Hạn chế - nguyên nhân của hạn chế:
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: giáo viên chưa thực sự đổi mới trong phương pháp dạy học, còn áp đặt trẻ, hình thức tổ chức dạy trẻ còn rập khuôn, máy móc một phần do một số giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, còn mang nặng lý thuyết thiếu tính thực tiễn; một phần do một số giáo viên dạy lâu năm sức ì lớn, ngại thay đổi, ngại tiếp xúc với những vấn đề đổi mới trong chương trình giáo dục. Mặt khác bản thân tôi phụ trách chuyên môn chưa sâu sát triệt để trong việc kiểm tra dự giờ thường xuyên, đột xuất để góp ý, rút kinh nghiệm cho giáo viên.
- Về trình độ tin học, ngoại ngữ: Đây là một trong những nội dung khó bồi dưỡng cho giáo viên mầm non, bởi do đặc thù công việc nên giáo viên chưa sắp xếp được thời gian một cách khoa học, hợp lý để tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo kịp với xu thế đổi mới của ngành học hiện nay. Mặc dù 100% giáo viên đều có trình độ A tin học trở lên, song việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ còn hạn chế, mới chỉ mang tính trình chiếu, chưa có sự tương tác, chưa sáng tạo. Bên cạnh đó Ban giám hiệu nhà trường chưa làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí trang bị những thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, bảng điện tử thông minh giúp cho giáo viên được tiếp xúc nhiều với khoa học và công nghệ.
- Về kỹ năng sư phạm: Vẫn còn có giáo viên khi tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ còn cứng nhắc, chưa tự nhiên, chưa gần gũi cũng như giao tiếp với trẻ một cách nhẹ nhàng, khéo léo nên giảm bớt đi độ hứng thú, lôi cuốn trẻ.
- Về đời sống của giáo viên, mặc dù luôn yên tâm công tác, nhưng hiện nay có đến 85% giáo viên trong độ tuổi sinh con và nuôi con nhỏ nên việc đảm bảo duy trì, giữ vững chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ đôi khi còn gặp khó khăn.
- Nhu cầu trẻ có nguyện vọng được học tại trường quá đông, trung bình 60 trẻ trên một lớp, số phòng học còn thiếu ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới.
, chế độ tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, tiền phục vụ bán trú, được làm việc và nghỉ ngơi theo đúng Bộ luật lao động, do đó giáo viên yên tâm công tác, tâm huyết với nghề và phát huy mọi khả năng trong quá trình dạy và học. - Do thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh nơi công sở nên năm 2010 tập thể giáo viên nhà trường được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Vĩnh Phúc tặng Bằng khen về “Đơn vị văn hóa”. Bảng 1: Trình độ đào tạo của giáo viên nhà trường năm học 2014-2015. Tổng số GV Nữ Đảng viên Trình độ đào tạo 32 32 10 Trung cấp Cao đẳng Đại học 2 3 27 Bảng 2: Danh hiệu đã phấn đấu đạt được của đội ngũ giáo viên. Năm học Tổng số GV Danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở Danh hiệu CSTĐ cấp Tỉnh SL % SL % 2013-2014 32 5 16 1 3 Hạn chế - nguyên nhân của hạn chế: - Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: giáo viên chưa thực sự đổi mới trong phương pháp dạy học, còn áp đặt trẻ, hình thức tổ chức dạy trẻ còn rập khuôn, máy móc một phần do một số giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, còn mang nặng lý thuyết thiếu tính thực tiễn; một phần do một số giáo viên dạy lâu năm sức ì lớn, ngại thay đổi, ngại tiếp xúc với những vấn đề đổi mới trong chương trình giáo dục. Mặt khác bản thân tôi phụ trách chuyên môn chưa sâu sát triệt để trong việc kiểm tra dự giờ thường xuyên, đột xuất để góp ý, rút kinh nghiệm cho giáo viên. - Về trình độ tin học, ngoại ngữ: Đây là một trong những nội dung khó bồi dưỡng cho giáo viên mầm non, bởi do đặc thù công việc nên giáo viên chưa sắp xếp được thời gian một cách khoa học, hợp lý để tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo kịp với xu thế đổi mới của ngành học hiện nay. Mặc dù 100% giáo viên đều có trình độ A tin học trở lên, song việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ còn hạn chế, mới chỉ mang tính trình chiếu, chưa có sự tương tác, chưa sáng tạo. Bên cạnh đó Ban giám hiệu nhà trường chưa làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí trang bị những thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, bảng điện tử thông minh giúp cho giáo viên được tiếp xúc nhiều với khoa học và công nghệ. - Về kỹ năng sư phạm: Vẫn còn có giáo viên khi tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ còn cứng nhắc, chưa tự nhiên, chưa gần gũi cũng như giao tiếp với trẻ một cách nhẹ nhàng, khéo léo nên giảm bớt đi độ hứng thú, lôi cuốn trẻ. - Về đời sống của giáo viên, mặc dù luôn yên tâm công tác, nhưng hiện nay có đến 85% giáo viên trong độ tuổi sinh con và nuôi con nhỏ nên việc đảm bảo duy trì, giữ vững chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ đôi khi còn gặp khó khăn. - Nhu cầu trẻ có nguyện vọng được học tại trường quá đông, trung bình 60 trẻ trên một lớp, số phòng học còn thiếu ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới. III. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Sen - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. 1. Căn cứ để xây dựng biện pháp: - Căn cứ vào cơ sở lý luận về việc xây dựng và phát triển đội ngũ trong trường mầm non. - Căn cứ vào thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường. - Căn cứ vào kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường trong năm học tới. - Căn cứ vào kế hoạch đánh giá trường mầm non theo chuẩn. - Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. 2. Hệ thống các biên pháp: 2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chuyên môn. Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học các cấp đã chỉ đạo và hướng dẫn từ đó xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch giảng dạy các độ tuổi phù hợp, sát với tình hình thực tế của trường. Trong kế hoạch chuyên môn đưa ra được chỉ tiêu chất lượng về các mặt: - Chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ: + Tỉ lệ bé chuyên cần. + Tỉ lệ bé ngoan. + Tỉ lệ bé khoẻ (giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ béo phì xuống bao nhiêu phần trăm so với đầu năm?) + Chất lượng nhận thức trên trẻ: . Đối với trẻ nhà trẻ theo 4 lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - kĩ năng xã hội. . Đối với trẻ mẫu giáo theo 5 lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm- kĩ năng xã hội, thẩm mỹ. - Chất lượng đội ngũ: Đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu về danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp. Trên cơ sở đó giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng cho mình, coi đó là mục tiêu phấn đấu, là chương trình hành động hoàn thiện chính bản thân. 2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: - Để có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, một năm học tôi tổ chức khảo sát chất lượng giáo viên 2 lần: đầu năm học và cuối năm học bằng cách kiểm tra hệ thống hồ sơ sổ sách và dự tổ chức 2 giờ hoạt động, có đánh giá và xếp loại chuyên môn cho giáo viên (kèm theo mẫu phiếu đánh giá ở phần phụ lục). Qua việc khảo sát trên và căn cứ vào nội dung, kế hoạch giáo dục trong nhà trường tham mưu phân công, bố trí, sắp xếp giáo viên đảm bảo: + Phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực của từng người. + Phân công giáo viên giỏi kèm giáo viên yếu. - Để khắc phục thực trạng tình hình giáo viên về trình độ chuyên môn đồng đều hơn, cần: + Tìm hiểu, nghiên cứu những mô hình điểm về xây dựng đội ngũ ở đơn vị bạn. + Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức: . Học đại học sư phạm mầm non tại chức, từ xa. . Học đào tạo ngắn hạn để nắm bắt chuyên môn kịp thời - Động viên khuyến khích giáo viên tham gia các đợt tập huấn do Sở, Phòng giáo dục tổ chức, nhất là các đợt tập huấn giáo viên dạy chương trình đổi mới, bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức. - Xây dựng và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại trường mang lại hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đa số giáo viên. 2.3. Biện pháp 3: Nâng cao tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức cho giáo viên: Hàng năm lập danh sách giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng chính trị