có tổ chức.
Được tiến hành thường xuyên và lâu dài.
Giáo dục nghiêm túc và thấy được ưu điểm của các giải pháp, biện pháp mình đã đề ra.
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp
Như ta đã biết để thực hiện được các giải pháp, biện pháp nhằm giúp trẻ phát triển kỷ năng sống, để đem lại kết quả một cách tốt nhất và hoàn thiện nhất ta cần hiểu được mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp tôi nghĩ rằng đó là một mối quan hệ cộng hưởng, tồn tại cùng nhau và liên kết xuyên suốt với nhau biện pháp này.
Thực hiện thì biện pháp sau sẽ hỗ trợ cho giải pháp đầu tiên chúng liên kết thành một thể thống nhất tồn tại trong hoạt động hằng ngày và đều đem đến một ý nghĩa to lớn nhất đó là hình thành cho trẻ được đức tính tốt trong con người mới của trẻ.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
- Những phương pháp trên đã đem lại hiệu quả giúp tôi hoàn thành việc chăm sóc giáo dục cho trẻ ở lứa tuổi 5 -6 tuổi và đem lại kết quả như sau:
- Năm học 2014- 2015
Về phía trẻ:
TT
KIẾN THỨC CỦA TRẺ
ĐẦU KỲ
CUỐI KỲ
TỐT
KHÁ
TỐT
KHÁ
1
Lĩnh vực phát triển nhận thức
65%
35%
95,7%
4.3%
2
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
55%
45%
98%
2%
3
Lĩnh vực phát triển thể chất
70%
30%
87%
3%
4
Lĩ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - THỦY.doc