theo các chuyên đề trọng tâm về tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Trong khi giáo viên tham gia học tập có đánh giá về sự chuyên cần, thái độ học tập của giáo viên. Bồi dưỡng và giới thiệu quần chúng ưu tú tham gia lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng; lớp bồi dưỡng đảng viên mới, lớp bồi dưỡng an ninh - quốc phòng đối với những giáo viên mới kết nạp Đảng trở thành những tuyên truyền viên tuyên truyền sâu rộng tới tất cả đội ngũ giáo viên về phẩm chất đạo đức cách mạng, con đường sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm học mới của ngành. Xây dựng nội quy, nền nếp kỷ cương trong nhà trường. Lấy chuyên đề Giáo dục lễ giáo làm thước đo nhân cách cho giáo viên. Phát động phong trào Giỏi việc trường - đảm việc nhà, yêu cầu giáo viên đăng ký phong trào gia đình văn hoá. 2.4. Biện pháp 4: Nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua việc tổ chức các chuyên đề: - Căn cứ vào kiến thức của giáo viên về các môn học trong chương trình giáo dục mầm non, thấy môn nào còn yếu kém, kết quả trên trẻ chưa cao để đưa môn học đó vào nội dung chuyên đề trọng tâm trong tháng bằng cách xây dựng tiết mẫu cho 100% giáo viên học tập rút kinh nghiệm, sau đó mỗi giáo viên tự thực hiện tiết dạy theo nội dung chyên đề phù hợp chương trình độ tuổi, khả năng nhận thức của trẻ. Ví dụ: Trường tôi, kiến thức và kĩ năng sư phạm của giáo viên về môn học cho trẻ làm quen với toán, tạo hình còn hạn chế do đó tôi đã đưa vào kế hoạch trọng tâm của năm học để giáo viên thực hiện. Ngoài ra những năm học gần đây, ngành giáo dục đã đưa ra chủ đề trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy. Để giúp giáo viên nắm bắt kịp thời với khoa học và công nghệ áp dụng dạy trên trẻ, tôi đã tổ chức tốt chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin như: tập huấn cho giáo viên về phần mềm mầm non hỗ trợ cho việc giảng dạy như: Phần mềm vui học Kidsmart, phần mềm Powerpoint, phần mềm 3M - sử dụng bảng điện tử thông minh, phần mềm Adobe...; Hướng dẫn giáo viên cách khai thác thông tin trên mạng internet lấy tư liệu cho bài giảng một cách hiệu quả. - Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các chuyên đề tại trường, việc tạo điều kiện cho giáo viên tham gia Hội nghị, hội thảo chuyên đề các cấp vô cùng quan trọng, giúp cho giáo viên được giao lưu, học hỏi, mở rộng kiến thức, nâng cao tay nghề. 2.5. Biện pháp 5: Nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm cho giáo viên qua việc tổ chức các hội thi, phong trào của ngành học: Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Vì vậy phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Đó cũng là phát huy truyền thống “Thi đua là yêu nước” của dân tộc. Cần tổ chức tốt hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường từ đó chọn ra những giáo viên tham dự các hội thi: - Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố. - Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh. Thực tế cho thấy rằng việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Bởi vì khi tham gia thi giáo viên dạy giỏi đòi hỏi giáo viên phảo suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kĩ hơn, tìm tòi những phương pháp, biện pháp thật linh hoạt, sáng tạo, tạo những tình huống mới lạ để trẻ tập trung chú ý hơn, hứng thú trong giờ học. Song song với hội thi là việc chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào của ngành học: - Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. - Cuộc vận đông “Hai không với 4 nội dung”: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và xếp học sinh ngồi nhầm lớp. - Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” - Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” – giúp trẻ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. - Phong trào “Giỏi việc trường đảm việc nhà”, “Gia đình nhà giáo văn hóa” Những cuộc vận và phong trào trên nếu thực hiện tốt sẽ phát huy được truyền thống tập thể. 2.6. Biện pháp 6: Nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên qua việc tổ chức thi viết sáng kiến kinh ngh
Tài liệu đính kèm: